Con người có quyền được chết?

vuongxinh vuongxinh @vuongxinh

Con người có quyền được chết?

Luật cái chết êm ái vừa được Thượng viện Argentina thông qua đem lại cho những người mắc bệnh nan y khả năng kiểm soát cái chết của mình.

16/05/2012 09:25 AM
4,435

- Luật "cái chết êm ái" vừa được Thượng viện Argentina thông qua đem lại cho những người mắc bệnh nan y khả năng kiểm soát cái chết của mình.

Sống dù không biết mình tồn tại

Camila Herbón đã sống thực vật vĩnh viễn sau khi tim của cháu ngừng đập 20 phút ngay lúc mới chào đời do biến chứng. Camila không thể nhìn, nghe, ngửi, khóc, cũng không cảm thấy đau đớn hay nhận thức về sự tồn tại của mình. Dù vậy, các bác sĩ vẫn tiếp tục chăm sóc cháu, bỏ qua mong muốn cháy bỏng của chị Selva Herbón, mẹ cháu.

Phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng vốn bất hợp pháp ở đa số các vùng trên khắp Argentina. Điều này chỉ hợp pháp ở một vùng duy nhất - Rio Negro nhưng tình trạng hoàn toàn bị động. Tại Rio Negro, "bất cứ ai mắc các chứng bệnh nan y và ở trong trạng thái nguy ngập đều có quyền từ chối phẫu thuật, ăn uống và cấp cứu hồi sức nếu các quá trình này không làm cho bệnh tình khá hơn mà lại khiến bệnh nhân đau đớn".

Trước kia, các gia đình đều rất khổ sở tìm các vị quan toà, những người có thể yêu cầu bác sĩ chấm dứt việc duy trì sự sống cho bệnh nhân mắc chứng nan y. Có được sự chấp thuận từ phía các quan toà chẳng phải việc dễ dàng, đặc biệt là ở những nước thuộc khu vực châu Mỹ Latinh bởi các nhà thờ Công giáo Roma nơi đây vẫn kịch liệt phản đối phương pháp này.

Một bệnh nhân mắc bệnh nan y ngồi trong sân một trung tâm chăm sóc đặc biệt ở Buenos Aires.

Một bệnh nhân mắc bệnh nan y ngồi trong sân một trung tâm chăm sóc đặc biệt ở Buenos Aires.


Quyền được chết?

Câu chuyện của cháu Camila Herbón đã một lần nữa mở ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là Euthanasia (trợ tử, hay các phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng) vẫn còn được tranh cãi khá nhiều, ngay cả cộng đồng y học cũng không có một tiếng nói chung.

Theo chuyên gia về ung thư người Argentina, Gustavo de Simone, Euthanasia chỉ hành động sử dụng một liều thuốc nhằm kết thúc cuộc đời của một người nào đó mắc các chứng bệnh nan y, không thể chữa khỏi khi người này yêu cầu.

Tuy nhiên, nhiều người khác như nhà triết học Beatriz Firmenich - điều phối viên của Hội đồng Đạo đức Sinh học INCUCAI lại đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn: "Theo tiếng Hy Lạp, chúng tôi dịch từ đó là "cái chết nhẹ nhàng". Vì vậy, phương pháp này được coi là sử dụng các hình thức để đem tới một cái chết nhẹ nhàng, không đau đớn".

Dù định nghĩa là gì thì đây vẫn là một vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách Argentina. Hiện nay, nhiều dự án liên quan tới cuộc tranh luận đã được đem ra thảo luận rộng rãi ở Quốc hội nước này. Năm ngoái, Hạ viện Argentina đã thông qua điều luật cho phép người mắc bệnh nan y được chết bằng cách từ chối tiến hành phẫu thuật hoặc từ chối tham gia vào quá trình duy trì sự sống.

Theo đúng như dự kiến, luật "cái chết êm ái" đã được Thượng viện Argentina thông qua vào với 55 phiếu thuận, 0 phiếu phản đối và 17 nghị sĩ vắng mặt. Giờ đây, các bệnh nhân và gia đình người bệnh đã có nhiều khả năng hơn trong việc kiểm soát cái chết của mình.
Phương Thanh (Theo Argentina Independence, AP)

- Luật "cái chết êm ái" vừa được Thượng viện Argentina thông qua đem lại cho những người mắc bệnh nan y khả năng kiểm soát cái chết của mình.

Sống dù không biết mình tồn tại

Camila Herbón đã sống thực vật vĩnh viễn sau khi tim của cháu ngừng đập 20 phút ngay lúc mới chào đời do biến chứng. Camila không thể nhìn, nghe, ngửi, khóc, cũng không cảm thấy đau đớn hay nhận thức về sự tồn tại của mình. Dù vậy, các bác sĩ vẫn tiếp tục chăm sóc cháu, bỏ qua mong muốn cháy bỏng của chị Selva Herbón, mẹ cháu.

Phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng vốn bất hợp pháp ở đa số các vùng trên khắp Argentina. Điều này chỉ hợp pháp ở một vùng duy nhất - Rio Negro nhưng tình trạng hoàn toàn bị động. Tại Rio Negro, "bất cứ ai mắc các chứng bệnh nan y và ở trong trạng thái nguy ngập đều có quyền từ chối phẫu thuật, ăn uống và cấp cứu hồi sức nếu các quá trình này không làm cho bệnh tình khá hơn mà lại khiến bệnh nhân đau đớn".

Trước kia, các gia đình đều rất khổ sở tìm các vị quan toà, những người có thể yêu cầu bác sĩ chấm dứt việc duy trì sự sống cho bệnh nhân mắc chứng nan y. Có được sự chấp thuận từ phía các quan toà chẳng phải việc dễ dàng, đặc biệt là ở những nước thuộc khu vực châu Mỹ Latinh bởi các nhà thờ Công giáo Roma nơi đây vẫn kịch liệt phản đối phương pháp này.

Một bệnh nhân mắc bệnh nan y ngồi trong sân một trung tâm chăm sóc đặc biệt ở Buenos Aires.

Một bệnh nhân mắc bệnh nan y ngồi trong sân một trung tâm chăm sóc đặc biệt ở Buenos Aires.

Quyền được chết?

Câu chuyện của cháu Camila Herbón đã một lần nữa mở ra cuộc tranh luận xung quanh vấn đề này. Tuy nhiên, định nghĩa thế nào là Euthanasia (trợ tử, hay các phương pháp giúp người mắc bệnh nan y chết một cách nhẹ nhàng) vẫn còn được tranh cãi khá nhiều, ngay cả cộng đồng y học cũng không có một tiếng nói chung.

Theo chuyên gia về ung thư người Argentina, Gustavo de Simone, Euthanasia chỉ hành động sử dụng một liều thuốc nhằm kết thúc cuộc đời của một người nào đó mắc các chứng bệnh nan y, không thể chữa khỏi khi người này yêu cầu.

Tuy nhiên, nhiều người khác như nhà triết học Beatriz Firmenich - điều phối viên của Hội đồng Đạo đức Sinh học INCUCAI lại đưa ra một định nghĩa đơn giản hơn: "Theo tiếng Hy Lạp, chúng tôi dịch từ đó là "cái chết nhẹ nhàng". Vì vậy, phương pháp này được coi là sử dụng các hình thức để đem tới một cái chết nhẹ nhàng, không đau đớn".

Dù định nghĩa là gì thì đây vẫn là một vấn đề làm đau đầu các nhà chức trách Argentina. Hiện nay, nhiều dự án liên quan tới cuộc tranh luận đã được đem ra thảo luận rộng rãi ở Quốc hội nước này. Năm ngoái, Hạ viện Argentina đã thông qua điều luật cho phép người mắc bệnh nan y được chết bằng cách từ chối tiến hành phẫu thuật hoặc từ chối tham gia vào quá trình duy trì sự sống.

Theo đúng như dự kiến, luật "cái chết êm ái" đã được Thượng viện Argentina thông qua vào với 55 phiếu thuận, 0 phiếu phản đối và 17 nghị sĩ vắng mặt. Giờ đây, các bệnh nhân và gia đình người bệnh đã có nhiều khả năng hơn trong việc kiểm soát cái chết của mình.

Phương Thanh

(Theo Argentina Independence, AP)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý