Ý nghĩa của hoa văn trên trống đồng Ngọc Lũ

Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1 phát hiện ở Việt Nam khoảng trên 70 chiếc. Số lượng tìm thấy đã hơn bất cứ một miền nào khác. Mặc dầu tướng Mã Viện đời Đông Hán khi qua đánh Giao Chỉ, đã tịch thu không biết bao nhiêu trống nữa, để đúc con ngựa kiểu mà chơi, và đúc cái cột đồng khắc chữ “Đồng Trụ chiết Giao Chỉ diệt“.



Những trống loại 1 đã thấy khá nhiều tại Thanh Hoá để có thể đoán chắc rằng Thanh Hoá là nơi sản xuất và những trống cùng loại thấy ở các nơi khác (Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An) là những trống được kịp thời giấu đi. Đó là những trống có thể đoán được là của các tù trưởng đã thuê lò Thanh Hoá đúc. Đó là những vật biểu tượng quyền uy của tù trưởng.


Trong những di vật quý giá này , trống thuộc loại vừa kể, thuộc loại đẹp nhất, vẫn là trống tìm thấy năm 1902 ở Ngọc Lũ ( tỉnh Hà Nam ) hiện để tại viện bảo tàng lịch sử ở Hà Nội.

Các nhà khảo cổ có tinh thần khoa học mới, khi nghiên cứu về những di vật ấy chắc sẽ hứa hẹn nhiều khám phá về kỹ thuật, niên đại, tương quan tạo tác, tương quan sản xuất, xã hội, cả về trình độ tiến hoá mỹ thuật của dân tộc.

Chúng tôi nghiên cứu lịch sử, không bị ước thức bởi những mô thức, nên tự thấy được rộng tay đóng góp một phần tìm tòi thuộc về nội dung những hình vẽ. Tất nhiên không thiếu gì nhà khoa học mới mỉm cười cho là tưởng tượng, nhưng tìm hiểu ý nghĩa của một hình vẽ củ không có lời chú giải của tác giả bên cạnh, mà chẳng dùng tưởng tượng thì dùng cái gì ? Người ta đã tưởng tượng đây là bộ lạc thờ thần mặt trời, mặt trăng, hay thờ chim vật tổ. Nhưng có tinh thần khoa học nào cấm người khác không được có tưởng tượng khác, nhất là khi tưởng tượng này có thể hữu lý, dễ đúng hơn ? Huống chi chúng tôi có ở đây khá đủ những căn cứ của nền cổ học phương Đông mà dường như nhiều nhà khoa học mới vì lẽ nào đó không để ý tới khiến sự nhìn vào di sản văn hoá cũ ở Đông phương, mà thuần bắng con mắt Tây phương, thì có thể sẽ quên những khía cạnh quan trọng ở nột dung chăng ?

Chính vì ngại chuyện ấy mà chúng tôi có bản viết này, riêng đề cập tới hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, ước mong cho rằng nó sẽ là chìa khoá để mở nhiều những kho tàng khác có thể có trên những mặt trống khác. Chúng tôi không nói tới hình vẽ ở tang trống vì nó có giá trị trang trí nhiều hơn là thực tiễn.


Trống đồng Ngọc Lũ

Kể từ ngày cái trống này được moi ra khỏi chổ chôn giấu đến nay, những hình vẽ trên mặt trồng vẫn là một thách đố đối với các nhà khảo cổ học, cũng như với nhân dân Việt Nam muốn tìm hiểu nó định nói cái gì ?

Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …

Nhiều vị xác quyết rằng bộ lạc cổ xưa này sau đó di cư đến các hải đảo Thái Bình Dương, nên có liên hệ bà con với bộ lạc Dayak ở Bornéo, còn có hình thuyền giống như trên trống dùng vào dịp tang lễ. Nhiều vị khác còn thêm tại miền Bắc có bộ lạc hay hoá trang cái đầu thành đầu chim trong lễ nghi cúng kiếng theo điệu trống đồng.

Trống vốn không biết nói, cũng không biết thế nào mà dám cãi. Thôi thà tuỳ người ta nhớ được một tiền tích nào ở đâu thì sẵn ghép cho nó những nội dung khác nhau. Ra sao nó cũng phải chịu.

Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng, trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ, biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.

Việc cần là tìm cái ý tiên khởi của người xưa gởi gắm vào hình vẽ và nếu có thể được thì tìm hiểu xem hình vẽ đó để làm gì ?

Tạm coi là hình mặt trời ở giữa mặt trống, nhưng sao lại 14 tia sáng mà không hơn, không kém ?

Sao lại chỉ có 18 con chim ?

Sao lại có 6 con gà, 10 con hươu ? Rồi 8 con gà 10 con hươu nữa ?

Nếu làm cho đẹp sao không làm đều nhau ?

Có lẽ chăng đây là cái trống của người tù trưởng quản lãnh 14 vị tù trưởng nhỏ khác mà tiếng trống đánh lên thì 14 nơi kia đều phải nghe ?

Hoặc đây là một đám rước và người ta hoá trang chăng ? Nhưng đâu là đầu, đâu là cuối đám rước ? Và sao lại có người giã gạo ? Người ngồi nhà sàn ?



Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng

Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao ?

Chẳng hạn, có đám hỏi đêm nay có thể đi săn được không ?

Liệu có trăng không ? Trăng lên vào chặp tối hay gần sáng ?

Ngày mai nước có lên không ? Có thể cho thuyền ra khơi đánh cá được không ?

Mùa này nên ở nhà hay đi hái trái ?

Đã nên giả gạo để ủ làm rượu dùng vào ngày lễ nào đó chưa ?

……

Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió, con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.


Một quyển lịch cổ xưa

Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.

Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.

Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.

Nếu vậy thì không những không có gì là mê tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…) mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.


Cách đếm ngày và đêm

Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.

Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.

Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.

Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.

Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.

Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.

Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.

Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính :

Mồng 1 lưỡi trâu - Mồng 2 lưỡi gà - Mồng 3 lưỡi liềm - Mồng 4 câu liêm - Mồng 5 liềm vật - Mồng 6 phạt cỏ - Mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng.

Tuần trăng sáng kia dài đến đúng đêm 10 rằm trăng náu (đáo : đủ ). Mười sáu trăng treo ( chiêu : sáng sủa ). Mười bảy trải giường chiếu ( rủ giường chiếu ). Mười tám giương cạm ( trương : xếp đặt, chẩm : cái gối ). Mười chín bịn rịn (bị : áo ngủ đắp trùm, rị : tối ). Hai mươi giấc tốt ( ngủ ngon ). Hai mốt nữa đêm ( mới có trăng ).

Từ 22 lại vào tuần không trăng, ( 22 – 30 ) nên không cần tính nữa.

Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày.

Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.

Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).



Bắt đầu đếm từ đâu ?

Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.

Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng.

Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.

Thực hành việc ghi lịch và xem lịch :

Người ta có thể dùng một chất màu (son phấn, mực đen) mà bôi lên hình của mỗi cánh hoa khi có 1 đêm qua. Chẳng hạn đến cánh thứ tư mà vòng ngoài chưa có gì cả thì đó là đêm mồng 4 tháng giêng năm đầu của chu kỳ. Nếu vòng ngoài đã có 3 hình người tượng trưng cho tháng và vòng ngoài cũng đã có 6 con chim bị bôi rồi thì đó là đêm mồng 4 tháng tư năm thứ 7 của chu kỳ.

Người tù trưởng có thể lấy năm đầu của mình chấp chưởng quyền lãnh đạo làm năm đầu chu kỳ. Khi nhìn vào lịch thì biết rõ mình đã cai trị được bao nhiêu năm.

Con vật nhỏ theo sau mỗi con CHIM THỜI GIAN của một năm là để dành ghi năm nhuận 13 tháng. Cứ 5 năm thì bôi màu đánh dấu vào hai con vật nhỏ ấy, để hết tháng sáu nữa mới bôi vào tháng 6.

( Việc làm có vẻ mất công. Như ngày nay, mỗi ngày người ta cũng phải bóc một tờ lịch, và nếu lịch tháng thì mỗi ngày cũng phải lấy bút đánh dấu để hết tháng thì xé một tờ ).



Quyển Âm Lịch dùng cho nhiều năm :


Như vậy, ta thấy quyển lịch này dùng được cho nhiều năm và chúng tôi nghĩ rằng ngay cả bây giờ vẫn dùng được, để có thể mệnh danh là Nguyệt Lịch Vạn Niên.


Làm sao biết chính xác năm nào nhuận vào tháng nào ?


Điều ấy chưa có tài liệu nào khác để hiểu thêm. Có lẽ người xưa đã dùng lối chiêm nghiệm về khí tiết trong nhiều năm, nhiều chu kỳ, thấy có diễn biến trở lại như cũ mà bồi bổ dần cho sự hiểu biết chăng ?

Biết đúng tháng nào đủ, thiếu , hoặc hai ba tháng đủ liền, hai ba tháng thiếu liền, và nhất định vào đâu trong năm, tất cũng do chiêm nghiệm.

Hoặc còn một dụng cụ để ghi nhớ nào khác, trên một mặt trống khác, hay một vật nào khác mà ngày nay chưa tìm ra ?

Điều ta có thể biết chắc được là người xưa đã quan sát tinh tế rồi chiêm nghiệm trước, sau mới tính toán, để lại chiêm nghiệm nữa, mà kiểm điểm những tính toán kia.

Sách Xuân Thu Tả Truyện có chép rằng : mùa đông tháng 12 (Năm Ai Công thứ XII) có châu chấu phá hoại. Quý Tôn hỏi Khổng Tử, ông đáp : “Tôi nghe rằng: chiều mà không thấy sao hoả nữa thì côn trùng ẩn phục hết. Nay sao hoả vẫn còn thấy chuyển vận về phía Tây, chắc các nhà làm lịch đã lầm”. Ý nói theo lịch Trung Hoa là tháng chạp. Đáng lý ra thì sao hoả không còn thấy được vào buổi chiều. Sâu bọ phải ẩn phục hết rồi vì lạnh. Thế mà nay sao hoả vẫn còn thấy hiện, côn trùng còn phá phách, như vậy các nhà làm lịch Trung Hoa thời ấy đã lầm, đáng lẽ phải có tháng nhuận nữa mới phải.

Đó chính là thể thức và phương pháp làm lịch chung cho cả mọi giống dân trên thế giới, mà quyển lịch trên mặt trống đồng Ngọc Lũ đã có sẵn những gì để phòng hờ chỗ ghi năm dư tháng nhuận, thì trước khi nó hiện ra là một bảng lập thành, dòng dõi các tù trưởng Giao Chỉ không phải chỉ chừng năm ba thế hệ. Chúng ta có thể đoán không sợ sai lầm là ít nhất cũng phải mươi cái chu kỳ 180 năm (tức ít nhất là 1800 năm cho đến khi cái trống Ngọc Lũ đầu tiên được đúc), còn hơn nữa thì không dám biết.


Những kết quả chiêm tinh lịch số riêng :

Vâng, riêng của dòng tù trưởng Giao Chỉ. Đây là những bằng chứng hùng hồn nhất cho biết đích xác hồi đầu lịch sử, giống dân Giao Chỉ ở gốc tổ sống mà chẳng dính dáng gì về văn hoá với giống người Trung Hoa.

Người Trung Hoa cho rằng nền thiên văn của họ bắt đầu với Phục Hi, khoảng 2850 năm trước kỷ nguyên Tây lịch. Đến đời Hoàng Đế ( 2657 – 2557 ) ta đã thấy họ dùng cách tính năm tháng theo chu kỳ lục thập hoa giáp ( chu kỳ 12 năm ). Hán thư Nghệ Văn Chí có ghi : “Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập quyển”. Cháu ba đời Hoàng Đế là Chuyên Húc (2545 – 2485 ) rất có nhiều về thiên văn. Trúc Thư Ký Niên viết : Sau khi lên ngôi được 13 năm, vua bắt đầu làm lịch số, và tính toán vị trí các sao trên trời. Xuân Thu Tả Truyện cũng ghi nhận rằng đời vua Chuyên Húc đã có những quan coi về lịch, về nhị phân (xuân phân, thu phân) và nhị chí (đông chí, hạ chí) và đoán được các ngày đầu mùa ( Xuân Thu Chiêu Công năm XVII ). Đời vua Nghiêu ( 2356-2255) đã biết vị trí nhị thập bát tú, nhật nguyệt ngũ tinh, đã định năm là 365 ngày, đã biết đặt tháng nhuận.

Riêng dòng tù trưởng Giao Chỉ, một mình hùng cứ một cõi trời nam, thì tính năm 354 ngày với 6 tháng đủ, 6 tháng thiếu trong một năm, cho đúng với tuần trăng và khí tiết, mà đến ngày nay, âm lịch từ Trung Hoa in đem qua bán, cũng tính theo như thế. Nếu cần tính sổ vay mượn, thì có lẽ người Trung Hoa đã thiếu nợ của ta vậy.


Lịch in vào sách và lịch khắc trên mặt trống :

“Hoàng Đế ngũ gia lịch tam thập tam quyển”. Thật đã rõ: người Trung Hoa in lịch trên sách và lịch 365 ngày. Người giao Chỉ khắc lịch vào mặt trống đồng và lịch 354 ngày. Người Trung Hoa dùng Thiên Can, Địa Chi tính năm tháng ngày theo chu kỳ thập lục hoa giáp. Người Giao Chỉ tính chu kỳ 18 năm và những bội số của 18 ấy. Tỉ như 180 là gồm 3 lần lục thập hoa giáp (180=3x60) . Kết quả vẫn như nhau vậy .

Riêng việc có một sáng kiến sắp xếp ngày tháng năm của quyển lịch cho tiện dụng hàng vạn năm thì đã thật là một sáng chế không kém cõi về khoa học, hợp lý, nhất là khi chúng ta được biết chưa thấy dẫn nước nào có một quyển lịch như vậy (Âm lịch hay Dương lịch ).

Đi sâu vào chi tiết :

Hướng tiến chung :

Tất cả các hình vẽ chim, gà, hươu, người, đều tiến theo một hướng trong vòng tròn, từ trái qua phải, thuận theo chiều quay của Trái Đất đối với người quan sát, day mặt về hướng Bắc ( ngược chiều quay của kim đồng hồ ).


Bởi lịch này là nguyệt lịch nên đặt tất cả theo chiều quay chung ấy.


Phương tí ngọ :

Đặt đúng khởi điểm của lịch ở cuối con gà trong dòng 6 con như đã nói, thì phương tí ngọ (bắc nam) chếch qua tia cuối bên tay trái của 14 tia ở trung tâm. Ấy là tiết đông chí nhất dương sinh, ngày đầu năm thiến văn, các loại vật đông miên bừng tỉnh dậy và mầm của cây cối cũng bắt đầu đội vỏ đâm lên.Ta gặp trên đường thẳng vạch từ trung tâm ra vòng thứ nhất, hình vẽ của những gì như người ở trong nhà sàn vừa tỉnh dậy.

Còn kéo thẳng đường ấy ngược lên phái Nam , là thái dương cư ngọ, ấy là ngày hạ chí, trời nóng nực. Ta gặp hình vẽ của những gì như người làm việc đồng án vắng nhà.

Phương mẹo dậu :

Từ Tây sang Đông hới chếch lên, không vuông góc với Nam Bắc, ta gặp ở 2 đầu trên đường thẳng vạch tại vòng tròn thứ nhất, hai cái hình giống nhau, cùng khum tròn với 2 cột 2 bên, ở giữa một bệ như bệ thờ. Ấy là Xuân phân, Thu phân, khí trời mát mẻ, mọi người phải lo làm việc tế lễ.

Bốn ngày thuộc nhị phân nhị chí này chính là 4 cái mốc thời gian cho người ta căn cứ để làm lịch.

(Tóm lượt đoạn viết về ghi chú trong sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn : Không những bóng mặt trời khác ở những ngày nhị phân nhị chí, cả ngày dài ngày ngắn cũng khác nhau. Cả mặt trời mọc, lặn của những ngày nhị phân nhị chí cũng vào những thời khắc khác nhau).

Chúng ta không còn những dụng cụ của người Giao Chỉ đã dùng để đo thời gian, nhưng chắc chắn phải có, thì khi chiêm nghiệm mới biết được có những gì khác nhị phân nhĩ chí, để người ta dùng nó như những cái mốc thời gian mà làm lịch.

Phương tí ngọ và phương mão dậu với chòm sao bắt đẩu :

Trên mặt trống đã có những phương Bắc Nam Đông Tây như vừa nói, thì trống tất nhiên phải được đặt theo phương hướng ấy trước mặt tù trưởng.

Do đó ngoài công dụng làm lịch, trống còn là một địa bàn cho một bộ tộc, khi đã định cư, để tìm ra phương hướng đi và về trung tâm định cư của mình, dù bằng đuờng thuỷ hay đường bộ.

Trên hình thuyền, ở tang trống, có vẽ cái trống không thể hiểu là phẩm vật đem bán vì chỉ có một cái và lại đặt như thế. Đó là “ cái bàn biết phương hướng “đi về. Người đứng trên cầm cái gì như cung tên nhưng không nhắm để bắn gì cả, đó là công cụ xem sao mà xoay hướng thuyền.


Hình thuyền trên thân trống đồng Ngọc Lũ.


Các hướng Đông Tây được ước định theo chiều xoay của kim đồng hồ. Đó là khi người ta quan niệm Trái Đất đứng yên một chỗ, chỉ mặt trời mọc đằng Đông , lặn đằng Tây.

Nhưng khi người ta chiêm nghiệm và quan niệm Mặt Trời đứng nguyên vị và Trái Đất chạy xung quanh Mặt Trời theo quỹ đạo thực của nó, thì phương hướng lại được ước định như sau :




Vì vậy, trên mặt trống đồng ta thấy :



Vấn đề hướng Đông Tây, theo sử gia Hy Lạp Hérodote, ở thế kỷ V trước CN, khi tiếp xúc với các tu sĩ Ai Cập, ông được các vị này cho biết trải qua 341 thế hệ thiên vương Ai Cập ( tính ra 11 ngàn năm ) đã có 4 lần mặt trời mọc và lặn ở phương khác nhau. 2 lần nó đã mọc ở phía nó lặn bây giờ và 2 lần nó đã lặn ớ phía nó mọc bây giờ.

Nhà học giả Nga Immanuel Velikovsky khi dẫn điều ấy trong sách “Tinh Cầu va chạm” ( Modes en collision ) còn nhắc thêm nhiều cổ tự Ai Cập khắc trên lá giấy papyrus nói về sự lộn ngược của Trái Đất hồi 2 thiên niên kỷ trước Tây lịch, không thể cho là mơ hồ được những lời như : Harakhte ( mặt trời chiều ) mọc ở phương Tây. Ông lại dẫn thêm những chữ khắc trong các kim tự tháp : “Mặt Trời đã thôi ở phương Tây và bắt đầu chói sáng ở phương Đông”. Sau khi có hiện tượng đảo ngược phương hướng ấy, thì danh từ phương Tây và mặt trời mọc đã không còn đồng nghĩa với nhau nữa, mà người đời đã phải nói thêm để xác định : l’Quest, qui est à l’Occident (phương Tây là ở về phương Tây).

Theo luận cứ của tác giả thì đó là kết quả của hiện tượng lộn ngược trục xoay của Trái Đất. Chúng tôi chưa dám tin là đúng như vậy, bởi vì đúng như vậy thì kể từ ngày đổi phương hướng Đông Tây ấy, mà chữ khắc trong kim tự tháp ghi nhận, và đây mặt trống vẽ ra khi chưa đổi phương hướng, người ta tất phải chiếu theo để ước định rằng quan niệm và chiêm nghiệm này có tuổi thọ xưa hơn quan niệm và chiêm nghiệm ghi trong kim tự tháp.


Quan sát mặt trăng và thuỷ triều :

Tù trưởng cần biết đích xác thuỷ triều lên xuống để chỉ dẩn dân chúng làm ruộng hay ra khơi. Cho nên ông cần ngồi đồng hướng mới nghiên cứu được mặt trăng và con nước.

Kinh nghiệm không sai dạy từ xưa đã cho biết rằng :

· Mặt trăng đến phương Mão Dậu thì thuỷ triều dâng lên ở phía Đông, Tây. Mặt trăng đến phương Tí Ngọ thì thuỷ triều dâng lên ở phía Bắc, Nam .

· Từ mồng một đến ngày rằm, con nước thường chậm một đêm. Từ ngày rằm đến ngày mồng một, con nước thường chậm một ngày. Trước và sau ngày mồng một và ngày rằm, mặt trăng đi mau hơn, cho nên 3 ngày trước cuối tháng thì con nước thượng thế lớn hơn.

· Ba ngày sau ngày mồng một, con nước đương thế to tát. Trong ngày rằm con nước cũng như thế. Trong thời trăng lưỡi liềm, mặt trăng đi hơi chậm, cho nên con nước lên xuống hơi kém.

· Trong một tháng, con nước lên mạnh sau ngày mồng một và ngày rằm.

· Trong một năm, con nước lên mạnh vào giữa mùa xuân và mùa thu.

· Con nước ban ngày trong mùa hạ thì to ………

Đó là những chiêm nghiệm của người ở hải khẩu vùng sông Mã, người ở Phong Châu trong đất liền sợ không có chiêm nghiệm ấy.


Con chim thời gian :

Trên mặt trống ở vòng ngoài cùng, kể như vòm không gian, ta thấy vẽ những con chim mỏ dài cánh lớn đang bay. Không phải là chim vật tổ, mà đó là biểu tượng của một năm qua, do người ta quan sát thấy con chim ấy bay vút ngang trời vào mùa này năm ngoái, thì năm nay cũng mùa này, cỡ ngày này lại thấy nó bay.


Chu kù 18 con chim :

Tức là đã có chu kỳ 18 năm. Sở dĩ chỉ có 18 không hơn không kém số ấy là vì người ta dựa theo thang biểu 9 năm trước để tính ngày nguyệt sóc 9 năm sau.

Sách Vân Đài loaị ngữ của Lê Quý Đôn có chép định thứ tính lịch như sau :

Ngày mồng một của mỗi tháng vốn từ xưa đã có phép tắc.

Quy định ngày ấy của 9 năm trước đem dùng lại để quy định ngày ấy của 9 năm sau.

Gặp ngày ấy của tháng đủ ở 9 năm trước thì đếm liên tục từ can cũ của ngày ấy đến can thứ năm, từ chi cũ của ngày ấy đến chi thứ chín ( theo số lẻ, để định can chi cho ngày ấy tháng ấy của chín năm sau ).

Gặp ngày ấy của tháng thiếu ở 9 năm trước cũng đếm như thế, nhưng dùng can thứ 4, chi thứ 8 ( theo số chẵn để định can chi cho ngày ấy tháng ấy ở chín năm sau ).

Gặp năm thứ 36 = 6x6 = 18x2 của chu kỳ thì nên lưu ý suy tính cho kỹ. Phải tính xem trong vòng 36 năm ấy có bao nhiêu số lẻ thuộc về tiết Hàn lộ. Rồi ông lấy thành quả ấy để quy định ngày Lập Xuân của năm mới này.

Nếu tính toán theo căn bản đó thì không sai lầm.

Bốn mươi bảy năm về trước có nhuận vào tháng nào thì nay phải gia thêm 2 tháng để tính tháng nhuận. Giảm tăng như thế thì không sai vào đâu được.

Tất cả các phép tính trên đây có thể có bàn tay mà tính ra được.

Ví dụ :

Giả như năm Mậu Tý, tháng giêng là tháng thiếu, ngày mồng một là ngày Ất Dậu, can ất đến can thứ tư là Mậu, chi Dậu đến chi thứ tám là Thìn. 9 năm sau là năm Bính Thân, tháng giêng ngày mồng một là ngày Mậu Thìn.

Giả như năm Mậu Tý, tháng hai là tháng đủ, ngày mồng một là ngày Giáp Dần. Can giáp đến can thứ năm là can Mậu, chi dần đến chi thứ chín là chi Tuất, 9 năm sau là năm Bính Thân, tháng 2 ngày mồng một là ngày Mậu Tuất.

Cũng trong Vân Đài loại ngữ của Lê Quý Đôn còn có bí quyết tính ngày mồng một và ngày rằm như sau :

Mồng một tháng giêng của 9 năm trước là ngày Thìn.

Ngày rằm tháng hai của 9 năm sau cũng là ngày Thìn.

Mồng một thàng hai của 9 năm trước là ngày Thìn.

Ngày rằm tháng hai của 9 năm sau cũng là ngày Thìn.

Chúng ta chưa biết rõ người Giao Chỉ khi quan niệm lịch với chu kỳ 18 năm đã gọi tên tháng như thế nào, và đã những số can chi gọi bằng những tên nào khác để tính ngày ra sao. Nhưng hẳn đã phải có thì đời sau mới noi theo bí quyết cũ mà làm những bài thơ đặt công thức cho người làm lịch. Cả những kết quả chiêm nghiệm về khí tiết, tháng nhuận., ngày Lập Xuân,… hẵn cũng đã phải có để người đời sau chỉ tuân theo thôi.


Sáu con gà và tám con gà :

Sách “Đại Nam Nhất Thống Chí” đã dẫn lời sách Hoàn Vũ ký mà cho biết rằng : ở Ái Châu về huyện Di Phong có giống gà gọi là Trào Kê, khi tới kỳ nước triều lên thì gáy để báo tin. Sách ấy cũng có nói tới một giống gà khác ở mạng thượng du là Cẩm Kê, lông có nhiều sắc xanh đỏ trắng xen lẫn như nền gấm.

Trên mặt trống, có thể chắc được là người ta vẽ hình con Trào Kê, một đặc sản địa phương có linh tính hữu ích cho cuộc sống, lại có liên hệ tới công dụng của trống về sự quan sát thuỷ triều.

Nhưng tại sao lại vẽ sáu con gà sau ngày mồng một và ngày rằm. Trong khi theo kình nghiệm chỉ 3 ngày trước và 3 ngày sau những ngày ấy thì con nước mới ở thế lớn hơn ? Và tại sao lại vẽ tám con gà bên kia vòng tròn, sau và trước 10 con hươu ?

Phải chăng để nói về 6 đêm đầu tháng và 8 đêm cuối tháng không trăng, không nên tổ chức đi săn đêm?




Mười con hươu lại 10 con hươu :

Hươu vẽ ở đây là hươu sao, có đốm lông trên mình, và vẽ thành từng cặp : đực đi trước, cái đi sau, tất cả đều có sừng. Đó là con vật có tên là lộc, hay ở núi cao, tiết Hạ Chí rụng sừng ( khác hẳn với nai, chỉ con đực có sừng và hay ở hốc núi nên tiết Đông Chí rụng sừng).

Theo tục truyền thì hươu thuộc loài tiên thú, 60 năm ắt có ngọc quỳnh, ở gốc sừng có dấu tích lấm chấm sắc tím. Do đó cổ ngữ nói con hươu có ngọc nên sứng vằn, con cá có châu nên vảy tím. Đặc biệt hơn là hươu trắng, người xưa coi hươu trắng xuất hiện là một điềm may. Cho nên hễ bắt được nó thì người ta dâng về cho vua và sẽ được thưởng.

Theo tài liệu của sách sử và địa lý cũ, chỉ Thanh Hoá có nhiều loài này. Vùng phía Bắc từ Ninh Bình trở ra thì hiếm dần. Vùng phái Nam cũng vậy. Từ đèo Hải Vân trở vào thì không thấy nữa, chỉ có nai thôi.

Điều đáng nói ở đây là người ta vốn biết tánh con hươu hay dâm, một con cái thường giao cấu với vài con đực. Vậy mà trên mặt trống người ta vẽ cặp nào cặp ấy, không lộn xộn, con đực đi trước, con cái đi sau. Người ta muốn sắp xếp đời sống vợ chồng của chúng nó vào khuôn khổ luân lý ? Hoặc đó là dấu hiệu để nói lên cuộc sống định cư, chấm dứt thời kỳ thị tộc mẫu hệ ?

Riêng việc vì sao vẽ 10 con hươu, theo ý chúng tôi phỏng đoán có lẽ con số 10 chỉ là con số toàn vẹn, để nói rằng nhiều lắm, đầy đủ lắm, mà người đi săn đêm sẽ gặp vào đêm trăng sáng ?



Vòng sinh hoạt của người :

Vòng này quan trọng hơn, tiết rằng việc nghiên cứu của chúng tôi bị hạn chế, vì ngại rằng người vẽ có thể đã theo định kiến cũ về người lên đồng, ca múa cầu thần linh, không lưu ý đến những ý nghĩa tượng trưng của các hình vẽ, khiến có thể đã bỏ sót những chi tiết có ích chăng ?


Tiết đông chí :

Ta gặp trên đường bán kính từ trung tâm bông hoa kéo ra, hình vẽ cái nhà sàn, có hai vợ chồng con chim trên nóc mái, và trong nhà có ba người đang nằm vừa ngồi nhỏm dậy. Góc phải của nhà sàn ở mặt đất có cái gì như cái cối đặt nằm nghiêng. Góc trái có đứa nhỏ gõ vào cái gì như cái trống con, có vẻ để báo thức.

Ta hiểu rằng trải qua một mùa đông, các loài vật đông miên ngủ vùi đến ngày đông chí mới tỉnh dậy, mầm mộng của các loài hoa lá trên cành cũng đến ngày ấy mới “ngồi dậy”. Cả đến cái cối nằm ngủ mãi có lẽ cũng sắp được dựng dậy để làm việc.


Tiết hạ chí :

Đối điểm của Đông chí bên kia vòng tròn, trên cùng đường kính là tiết hạ chí.

Ta gặp những cái nhà sàn ấy. Nhưng trên nóc mái chỉ có một con chim trống. Vợ nó đâu ? Vợ nó đương ở nhà ấp trứng. Do đó mùa hè phải đóng bè làm phúc, không được phá phách các tổ chim, bắt được chim còn phải phóng sinh nó đi, để nó về nuôi vợ con nó. Thương biết là bao nhiêu, truyền thống ấy còn mãi đến thế hệ chúng ta !

Trong nhà sàn ta thấy hai đứa nhỏ đối mặt nhau, tóc buông sau gáy, ngồi co dầu gối đặt hai bàn chân lên nhau và đưa hai bàn tay lên cao để úp vào nhau cho rơi cái gì như hai viên sỏi. Đúng là hai đứa trẻ đang vui chơi, Cha mẹ chúng đâu ? Cha mẹ chúng đi làm việc ngoài đồng áng.

Tháng tư đi tậu trâu bò.

Để ta sắm sửa làm mùa tháng năm.

Câu ca dao này về sau mới có. Nhưng thời dụng biểu của nhà nông trong hoàn cảnh địa lý, khí hậu, và điều kiện đất nước, để làm mùa, thì đã có ngay từ hồi đầu định cư. Hình vẽ đã nói lên thực rõ.

Bên dưới nhà sàn, góc phải, có cái cối đặt ngang và bên trái có một đứa trẻ ngửa mặt, tóc xoã sau lưng, đưa tay kéo một trục tròn có vẻ xoay được một trục đứng. Hình vẽ có nghĩa xoay và nặn đồ gốm chăng ? Còn cối đặt nằm nghiêng có nghĩa là bận việc đồng áng, nghỉ giã gạo chăng ?


Hội hè, gõ trống :

Tiếp theo nhà sàn nói về Đông chí và Hạ chí, đều có cảnh gõ trống và đều có 4 cái đặt úp trên bệ của nó trong 4 cái hố. Bệ là một chân đội một mặt tròn, như hình cái nấm, để trống úp đúng vào vành mặt ấy. Mặt ấy chắc là bằng gỗ, hẵng phải khoan thủng nhiều lỗ thì khi gõ, tiếng trống mới có lối thoát ra và vang đi xa. Nếu đúng như dự đoán thì tuỳ theo mặt tròn có nhiều hay ít lỗ, và lỗ lớn hay nhỏ của 4 cái khác nhau, mà âm thanh của cả 4 cái khi cùng gõ lên đã có thể trở thành một bản hòa tấu.

Theo hình vẽ thì trống đặt bên dưới nhà sàn, trong hố, không trông thấy. Người ngồi trên sàn gõ vào mặt trống. Như vậy trống để gõ đã không cùng loại với trống biểu tượng quyền uy của tù trưởng như trống Ngọc Lũ này.

Bên cạnh nhà Hạ chí, cả bốn người gõ trống đều ngồi quay mặt theo hướng chung, riêng bên cạnh nhà Đông chí lại có một người đứng và quay lưng lại hướng chung ấy và một người ngồi đưa bàn chân để cho dùi trống không gõ xuống. Đó là hai điệu nhạc khác nhau của 2 dịp hội hè lớn khác nhau trong một năm.



Sửa soạn hội hè :

Người ta phải sửa soạn từ trước ngày Đông chí, bằng cách giã gạo để ủ lên men làm rượu, hoặc để làm bánh, nấu xôi.

Hình hai người giã chày đứng trong một cái cối ở trước hai nhà đông chí và hạ chí nói về việc ấy. Nhưng cảnh giã gạo bên hạ chí có vẻ thong thả, người đàn ông chếch một chân đạp vào chân cối.

Còn bên đông chí thì vội vã hơn, ngưởi đàn ông đứng cả hai chân trên mặt đất và người đàn bà tóc xoã tay cầm chày giơ cao hơn.

Hình người và gà cạnh đó cũng khác nhau. Sau xuân phân, người cầm gậy quay mặt lại có vẻ là chăn dắt nuôi gà. Sau thu phân, người kiễng chân, không có gậy, có vẻ là nhảy để bắt gà. Đó là những việc phải làm để sửa soạn cho ngày lễ.



Xuân phân thu phân :

Trên cùng một đường kính vạch ngang hơi chếch lên đường Đông chí Hạ chí, là đường Xuân phân Thu phân, ta thấy 2 kiến tạo giống nhau, mái hình khum mui thuyền, gác trên hai trụ đứng cũng khum lại, trên đầu gọt tròn đều nhau, với hai vòng trang trí tròn, còn phiá chân cột có sàn bắt ngang, để hở ở dưới hai tảng kê hai bên với một vật gì như để chồng ở giữa.

Bên trong khung hình khum ấy, khoảng trống được vạch chia làm 3 phần, bên Xuân phân thì ở giữa hình chữ nhật vẽ một người đứng nghiêng, quay mặt theo hướng chung, tay cầm cuống một trái gì như trái bầu tròn. Hai phần tả hữu, một bên vẽ bảy vòng tròn, một bên vẽ tám, tất cả đều có một chấm ở giữa.

Nếu vòng tròn ấy là hình trái cây thì kiến tạo miếu thờ vị thần phù trợ cho cây cối sinh nhiều trái. Còn bên Thu phân thì vẽ hình người dang chân và dang tay lên trời, hai bên không có vòng tròn mà có 4,5 vết như lá tụng. Người vẽ tỏ ra rất hiện thực vậy.



Các vị Nguyệt thần :

Theo điểm khởi đầu năm nhân sự, ta thấy ban đầu có một vị thần nhỏ bé hơn cả, không có mũ, để dùng ghi tháng nhuận, rồi đến 6 vị để ghi sáu tháng đầu năm, đối diện với bên kia vòng tròn có 6 vị nữa để ghi sáu tháng cuối năm.

Vị nhỏ bé để ghi tháng nhuận, cánh cụp xuống, đầu không mũ, người nghiêng, tay cầm phách dang ngang theo tư thế ca vũ. Còn 12 vị đều là chim thần, không phải người hoá trang thành chim.

Người ta nhìn vội nên cho rằng người đội mũ lông cánh chim. Đó là một bên cánh mọc từ lưng ra, bị đầu che một đoạn, còn một bên cánh mọc từ ngực ra xoè xuống đất. Bởi nếu là đội mũ, thì có vị quay mặt đi, có vị quay mặt lại, sao mặt quay lại mà mũ lại không quay lại ?

Lông đuôi thì xoè về phía chân trước. Hai tay và hai chân thì ráp vào hai bên mình như người. Chim thần khàc người và khác chim thường ở chổ ấy.

Việc dùng một con chim thần tiêu biểu cho một tháng chứng tỏ người xưa quan niệm thời gian qua mau. Nhưng khác với người phương Tây thần thánh hoá và nhân cách hoá thời gian thành hình một ông cụ có cánh, tay cầm lưỡi hái tượng trưng quyền lực huỷ hoại, không những thời gian chẳng giúp gì cho người mà còn thù nghịch với người nữa. Ở đây chim thần từng tháng đem những hướng dẫn đến cho người trong cuộc sống. Thời gian có cộng tác với người, là bạn là thầy của người.

Trừ vị thần dùng cho tháng nhuận ( xen kẻ vào bất cứ tháng nào trong năm ) đúng là có dáng điệu người ca vũ mềm mại và vui tươi, chân bước theo hướng tiến chung, hai tay cầm cái gì như phách để gõ nhịp cho bước chân, còn 12 vị thần khác thì mỗi vị cầm một đồ vật khác nhau để nói lên cái ý khuyên bảo người đời tháng ấy thì nên làm một việc nào với đồ dùng đó :

Tháng giêng : Đồ vật ở tháng giêng to lắm, thần phải ôm bằng hai tay đưa ra phái trước mặt, trong có vẻ như con cá. Có lẽ là tháng nên đi bắt cá. Về điểm này ta thấy tệ xưa có ghi rằng : Loài gấu chưa tế thú ( vào mùa thu ) thì không được chăn lưới ở cánh đồng , loài rái chưa tế cá ( vào mùa đông ) thì không được thả lưới vét xuống nước. Nay đã sang tháng giêng, vậy có thể đi bắt cá được.

Tháng hai : Đồ vật ở tháng hai là cây gậy thẳng, thần cầm bàn tay trái đưa ngang ra trước mặt, đầu trân của gậy uốn ra ngoài, đầu dưới uốn vào phái bụng. Tay phải của thần đưa về phía sau lưng cầm một trạc gậy trút xuống. Chân và mặt đưa ra theo hướng tiến chung. Có thể là con dao đi rừng để chặt những cành kho củi mục, việc nên làm vào tháng hai.

Tháng ba : Thần bước đi theo hướng tiếng chung nhưng mặt quay lại nhìn tay phải cầm trạc cây trúc xuống, tay trái cầm một cây gậy hơi cong với đầu to ở trên, đầu nhỏ ở dưới. Có vẻ thần khuyên người nên làm việc gì ngay trên mặt đất sau bước chân cảu mình, giao hạt giống chăng ?

Tháng tư : Thần có dáng điệu như vị ở tháng ba nhưng mình nghiêng hẳn về phía sau, đầu và mỏ cũng cuối thấp hơn, với mặt mở tròn to hơn. Nếu không có điệu cánh và chân bước theo hướng chung thì có thể kể là thần đi ngược chiều được. Tay trái thần cũng cầm gậy thẳng nhưng ngắn hơn, tay phải cầm gậy trạc cây với gốc độ đẹp hơn. Có vẻ thần khuyên người săn sóc việc bắt sâu bọ.

Tháng năm : Mắt thần nhìn theo hướng tiến chung, thân hình ở tư thế đi bình thường, tay trái cầm gậy ngắn nhất, tay phải cầm trạc cây với một bên cụt hơn. Có vẻ như thần khuyên nghỉ tay.

Tháng sáu : Cũng vậy, có vẻ như tháng này và hai tháng nữa không thể làm việc đồng án được.


Tháng bảy : Thần quay mặt nhìn theo hướng chung, cầm trong tay vật gì như muỗng múc canh, có dấu tròn biểu tượng mắt chim ở ngoài, tay phải cầm cái gì như cái lồng bắt chim. Cả hai tày đều đưa về phái trước mặt. Có vẻ là tháng nên đi bắt chim. Vị này có thêm một đặt điểm : ở sau gáy nơi đầu cánh có một hình tam giác, giữa vẽ một hình tròn, chưa rõ ý nghĩa gì.

Tháng tám : Thần thổi loa ở miệng, loa dính với một vật tròn tia ra ba vạch lên trời, ba vạch xuống đất. Đó có vẻ là tiếng gọi vào rừng săn thú. Tháng tám trăng sáng nhất là tháng thích hợp nhất cho việc ấy.

Tháng chín : Thần cầm dao đi rừng như tháng hai nhưng đầu trên lại khoằm vào trước mặt, đầu dưới lại uốn khoằm ra, mặt và chân quay về hướng tiến chung. Có vẻ là vật để hái trái, má tháng này là tháng có nhiều trái cây chín.

Tháng mười : Thần vẫn cầm dao ấy ở tay trái như vậy nhưng mặt nhìn xuống đất sau bước chân với chạc cây hạ thấp xuống gần mặt đất. Có vẻ như thần muốn nói về việc gặt lúa.

Tháng mười một : Thần cầm gậy ngắn với trạc cây ngắn ở tư thế nghỉ ngơi và theo dáng đi bình thường ( như tháng năm, tháng sáu đã nói ). Có vẻ là tháng xong việc đồng án thì nghỉ ngơi.

Tháng chạp : Thần cầm vật gì giống như hình cái bàn chải đánh răng, dài bằng cả một bên cánh, dưới đầu cán có hình mũi tên chĩa nghiêng xuống mặt đất phía trước mặt. Ấy là hình tượng sự chít một lông cánh thời gian, để nói việc hết năm.


Những đặc tính của mỗi năm trong chu kỳ :

Chúng ta thấy mỗi con chim thời gian giống nhau bay ở vòng ngoài ( theo chu kỳ 18 năm đã nói ) đều có một con chim nhỏ ở dưới mỏ dài của nó, mà chim ấy thì không con nào giống con nào cả.

Cần phải là người đi rừng nhiều, trông hình vẽ mới tin chắc được rằng lịch 12 con giáp của Trung Hoa đã ít tuổi hơn lịch 18 con chim này nhiều lắm. Bởi lịch này cho thấy người ta mới định cư còn ở thời kỳ chưa nuối được con lợn, con trâu, con mèo, chưa biết được con dê con ngựa là gì nữa.

(Doremon360 : Bạn hãy tham khảo bản đồ địa hình dưới đây để thấy việc ngập lục bán đảo Sunda và thềm lục địa Namhailand vào cuối kỷ băng hà đã dẫn đến sự di dân của cư dân đông Nam Á cổ vào các vùng đất cao, sự định cư mới mà tác giả nói ở trên có thể có mối liên hệ với sự kiện di cư từ nơi định cư củ sang nơi định cư mới ).

Còn đây là các bản đồ thể hiện sự di cư của con người từ xa xưa đến các vùng đất trên Thế Giới :



Kết luận :


Mặt trống đồng Ngọc Lũ quả đúng là một quyển lịch được sắp xếp và vẽ một cách thông minh. Trừ một vài chi tiết chưa hiểu rõ như đã nói, những nét chính của hình vẽ đã khiến ta chân thành khâm phục rằng: Với mức độ hiểu biết và tiến hoá của đời nay cũng chưa chắc có người bố trí nổi một bản ghi thời gian tài tình như thế.




  • ( Việt Nam Văn Minh Sử - Lê Văn Siêu – 2006 )

    Ở loạt bài này, Doremon hy vọng các bạn có thể tự hào mà tin tưởng rằng Lịch 18 chim Lạc của Việt Nam là hệ thống lịch rất cổ xưa của TG.
  • Lời nói đầu :
  • Theo sự phân loại của Hê-gơ, và bản tổng kê của các nhà khảo cổ tại miền Bắc, trong sách Thời Đại Đồng Thau, những trống đồng loại 1 phát hiện ở Việt Nam khoảng trên 70 chiếc. Số lượng tìm thấy đã hơn bất cứ một miền nào khác. Mặc dầu tướng Mã Viện đời Đông Hán khi qua đánh Giao Chỉ, đã tịch thu không biết bao nhiêu trống nữa, để đúc con ngựa kiểu mà chơi, và đúc cái cột đồng khắc chữ “Đồng Trụ chiết Giao Chỉ diệt“.
  • Những trống loại 1 đã thấy khá nhiều tại Thanh Hoá để có thể đoán chắc rằng Thanh Hoá là nới sản xuất và những trống cùng loại thấy ở các nơi khác ( Hà Đông, Hà Nam, Hà Nội, Hải Phòng, Hoà Bình, Cao Bằng, Lào Cai, Sơn Tây, Bắc Ninh, Hải Dương, Nam Định, Nghệ An) là những trống được kịp thời giấu đi. Đó là những trống có thể đoán được là của các tù trưởng đã thuê lò Thanh Hoá đúc. Đó là những vật biểu tượng quyền uy của tù trưởng.
  • The Dong Son bronze drums
  • Trong những di vật quý giá này , trống thuộc loại vừa kể, thuộc loại đẹp nhất, vẫn là trống tìm thấy năm 1902 ở Ngọc Lũ ( tỉnh Hà Nam ) hiện để tại viện bảo tàng lịch sử ở Hà Nội.
  • Các nhà khảo cổ có tinh thần khoa học mới, khi nghiên cứu về những di vật ấy chắc sẽ hứa hẹn nhiều khám phá về kỹ thuật, niên đại, tương quan tạo tác, tương quan sản xuất, xã hội, cả về trình độ tiến hoá mỹ thuật của dân tộc.
  • Chúng tôi nghiên cứu lịch sử, không bị ước thức bởi những mô thức, nên tự thấy được rộng tay đóng góp một phần tìm tòi thuộc về nội dung những hình vẽ. Tất nhiên không thiếu gì nhà khoa học mới mỉm cười cho là tưởng tượng, nhưng tìm hiểu ý nghĩa của một hình vẽ củ không có lời chú giải của tác giả bên cạnh, mà chẳng dùng tưởng tượng thì dùng cái gì ? Người ta đã tưởng tượng đây là bộ lạc thờ thần mặt trời, mặt trăng, hay thờ chim vật tổ. Nhưng có tinh thần khoa học nào cấm người khác không được có tưởng tượng khác, nhất là khi tưởng tượng này có thể hữu lý, dễ đúng hơn ? Huống chi chúng tôi có ở đây khá đủ những căn cứ của nền cổ học phương Đông mà dường như nhiều nhà khoa học mới vì lẽ nào đó không để ý tới khiến sự nhìn vào di sản văn hoá cũ ở Đông phương, mà thuần bắng con mắt Tây phương, thì có thể sẽ quên những khía cạnh quan trọng ở nột dung chăng ?
  • Chính vì ngại chuyện ấy mà chúng tôi có bản viết này, riêng đề cập tới hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ, ước mong cho rằng nó sẽ là chìa khoá để mở nhiều những kho tàng khác có thể có trên những mặt trống khác. Chúng tôi không nói tới hình vẽ ở tang trống vì nó có giá trị trang trí nhiều hơn là thực tiễn.
  • Trống đồng Ngọc Lũ
  • Kể từ ngày cái trống này được moi ra khỏi chổ chôn giấu đến nay, những hình vẽ trên mặt trồng vẫn là một thách đố đối với các nhà khảo cổ học, cũng như với nhân dân Việt Nam muốn tìm hiểu nó định nói cái gì ?
  • Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền,
  • Nhiều vị xác quyết rằng bộ lạc cổ xưa này sau đó di cư đến các hải đảo Thái Bình Dương, nên có liên hệ bà con với bộ lạc Dayak ở Bornéo, còn có hình thuyền giống như trên trống dùng vào dịp tang lễ. Nhiều vị khác còn thêm tại miền Bắc có bộ lạc hay hoá trang cái đầu thành đầu chim trong lễ nghi cúng kiếng theo điệu trống đồng.
  • Trống vốn không biết nói, cũng không biết thế nào mà dám cãi. Thôi thà tuỳ người ta nhớ được một tiền tích nào ở đâu thì sẵn ghép cho nó những nội dung khác nhau. Ra sao nó cũng phải chịu.
  • Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng, trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ, biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.
  • Việc cần là tìm cái ý tiên khởi của người xưa gởi gắm vào hình vẽ và nếu có thể được thì tìm hiểu xem hình vẽ đó để làm gì ?
  • Tạm coi là hình mặt trời ở giữa mặt trống, nhưng sao lại 14 tia sáng mà không hơn, không kém ?
  • Sao lại chỉ có 18 con chim ?
  • Sao lại có 6 con gà, 10 con hươu ? Rồi 8 con gà 10 con hươu nữa ?
  • Nếu làm cho đẹp sao không làm đều nhau ?
  • Có lẽ chăng đây là cái trống của người tù trưởng quản lãnh 14 vị tù trưởng nhỏ khác mà tiếng trống đánh lên thì 14 nơi kia đều phải nghe ?
  • Hoặc đây là một đám rước và người ta hoá trang chăng ? Nhưng đâu là đầu, đâu là cuối đám rước ? Và sao lại có người giã gạo ? Người ngồi nhà sàn ?
  • ……
  • Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng
  • Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao ?
  • Chẳng hạn, có đám hỏi đêm nay có thể đi săn được không ?
  • Liệu có trăng không ? Trăng lên vào chặp tối hay gần sáng ?
  • Ngày mai nước có lên không ? Có thể cho thuyền ra khơi đánh cá được không ?
  • Mùa này nên ở nhà hay đi hái trái ?

  • Đã nên giả gạo để ủ làm rượu dùng vào ngày lễ nào đó chưa ?
……

  • Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió, con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.
  • Một quyển lịch cổ xưa
  • Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.
  • Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.
  • Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.
  • Nếu vậy thì không những không có gì là mê tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…) mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.

Chìa khóa để mở những điều bí ẩn của nghệ thuật trống đồng thời Đông Sơn.Theo giả thuyết này trống đồng sinh ra để hòa đồng với dàn cồng trong ngày hội lễ phồn thực của các dân tộc như dân tộc Thái vào mùa Xuân tháng 2 có hội lễ “Kin Chiêng booc mạy”

Chìa khóa để mở những điều bí ẩn của nghệ thuật trống đồng thời Đông Sơn.Theo giả thuyết này trống đồng sinh ra để hòa đồng với dàn cồng trong ngày hội lễ phồn thực của các dân tộc như dân tộc Thái vào mùa Xuân tháng 2 có hội lễ “Kin Chiêng booc mạy” dịch : Mùa xuân ăn chơi hoa rừng. Trò ông đúc bà đúc, trò đâm mẹt ,trò đánh đu đôi, trò lễ giao duyên,chợ tình……Đó là các trò để ca ngợi song thần : Sinh – Dưỡng biểu tượng cho thần Cha – Mẹ của bộ tộc Việt. Cha thuộc Mặt trời khí Dương, mẹ thuộc Trái Đất khí Âm, hai vị thần này phù hộ cho bộ tộc sinh nhiều con cái nhất là nhiều con trai để bộ tộc mới có sức mạnh chống giặc ngoại xâm.

Hai vị thần Sinh – Dưỡng còn thể hiện ở trong các tháp Chàm, cột đá chùa Dạm- Bắc Ninh, cây đào, cây quất, đào là khí dương của Cha,có màu đỏ, mẹ khí âm của đất,cây quất có màu vàng,bánh của người Việt cổ trong tết ngày xưa là bánh ống tròn như cái giò có nhân bên trong, đó là biểu tượng của thần Sinh-Cha. Hai bánh dày bằng gạo nếp trắng không có nhân, đó là biểu tượng của thần Dưỡng- Mẹ ,ngày nay còn lưu lại ở các dân tộc và miền Nam Việt Nam. Ngày nay bánh chưng và bánh dày vuông và tròn là bánh mới và quan niệm sai về trời đất. Ở xứ Thanh còn có một loại bánh gọi là bánh ít trong các ngày tết mùa xuân, biểu tượng đó là dương thực khí của người cha. Các dụng cụ như ông bình vôi cũng là vị thần sinh dưỡng,bát cơm in quả trứng ,đũa lông bông,trên hòm người chết cũng là biểu tượng của thần sinh dưỡng,đó là hình tượng mô phỏng lại 4 cặp giao cấu trên thạp đồng đào thịnh,đó là mộ chôn xác tộc trưởng bên trong theo kiểu chôn chum, tục trầu cau của người Việt ,bầu rượu nậm vú của người Việt cũng là biểu tượng của hai vị thần Sinh –Dưỡng và còn nhiều dụng cụ khác… Như vậy trống đồng là hai vị thần Sinh- Dưỡng kết hợp với nhau mà thành, thần Cha thuộc dương mặt trời là mặt trống đồng, phần tang mô phỏng chiếc sọt đựng bát của người cổ xứ Thanh là biểu tượng của thần Dưỡng thuộc Mẹ. Trống đồng có rất nhiều loại nhưng đề tài thể hiện chỉ quay xung quanh nội dung của hai vị thần Sinh- Dưỡng,cho nên đó là chiếc chìa khóa để mở tất cả các điều bí ẩn được khắc trong hình tượng và các hoa văn của trống đồng thời Đông Sơn. Thuở hồng hoang dân số còn rất ít cho nên cần nhiều con trai thì bộ tộc mới có sức mạnh,nên thờ hai vị thần này là rất quan trọng trong sự sinh tồn của bộ tộc thời tiền sử.

 

Quan sát trống đồng qua nhiều niên đại khác nhau,ta tìm được những điểm chung hầu như rất ít thay đổi : Hình dáng của trống là mô phỏng hình dáng chiếc sọt đựng bát ( Còn lại đến nay phổ biến khá nhiều ở các miền thôn dã của xứ Thanh – nơi tìm được khá nhiều trống đồng cổ).
Mặt trống đồng luôn có trung tâm là mặt trời,biểu tượng khí dương của thần Sinh,tang trống mang dáng cái sọt bát.Cái sọt đựng bát ăn cơm là biểu tượng của thần Dưỡng.Mặt trời trên mặt trống đồng được cấu trúc đan xen giữa các tia là biểu tượng của Âm vật và Dương khí (Âm dương xen kẽ hòa đồng).
Trống đồng Ngọc Lũ được cấu trúc hoàn chỉnh nhất theo ý nghĩa của giả thuyết trên.Trên trống có 14 tia mặt trời,con số 14 là biểu tượng cho sự hòa đồng giữa 2 giới tính dương và âm,tình yêu của 2 giới tính luôn được thể hiện không thể thiếu hai bàn tay của nam và nữ,tuy khác nhau về lý tính nhưng giống nhau ở 14 đốt ngón tay của cùng một bàn tay.Trên trống lại xuất hiện thêm con số 14 nữa đó là 14 con cò con – biểu tượng 1 thằng Cò,con số hòa đồng giữa 2 giới tính âm và dương để sinh ra 1 thằng cu.Một bên 8 con cò con cộng với 6 con cò con bên kia tạo thành con số 14.
Cũng trên vòng trang trí với 14 con cò ,còn được khắc họa 20 con hươu,10 con đực,10 con cái xen kẽ nhau – con số 20 là số ngón tay của bốn bàn tay 1 cặp nam nữ đan xen nhau trong thời điểm khoái cảm của ái ân
Trên các họa tiết trang trí khác ,ta còn thấy được các motip ngược xuôi của những vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến.
Các vòng tròn này là biểu tượng của thần Sinh – Dưỡng ,hai vòng tròn có tâm là biểu tượng hai bầu vú – thần Dưỡng,nét gạch tiếp tuyến như chiếc dùi cồng hay là dương thực khí biểu tượng của thần Sinh – Mặt Trời.
Tuy nhiên,khi nói tới nhân sinh quan của người xa được hình thể hóa trên trống đồng,chúng ta không được phép quên cách sử dụng trống đồng cổ của người Việt cổ : Đó là con gái cầm chày giã vào Mặt trời chứ không phải con trai đánh trống đồng,chày ở đây là biểu tượng dương thực khí của thần Sinh ,đánh vào trung tâm Mặt trời ,làm rung động khí âm dương đó là nghi lễ phồn thực.
Trống đồng Ngọc Lũ được đánh giá là loại trống cổ nhất và đẹp nhất,được xếp vào Heger loại 1 ,Phân tích những bố cục chính và các hình ảnh được khắc trên mặt trống Ngọc Lũ cũng như dưới tang trống.
Mặt trống đồng Ngọc Lũ được các nghệ nhân bố cục có 4 phần chính :
Phần trung tâm : Hình ảnh ông Mặt trời được đắp cao nhất có 14 tia sáng là hình tượng thuộc Cha – Thần Sinh.Xen kẽ là 14 tia sáng là hình ảnh của Âm vật biểu tượng cho Mẹ - Thần Dưỡng.Tục ngữ Việt Nam có câu : Cha sinh – Mẹ Dưỡng.Khi đánh vào Mặt trời tức là đánh vào dương khí kích thích vào vị thần Cha – đồng thời cũng là kích thích vào thần Mẹ thuộc âm.Hai vị thần sẽ hòa hợp mà làm nên sự sáng tạo ra linh hồn,vì vậy mà trống đồng là vật thiêng liêng tôn thờ.Ai giữ trống,người đó nắm được quyền uy – tù trưởng.Đặc biệt 1 năm trống đồng chỉ được đánh 1 lần vào lễ hội mùa Xuân tháng 2,đánh xong để thờ - đó là linh hồn của bộ tộc.
Ngoài Mặt trời là một khoảng trống được khắc vạch nhiều chi tiết li ti đó là biểu hiện của sự âm hưởng giao hòa.
Phần thứ hai được khắc họa sinh hoạt văn hóa phồn thực của người Việt Cổ . Hình ảnh chính là các vũ nữ đội mũ lông cò,váy là lá cây hở đùi,ngực để trần phô diễn sinh lực của các cô gái tơ,có vũ nữ thổi khèn bè,có vũ nữ cầm chuông,có vũ nữ cầm tên săn bắn,còn phần lớn là phô diễn đôi bàn tay tuyệt mỹ của vũ điệu.Có 12 vũ nữ biểu hiện cho 12 tháng trong 1 năm.
Vào thời hoang sơ mông muội mà ông cha ta đã quan sát tự nhiên : cỏ cây ,hoa lá để biết được quy luật của Trái đất một năm có 12 tháng.Bên cạnh các vũ nữ lớn có 1 vũ nữ bé cũng tập múa theo.Đó là hình ảnh của tháng nhuận trong năm,không đội mũ lông chim.

Tiếp đến phía trước các vũ công là 1 dàn cồng có 14 chiếc và nhạc công đang gõ nhịp(con số hòa đồng).Hai tay đánh 2 dàn cồng,chân đạp gõ nhịp giống như chiếc mỏ neo luồn dưới gầm dàn cồng.Cồng là hình ảnh của vú Mẹ - thần Dưỡng.Ta nên hiểu ngày hội lễ lớn cồng được xếp số chẵn 10-12-24-18-24 và chỉ khi bộ tộc có người chết,cồng mới đánh số lẻ 3,cồng biểu tượng cho 3 hồn.
Bên cạnh đàn cồng được khắc họa hình ảnh một bà đỡ đẻ.Hai tay bà nâng 1 con cò con ra đời ,đó là niềm hân hoan nhất của bộ tộc,sinh ra nhiều thằng cò.Bên cạnh bà đỡ còn thấy 1 đôi trai gái trẻ đang làm nghi thức giao cấu – đó là hình ảnh hai người ngẩng cao đầu hân hoan giã gạo mà người xứ Thanh gọi là : “giã cấu”,điều đó còn có nghĩa giao hợp nhau để cấu thành đứa con.Thổ ngữ mà người xứ Thanh Hóa hay gọi hạt gạo là “ Hột cấu”.Bên cạnh cặp trai gái là cái nhà sàn được thiết kế rất đẹp ,mái cong,hai đầu nhà biểu tượng hai đầu thần chim cò.
Trên mái nhà được khắc một đôi chim công một trống một mái hoặc một con trống.Chim công là loài chim yêu nhau rất tuyệt mỹ.Công phải múa đẹp để quyến rũ bạn tình,công cũng hiền hòa và chung thủy nên ông cha ta đã lấy Công làm biểu tượng cho tình yêu đẹp.
Trong nhà sàn có đôi trẻ trai và gái ở trần truồng đang chơi trò “khai hoa – kết quả”.Trò chơi mục đồng vẫn còn lưu lại tới ngày nay,ta thường gọi “trồng hoa – trồng nụ”.Đây cũng là trò chơi mang ý niệm phồn thực.Trò chơi là môn luyện nhảy cao tăng thể lực cường tráng để nòi giống khỏe mạnh,ý niệm khai hoa kết quả đến nay tục chơi xuân của ta ngày tết không thể thiếu cành đào,cây quất.Cây quất càng nhiều quả mang nhiều ý niệm mong cho con cháu đông đúc xum vầy.Bên cạnh nhà sàn có 4 đứa trẻ đang tập đánh trống đồng.Qua hình ảnh này,ta nhận thấy trống đồng được đào xuống đất,đặt trống vào để đánh,điều đó càng chứng minh thêm cho giả thuyết : Hội lễ phồn thực để cầu thần Sinh Dưỡng đẻ ra nhiều con trai gái là đúng.Trống thuộc Dương khí,mặt trời,đất Mẹ thuộc Âm khí.Đào xuống đất đánh để hai khí hòa đồng mang theo ý niệm tín ngưỡng.Xin trời đất cho việc sinh nở đúng quy luật tự nhiên,không bị quái thai.Câu ngạn ngữ chúc cho Mẹ tròn con vuông cũng có ý nghĩa như vậy.
Vòng thứ ba được bố cục đối xứng 20 con hươu xen kẽ nhau đực cái.Bên cạnh đàn hươu là đàn cò có đầu to như nhau được xếp mỗi bên 8 con,một bên 6 con tổng cộng là 14 con.Hai mươi con hươu la 20 ngón tay của 1 cặp nam nữ,14 là con số 14 đốt ngón tay giống nhau- đó là số sinh 1 thằng cò (con số hòa đồng của 14 con cò).Tay là nơi biểu hiện cho tình dục,nên các nghệ nhân đã dùng con số 20 và 14 thể hiện thâm ý này.Hươu là loài có nhung rất bổ thận âm dương nên lấy hươu là tượng hình sức mạnh của tình dục.


 

Vòng thứ 4 là bầu trời Lạc Việt : Cò bay,cò đậu,để ca ngợi thần Cha.Bên cạnh đàn cò bay các nghệ nhân lại để một khoảng trống có vạch khắc li ti đó là âm hưởng giao thoa giữa mặt trống và tang trống – giữa thần Sinh với thần Dưỡng.Đặc biệt trên mặt trống còn có khắc họa những vòng tròn đồng tâm có tiếp tuyến.Các nhà nghiên cứu thường cho đó là những trang trí có hình kỷ hà,theo giả thuyết này đó là biểu tượng cao của 2 vị thần .Hai vòng tròn đồng tâm là hình ảnh 2 vú Mẹ,nét gạch giữa là dương thực khí của Cha.Các vòng tròn được trang trí chạy xuôi ,ngược cũng có ý niệm âm dương.
Tang trống chủ yếu khắc họa cảnh thuyền chiến bảo vệ nòi giống cũng mang triết lý là thần Dưỡng .
Thuyền chiến dài có đầu chim cò làm biểu tượng,ở giữa thuyền là một chiến binh đánh trống da có lẽ là trống lệnh tiến lui,thu quân,gần đuôi thuyền có một vọng gác nhìn xa cho thủ lĩnh,có hình hươu.Tay thủ lĩnh cầm cung tên,trên thuyền đã có chiến binh đang sọc giáo vào đầu tù binh để thể hiện đây là thuyền chiến .Có những tang trống còn trang trí trừu tượng về những chiến binh đã hi sinh: bằng những vòng tròn đồng tâm mà trên đó là cái lông cò,không có hình người (biểu tượng cho linh hồn của chiến binh đã hi sinh).Bốn quai trống được tạo hình theo kiểu đan tre nứa.Có ngụ ý : hình trống mang hình cái sọt đựng bát bằng nứa xứ Thanh nay vẫn còn dùng ở các chợ quê.Nhân đây xin giải thích thêm có một số trống đồng khác để cóc ,ếch trên mặt trống ,được người Việt cổ tôn thờ ,theo giả thiết của các nhà khoa học thì cóc,ếch để cầu mùa,cầu mưa,nhưng ta phải hiểu rằng lịch sử thời Hùng vương chỉ có 2 nghề săn bắt và hái lượm .Theo giả thuyết này người xưa quan sát tự nhiên thấy cóc,ếch có rất nhiều con như đàn nòng nọc dưới nước nên tôn thờ 2 vị này phù hộ cho bộ tộc của mình cũng có nhiều con như thế.
Qua phân tích trên ta còn thấy,trống đồng là bảo vật đặc biệt của quốc gia – nó đã để lại cho Việt Nam có một nền văn hóa lớn và rất sớm.Nó đã để lại dư âm cường thịnh của một thời “Văn hóa Đông Sơn”.Chúng ta rất tự hào về nghệ thuật tạo hình của người Việt cổ,hình vẽ được biểu tượng rất cao quý,đó là trí tuệ tuyệt vời của người Việt cổ,để cho con cháu ở thế kỉ này còn đang ngỡ ngàng và bái phục.Một nền nghệ thuật của thế kỉ đồ đồng vươn tới đỉnh cao của 1 nền văn minh hùng mạnh - thời của vua Hùng dựng nước Văn Lang.


Trống Đồng là một vấn đề có liên quan đến khảo cổ. Do đó bài trình bày về Trống Đồng của chúng tôi gồm có 2 phần chính:

  • Thứ nhất là Khảo Cổ Trống Đồng
  • Thứ hai là Minh Triết Trống Đồng

Như chúng ta biết, Trống là một cổ vật chung ở miền Đông Nam Á, gồm cả các nước Tàu, Việt, Miến, Thái, Phi, Mã Lai, Nam Dương… mà trung tâm phát xuất lớn nhất là ở Việt nam. Trống xuất hiện ngay từ thời khuyết sử như trống đất, trống gỗ, trống đồng, trống cầu mưa, trống sấm, trống vu hích, trống cầm canh…

Về cổ thư Việt, vì bị quân Tàu xâm lược lấy mất hết, không tìm được di tích.

Những sách sử từ thế kỷ 14 trở đi có nhắc đến, và rất trân trọng. Trống thường được dùng trong tế lễ, các cuộc thề nguyền rất thiêng liêng, trọng thể.

Triết gia Kim Định mô tả rất chính xác ý nghĩa tôn quý của Trống:

Trống Là Tiếng Vọng của Linh Hồn Việt”

Sử sách xưa của Trung Hoa từ thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch, đã đề cập đến trống đồng của Việt Tộc, tuy với ngụ ý xuyên tạc văn hóa, nhưng đã nói lên sự sở hữu của Việt Tộc về Trống đồng. Năm 43, khi Mã Viện đánh Trưng Nữ Vương, đã thu hết trống đồng của ta để đúc ngựa mẫu, nên trống bị quên lãng dần, chỉ còn là đối tượng của sự thờ cúng. Tuy nhiên, khi Trần Lương Trung, sứ nhà Nguyên sang nước ta, đời vua Trần Nhân Tôn (1291), có bài thơ “Cảm sự” trong Sứ Giao Châu tập, về Trống Đồng Việt:

Bóng lòe gươm sắc lòng thêm đắng
Tiếng rộn trống đồng tóc đốm hoa.

Nghĩa là nhớ đến trận chiến quân Nam đuổi đánh quân Mông Cổ sợ kinh khiếp đến nỗi chỉ nghe tiếng trống đồng rộn rã mà sứ giả đã bạc trắng tóc rồi!

Về phía Tây phương, đến thời Pháp thuộc, khỏang 1885-1895 thực dân Pháp mới nhận ra trống đồng Việt là một di vật quí, tìm mua khắp nơi, và trưng bày ở các hội chợ, viện bảo tàng ngọai quốc. Bốn trống nổi tiếng nhất là: Sông Đà, Khai Hóa, Ngọc Lữ, Hòang Hạ. Hai trống Ngọc Lữ, Hòang Hạ đẹp và cổ hơn cả. Trống Ngọc Lữ ở chùa Long Đại Sơn làng Ngọc Lữ tỉnh Hà Nam. Năm 1901 trường Viễn Đông Pháp đã nhờ trung gian chánh sứ Phủ Lý lấy trống ấy về Viễn Đông Bác Cổ, Hà nội. Còn trống Hòang Hạ, tìm được năm 1932, nhân lúc khai sông gần làng Hoàng Hạ, tỉnh Hà Đông, trao cho trườngViễn Đông Pháp ở bảo tàng viện Finot, nay cũng ở Hà nội.

Về khảo cổ, thật ra mới đầu trường Viễn Đông Pháp lập ra năm 1900 chưa chú ý nhiều đến trống đồng. Họ tập trung vào nghiên cứu thời kỳ đồ đá ở Việt Nam như thời Hòa Bình và Bắc Sơn. Nhưng một sự kiện tình cờ xẩy ra năm 1924, một người làng Đông Sơn ra sông Mã câu cá sau trận bão lụt, thấy chiếc trống đồng nằm trên bờ sông, lấy về bán lại cho một người Pháp tên là Pajot. Sau đó trường Viễn Đông Pháp giao cho Pajot khai quật di chỉ Đông Sơn và tìm được tổng cộng 489 đồ đồng, trong đó có 20 chiếc trống loại lớn, thân hình trụ đứng thẳng, trên mặt có hình sao đúc nổi. Lọai này được Heger chuyên gia khảo cổ về trống phân lọai hạng I trong các lọai trống. Từ đó, trên thế giới chú ý và xuất hiện nhiều bài bình luận về Trống Đồng Đông Sơn. Và tên Văn Hóa Đông Sơn trong ngành khảo cổ cũng do một nhà khảo cổ người Đức Heine Geldern đặt tên trong thời gian này. Nhưng cũng từ khi Trống đồng Đông Sơn được nổi tiếng thì nhiều di chỉ trống đồng được thám quật, và Trung Quốc có sự tranh chấp chủ quyền về trống đồng với ta đã bắt đầu, khỏang năm 1950. Gần đây, các nhà nghiên cứu khảo cổ trống đồng phối hợp với các ngành khác như di truyền, hải dương, nhân chủng…thì sự tranh cãi không còn nữa. Sự thật của lịch sử về nền Văn hóa Đông Sơn đã được các nhà khảo cổ trên thế giới thưà nhận là của chủng tộc Việt. Mà Trống Đồng Đông Sơn tại Việt Nam là một đại biểu chói chang nhất.

Nói về các niên đại văn hóa, ta có thể kể sơ:

  • Văn Hóa Hòa Bình: Khỏang ít nhất 10,000 năm trước Tây Lịch: Đây là thời đại đồ đá mới, người Hòa Bình đã khắc phục trở ngại thiên nhiên, chế tạo dụng cụ sản xuất, từ bỏ đời sống hoang dã, hái trái, săn bắt, Khai Sáng nền Văn Minh Nông Nghiệp tại Đông Nam Á. Người Hòa Bình còn di chuyển từ Nam lên Bắc, sau này thành người Tàu, đi qua Nam Dương, Mã Lai, vượt qua Mỹ Châu…Người Hòa Bình là tổ tiên của người Việt chúng ta ngày nay.
     
  • Thời đại Bắc Sơn: Khỏang 5000 năm truớc Tây lịch.
     
  • Thời Phùng Nguyên: Khỏang 3000 năm truớc T.L
     
  • Thời Đông Sơn: Khỏang 900-700 trước TL tới 200 năm sau T.L

Vua Hùng dựng nước từ 2879 trước Tây Lịch, và bị Thục Phán cướp nước vào năm 258 trước Tây Lịch. Như vậy Thời Văn Hóa Đông Sơn nằm trong cuối thời của các Vua Hùng Vương.

Sự nổi tiếng của Trống Đồng Đông Sơn về mặt cổ vật quý vì kỹ thuật luyện kim thời ấy. Trống Đông Sơn là đỉnh cao của kỹ thuật hợp kim đồng, chì và thiếc, nhờ vậy đồng có độ dai bền vô cùng, có thể dát mỏng làm mặt trống mà tha hồ đánh không thủng. Các hoa văn trên trống đồng cũng là những khắc chạm độc đáo cùng với vẻ hòanh tráng của trống đồng đã làm các nhà khảo cổ quốc tế ngưỡng mộ.

Chúng tôi xin tả sơ về các hoa văn trên trống Ngọc Lữ:

Trống Ngọc Lữ có đường kính 79 cm, thân trống cao 63cm, tang trống ( thành trống) phình ra đường kính 86cm. Trên mặt trống ở giữa là hình mặt trời nổi cao có 14 tia sáng . Giữa các tia sáng là hình các tam giác. Từ đó chia làm 16 vòng hoa văn, mỗi vòng bao bởi HAI đường chỉ chạy song song.

16 vòng này lại chia làm BA nhóm vòng:

Nhóm vòng thứ nhất sát vòng mặt trời, gồm hình như chim bay kiểu hình chữ S.

Nhóm vòng thứ hai, ở giữa, chia thành hai nửa bán nguyệt: một bên 6 hình, một bên 8. Triết gia Kim Định gợi ý cho chúng ta rằng có thể đây là dấu hiệu của thời thể thơ lục bát . Điều này cũng dễ đồng ý vì lục bát là lọai thơ riêng của Việt Nam.

Một nửa 7 người hóa trang thành chim tay cầm lao, giáo,kèn.

Một dàn 4 chiếc trống với 4 người đang đánh bằng chầy đứng.

Một dàn cồng chia hai, một bên 7, một bên 8, một người đánh.

Một nhà sàn hình thuyền mái cong, có một chim đậu và hai người ở trong đang múa giao tay giao chân, tức là như lối hát Lý Liên sau này.

Hát Cài Hoa Kết Hoa (Lý Liên)

Nửa khác trên nóc nhà có hai chim, đoàn người bên chẵn bên lẻ.

Nhóm vòng thứ ba, gồm hai vòng nai và chim. Đặc biệt là cứ có một chim đứng thì một con bay, một con đuôi dài cạnh một con đuôi ngắn, một con đực đi đôi với một con cái…

Khảo cổ làm việc để ghi lại các yếu tố vật chất, như hình thể trống thuộc lọai nào, độ cao, chiều kích,hình các hoa văn trên trống liên hệ ra sao với các hoa văn của từng thời đại văn hóa, hay phân tích thành phần hợp kim, kỹ thuật đúc trống, nơi xuất phát trống của từng lọai v.v….Những công trình khảo cổ giúp cho ta có cái nhìn về khía cạnh hữu hình, hữu hạn của di vật cổ mà thôi.

Nhưng Nghệ Thuật không chỉ là những gì bộc lộ ra ngòai. Điều mà nghệ thuật diễn tả được phải là chỗ không lời, không thấy, gợi được cái cảm nghiệm vô biên, cái ý nghĩa thấm vào tận đáy lòng người, làm rung cảm mối suy tư… Do đó, lý tưởng của nghệ thuật cũng là lý tưởng của con người. Vì con người là gì? Có phải rằng chúng ta cũng chỉ là một Tác Phẩm Nghệ Thuật độc đáo, cao cả, mầu nhiệm nhất của vũ trụ ?

Như vậy, ngắm nhìn các hoa văn trên trống đồng dân tộc, nếu tâm hồn trầm lắng các vọng động, ta sẽ cảm được cái nghệ thuật ẩn tàng của trống, nghĩa là tiếp cận miền vi tế của Tâm Linh Tổ Tiên Việt.

Như vậy, Ngắm Nhìn Trống, với Tâm Tư, chính là tác động của một Công Án Thiền Tâm Linh của Đạo Việt.

Hay nói cách khác, theo Triết Lý An Vi, muốn tìm hiểu tư tưởng Tổ tiên, ta phải đặt mọi vấn đề trong cái sinh động của TÒAN THỂ nền văn hóa. Ta sẽ thấy các hoa văn trên di chỉ trống đồng liên hệ chặt chẽ với các yếu tính văn hóa chung trên các khía cạnh khác như ngôn ngữ trong huyền thọai, ca dao, tục ngữ; như con số huyền nhiệm; hay là các phong tục, thể chế trong sinh họat làng quê Việt.

Thật thế, quan sát các hoa văn chạm trổ trên trống đồng ta thấy các ấn tích văn hóa Việt đầy khắp.

1. Mặt trời: Là yếu tố ở trung tâm trống: Điều này cũng trùng hợp với các quốc hiệu xưa của nước ta là Xích Quỷ, Viêm Việt; Xích chỉ lửa đỏ, Quỷ nghĩa là Làm Chủ, Tinh Hoa, Viêm là xứ nóng.

Như vậy, mặt trời có liên hệ với danh hiệu nước, chứng tỏ sự gắn liền với mặt trời của dân xứ nóng, nông nghiệp. Mà Việt Tộc là lãnh đạo. Thêm nữa, Việt Tộc làm nghề nông thì luôn dựa vào thời tiết, mặt trời để canh tác cho thích hợp, nên trước khi sang biểu tượng vật linh, trong giai đoạn đầu còn ảnh hưởng tâm lý bái vật, Việt Tộc đã sùng bái mặt trời như là nguồn sinh dưỡng.

2. Vật biểu chim hiện ra trong việc con người hóa trang bằng lông chim, các con chim đầy khắp vòng trống. Tinh thần nước Việt hiện ra hình chim Tiên bay múa theo chiều tay trái. Truyện Con Rồng Cháu Tiên chính từ biểu tượng của chim bay nhởn nhơ trên ruộng lúa nước từ thời còn là người văn minh tiền sử Hòa bình cả chục ngàn năm xưa.

3. Dấu tả nhậm:Tả nhậm là cài áo tay trái, nói rộng ra là trọng phía trái.Đòan người chim nai trên các vòng trống đồng đều đi về phía trái. Phía trái là dấu riêng của Việt tộc, một lần nữa, trống đồng đã ghi lai nét văn hóa độc đáo của chủng tộc. Chúng tôi có một điều cần lưu ý ở đây: Không hiểu với trình độ cảm nhận Tâm Linh siêu việt tới mức nào, mà Tổ Tiên Việt Tộc chúng ta cứ trọng hướng trái. Vạt áo bên phải, nút áo bên phải, nên khi cài nút áo mặc, người Cổ Việt dùng tay trái. Điểm đặc biệt này ngược với các sắc dân khác, như là người Hoa Hán, họ cài áo tay phải, cho nên họ có câu: “ Tứ Di tả nhậm” để chỉ sự khác biệt của dòng tộc Tứ Di- tức là tiền thân cũa dân tộc Việt. Thế mà ngày nay, với những khám phá mới nhất của khoa thần kinh não bộ học, đã chứng minh phần bán cầu não phải là tập trung của năng lực nghệ thuật, thẩm mỹ, cảm xúc. Mà như chúng ta đã biết, phần bên phải của não điều khiển các vận động bên trái của cơ thể. Như thế có nghĩa là khi sử dụng tay trái là liên hệ tới não phải, phần nghiêng về nghệ thuật, thẩm mỹ, cảm xúc - tức là Minh Triết. Như chúng tôi đã thưa ở trên, Minh Triết gắn liền với Nghệ Thuật và Nhân Sinh, và đó chính là đặc điểm của nền Minh Triết Việt.

Ngòai ra, tả nhậm còn ý nghĩa là hướng ngược chiều mặt trời, ngược chiều kim đồng hồ. Đời sống đi theo chiều kim đồng hồ là đời sống của vật thể, đo đếm, đều đặn, lạnh lùng, vô cảm, lý trí cứng rắn của ý thức phân biệt . Ngược lại với những tính chất này, là đời sống của tâm linh vô phân biệt, của cảm xúc nồng nhiệt của trái tim. Trong ngôn ngữ, văn hóa ta nói vợ chồng, nhà nước… vợ trước chồng, nhà trước nước tức là cái yếu ớt, nhỏ bé, cụ thể trước, đó là tả nhậm.

Có lẽ cũng vì cảm thức với Tiềm Thể Tâm Linh Minh Triết, nên Việt tộc trọng phía trái, còn có nghĩa là sự trọng tình cảm, thương người yếu kém trong văn hóa và đời sống Việt, còn tương quan với sự họat động của thần kinh cảm xúc. Nếu như vậy, cảm xúc, sự tương giao, hòa hợp, hay tình yêu thương của con người với thiên nhiên, vũ trụ, vạn vật, và với nhau đã nằm sẵn trong cơ cấu thần kinh não bộ. Kích động cái nguồn tiềm lực ấy lên, khơi nguồn cái dòng tâm đạo ấy lên, một trong những vận động ấy chính là tác động Tả Nhậm của Tổ tiên Việt Tộc? Ôi! Huyền nhiệm thay sức sáng tạo từ trực giác tâm linh của Tổ Tiên ta. Chúng ta đã tháp đôi cánh Tiên nương bay lượn trong cõi vô cùng, nên thấy ngay cái chân lý tâm linh tả nhậm của bản thể vũ trụ, nhân sinh trong khi khoa học mò mẫm bằng lý trí phải mất mấy ngàn năm mà cũng chỉ tìm được những mảnh vụn rách rời của tấm họa đồ bí mật sự sinh tồn của vũ trụ.

4. Tính Lưỡng Hợp trên trống: con cái và đực, các đuôi chim dài ngắn xen kẽ. Con bay con đứng cũng từng cặp…Rồi đến các vòng song song chạy đều trên mặt trống để phân chia giữa những nhóm vòng hay các vòng tiếp tuyến chạy song song giữa từng vòng. Đây là hình ảnh của tính nhịp đôi của Văn Hóa Việt, là biểu lộ tâm thức hai chiều, đã đầy khắp mặt trống. Hình ảnh này ta còn tìm thấy nơi những hòn sỏi tìm được ở Bắc Sơn (5000 năm trước Tây lịch) có hai dấu vạch song song với nhau. Cũng như theo các nhà nghiên cứu  cấu trúc ngôn ngữ Việt, thì khỏang 80% từ ngữ Việt gồm hai chữ ghép với nhau. Thí dụ như: đi lại, ngang dọc, ăn làm, nói năng…

5. Nông nghiệp đã hiện rõ nơi các chầy đứng giã gạo của nhà nông.

6. Địa vị Con Người : Địa vị của một chủ nhân trong vũ trụ đã thể hiện trong mọi sinh họat trên trống đồng ngay giáp vòng trung tâm mặt trời. Con người xuất hiện trong các động tác của múa, hát, giao hòa . Mọi người cùng múa, cùng hát, cùng giao tay chân . Người điều động là một người của nhóm, ta thấy cảnh mọi người cùng nhau tham dự trong một Tinh Thần Công Thể, như là các phần tử trong một cơ thể. Tuyệt nhiên không hề có cảnh của mối liên hệ chủ –nô, ngay cả hình ảnh của vua quan và thứ dân cũng không có. Đây là điểm nổi bật của tinh thần Nhân Chủ đã thể hiện rõ ràng trong cảnh trên mặt trống. Mọi người bình đẳng bên nhau múa hát vang trời dậy đất trong cuộc đại diễn hành về hướng trái để hội nhập với lửa trời thiêng liêng ở trung tâm Trống Không của lòng mình.

7. Minh Triết Thái Hòa trên mặt trống. 16 vòng bao gồm 3 nhóm vòng cuả Trời, Đất, và Người. Tất cả đang an vui sinh động bên nhau.

Cảnh Trời-Đất-Người Thái Hòa


Tất cả cái khung tâm thức lưỡng hợp, thái hòa như trời - đất, chẵn - lẻ, vuông - tròn… là cái khung họa đồ của tư tưởng dân tộc. Khung tâm thức ấy dù trải qua bao thăng trầm nguy biến, dưới ách lệ thuộc ngàn năm, qua bao âm mưu cướp sạch, tiêu hủy văn hóa Việt để con cháu không con nhớ đuợc cội nguồn, văn hóa của tổ tiên, nhưng kỳ diệu và may mắn thay, Văn Hóa chủng tộc Việt chúng ta vẫn sống còn. Để ngày hôm nay, ta còn cơ hội chiêm ngắm các hoa văn khắc ghi trên mặt trống mà nhận diện tấm họa đồ di bảo của tổ tiên. Nó hướng con người Việt tìm về nội tâm, tìm ra lẽ sống an vui hòa bình. Nó linh thiêng vì lẽ sống ấy không phải là vật chất nên không bị tiêu hủy qua bao ngàn năm tang thương. Sức sống Việt là sức mạnh của Văn Hóa, nên trường tồn, nên linh thiêng. Nên chúng ta có thể gọi tên là Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt.

Khảo cổ đã mang lại cho ta niềm tự hào Việt Tộc, với nền văn minh lúa nước Hòa Bình. Đặc biệt nơi đây, khảo cổ đã mang cho chúng ta tiếng Trống Đồng Đông Sơn rộn rã trong từng đáy lòng con dân Việt.

Nhưng thật ra, Trống Đồng chỉ là một biểu tượng của khía cạnh Văn Minh. Nhưng còn nền Văn Hóa của Tổ tiên, chúng ta chưa có dịp tự hào vì chưa tìm cho thấu triệt, để ôn lại với nhau, truyền đạt cho nhau về ý nghĩa bức tranh Họa Đồ Tâm Linh Việt khắc ghi trên trống. Nơi đây ta sẽ thấy cả một nghệ thuật sống của đạo lý Việt : Chỉ là một chữ HÒA thật lớn lao. Minh Triết HÒA ấy bộc lộ rõ ràng : Mặt trời ở giữa trung tâm, đó là HÒA TRỜI. Như là Hòa với nguồn ánh sáng nuôi dưỡng vạn vật, sự sống cho muôn lòai. Rồi những vòng thú vật hiền lành, các con chim, nai bé nhỏ chính là vòng của đạo sống HÒA với ĐẤT. Và giữa cái cảnh trời đất mênh mông niềm hòa ái ấy, con người mới HÒA NGƯỜI với nhau.Đó là chính từ cảnh hòa hợp khắp cùng trời đất vạn vật, con người làm nên cuộc đại diễn hành thiêng liêng ca múa bên nhau với trời cùng đất. Trên trống đồng chính là cảnh “Ta cùng trời đất ba ngôi sánh, Trời - Đất - Ta đây một chữ đồng”.

Bức họa đồ ấy vẽ nên những nét căn cơ của đời sống. Nét căn cơ ấy là Bản Chất và cũng là Hành Trình của con người. Bản chất con người tóm gọn chỉ là giao điểm của tinh thần vô biên với vật thể hữu hạn. Hành trình của con người chẳng qua là cuộc hành hương về với bản gốc mình, có nhịp tiến lên thanh cao mà cũng có bước đi xuống lưu hành cùng thế tục. Đó là ý nghĩa chữ GIAO CHỈ của Việt tộc. Giao Chỉ là giao lại, nối kết hai Chỉ (hai đầu mối, hai thái cực) Trời và Đất, hai đối cực làm nên con người. Cho nên nói con người là vật chất, như duy vật là “duy chỉ” chứ chưa là “Giao Chỉ”, nên còn tách biệt phân ly thực tại hai chiều Lưỡng Hợp của Chân Lý Việt. Nói con người là linh thiêng xa rời xác thân, vật thể cũng là “duy chỉ” chứ chưa phải là ‘“Giao Chỉ”. Con người là “Giao Chỉ” có nghĩa là con người là một nơi hội tụ, ràng buộc, tương giao của trời và đất, hữu hạn với vô cùng. Trên trống đồng chúng ta thấy tinh thần “Giao Chỉ” cùng cực.

Trời không cô lẻ, đất cũng chẳng xa rời, con người khắc ghi cái cảm thức Hòa điệu Trời - Đất -Người bằng vòng người hóa trang chim nhảy múa theo chiều minh triết tả nhậm. Chúng ta thấy tinh thần ca vũ, hóa trang với lông chim với sự thanh thóat bay bổng của cháu TIÊN. Và chúng ta cũng thấy Tiên không một mình, mà trên tang trống ( thành trống) lại có nét khắc họa cảnh chim Tiên lao thẳng vào miệng Rồng tạo thành cảnh Tiên Rồng hòa hợp sánh đôi để rồi sẽ sinh ra một bọc trăm Con Rồng Cháu Tiên mà Triết Gia Kim Định đã mô tả bằng từ ngữ rất gợi hình: “Thuyền Tình Bể Ái” Tiên Rồng.

Thuyền Tình Bể Ái Tiên Rồng


Ngoài ra, chữ VĂN trong từ ngữ Văn Lang cũng cùng ý nghĩa trời đất giao thoa như GIAO của giao Chỉ. Nước ta quốc hiệu Văn Lang tức là đất nước của con người đã đạt mức độ Văn Trời - Văn Đất, tương quan với Trời cùng Đất. Trên Trống Đồng, họa đồ Con Người Giao Hòa cùng Trời Đất, ca múa những bước hòa nhịp Văn Lang, mà Triết Gia Kim Định đã đặt tên vũ điệu này là Văn Lang Vũ Bộ.

Như vậy, tìm hiểu trống đồng cổ vật quý của văn minh Đông Sơn thời Hùng Vương, cũng như các khía cạnh khác về kích thước, sự luyện kim trong kỹ thuật đúc trống…, chỉ là mới tìm hiểu cái hình thức bên ngòai, các yếu tố vật chất của trống. Nhưng khi mà chúng ta tìm hiểu thâm sâu thêm vào ý nghĩa của trống, qua các hoa văn, thì đó mới là tìm lại những gì trường cửu hơn, văn hóa hơn, nội tâm hơn, mới đúng như cái nhìn ngắm để rồi nghe được “Tiếng Vọng của Linh Hồn Việt”.

Hay nói cách khác, nếu thế giới hôm nay đang miệt mài say sưa hữu vi duy vật quá độ, xa rời yếu tính Giao Chỉ tâm linh, nên gần kề cơ nguy hủy diệt, thì tìm về ý nghĩa Minh Triết Trống Đồng chính là việc kéo con người về với cái luật quân bình tự nhiên An Vi, để sinh tồn. Nghĩa là sống với Đạo Trống. Trống dùng như danh từ, là cái trống, về hình thể bên ngòai. Mà động từ Trống là sự hư tĩnh trống không. TRỐNG chính là HƯ TÂM, theo đạo Trống là làm cho lòng trống không (cái Không dọn đường chứa đựng cái Có, tương tự như Chân Không Diệu Hữu) như tâm thức trong suốt trẻ thơ. Thiên đàng nào ở đâu xa, chính ngay tại tâm thức Giao lại Chỉ Trời và Chỉ Đất, Văn lại cái Hữu Hình với Siêu Hình. Nơi Tâm Thức Vô Phân Biệt hai cõi Hữu và Vô, con người đạt đến cái ngây thơ hồn nhiên của tâm hồn trẻ thơ, chính là Tâm Đạo. Cho nên, Triết Việt là đường về Nội Tâm, tiếp cận được cảnh giới siêu việt, chan hòa niềm an vui thanh tịnh, giao hòa được với bản thể sinh mệnh hai chiều đại ngã tâm linh. Do đó, Triết Việt là triết của TÂM nên rất ĐƠN SƠNỀN TẢNG, chỉ vài nét chạm khắc nghệ thuật như hình Tiên Rồng HAI chiều lưỡng nghi hòa hợp, hay BA vòng đại diễn Trời- Đất- Người cũng đủ đúc cốt xây nền cái trụ cột chính của Họa Đồ Tâm Linh Dân Tộc Việt.

Từ đó, nếu đọc đúng được họa đồ di chúc tinh thần của tổ tiên thì con cháu được an lành, đời là cuộc diễn hành về nhất thể thiêng liêng, như hoa hướng dương hướng về mặt trời Chân Lý. Nếu không đọc đúng, sai một ly đi một dặm, thì phải lâm vào khổ nạn của sai lầm, bất an cả thể xác lẫn tâm hồn, đắm chìm trong thế giới đau thương và hủy diệt. Cuối cùng chúng ta nhận ra rằng trăm sự khổ đau, bất an của con người xuất phát từ tư tưởng giới hạn, vì dùng TRÍ nhiều hơn TÂM, nên chỉ thấy cái chẻ nhỏ của thực tại, chỉ thấy khía cạnh mà chưa thấy cái toàn thể. Chỉ thấy con người của cá nhân tiểu ngã, con người lý trí, con người của đòan lũ, con người của phe nhóm, con người của tôn giáo… Đó là con người còn thiển cận, nhỏ bé, hẹp hòi, nên gọi là con người

“Duy Chỉ”. Con người “GIAO CHỈ” là phải lớn lao hơn, cao cả hơn, là con người tự thân, tự do, đơn sơ, tinh tuyền một chữ NGƯỜI không pha tạp bất cứ sắc mầu nào. Cho nên, Triết Gia Kim Định cứ kêu thống thiết lên rằng: “Đạo mất trước, nước mất sau”. Do đó, muốn cứu nước, cứu nhà, trước tiên ta phải tìm về Đạo Việt, Đạo GIAO CHỈ của nguồn Minh Triết Việt.

Một cách hình ảnh hơn, ta có thể nói rằng Đạo Việt chính là Đạo Trống. Có để lòng trống không, thì mới giao hòa được bao cái mâu thuẫn, chia rẽ chính bản thể của mình với vũ trụ, nhân sinh, trong bao đa đoan, đa sự của cuộc đời… Bình An và Chân Hạnh Phúc nào đến được khi ta chưa mở lòng cho Trống, cho Không.

Thật thế, Đạo Trống đã khắc ghi trên các hoa văn có con dấu ấn LƯỠNG HỢP, THÁI HÒA hay là HAI- BA, dấu chỉ đường về với Đạo. Đọc lịch sử quê hương, ta thấy biết bao thăng trầm, vinh nhục. Và mang Đạo Trống quán chiếu, ta thấy ngay tầm ảnh hưởng của bức họa đồ sinh tử của dân tộc Việt. Hôm nay, trên bước  bất đắc chí phải tha hương, nói đến chuyện cứu quốc, kiến quốc, thì không thể không tìm lại một họa đồ thích hợp với căn tính Việt để xây nhà Việt, cho người Việt khỏi lâm cảnh không cửa không nhà, tinh thần bơ vơ không nơi trú ngụ. Một dân tộc có bản sắc 5000 năm không bị tiêu trầm, chắc hẳn tấm họa đồ của dân tộc ấy phải chứa đựng nổi hồn thiêng văn hóa của giống nòi. Chắc hẳn nền văn hóa ấy phải đủ sức sống mãnh liệt để hàng ngàn năm dòng máu Lạc Việt cứ tuôn đổ ra để bảo vệ nó qua bao thăng trầm. Tấm họa đồ ấy trong thời thanh bình an lạc Hùng Vương đã khắc ghi cái tâm tình, trí tuệ, đau thương của giống nòi Việt Tộc trên hoa văn của Trống Đồng mà đại biểu là Trống Đông Sơn rực rỡ một thời.

Chúng tôi rất kính phục và cảm ơn các nhà khảo cổ Tây phương nhất là ở trường Viễn Đông Bác Cổ Pháp, để rất nhiều năm tháng và tâm tư cùng đem những sử học, mày mò, khảo sát, suy luận và giả thiết. Các vị ấy đã viết nên cả những bộ sách lớn khiến trống đồng trở thành một vật nổi tiếng trên Thế Giới. Nhờ các vị mà rất đông những nhà học giả của nước chúng tôi khi đề cập đến di sản văn hoá này cũng đã khiến được cho quần chúng bình dân biết đại khái rằng ngày xưa các bộ lạc của tổ tiên mình thờ vật tổ là con chinh tên là Lạc, thờ thần mặt trời ( vì hình vẽ ở trung tâm mặt trời loé ra nhiều tia sáng),lại có những hình người đội mũ cánh chim, mặc áo xòe ra như lông cánh chim, rồi có cả mắt chim ở đầu mũi thuyền, đầu mũi tên, trên mái chèo, bánh lái thuyền, …

Nhiều vị xác quyết rằng bộ lạc cổ xưa này sau đó di cư đến các hải đảo Thái Bình Dương, nên có liên hệ bà con với bộ lạc Dayak ở Bornéo, còn có hình thuyền giống như trên trống dùng vào dịp tang lễ. Nhiều vị khác còn thêm tại miền Bắc có bộ lạc hay hoá trang cái đầu thành đầu chim trong lễ nghi cúng kiếng theo điệu trống đồng.

Trống vốn không biết nói, cũng không biết thế nào mà dám cãi. Thôi thà tuỳ người ta nhớ được một tiền tích nào ở đâu thì sẵn ghép cho nó những nội dung khác nhau. Ra sao nó cũng phải chịu.

Chúng tôi chỉ trộm nghĩ rằng, trống đồng xưa chỉ tù trưởng mới được phép có, nó như một ấn ngọc tỷ, biểu tượng uy quyền của vị Hoàng Đế, người ta chả nên lầm mà hiểu nó như một sản phẩm công nghệ để trao đổi trong phiên chợ, và hiểu những hình vẽ là để cho vui mắt người mua dùng.

Việc cần là tìm cái ý tiên khởi của người xưa gởi gắm vào hình vẽ và nếu có thể được thì tìm hiểu xem hình vẽ đó để làm gì ?

Tạm coi là hình mặt trời ở giữa mặt trống, nhưng sao lại 14 tia sáng mà không hơn, không kém ?

Sao lại chỉ có 18 con chim ?

Sao lại có 6 con gà, 10 con hươu ? Rồi 8 con gà 10 con hươu nữa ?

Nếu làm cho đẹp sao không làm đều nhau ?

Có lẽ chăng đây là cái trống của người tù trưởng quản lãnh 14 vị tù trưởng nhỏ khác mà tiếng trống đánh lên thì 14 nơi kia đều phải nghe ?

Hoặc đây là một đám rước và người ta hoá trang chăng ? Nhưng đâu là đầu, đâu là cuối đám rước ? Và sao lại có người giã gạo ? Người ngồi nhà sàn ?

……


Tài ba và nhiệm vụ của tù trưởng

Một tù trưởng hẳn phải có nhiều đám dân đến hỏi những việc thuộc đời sống hằng ngày của họ. Ông phải có hiểu biết gì hơn họ và chỉ bảo họ ra sao ?

Chẳng hạn, có đám hỏi đêm nay có thể đi săn được không ?

Liệu có trăng không ? Trăng lên vào chặp tối hay gần sáng ?

Ngày mai nước có lên không ? Có thể cho thuyền ra khơi đánh cá được không ?

Mùa này nên ở nhà hay đi hái trái ?

Đã nên giả gạo để ủ làm rượu dùng vào ngày lễ nào đó chưa ?

……

Ông tù trưởng phải có nhiệm vụ biết ngày giờ, sáng tối, trăng tròn trăng khuyết, tiết trời nóng lạnh, mưa gió, con nước, tình hình muôn thú, cũng như những dịp lễ lạt phải chuẩn bị trước. Sự tích lũy kinh nghiệm của nhiều đời tù trưởng đã phải được ghi lại, cũng như phải có gì để mà ghi lại, để mà làm việc và hướng dẫn quần chúng.

Một quyển lịch cổ xưa

Vì các lý lẽ trên, vị tù trưởng phải có một quyển lịch năm, tính theo tuần trăng, theo mùa màng khí tiết, đặt ngay cạnh mình, để dân hỏi gì là tra ngay ra được câu trả lời.

Lịch ấy vạch trên đồ đất nung thì dể vỡ, dễ mòn, không truyền được nhiều đời. Vạch trên mặt trống đồng thì thật là tiện, gọn, đúng với vật biểu tượng uy quyền của mình cùng cả dòng tù trưởng.

Vậy những hình vẽ trên mặt trống đồng Ngọc Lũ là một quyển Âm Lịch, có tháng đủ, tháng thiếu, có đêm trăng tròn, trăng khuyết, hay không có trăng, lại có cả năm nhuận và chu kỳ 18 năm để tính tháng dư, cũng như có những chỉ vạch về 4 mùa trong năm.

Nếu vậy thì không những không có gì là mê tính ( thờ chim, vật tổ mặt trời, mặt trăng, ca vũ để cầu thần linh,…) mà có vẻ như người xưa còn có tinh thần thực tế, hợp lý, khoa học, chính xác, chưa biết chừng người đời nay còn phải giật mình là đằng khác nữa.

(xem tiếp phần 2) ( next post ) .........

KinhDuong

12-11-2007, 09:25 AM

Quyển Âm Lịch cổ xưa của TG


[Only registered and activated users can see links]



Phần 2:

-----------------------------------

Cách đếm ngày và đêm

Năm âm lịch theo kinh nghiệm nhiều đời nghiên cứu mặt trăng, vẫn được tính là 354 ngày ( dương lịch tính 365 ngày ) chia ra cho 12 tháng, thì mỗi tháng 29 ngày gọi là tháng thiếu và có dư 6 ngày để thêm vào cho 6 tháng khác gọi là tháng đủ.

Vậy một năm âm lịch có 6 tháng 29 ngày và 6 tháng 30 ngày.

Cứ năm năm lại có hai năm mỗi năm dư 1 tháng, gọi là năm dư tháng nhuận.

Và cứ sau năm thứ 18, qua năm thứ 19 gọi là 1 chương thì lại không tính là năm dư, chỉ có 12 tháng thôi, kể như là năm thường vậy.

Do đó, vòng hình vẽ 18 con chim mỏ dài cánh lớn ở ngoài cùng là hình vẽ một chu kỳ 18 năm, mỗi con chim ấy là 1 năm.

Vòng hình vẽ thứ nhất ở trong cùng gần trung tâm có 6 người trang phục kỳ dị mỗi bên vòng tròn đối nhau, đã không phải người Giao Chỉ ăn bận như thế, mà đó là những vị thần cai quản mỗi vị 1 tháng, trong 6 tháng đầu ở 1 bên và 6 tháng cuối mỗi năm. Thêm có một hình người thấp bé hơn cạnh 6 người ở một bên, đó là để ghi tháng nhuận của năm dư.

Vòng hình vẽ thứ nhì ở giữa, có 6 con gà, 10 con hươu, rồi lại 8 con gà, 10 con hươu, ấy là hình vẽ những con vật tương trưng. Gà chỉ đi ăn vào ban ngày, Hươu đi ăn vào đêm trăng sáng. Có 6 đêm vào đầu tháng từ 1 đến 6 không trăng; và 8 đêm vào cuối tháng từ 22 đến 30 cũng không trăng. Những đêm ấy không đi săn thú được. Và sau đó, khi có trăng thì có thể tổ chức đi săn đêm.

Theo kinh nghiệm cũ truyền mãi tới ngày nay, có 6 đêm đầu tháng không trăng, người ta tính :

Mồng 1 lưỡi trâu - Mồng 2 lưỡi gà - Mồng 3 lưỡi liềm - Mồng 4 câu liêm - Mồng 5 liềm vật - Mồng 6 phạt cỏ - Mồng 7 tỏ trăng, là bắt đầu tuần trăng sáng.

Tuần trăng sáng kia dài đến đúng đêm 10 rằm trăng náu (đáo : đủ ). Mười sáu trăng treo ( chiêu : sáng sủa ). Mười bảy trải giường chiếu ( rủ giường chiếu ). Mười tám giương cạm ( trương : xếp đặt, chẩm : cái gối ). Mười chín bịn rịn (bị : áo ngủ đắp trùm, rị : tối ). Hai mươi giấc tốt ( ngủ ngon ). Hai mốt nữa đêm ( mới có trăng ).

Từ 22 lại vào tuần không trăng, ( 22 – 30 ) nên không cần tính nữa.

Cái hoa 14 cánh ở trung tâm không phải là hình mặt trăng hay mặt trời của bộ lạc thờ những tinh thể ấy, đó là hình vẽ để đếm đêm và ngày.

Đêm là khoảng cách nằm giữa mỗi 2 ngày, trong cả tháng 29 ngày. Tổng số khoảng cách ấy là 28 nếu là tháng thiếu, 29 nếu là tháng đủ.

Cái hoa 14 cánh, đếm hết vòng thứ nhất từ 1 đến đêm trăng tròn (15, đêm rằm ) và đếm vòng thứ 2 nữa, từ 16, thì lại trở về đêm không trăng (đêm 30).

( Xem hình bên trái đầu bài viết )

Bắt đầu đếm từ đâu ?

Tìm ra đầu mối là vấn đề quan trọng. Chỉ có 1 điểm trong cả vòng tròn để dùng khởi đầu cuộc đếm. Ấy là điểm chỉ vào đêm 30 không trăng.

Ta biết rằng vào đầu tháng có 6 đêm không trăng.

Vậy điểm khởi đầu để xem lịch phải nằm ở đuôi con gà cuối cùng trong dòng 6 con.

( Xem hình : đã tô vàng con gà và vị thần “tí hon”, đó là điểm đầu năm nhân sự, ngày đầu năm bạn có thể xác định bằng cách kẻ một đường thẳng từ tâm bông hoa thời gian tới điểm giữa của 2 cánh hoa ( giữa 2 đêm liền nhau là 1 ngày ) và hướng về phía con gà này, đường thẳng đó sẽ tự nhiên cắt đuôi con gà, đuôi con chim ở vòng ngoài cùng và đi qua phần cuối của một lễ hội ở sau lưng vị thần tí hon).

Ý nghĩa của hoa thược dược

Ý nghĩa của hoa violet

Ý nghĩa của những bông hoa hồng

Ý nghĩa của hoa bồ công anh

Ý nghĩa của hoa quỳnh hương

Ý nghĩa của hoa huệ trắng

Ý nghĩa của hoa sen

Ý nghĩa của hoa thạch thảo

Ý nghĩa của hoa lay ơn

Ý nghĩa của hoa lan hồ điệp

Ý nghĩa của hoa thiên điểu

Làm tóc xoăn tự nhiên bằng giấy

Cách làm tóc mái phồng cực đẹp

Ý nghĩa của hoa hồng trong tình yêu

Ý nghĩa của Gangnam style

Tự chế kem dưỡng da mùa đông

Tự chế kem dưỡng vùng mắt

Tự chế sữa rửa mặt cho da mụn

Làm mặt nạ dưỡng da trắng hồng

Thịt kho tương bần món ngon chiêu đãi cả nhà

Các nghề hot hiện nay



(ST).