Tâm lý con trai khi yêu

dinhhuong dinhhuong @dinhhuong

Tâm lý con trai khi yêu

Nói đến tình yêu, trước nhất người ta thường hay nói đến hai tiếng “hợp nhau”, “hiểu nhau”. Có cảm thấy hợp nhau, người con trai và người con gái mới tìm đến nhau, gần gũi nhau.

13/11/2009 08:19 AM
222,472

Người con trai cũng như người con gái bao giờ cũng tìm một người điều khiến có những cái anh ta ưng ý về tính tình và hình thức. Ở con trai, nhan sắc của người con gái mà anh ta tiếp xúc thường là yếu tố hấp dẫn đầu tiên, sớm hơn yếu tố về tính cách.

Nếu biết trong quan niệm của người con trai rằng tình yêu sẽ đưa đến hôn nhân thì người con trai thường tỏ ra cho người con gái biết anh ta sẽ đủ khả năng làm trụ cột cho cuộc sống gia đình sau hôn nhân. Và trong lúc được sự cổ vũ khích lệ của tình yêu, anh ta có thể chứng tỏ bằng nhiều điều khiến cho người con gái thấy rằng: Người chồng tương lai của cô có thể làm được tất cả. Anh ta có thể làm được những việc mà bình thường chưa chắc đã làm nổi. Nếu anh ta nhận được một lời yêu mến khen ngợi hoặc ít ra là một nụ cười đúng lúc của người yêu thì anh con trai đó chắc chắn sẽ như được tiếp thêm nguồn sức mạnh.

Người con trai khi đang yêu luôn thích được giúp đỡ, được làm nhiều việc đối với người con gái một cách rất tự nhiên, miễn sao người con gái nhận biết được là anh ta đã yêu mình nhiều đến vậy. Với người con trai, người con gái mà anh ta đã yêu luôn luôn là bé bỏng nên phải được bảo vệ, chở che trong mọi lúc, mọi nơi. Làm như thế người con trai hy vọng chinh phục được người con gái về mặt tình cảm trước hết. Để sau đó là chinh phục được hoàn toàn, người con gái sẽ thuộc về anh ta cả thể xác lẫn tâm hồn. Thời kỳ đang chinh phục thì người con trai luôn luôn muốn có cơ hội và luôn luôn tạo ra cơ hội để yêu chiều, giúp đỡ người con gái. Họ cho rằng cách này là thuận lợi nhất, hiệu nghiệm nhất để thu phục được tình cảm của người con gái. Vì vậy dường như đây là nét chung trong tính cách của hầu hết người con trai lúc đang yêu, đang muốn chiếm được tình cảm.

Sự giúp đỡ, sự chở che… của người con trai đối với người con gái nếu xuất phát hoàn toàn từ tình yêu và nhằm tiến tới hôn nhân thì là điều tuyệt vời. Hành động nào cũng không phải mục dích tự thân mà có mục đích đạt tới là gì. Ở đây mong muốn đạt tới chính là hạnh phúc lứa đôi.

Tuy nhiên, nhiều người con trai cũng lắm mưu mẹo, có động cơ và mục đích không phải là một cuộc hôn nhân. Nếu người con gái không tỉnh táo sẽ biến mình thành nạn nhân của Sở Khanh. Người năm bảy đàng mà… Người thủy chung thì nhiều, song chẳng hiếm những kẻ lọc lừa, phản bội. Yêu là si mê, nhưng không nên vì yêu mà mù quáng để rồi phải ân hận.

Người con trai nào cũng muốn được người yêu, muốn được vợ âu yếm.

Sống với nhau trong cộng đồng một xóm, một phố còn có lúc này lúc khác. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau hơn nữa là người yêu nói với người yêu, là vợ với chồng. Một lời nói ngọt ngào, một ánh nhìn trìu mến thiết tha khiến cho người con trai, người chồng tăng thêm nồng độ tình yêu, cường độ tình yêu và cũng sẽ sẵn sàng vì người yêu, vì vợ mà chẳng ngại nhọc nhằn khó khăn để vui long người yêu, vui long vợ mình. Với người đàn ông, người đàn bà, người vợ cũng có sức mạnh ghê gớm lắm chứ. Cha ông đã có câu: “Lệnh ông không bằng cồng bà”. Nhưng chính vì vậy, người đàn bà luôn phải khôn ngoan tế nhị. Lấn áp chồng không phải là cách để chiếm trọn tình cảm của chồng. Ngược lại, nó còn có thể xảy ra nhiều điều đáng tiếc. Phải tìm hiểu mặt tốt cũng như mặt hạn chế của chồng để có cách ứng xử phù hợp đặng mà dành được tình cảm chồng, nghĩa là làm cho chồng ngày một yêu mình đằm thắm hơn, sâu sắc hơn. Đàn ông vốn thích chiều chuộng vợ và sẵn sàng nghe theo lời khuyên nhủ, động viên an ủi của vợ nhất là những lúc cần vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, tìm thành công trong sự nghiệp. Muốn chiều chuộng, muốn làm vừa lòng vợ vừa là ưu điểm của người đàn ông đồng thời cũng là điểm yếu của đàn ông. Người vợ đừng lợi dụng nó vì vun đắp vào đó mới là người vợ tốt. Chỉ nên sử dụng nó vì vun đắp cho cuộc sống tình cảm của vợ chồng, của gia đình.

Cơ sở của cử chỉ âu yếm là tình cảm yêu thương thật sự, chứ không phải sự “đóng kịch” cho vừa lòng nhau. Đương nhiên những cặp vợ chồng yêu thương nhau thật sự thì âu yếm như là một nhu cầu tự nhiên để bộc lộ tình cảm. Âu yếm không có nghĩa chỉ là sự vuốt ve. Trong bữa cơm chiều, bất ngờ trên mâm cơm có một món mà chồng yêu thích, điều ấy cũng là âu yếm.

Tình cảm vợ chồng được duy trì cố kết bằng chất keo kỳ diệu ấy – âu yếm là cách giữ chồng tốt nhất của người phụ nữ.

Thời kỳ mới gặp gỡ và đang yêu nhau thì nhan sắc của người con gái thường được người con trai coi trọng. Cái nết chưa được xếp ở hàng đầu hoặc ngang hang. Nhưng tính tới khi chung sống vợ chồng thì thật sự là thời kỳ: “Cái nết đánh chết cái đẹp”. Mà một trong những cái nết đó là sự âu yếm, nhẹ nhàng của người vợ.

Con người ngay từ lúc mới được sinh ra đã thích được âu yếm rồi, huống chi lúc trưởng thành thì nhu cầu về tình cảm càng tăng cao. Lời ru của mẹ, của bà là sự âu yếm đối với đứa trẻ thơ, giúp cho nó đi vào giấc ngủ dễ dàng và sâu. Ngoại trừ một số đàn ông trụy lạc, sa đọa, còn hầu hết người chồng tìm thấy ở vợ một cuộc sống chứa chan tình cảm, tràn đầy hạnh phúc thì sẽ không đuổi tìm lạc thú bất chính nữa.

Về phương diện đạo lý thì không thể bào chữa cho hiện tượng ngoại tình về bất cứ lý do gì. Nhưng về phương diện nghiên cứu tâm lý thì người ta có phân loại. Có hai tác nhân thúc đẩy người đàn ông đi vào con đường ngoại tình. Một là tác nhân bên trong: khi tình cảm vợ chồng không được trọn vẹn, hoàn hảo do người vợ có nhiều khuyết điểm khó sửa đổi. Hai là tác nhân từ bên ngoài từ hoàn cảnh không hài long trong gia đình lại gặp được người đàn bà khác biết yêu chiều âu yếm, nên người đàn ông sa ngã ngay để được “đền bù” sự thiếu hụt trong cuộc sống gia đình. Khi đã “cơm nhà” no nê rồi ai thích đi “ăn quà” ngoài chợ, ngoài phố. Muốn khỏi phải đi theo chồng để dò la, để rình rập… thì cái khóa an toàn nhất cho quan hệ vợ chồng chính là tình yêu đủ độ, là âu yếm. Mà nói cho đúng, đã yêu, thì yêu đến bao nhiêu cho vừa, cho đủ. Đừng bao giờ để cho người chồng cảm thấy cô đơn ngay trong gia đình mình.

Đừng để xảy ra tình trạng như thế này: Khi đã thành vợ chồng rồi thì lo sinh con đẻ cái, lo toan làm ăn… khi ấy cuộc sống tình cảm hai người đơn điệu hẳn đi, tẻ nhạt hẳn đi, nghèo nàn hẳn đi so với thời kỳ đang yêu nhau. Có những người khi đã làm vợ, làm mẹ thì cho rằng những lời động viên, an ủi chỉ là khách sáo, nên khô cứng, nhạt nhẽo trong ứng xử. Hà tiện ngay cả một lời khen chồng mỗi khi chồng thành công, hoàn tất công việc gì. Lời khen cũng chính là biểu hiện của sự âu yếm. Người đàn ông đã là chồng, là cha rồi thì khi làm một việc gì, họ không còn chỉ nhằm cho mình mà còn nhằm cho vợ con. Một lời khen của vợ chứng tỏ rằng người vợ thấu hiểu nỗi khổ nhọc cũng như kết quả làm việc của chồng. Điều này, có ý nghĩa sâu xa trong quan hệ vợ chồng. Xin các bạn gái, những người vợ chớ coi là hình thức khách sáo.

Từ khi quan hệ gia đình chuyển từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, người đàn ông trở thành trụ cột trong gia đình thì từ đó cũng hình thành ở người đàn ông một tâm lý – tâm lý chủ thể gia đình. Nghĩa là phải hơn hẳn vợ về mọi phương diện. Người chồng phải là người che chở vợ chứ không phải người vợ che chở.

Thời mẫu hệ thì người đàn bà đi hỏi chồng và chủ động cưới chồng về nhà mình. Hiện tượng ở rể chưa có ở thời này. Hẳn là câu: “Trai ở nhà vợ như chó nằm gầm giường” chỉ ra đời ở người thời phụ hệ, thời mà đàn ông, người chồng đã làm chủ gia đình, người đàn bà, người vợ phải về sống bên nhà chồng. Người đàn ông ở rể là không còn vai trò chủ thể nữa. Điều ấy là xúc phạm đến long tự ái của người đàn ông. Ở những nước như nước ta, ý thức hệ phong kiến – gia trưởng càng giúp củng cố vững chắc thêm quan niệm: chồng phải hơn vợ mọi phương diện từ sức khỏe, tiền tài, tri thức đến địa vị xã hội… Quan niệm cố hữu ấy chi phối quan hệ ứng xử giữa chồng và vợ đến tận ngày nay. Dù có yêu thương vợ con đến bao nhiêu thì trong sâu thẳm tiềm thức của người con trai, người chồng vẫn tồn tại một ý nghĩ vợ mình kém mình, vợ mình nên kém mình.

Do đó mà hầu như người đàn ông nào cũng muốn được thể hiện sức mạnh cả về vật chất lẫn tinh thần đối với người phụ nữ từ khi còn là người yêu cho tới lúc đã thành vợ, chung sống với nhau trọn đời. Nhiều cuộc tình đã dang dở, nhiều cuộc hôn nhân đã tan vỡ chỉ vì người con trai, người đàn ông phát hiện ra mình thua kém người con gái, người vợ hoặc vì người con gái, người vợ xúc phạm vào điểm thua kém đó. Mình phải hơn vợ, gia đình mình phải hơn gia đình bên vợ, có vậy mới đáng mặt làm chồng mới không bị coi thường. Quan niệm ấy khó có thể biến mất được trong suy nghĩ nam giới và trong đánh giá chung của xã hội.

Nếu đã có cuộc hôn nhân mà trong đó người vợ hơn người chồng về nhiều phương diện hoặc chỉ về một phương diện thôi thì trong quan hệ ứng xử hang ngày người vợ phải rất thận trọng, tế nhị, nhất là những khi xảy ra xung khắc lại càng phải giữ sự tế nhị, đừng nói năng quá đáng làm tổn thương long tự ái của người chồng thì dễ tan vỡ hạnh phúc. Khi đã có sự thua kém của người chồng so với người vợ thì có nghĩa là giữa hai người đã có một hố ngăn cách vô hình như rất nguy hiểm cho cuộc hôn nhân, cho hạnh phúc gia đình. Chỉ có người vợ khôn ngoan, khéo léo mới lấp đầy, mới san bằng được cái hố ấy. Khi người phụ nữ chấp nhận cuộc hôn nhân bằng tình yêu đích thức, chứ không phải do vội vàng hấp tấp nhầm lẫn thì luôn biết cách gìn giữ gia đình.

Trong cuộc sống vợ chồng, cha ông có khuyên rằng: “Một điều nhịn, chín điều lành”. Điều này dành cho cả hai. Nhưng ở đây, nhân câu này, muốn bàn về vai trò của người làm vợ.

Như ở trên đã nói, bản tính những đàn ông nói chung chỉ là muốn hơn vợ về mọi mặt, nên chỉ dường như người đàn ông nào cũng muốn được vợ chăm sóc và nhường nhịn. Người vợ khôn khéo là trong lúc chồng nóng giận thì mình vẫn ngọt ngào, êm dịu. Rồi chờ lúc khác, lúc vui nhất lựa lời nhắc lại để chồng nhận ra điều sai trước đó rồi sửa chữa. Yêu nhau rồi lấy nhau thì thường thường là dễ. Giữ được hạnh phúc vợ chồng gia đình trọn vẹn đến lúc bạc đầu mới là điều khó. Tuy nhiên, không phải không làm được, nếu biết cách, nếu người vợ chịu khó tìm hiểu tính cách của người đàn ông nói chung và của chồng mình nói riêng. Dân gian có một câu ca để châm biếm những người đàn bà khi đã có chồng và có con thì coi thường việc ăn mặc sạch sẽ, đẹp đẽ: “Gái hai con vú vắt ngang vai”. Thời đang yêu thì chăm chút đến từng lọn tóc, kiểu áo quần, màu sắc chiếc mùi xoa.

Một năm sao có đứa con rồi là tự dễ dãi với mình, ăn mặc lôi thôi thế nào cũng xong, guốc dép kiểu nào cũng được. Có những người vợ có quan niệm sai lầm là “có chồng rồi thì diện với ai nữa”. Diện với chồng, diện cho chính chồng mình có những giây phút hạnh phúc, nhất là sau những khi làm việc mệt nhọc, sau một ngày lao động vất vả. Không biết rằng người đàn ông nào cũng thích vợ mình xinh đẹp. Đẹp đây không phải chỉ nói đến nhan sắc tự  nhiên, lộng lẫy mà nói người vợ phải chú ý đến tâm lý người đàn ông – chồng mình để đừng quên tự làm đẹp cho mình. Không phải son phấn, không phải cứ giàu có mới là làm đẹp. Gọn gàng trong ăn mặc, giữ gìn cho da dẻ sạch sẽ cũng là một cách tạo vẻ đẹp. Chọn màu sắc vải vóc phù hợp với làn da, hình thể để may quần áo cũng là cách tự làm đẹp. Và đừng bao giờ nghĩ rằng có tuổi là không cần làm đẹp, có con là dễ dàng trong mọi chuyện, không chú ý đến hình thức mà dành hết cho con. Người chồng sẽ vô cùng chán nản, thất vọng khi đi xa về hoặc sau một ngày làm việc trở về nhìn thấy vợ mình xộc xệch, lôi thôi lếch thếch. Trong việc tự làm đẹp cho mình, có những người vợ nhất là vợ trẻ, lại hiểu sai và làm sai, tức là chạy theo mốt lố lăng kệch cỡm. Những người chồng đứng đắn, có văn hóa không bao giờ chấp nhận sự lố lăng, kệch cỡm của vợ trong trang phục, ứng xử.

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý