Ý nghĩa của ngày lễ Giáng sinh

Chúng ta đã bước vào tháng 12 với những nhộn nhịp của Mùa Giáng Sinh. Người ta chen chúc nhau mua sắm và nhìn vào mức độ mua sắm để đo lường sự phát triển hay suy thoái của nền kinh tế. Riêng quý vị nhìn thấy gì trong Mùa Giáng Sinh? Giáng Sinh là ngày kỷ niệm Con Trời giáng thế và sự giáng thế đó mang ba ý nghĩa sau, dựa vào lời Kinh Thánh:

1. Giáng Sinh là ngày nhân loại được Thiên Chúa soi sáng bằng ánh sáng của Ngài

700 năm trước khi Chúa Giê-xu giáng sinh, nhà tiên tri Ê-sai được Thiên Chúa mạc khải, báo truớc về việc Thiên Chúa giáng trần như sau: "Dân đi trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn và ánh sáng đã chiếu vào nơi bóng tử thần ngự trị" (Ê-sai 9:1). Lúc Chúa Giê-xu giáng sinh, con dân Chúa thật sự đang sống trong bóng tối: bóng tối của nô lệ, nghèo khổ, bất công, áp bức... Trong khung cảnh đó, câu: Dân đi trong bóng tối đã thấy ánh sáng lớn thật đúng và thích hợp.

Hơn hai ngàn năm đã trôi qua, con người đã tiến bộ vượt bực và ngày nay ta không thể nói là mình đang sống trong bóng tối. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế, một bóng tối khác cũng đang bao trùm trên nhân loại. Bóng tối của tội lỗi, gian ác, xấu xa, của những hình thức tội ác người ta không bao giờ ngờ đến. Mở một tờ báo, theo dõi một bản tin, cũng đủ thấy cái bóng tối đang bao trùm trên nhân loại. Cái bóng tối của thế kỷ chúng ta không nằm trong khoa học kỹ thuật, cũng không nằm trong hiểu biết của con người, nhưng trong tình trạng xuống dốc của đạo đức. Lương tâm con người đã trở thành chai lì, làm điều sai quay mà không còn một mảy may khó chịu.


Chính trong bóng tối đó của nhân loại mà Giáng Sinh vẫn còn ý nghĩa. Trong Mùa Giáng Sinh nầy, điều chúng ta cần làm là nhìn lên ánh sáng của Thiên Chúa. Ánh sáng đã ban cho nhân loại qua việc Chúa Giê-xu giáng sinh. Khi đến trần gian, Chúa Giê-xu đã tuyên bố:

Ta là ánh sáng của thế giới, người nào theo Ta sẽ không đi trong bóng tối nhưng có ánh sáng sống (Phúc Âm Giăng 8:12)

Ánh sáng đã đến nhưng con người khước từ ánh sáng nên vẫn tiếp tục sống trong bóng tối. Lời Chúa dạy:

Ánh sáng đã đến trần gian nhưng người ta yêu bóng tối hơn ánh sáng vì việc làm của họ là xấu xa (Phúc Âm Giăng 3:19)

Giáng Sinh là ngày ánh sáng của Thiên Chúa đến với con người. Ánh sáng đó đã đến và soi sáng khi người ta chịu đi trong ánh sáng. Nhưng ánh sáng cũng trở thành bóng tối nếu người ta quay lưng lại với ánh sáng. Quý vị đang hướng về ánh sáng của Thiên Chúa hay đang quay lưng lại với Ngài?

Ý nghĩa thứ nhất của Giáng Sinh, theo lời dạy của Thánh Kinh là ánh sáng đã đến với nhân loại. Ý nghĩa thứ hai, cũng theo lời tiên tri Ê-sai được Chúa mạc khải là:

2. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban cho nhân loại món quà đặc biệt

Lời tiên tri về việc Chúa Giê-xu giáng sinh được mô tả bằng những lời như sau:

Có một con trẻ sinh cho chúng ta, một con trai ban cho chúng ta (Ê-sai 9:5a)

Chữ "chúng ta" được nhắc đến hai lần cho thấy đối tượng của giáng sinh không ai khác hơn là con người chúng ta. Thiên Chúa giáng trần là để giải thoát con người khỏi gông cùm của tội lỗi.

Bóng tối và tội lỗi đi chung với nhau, trói buộc con người, làm cho con người không sống đúng với vai trò và chỗ đứng của mình. Khổ đau và bất hạnh vì vậy cứ tiếp diễn. Ngày nào con người quay lại với ánh sáng, để cho Thiên Chúa giải thoát, ngày ấy chúng ta mới hiểu được thế nào là thật sự giải thoát. Giáng Sinh là mùa người ta tặng quà cho nhau và món quà lớn nhất là Chúa Giê-xu đã được Ðức Chúa Trời ban cho nhân loại hơn 2,000 năm trước. Ðây không phải chỉ là món quà của Mùa Giáng Sinh mà là của cả cuộc đời vì qua Chúa Giê-xu, chúng ta được giải thoát, được tha thứ, được làm con Thiên Chúa. Chúa Giê-xu đã được ban cho chúng ta nhưng chúng ta có tiếp nhận Chúa như món quà cho đời sống hay vẫn tiếp tục hững hờ trước tình yêu cao quý Chúa dành cho chúng ta?

Giáng Sinh là ngày ánh sáng chiếu rọi vào trần gian. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa ban món quà vô giá cho con người và:

3. Giáng Sinh cũng là ngày con người phải tiếp nhận món quà vô giá đó để tận hưởng ân phúc Thiên Chúa dành cho chúng ta

Khi Chúa Giê-xu giáng sinh, Ngài được gọi bằng những danh hiệu sau: Cố Vấn Kỳ Diệu, Thiên Chúa Quyền Năng, Thân Phụ Vĩnh Hằng và Vương Tử Hòa Bình. Những danh hiệu nầy nói lên bản tính và việc làm Chúa và cũng cho thấy những khía cạnh của đời sống con người cần đến Chúa.

Cố vấn là người hướng dẫn, khuyên bảo, khích lệ. Cố vấn cũng mang ý nghĩa người mưu sĩ hay vị quân sư, quyết định đường đi, nước bước của chúng ta. Chúa Giê-xu đã giáng sinh làm người hướng dẫn đó, nhưng chúng ta có chịu làm theo lời khuyên dạy của Ngài hay không?

Chúa chẳng những là vị cố vấn nhưng Ngài cũng chính là Ðức Chúa Trời trong thân xác con người. Chúa chẳng những hướng dẫn nhưng cũng ban cho chúng ta sức mạnh để đương đầu với nghịch cảnh và những khó khăn trên đời vì vậy Chúa được gọi là Thiên Chúa quyền năng.

Thiên Chúa quyền năng đó cũng là người Cha nhân từ, đời đời không bao giờ thay đổi do đó Ngài mang danh hiệu Thân Phụ Vĩnh Hằng. Thiên Chúa quyền năng nói đến sức mạnh của Chúa còn Thân Phụ Vĩnh Hằng cho thấy tình yêu đời đời Chúa dành cho chúng ta.

Sau hết, Chúa Giê-xu được gọi là Vương Tử Hòa Bình vì chính Chúa đem đến cho con người an bình thật sự: an bình nội tâm, an bình giữa người với người và trên hết an bình giữa con người với Thiên Chúa.

Ðối với các nhà doanh thương, Giáng Sinh là mùa quyết định việc thu nhập trong năm. Ðối với các nhà kinh tế đây là cây thước để đo mức độ lên xuống. Ðối với một số người khác, đây là dịp để ăn uống, giải trí. Trẻ em thì chỉ mong chờ mùa nầy để có quà nhưng chúng ta cần có cái nhìn đúng hơn về Giáng Sinh. Giáng Sinh là ngày Thiên Chúa đem ánh sáng đến cho nhân loại, ban cho nhân loại món quà vô giá, là ngày Thiên Chúa đến với con người như một người cha yêu thương, người cố vấn dẫn đường và là người giải hòa, nối kết chúng ta trở lại với Thiên Chúa chí cao.

Chúng ta cần dừng lại trong cái bận rộn của Mùa Giáng Sinh, suy nghĩ đến ý nghĩa đích thực của ngày lễ và sống với ý nghĩa đó. Ánh sáng đã đến trần gian, nhưng quý vị đã tiếp nhận ánh sáng đó chưa? Quý vị đang quay mặt hay đang quay lưng lại với ánh sáng của Thiên Chúa? Thiên Chúa ban cho quý vị món quà vô giá nhưng quý vị đã tiếp nhận món quà đó chưa? Thiên Chúa muốn ở bên cạnh quý vị, làm người cố vấn toàn hảo, là người cha nhân từ, người giải hòa chúng ta với Thiên Chúa và ban cho chúng ta an bình thật sự. Kính mời quý vị lấy đức tin, mở rộng tâm hồn tiếp đón Chúa, quý vị sẽ kinh nghiệm tất cả những điều nầy và sẽ kinh nghiệm ý nghĩa đích thực của Mùa Giáng Sinh.

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Noel, Christmas hay Xmas (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Emmanuel, nghĩa là "Thiên Chúa ở cùng chúng ta") là một ngày lễ kỷ niệm ngày Chúa Giê-su thành Nazareth sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc Giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của nước Do Thái, lúc bấy giờ đang dưới quyền thống trị của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6

Một số nước ăn mừng ngày này vào25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Theo Công giáo Rôma, lễ chính thức là ngày 25 tháng 12 còn gọi là "lễ chính ngày", còn lễ đêm 24 tháng 12 gọi là "lễ vọng". Dù vậy, lễ đêm 24 tháng 12 thường thu hút tin đồ tham dự nhiều hơn. Những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Julius để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory

Chữ Christmas và Xmas đều có cùng một ý nghĩa như nhau. Vì chữ Hy lạp viết chữ Christ là Christos,Xpiơtós hay Xristos. Người ta dùng phụ âm X để tượng trưng cho nguyên chữ Xristos hay Xpiơtós, rồi thêm chữ Mas kế cận để thành chữ Xmas. Như vậy Xmas cũng có nghĩa là ngày lễ của đấng Christ.

Biểu tượng Giáng sinh và ý nghĩa

Vòng lá mùa vọng

Vòng lá mùa vọng là vòng tròn kết bằng cành lá xanh thường được đặt trên bàn hay treo lên cao để mọi người trông thấy. Cây xanh thường được trang hoàng trong các bữa tiệc của dịp Đông chí - dấu hiệu của mùa đông sắp kết thúc. Trên vòng lá đặt 4 cây nến. Tục lệ này khởi xướng bởi các tín hữu Pháo Lutheran ở Đức vào thế kỷ 16 để nói lên sự giao tranh giữa ánh sáng và bóng tối.

Vòng lá có hình tròn nói lên tính cách vĩnh hằng và tình yêu thương vô tận của Thiên Chúa. Màu xanh lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là  màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).

Thiệp Giáng sinh

Bắt nguồn từ năm 1843 khi ông Henry Cole, một thương gia giàu có nước Anh, đã nhờ Horsley, một họa sỹ ở London, thiết kế một tấm thiệp thật đẹp để tặng bạn bè. Vào Noel năm đó, Horsley trình làng tấm thiệp đầu tiên trên  thế giới và sau đó nó đã in ra 1000 bản. Thiệp Giáng sinh nhanh chóng bùng phát và trở thành mốt thịnh hành ở Anh trong suốt 10 năm kể từ khi Chính phủ Anh thông qua đạo luật năm 1846 cho phép bất kì người dân nào gửi thư đến bất kỳ nơi nào với giá rẻ. Không lâu sau, trào lưu này du nhập sang Đức và tới 30 năm sau người Mỹ mới chấp nhận nó.

Quà Giáng sinh

Những món quà biểu lộ tình yêu của mọi người với gia đình và bạn bè. Đối với một số người, những món quà Giáng sinh còn có một ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Đó là lễ kỷ niệm ngày sinh của Chúa Giê-su, món quà mà Thiên Chúa đã ban tặng cho con người.

Khi Chúa Giê-su cất tiếng khóc chào đời tại Bethlehem trong một cái máng cỏ, ba vị vua phương Đông đã đến để bày tỏ sự thành kính của mình. Họ mang đến ba món quà quý giá, đó là vàng, trầm hương và mộc dược. Vàng tượng trưng Chúa Giêsu là vua ( tức con Chúa Cha - Vua Nước Trời), trầm hương tượng trưng Giê-su là Thiên Chúa và mộc dược biểu hiện hình ảnh Giê-su bị đóng đinh trên cây thánh giá hay nói rõ hơn là sự chịu chết của Chúa Giêsu để cứu chuộc nhân loại.

Ba vị vua rất giàu có nhưng những người dân nghèo hầu như chẳng có tài sản cũng mang đến bất cứ những gì họ có thể để tỏ lòng thành kính với Chúa Hài đồng. Những người chăn cừu tặng Giê-su hoa quả và những món đồ chơi nhỏ do chính họ tạo ra.

Ông già Nô-en thường cưỡi xe tuần lộc trên trời, đến nhà có cây thông giáng sinh và leo qua ống khói để đem đến những món quà cho các em nhỏ đang ngủ và thường để quà trong những chiếc tất.

Giáng sinh ở Việt Nam

Ngày nay, ở Việt Nam, dù không chính thức nhưng Giáng sinh dần dần được coi như một ngày lễ chung, thường được tổ chức vào tối 24 và kéo sang ngày 25 tháng 12. Trong những ngày này, cây thông Nô-en được trang trí ở nhiều nơi bằng cây thật (thường là thông ba lá hoặc thông mã vĩ) hay thông nhân tạo làm bằng nhựa, không phải cây thông như ở các nước phương tây thường là họ Bách tán. Trên cây, người ta thường treo các đồ trang trí nhiều loại nhưng thường có những cặp chuông, dây giả tuyết, những chiếc ủng, các gói quà tượng trưng và đèn trang trí giống như các nước phương Tây...

Lễ Giáng sinh ở Việt Nam là một dịp sinh hoạt văn hóa cộng đồng nhộn nhịp, những đôi tình nhân âu yếm tặng quà cho nhau, trẻ em háo hức chờ sự xuất hiện của Santa, gia đình bè bạn rủ nhau hội hè, yến tiệc, hát karaoke. Người Việt Nam rất thích thú các ca khúc Giáng sinh, đặc biệt là Feliz Navidad.

Một mùa Giáng sinh nữa đang về trong âm thanh rộn rã của những bài thánh ca, tiếng chuông ngân vang của nhà thờ, những cây thông Noel được trang hoàng rực rỡ cùng những ngọn nến lung linh, báo hiệu một mùa giáng sinh ấm áp, an lành...

Hẳn Lễ giáng sinh sẽ không còn ý nghĩa nếu thiếu đi những hình ảnh đặc trưng này. Mỗi một biểu tượng và mỗi món quà đều có một câu chuyện và một ý nghĩa hết sức đặc biệt: 

Bánh Buche Noel (Buche de Noel) 

Có một tục lệ trong đêm trước Giáng sinh của người phương tây là chặt một khúc cây lớn (Yule Log) và đặt lên lò sưởi (hearth) để làm lễ. Tương truyền rằng bột than có từ khúc cây đã cháy này sẽ bảo vệ cho ngôi nhà tránh được sự xâm nhập của ma quỷ (the wickedness of the evil spirit). Ngày nay, tập tục này mất dần vì không mấy nhà còn ống khói. Thay vào đó, theo sáng kiến của một thợ làm bánh ở Pháp năm 1875, người ta làm chiếc bánh ngọt có hình cây củi (buche nghĩa là "khúc củi lò sưởi" theo tiếng Pháp) và thưởng thức nó trong đêm Noel và phong tục này đã lưu truyền cho đến nay.

Tuần lộc Rudolph (Rudolph reindeer) 

“Ông Già Tuyết huýt sáo, hét lên và gọi tên chúng: Nào Dasher! Nào Dancer! Nào Prancer và Vixen! Tiến lên Comet, tiến lên Cupid! Tiến lên Donder, Blitzen và Rudolph!.”Rudolph” là chú tuần lộc thứ 9 đã được thêm vào từ năm 1939 (Ban đầu chỉ có 8 chú tuần lộc kéo xe trượt tuyết (the sleigh) của ông già Noel), nó có nhiệm vụ soi sáng đường nhờ vào chiếc mũi đỏ và sáng chói của nó.

Theo truyền thuyết, để cứu một đứa trẻ bị tế sống bên cây sồi (a great oak tree), Thánh Boniface (Saint Boniface) đã hạ cái cây vững chãi đó chỉ bằng một quả đấm. Tại nơi cây sồi gục ngã, có một cây thông nhỏ (a small fir tree) mọc lên. Ngài nói, cây đó tượng trưng cho sự vĩnh hằng của Chúa cứu thế. Ngoài ý nghĩa này, cây thông được dùng trong các dịp Noel và các lễ hội đón chào năm mới ở khắp nơi trên thế giới còn là vì nó luôn được xem là biểu tượng của niềm hy vọng và sức sống mới (a symbol of hope and new life). Dù sống trong khí hậu khắc nghiệt nhưng nó vẫn giữ được dáng vẻ mạnh mẽ, vững chãi và màu xanh bất diệt.

Ngôi sao Giáng Sinh hay còn gọi là ngôi sao Bethlehem (Christmas star) 


Ngôi sao trở thành biểu trưng ý nghĩa trong mùa Giáng sinh và luôn được treo chỗ trang trọng nhất ở các giáo đường, trên các cây thông Noel… Hình ảnh ngôi sao chính là tượng trưng của chúa trời về điều hẹn ước từ thủa trước (the heavenly sign of promises long ago). Chúa trời hứa sẽ gửi một đấng cứu thế cho thế giới (Saviour for the world), và ngôi sao chính là sự cam kết cho lời hứa của Ngài (the sign of fulfilment of His promise). Người theo đạo Ky-tô thì tin rằng ánh sáng ngôi sao chính là sức mạnh quyền năng của Chúa, xóa tan bóng tối đêm đông lạnh giá, thắp lên một mùa xuân mới ấm áp và hạnh phúc cho muôn dân.


Nến Giáng Sinh (Candles) 

Truyền thuyết kể rằng thánh Maria (Saint Maria) và Giu-se đêm Chúa Giáng Sinh đã tìm ra nơi trú ngụ nhờ lần theo ánh sáng của ngọn nến hắt ra từ cửa nhỏ của một cái chuồng bò lừa. Ánh sáng của những ngọn nến có ý nghĩa là thắp sáng lên (light up) niềm hi vọng (hope), hòa bình (peace), tình yêu (love) và niềm vui (hapiness), chúng luôn soi sáng dẫn đường cho chúng ta bước qua những ngày u tối (show the pathway to safety). 

Trong các buổi lễ Giáng Sinh, sẽ có 4 ngọn nến được thắp lên:

The Candle of Hope (Ngọn nến của Hi vọng)

The Candle of Peace (Ngọn nến của Hòa bình)

The Candle of Love (Ngọn nến của Tình yêu)

The Candle of Joy (Ngọn nến của Niềm Vui)

Và ngọn nến thứ 5 tượng trưng cho ngày sinh của Chúa. 

Hang đá và máng cỏ (Cave and manger) 

Trong truyền thuyết, Chúa sinh ra trong một hang đá nhỏ (a small cave), nơi máng cỏ (manger) của các mục đồng chăn chiên tại thành Bethelem. Ngày nay, vào đêm 24/12 tại các giáo đường đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng Chúa Hài đồng, tượng Đức mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, tượng Ba Vua và một số thiên thần.


Vòng hoa mùa vọng (Christmas wreaths) 

Vòng hoa có hình tròn nói lên sự vĩnh hằng (eternity) và tình yêu thương vô tận (the everlasting nature of love) của Thiên Chúa. Màu xanh của lá nói lên hi vọng rằng Đấng Cứu Thế sẽ đến cứu con người. 4 cây nến bao gồm ba cây màu tím - màu của Mùa Vọng, cây thứ 4 là màu hồng, là màu của Chúa Nhật thứ Ba mùa Vọng, hay còn gọi là Chúa Nhật Vui mừng (Gaudete Sunday).


Chiếc gậy kẹo (The candy cane) 

Cây gậy kẹo chính là biểu tượng thể hiện tình yêu và sự hy sinh của Chúa Jesus. Màu trắng biểu hiện cho sự vô tội của Chúa Jesus (the purity of Jesus). Ba sọc nhỏ (The three small stripes) tượng trưng cho những đau đớn mà Đức Chúa đã phải chịu trước khi ngài chết trên cây thập tự giá. Ba sọc đó còn biểu hiện ba ngôi thiêng liêng (Holy Trinity) của Chúa (sự hợp nhất của Cha (the Father), Con (the Son) và Thánh thần (the Holy Spirit). Một sọc đậm được thêm vào để tượng trưng cho máu mà Chúa đã đổ cho loài người (the blood Jesus shed for mankind). Nếu bạn lật ngược cây gậy, nó sẽ trở thành chữ J tượng trưng cho chữ cái đầu tiên của tên Chúa Jesus. 

Cây trạng nguyên (The Poinsettia) 

Truyền thuyết kể lại rằng có một bé trai không có quà dâng lên Chúa Hài Đồng nên em đã mang đến một máng cỏ (manger) và một chùm lá cây (green leaves). Các bạn em cười chế nhạo em, nhưng khi em đặt những nhánh lá dưới chân Chúa Hài Đồng thì những cành lá đó biến thành những bông hoa đỏ rực rỡ rất đẹp (bright red petals). Quê hương của cây trạng nguyên là Mêhicô và người dân Mêhicô coi cây trạng nguyên là biểu tượng của ngôi sao ở Bet-lê-hem chính vì vậy mà cây trạng nguyên luôn đi cùng với mùa Giáng Sinh.

Chuông Thánh Đường (Church bell) 


 Sau khi Chúa hài đồng giáng sinh, tiếng chuông được rung lên để chào mừng Chúa Cứu thế xuống trần. Tiếng chuông ngân vang còn như một biểu tượng cho sự dẫn đường dẫn lối (guidance and return) và nhắc nhở chúng ta rằng trong con mắt của Chúa trời chúng ta đều được yêu thương trân trọng.


Tập tục tặng quà trong những chiếc bít tất (Christmas stockings) 

Theo truyền thuyết, ông già Noel trở lại trần gian và theo đường ống khói lò sưởi (chimney) ông vào mỗi gia đình, để bánh kẹo vào trong những chiếc tất mà trẻ em treo gần giường ngủ hay lò sưởi. Bởi thế trong những dịp Giáng sinh, mọi người trong gia đình thường mua qùa bỏ vào đôi tất (Stockings filled with presents) để cạnh lò sưởi, lúc lũ trẻ thức dậy rất vui mừng với món quà của ông già Noel tặng. Từ đó có tục trẻ em treo bít tất bên cạnh lò sưởi dể nhận những món quà mơ ước từ ông già Noel.

Thiệp Giáng sinh (Christmas cards) 

Cứ mỗi dịp Giáng sinh về mọi người lại trao nhau những cánh thiệp xinh xắn kèm theo những lời chúc thân thương, nhưng có mấy ai biết rằng thiệp Giáng sinh đã ra đời từ rất lâu, khoảng hơn 2 thế kỷ trước.

Tập tục gửi thiệp Giáng sinh bắt nguồn từ xứ sở sương mù vào năm 1843. Loại thiệp Giáng sinh đầu tiên do J.Horsley - một họa sĩ ở London - thiết kế. Một người bạn thân là Sir Henry Cole đã nhờ Horsley thiết kế cho mình một tấm thiệp thật đẹp để ông gửi người thân và bạn bè. Thế là Noel năm 1843, Horsley trình làng tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên trên thế giới là kiểu tranh 3 phần được vẽ bằng tay. Trên tấm thiệp Giáng sinh đầu tiên này nổi bật với câu chúc mừng: "Chúc bạn Giáng sinh vui vẻ và một năm mới hạnh phúc!" (Merry Christmas and a happy new year to you!).

Ký hiệu Xmas (the abbreviation "Xmas" ) 

Từ viết tắt này có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Trong tiếng Hy Lạp “Xristos” là Chúa Jesus. Vào thế kỷ thứ XVI, những người châu Âu bắt đầu dùng chữ cái đầu tiên của tên Đức Chúa là "X" để viết tắt cho từ Christ trong Christmas. Ngoài cách viết này còn có một số cách viết khác nhưng ít phổ biến hơn đó là “Xian” (Christian) and “Xianity” (Christianity). Thực chất việc dùng “Xmas” thay cho “Christmas” không phải là ý đồ nhằm làm giảm bớt ý nghĩa tôn giáo mà nó chỉ giống như các chữ viết tắt thông thường khác được dùng trong văn nói hay viết chẳng hạn như “Mr.” (ông/ngài) hay “etc.” (vân vân)… 

Hi vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu thêm nhiều điều thú vị và ý nghĩa sâu sắc của những biểu tượng và những món quà trong dịp lễ Noel. Chúc các bạn cùng gia đình đón một mùa Giáng sinh an lành và tràn ngập niềm vui! Merry Christmas! May all the Seasons of your life be filled with full of joys and happiness!

Ngày đại lễ mừng Chúa Giáng sinh của năm 2011 đã gần tới. Đây là một biến cố trọng đại, một biến cố siêu việt trong lịch sử nhân loại. Chúng ta tìm hiểu một chút về lịch sử và những giá trị cao trọng của ngày đại lễ này trong dòng lịch sử của nhân loại, và gắn liền với hành trình của lịch sử Ơn Cứu Độ của Thiên Chúa.

Trong Phụng Vụ của Giáo hội Công giáo, có ba ngày lễ sinh nhật được mừng kính: sinh nhật Đức Mẹ vào ngày 8 tháng 9 và sinh nhật thánh Gioan Tẩy Giả ngày 24 tháng 6. Đặc biệt, ngày lễ kỷ niệm biến cố Con Thiên Chúa Giáng Sinh được mừng kính cách vô cùng long trọng vào ngày 25 tháng 12, đây là ngày mà chứng kiến sự kiện “Ngôi Lời đã trở nên người phàm và cư ngụ giữa chúng ta” (Ga 1:14).
Ngày lễ Giáng sinh được chuẩn bị bằng Mùa Vọng trong Năm Phụng Vụ, kéo dài khoảng bốn tuần trước đại lễ Giáng sinh. Mùa Vọng từ tiếng La tinh có nghĩa là “đến” hướng tâm hồn tín hữu suy niệm về Chúa Giêsu Kitô đến lần thứ nhất khi được hạ sinh nơi hang đá Bê-lem, trong khi chờ đợi cuộc quang lâm thứ hai của Người. Mùa Vọng là thời gian trông chờ, thống hối, hoán cải tâm hồn, trở lại với hy vọng và suy tư về yêu thương, hòa bình mà Đấng Cứu Thế đem đến cho nhân loại, đồng thời với gương khiêm nhường, khó nghèo của Hài Đồng Giêsu nơi hang đá Bêlem.”.
Trong Kinh Thánh không có chỗ nào nói đến các môn đệ của Chúa Giêsu mừng Sinh nhật của Chúa. Nguồn gốc ngày lễ Giáng Sinh xuất phát từ Kinh Thánh không phải là những dữ kiện lịch sử có ngày tháng năm ấn định. 
Tin Mừng Thánh Luca đã tường thuật việc “sứ thần Chúa” hiện ra với “những người chăn chiên sống ngoài đồng và thức đêm canh giữ đoàn vật”; đang khi “họ kinh khiếp hãi hùng” thì thiên thần báo tin về Đấng Cứu Độ sinh ra với dấu chỉ để nhận biết Người: “Anh em đừng sợ. Này tôi báo cho anh em một tin mừng trọng đại, cũng là tin mừng cho toàn dân: Hôm nay, một Đấng Cứu Độ đã sinh ra cho anh em trong thành của Đa-vít. Người là Chúa Kitô. Anh em cứ dấu này mà nhận ra Người: anh em sẽ gặp thấy một trẻ sơ sinh bọc tã, nằm trong máng cỏ.” (Lc 2: 8-12)
Tin Mừng theo Thánh Matthêu ghi rằng: “Chúa Giêsu ra đời tại Bê-lem, miền Giu-đê, thời vua Hê-rô-đê trị vì” (Mt 2,1).
Điều đó đem đến cho chúng ta hiểu rằng: ngày 25 tháng 12 là Giáng Sinh của Chúa Giêsu hay Chúa Giêsu xuống thế làm người, nhưng giáng sinh không theo nghĩa người đời mà đặt trong những chiều kích thiêng liêng. Ngày Lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh phải được đặt trong chiều sâu của ý nghĩa Phụng Vụ Thánh của toàn thể Giáo hội về “Chúa Giêsu đã nhập thể trong lòng Trinh Nữ Maria và đã làm người”.
Trong Tin Mừng Luca cũng ghi những dòng vắn vỏi về sự kiện Chúa Giáng Sinh: “Thời ấy, hoàng đế Au-gút-tô ra chiếu chỉ truyền kiểm tra dân số. Khi hai ông bà Giuse và Maria đang ở thành Bê-lem thì bà Maria đã tới ngày mãn nguyệt khai hoa. Bà sinh con trai đầu lòng, lấy tã bọc con, rồi đặt nằm trong máng cỏ” (Lc 2: 6-7). Chúa Giêsu giáng sinh là sự kiện siêu việt làm vinh danh trên trời và đem bình an cho người dưới thế như Thánh sử Lu-ca nói đến “muôn vàn thiên binh hợp với sứ thần cất tiếng ngợi khen Thiên Chúa: Vinh danh Thiên Chúa trên trời, Bình an dưới thế cho người thiện tâm”(Lc 2: 14).
Trước 2000 năm Chúa giáng sinh, các dân tộc trên thế giới đều có những ngày lễ khác nhau vào tháng 12. Ở Ägyptern/ Egypt mừng sinh nhật Horus, Ấn Độ mừng chúa Ánh sáng (Lichtgotte), người La Mã cổ mừng ngày hội Saturnalien. Tất cả các quốc gia có nhiều lễ lộng lẫy riêng biệt. Giáo Hội sơ khai vào thế kỷ 1, 2, không cử hành lễ mừng ngày Chúa Giáng Sinh. Theo Giáo sử ghi lại, các nghi lễ đầu tiên về Giáng Sinh được tổ chức vào ngày 6 tháng Giêng trong các Giáo Hội Đông Phương. Đến thế kỷ thứ 3 mới có lễ mừng Chúa Giêsu ra đời để thay thế lễ Thần Saturnalia vào 25 tháng 12.
Năm 217 Đức Giáo Hoàng Hyppolist đã chọn ngày 25 tháng12 là ngày Chúa Giáng Sinh và qua các mùa Vọng. Giáo Hội thiết lập Lễ Giáng Sinh để thay thế lễ nghi của người ngoại giáo thời xưa với Lễ Đông Chí khoảng 25 tháng 12, khi ngày và đêm dài bằng nhau; từ đó dần dần ngày dài thêm ra, với ánh Mặt Trời chiếu sáng vượt thắng tối tăm và sức nóng xóa tan không khí lạnh lẽo của Mùa Đông. Tại Phương Đông, có tục thờ bụt Mithra là vị thần ánh sáng, theo Niên Lịch Jules César, ngày lễ vào 25 tháng 12 là sinh nhật Thần Mặt Trời được nhân dân đón mừng với niềm hân hoan có ánh sáng và sức nóng cần cho sự sống, giúp cho đất đai phì nhiêu để gieo vãi, từ đó có hoa màu để sinh sống. Điều đó thể hiện một sự mặc khải huyền diệu về chính Chúa Giêsu là ánh sáng và sự sống.
Vào năm 330, hoàng đế Constantino đã ban sắc chỉ và chính thức thay lễ thờ Thần Mặt Trời 25 tháng 12 bằng Đại lễ mừng kính Chúa Giêsu Giáng Sinh. 
Đến thế kỷ thứ 5 mới có Lễ Chúa Giêsu Giáng Sinh và chính Đức Giáo hoàng Sistô III đã cử hành Lễ Giáng Sinh đêm 24 rạng ngày 25 tháng 12.
Dần dần Phụng Bụ có nghi thức của ngày đại lễ mừng Chúa Giáng Sinh gồm: Lễ Vọng vào đêm 24-12 có những lễ nghi mừng Chúa Giêsu sinh ra, nhất là Thánh Lễ nửa đêm với nghi thức phụng vụ phổ biến khắp nơi, theo tinh thần đạo đức hân hoan “nửa đêm mừng Chúa ra đời”;  Lễ Chính Ngày vào 25-12 với thánh lễ đặc biệt mà các Linh mục gọi là Thánh Lễ Đức Kitô hay “Christ-mass”, về sau đọc thành Christmas.
Đến thế kỷ 12, Lễ Giáng Sinh trở thành đại lễ trong Giáo Hội Tây Phương, và phần lớn các Giáo Hội Kitô đều mừng Lễ Giáng Sinh ngày 25-12.
Vào ngày lễ Giáng Sinh, trong các nhà thờ Công giáo nào cũng có “máng cỏ” và khắp mọi nơi, khi trang hoàng Giáng Sinh cũng có máng cỏ, với hài nhi Giêsu, bà Maria, ông Giuse, có chiên, bò, lừa, thở hơi cho ấm con trẻ và có vài ba mục đồng ngắm nhìn hài nhi.
Năm 1223 tại thành Greccio nước Ý, Thánh Phanxicô Assisi đã thực hiện mô hình đầu tiên với máng cỏ sống động diễn tả về sự kiện Chúa Giêsu Giáng Sinh. Ngoài các mục đồng, chứng nhân còn có ba nhà đạo sĩ gọi là Ba Vua từ Phương Đông đến tìm Người, theo truyền thống thì đó là Melchior, Gaspard và Balthazar.. Nhờ có ngôi sao lạ dẫn đường ba vị đến nơi thì thấy “Hài Nhi và thân mẫu là bà Maria” (Mt 2, 11).
Ðêm 24 tháng 12, nơi các thánh đường và cả nơi các cộng đoàn hay gia đình đều có hang đá với máng cỏ, bên trong có tượng chúa Hài đồng tượng Đức Mẹ Maria, chung quanh có những con lừa, các tượng Ba Vua một số Thiên thần, thánh Giuse trên mái nhà có ánh sáng, chiếu từ một ngôi sao hướng dẫn 3 vua tìm đến với Chúa. Mọi người đều hướng về Chúa nhân từ, cầu nguyện Chúa cứu rỗi cho nhân loại tránh bớt chìến tranh nghèo đói và những đau khổ của kiếp người: “Hát khen mừng Chúa giáng sinh ra đời Chúa sinh ra đời nằm trong hang đá nơi máng lừa. Trong hang Belem ánh sáng tỏa lan tưng bừng nghe trên không trung tiếng hát thiên thần vang lừng. Ðàn hát xướng ca dư âm vang xa. Ðây Chuá Thiên Toà Giáng sinh vì ta..Người hỡi đến xem nơi hang Be Lem. Ôi Chúa Giáng sinh khăn thấp hèn. Nửa đêm mừng Chúa giáng sinh ra chốn gian trần. Người đem ơn phúc xuống cho muôn dân lầm than...“
Chúa Giêsu Giáng Sinh đem đến an bình và hân hoan cho mọi người. Vì thế, không khí vui tươi được phản ảnh qua các ca khúc hay Thánh Ca Giáng Sinh không thể thiếu vắng trong mùa này khi mà đâu đâu cũng vang vọng các ca khúc đem niềm vui khắp nơi. Thánh Ca vang lừng với tiếng đàn, tiếng chuông.  “Silent Night, Holy Night” (Đêm Thánh vô cùng) là Thánh ca bất hủ, không thể thiếu vắng khi Mùa Giáng Sinh đến. Đầu tiên là thánh ca tiếng Đức – Stille Nacht! Heilige Nacht! từ bài thơ của Joseph Mohr, một Linh mục người Áo, vào năm 1816, và sau đó Franz Xavier Gruber đã phổ nhạc vào Lễ Vọng Giáng Sinh năm 1818, rồi đem ra hát vào Đêm Giáng Sinh cùng năm. “Jingle Bells” là ca khúc dân gian Hoa Kỳ nổi danh, do mục sư James Pierpoint sáng tác vào dịp Lễ Thanksgiving 1857 tại Boston cho các em Trường Chúa Nhật (Sunday School). Sau nầy đồng hóa với nhạc Giáng Sinh đón mừng Ông Già Noel hay Santa Claus đem niềm vui đến cho nhi đồng.
Sau bốn tuần lễ Mùa Vọng chờ đợi, Giáo hội Công Giáo long trọng mừng lễ Giáng Sinh trong niềm hân hoan phấn khởi. Lễ Giáng Sinh trở nên rất phổ biến với cái tên là Noel, vì hầu như mọi người : tín hữu hay không, bằng cách này hay cách khác, đều có thể mừng lễ Noel. Lễ Giáng Sinh là dịp để nhắc nhớ mọi người về “Đấng Cứu Độ đã giáng sinh cho các ngươi”(Lc 2,11). Thiên Chúa đã nhập thể và nhập thế để ở cùng chúng ta. Ngài là Đấng Emmanuel bao đời mong đợi. Thiên Chúa làm người để con người được làm Thiên Chúa.
Tâm tình ngày lễ Giáng Sinh của chúng ta phải có tính cách tích cực, bởi vì nhìn lại lịch sử từ ngày Chúa Giáng sinh, đã có biết bao nhiêu người mừng lễ Noel, nhưng họ đã không một lần gặp được Chúa Hài đồng, dường như họ coi lễ Noel là dịp để vui chơi, giải trí, được dịp chưng diện, mà không biết phóng con mắt tâm hồn qua không gian và thời gian về hang Belem mà chiêm ngắm Chúa Hài Nhi, để hòa nhịp với các nhân vật bé mọn nghèo hèn đang thờ lạy Ngôi Hai Thiên Chúa giáng sinh làm người. Chúng ta cùng hiệp thông trong ngày Giáng Sinh trọng đại để cảm tạ Chúa vì hồng ân giáng sinh này và đáp trả lại bằng một đời sống chứng nhân đượm tình bác ái đối với tha nhân.
Cùng với Giáo hội, và tòan thế giới, chúng ta hân hoan mừng Sinh nhật của Ngôi Lời Nhập Thể, một Hài Nhi sinh ra trong máng cỏ đơn hèn. Hài nhi Giêsu bé nhỏ nằm trong máng cỏ nghèo hèn chính là Thiên Chúa thật. Với việc nhập thể của Ngôi Hai, Con Thiên Chúa đã làm người để đưa từng người chúng ta lên địa vị con Thiên Chúa.

Ông già Noel sau đó với vào trong túi của mình và lấy ra một cây kẹo hình cây gậy và treo nó trên cây Giáng Sinh. Dạy các em là cây kẹo này tượng trưng cho cây gậy của người chăn chiên. Cây gậy uy quyền này giúp đem những con chiên lạc trở về đàn. Những cây gậy kẹo này còn tượng trưng cho những người người anh em đang làm chức vụ chăn bầy.


Chỉ một tuần trước lễ Giáng sinh đã có một vị khách đến thăm tôi. Việc đó đã xảy ra như thế này. Tôi vừa mới làm xong các công việc nhà vào buổi tối và đang chuẩn bị đi ngủ, khi đó tôi nghe thấy một tiếng động ở phía trước ngôi nhà mình. Thế là tôi mở cửa chính, lối vào phòng phía trước, và tôi thật sự ngạc nhiên, ông già Noel đã bước ra từ phía sau cây thông giáng sinh. Chưa kịp hét lên thì ông đã đặt ngón tay lên trên miệng của mình để làm dấu bảo tôi phải im lặng.

"Ông đang làm gì ở đây vậy?" - Tôi bắt đầu hỏi.

Tôi hỏi cách thì thào, và tôi thấy ông khóc. Phong cách vui vẻ như thông thường của ông đã biến mất, một con người hăm hở, náo nhiệt mà tất cả chúng ta đều biết đã biến mất. Sau đó ông trả lời tôi với một câu đơn giản: "HÃY DẠY DỖ NHỮNG TRẺ EM!"
Tôi cảm thấy khó hiểu, ý ông muốn gì?
Ông đoán được thắc mắc của tôi, và với một động tác thật nhanh ông đưa ra một quà thu nhỏ từ phía sau cây thông giáng sinh. Khi tôi đứng ngơ ngác, Ông già Noel nói, "Hãy dạy cho các em. Dạy cho chúng biết ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh. Ý nghĩa thật của Lễ Giáng Sinh ngày nay đã bị lãng quên..."


Sau đó ông già Noel với tay vào trong túi của mình và lấy ra một cây thông và đặt nó phía trước áo choàng. Dạy trẻ em rằng màu xanh tinh khiết của cây thông oai vệ vẫn luôn xanh tươi quanh năm, miêu tả niềm hy vọng đời đời của nhân loại. Tất cả các đầu nhọn của lá thông hướng về Thiên Đàng, nó tượng trưng cho những suy nghĩ luôn hướng về Thiên Đàng của con người.

Một lần nữa ông với tay vào túi của mình và lấy ra một ngôi sao rực rỡ. Hãy dạy trẻ em rằng ngôi sao là biểu tượng từ Thiên Đàng cho những lời hứa từ xưa. Thiên Chúa đã hứa ban một Đấng Cứu Thế cho nhân loại, và ngôi sao là dấu hiệu cho việc làm trọn lời hứa của Ngài.

Sau đó ông với tay vào túi của mình và lấy ra một cây nến. Hãy dạy cho các em biết ngọn nến tượng trưng cho Chúa Cứu Thế, Ngài chính là ánh sáng của thế gian, và khi chúng ta nhìn thấy ánh sáng tuyệt vời này, chúng ta được nhắc nhở rằng Ngài đã xua đi bóng tối.


Một lần nữa ông với tay vào túi của mình lấy ra một vòng hoa và đặt nó trên cây thông. Dạy trẻ em rằng vòng hoa tượng trưng cho tính chân thật của tình yêu mà Chúa Cứu Thế đã bày tỏ ra cho chúng ta. Tình yêu chân thật không bao giờ hư mất. Tình yêu là một vòng tròn yêu thuơng liền mối.

Sau đó ông kéo ra từ túi của mình một vật trang trí về chính ông. Dạy trẻ em rằng tôi - Ông già Noel là tượng trưng cho sự hào phóng và lòng tốt mà chúng ta sẽ cảm nhận được trong suốt thời gian của tháng mười hai.

Và tiếp tục ông đưa ra một nhành lá Thánh. Dạy trẻ em rằng nhành lá Thánh đại diện cho sự bất tử. Nó đại diện cho vòng gai trên đầu mà Chúa Cứu Thế đã mang. Những trái nhựa tròn đỏ tượng trưng cho huyết mà Ngài đổ ra cho chúng ta.

Tiếp theo, ông lấy từ túi của mình một món quà và nói: "Dạy trẻ em rằng Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài hầu cho hễ ai tin vào Ngài thì được sự sống đời đời." (Giăng 3:16) Tạ ơn Chúa vì món quà vô giá của Ngài. Dạy trẻ em rằng những nhà thông thái đã cúi đầu trước Con Thánh và dâng cho Ngài trầm hương, vàng và mộc dược. Chúng ta cũng hãy dâng cho Ngài những điều tốt nhất giống như những nhà thông thái này.


Ông già Noel sau đó với vào trong túi của mình và lấy ra một cây kẹo hình cây gậy và treo nó trên cây Giáng Sinh. Dạy các em là cây kẹo này tượng trưng cho cây gậy của người chăn chiên. Cây gậy uy quyền này giúp đem những con chiên lạc trở về đàn. Những cây gậy kẹo này còn tượng trưng cho những người người anh em đang làm chức vụ chăn bầy.

Một lần nữa ông với tay vào và  lôi ra một Thiên sứ. Dạy trẻ em rằng những thiên thần đó đã loan báo sự giáng sinh của Đấng Cứu Thế. Các thiên thần đã hát rằng :"Sáng danh Chúa trên các từng trời rất cao, bình an dưới đất ân trạch cho loài người."

Đột nhiên tôi nghe thấy một tiếng len ken nho nhỏ, và từ túi của mình, ông lấy ra một trái chuông. Hãy dạy trẻ em rằng, cũng như những con chiên bị lạc mật và được tìm thấy bởi những âm thanh của chiếc chuông, nó sẽ đem nhân loại trở về cùng Cha. Trái chuông tượng trưng cho sự chỉ dẫn  và quay về

Ông già Noel nhìn quanh và cảm thấy hài lòng. Ông nhìn lại tôi và tôi thấy sự long lanh đã trở lại trong mắt của ông. Ông nói, "Hãy nhớ, DẠY CÁC TRẺ EM ý nghĩa thực sự của Lễ Giáng Sinh và đừng đặt ta làm trung tâm vì ta chỉ là một đầy tớ hèn mọn của Đấng mà ta chính ta phải quỳ xuống mà thờ lạy Ngài, Chúa của chúng ta, Đức Chúa Trời của chúng ta, và Đấng Cứu Thế của chúng ta.


Lễ Giáng Sinh là lễ kỷ niệm ngày sinh nhật của Chúa Jesus. Tuy lễ Giáng Sinh là ngày lễ của những người theo đạo Thiên Chúa, nhưng cứ đến ngày lễ này thì mọi người, bất cứ theo đạo nào, cũng được hưởng niềm vui tự nhiên do không khí Giáng Sinh mang lại.

Nguồn gốc lễ Giáng Sinh

Lễ Giáng sinh, còn được gọi là lễ Thiên Chúa giáng sinh, Nô-el, hay Nô-en (từ tiếng Pháp Noël, là viết tắt từ gốc Em-ma-nu-el, nghĩa là Thiên Chúa ở cùng chúng ta) là một ngày lễ quốc tế kỷ niệm ngày Chúa Giê-su sinh ra đời của phần lớn người Cơ Đốc giáo. Họ tin là Giê-su được sinh tại Bethlehem thuộc tỉnh Judea của Đế quốc La Mã giữa năm 6 TCN và năm 6.

Một số nước ăn mừng ngày này vào 25 tháng 12, một số nước lại vào tối ngày 24 tháng 12. Tuy nhiên, những người theo Chính Thống giáo Đông phương vẫn sử dụng lịch Juliêng để định ngày này, cho nên họ tổ chức lễ Giáng sinh vào ngày 7 tháng 1 theo lịch Gregory.

Nguyên thủy, lễ giáng sinh là của những người theo đạo Kitô giáo, nhằm kỷ niệm ngày sinh ra của người lãnh đạo tôn giáo mình, người mà họ cho là Thiên Chúa xuống thế làm người. Nhưng dần dần, theo thời gian và qua các lễ hội của phương Tây, người ta tổ chức lễ Giáng sinh ngày càng linh đình. Kết quả là bây giờ, lễ Giáng sinh được xem là một ngày lễ quốc tế, với ông già No-el, cây Giáng sinh và cây thông no-el.

Ý nghĩa:

Ngoài ý nghĩa theo đạo Thiên Chuá, Noël là một ngày lễ gia đình, một ngày đặc quyền để tụ tập quây quần mọi người, mọi thế hệ trong gia đình. Lễ này dưới mọi hình thức được biểu lộ, tạo những kỷ niệm chung và duy trì tình cảm giữa mọi người trong gia đình. Mỗi người tìm được, bằng cách thức riêng của mình, để tạo dựng mối liên hệ : chia sẻ với nhau một bữa ăn chung, một đêm không ngủ, nghe thuật lại một câu chuyện, quây quần bên cạnh cây sa pin Noël… Với địa vị ngày càng lớn lao của trẻ con trong gia đình, ngày Noël trở thành một buổi lễ của trẻ em : một đêm thần diệu mà hầu như tất cả mọi ước nguyện trẻ con được thành sự thật trong sự sung sướng của những người lớn.

Ngày Noel cũng là một thông điệp của hoà bình : ” Vinh danh Thượng Đế trên cao – Bình an cho người dưới thế ” : đây là câu được hát bởi những thiên thần báo tin sự xuất hiện của vị cứu thế và Noël cũng là ngày người ta chia sẻ với những ai bị bỏ rơi, bị cô đơn, bệnh hoạn, già yếu…

Trang trí cây thông noel

Những tin nhắn hay chúc mừng noel

Chọn trang phục cho mẹ bầu chơi Noel

Trang trí cầu thang đêm noel

Trang trí phòng khách ngày noel

Trang trí nhà cửa đón noel

Trang trí noel cho cửa ra vào

Chọn quà "độc" tặng vợ bầu dịp Noel

Những mẫu nail giáng sinh đẹp nhất

(ST).