Viêm họng khi thay đổi thời tiết và những mẹo hay trị viêm họng tại nhà

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Viêm họng khi thay đổi thời tiết và những mẹo hay trị viêm họng tại nhà

19/04/2015 11:13 AM
1,390

Thời tiết thất thường như hiện nay khiến bệnh nhân viêm đường hô hấp tăng cao. Theo các chuyên gia y tế, không nhất thiết phải dùng ngay kháng sinh khi chớm viêm họng mà có thể dùng cây nhà, lá vườn trị bệnh. Chúng ta cùng tham khảo một số cách trị viêm họng khi thay đổi thời tiết nhé!



VIÊM HỌNG KHI THAY ĐỔI THỜI TIẾT



p58373 Chữa viêm họng khi thời tiết chuyển mùa

Tự chữa viêm vọng

Theo dược sĩ Nguyễn Hoàng Yến (Tổng Công ty Dược Việt Nam), buổi sáng, hoặc tối nhiều người – nhất là trẻ em, người già hay bị lạnh, bật ho. Những lúc ấy chỉ cần ngậm một viên kẹo thuốc như: Bổ phế, Viên ngậm trị viêm họng, Adsine – new, Zecuf… là thuốc thảo dược do Việt Nam sản xuất là hết ho và sát khuẩn họng rất tốt. Một số viên kẹo ngậm ho của nước ngoài như Mekotricin, Zecuf… cũng thích hợp. Còn nếu bị khô mũi, khó thở, đau họng, hoặc ngủ dậy thấy đau họng chỉ cần hít nhiều hơi nước nóng ấm, hoặc cho thêm 1 giọt dầu xanh vào chậu nước sôi bốc hơi rồi hít thở bằng cả miệng, mũi hơi nóng đó khoảng 5 phút sẽ sát trùng vùng họng, xoa dịu cơn đau cổ họng.

Bác sĩ Lê Thanh (Phòng khám – Bệnh viện Xanh Pôn) khuyến cáo phòng bệnh là tốt nhất. Cách đơn giản, dễ thực hiện là pha một muỗng cà phê muối ăn vào nửa lít nước ấm, dùng súc họng, rửa mũi buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ để cổ họng luôn sạch, không bị viêm nhiễm. Nước biển (nước muối nồng độ nhẹ chứa trong chai có áp suất bán ở các hiệu thuốc) xịt vào cổ họng cũng làm dịu cơn đau họng. Hoặc có thể dùng các dung dịch kiềm nhẹ nước muối sinh lý 0,9% súc họng hàng ngày.

Nếu đau họng khàn tiếng là do vi trùng khu trú sâu dưới cổ họng, nước muối không vào tới. Kẹo thuốc lúc này phát huy tác dụng diệt khuẩn, tiêu đờm rất công hiệu. Nếu bị cảm gây ho, viêm họng thì dùng loại kẹo có chứa chất kẽm (zinc) để xoa dịu chứng đau cổ họng và trị cả triệu chứng khác của bệnh cảm.

Theo bác sĩ đông y Nguyễn Ngọc Phái, phố Giảng Võ, Hà Nội: Kha tử là vị thuốc đông y trị viêm họng, họng có đờm, tiêu đờm, ho rất hữu hiệu, hoặc cho 1 nắm hạt tam tử với 1 bát nước, đun sôi còn nửa bát uống sẽ rất tốt cho các chứng bệnh viêm nhiễm đường hô hấp. Ngoài ra, có thể ngâm lá xạ can tươi hoặc chè mạn ủ nóng 15 phút rồi ngậm họng cũng có tác dụng tương tự.
Cũng theo BS Phái, nếu không quan tâm trị viêm họng ngay từ lúc mới khởi phát, ho nhiều sẽ làm cổ họng thêm viêm tấy, phù nề nặng. Viêm mũi họng cấp hay gây sốt, rất dễ nhầm với cảm cúm và lây lan thành dịch. Tốt nhất là đừng để bị cảm lạnh vì làm viêm họng tái phát, dai dẳng. Nếu làm nghề nói nhiều, ở môi trường bụi… nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe. Năng tập thể dục thể thao, ăn nhiều rau, hoa quả tươi, giàu sinh tố C, B1, B6, B12, E và các khoáng chất để nâng cao sức đề kháng.

Thời điểm giao mùa cần giữ ấm mũi họng, đeo khẩu trang khi đi đường để tránh khói bụi, ô nhiễm… Ngoài ra, nên uống nhiều nước lọc, tránh rượu bia, thuốc lá, tránh nơi bụi bậm, gió lớn, không tắm đêm, không uống nước đá, ăn đồ lạnh vì sẽ làm nhiệt độ ở họng thay đổi, vi khuẩn sẽ phát triển gây đau họng. Những người có thói quen hắng giọng, khạc nhổ cần phải từ bỏ vì hành vi này dễ làm vỡ mạch máu nhỏ ở cổ họng, gây ra máu, sưng và nhiễm trùng rất khó chữa.

CÁCH TRỊ VIÊM HỌNG TUYỆT VỜI KHI TRỜI CHUYỂN LẠNH

Hãy thử làm theo những lời khuyên sau để những cơn đau họng không còn là nỗi ám ảnh bạn mỗi khi thời tiết chuyển lạnh.

Thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, ho, viêm họng… Mỗi cơn đau họng thường kéo dài khiến bạn vô cùng khó chịu nhưng bạn cũng không biết làm sao để nhanh chóng thoát khỏi tình trạng đó.

Vậy thì, hãy thử làm theo những lời khuyên sau để không còn lo lắng đến những cơn đau họng nữa nhé.

Nhai tỏi sống

Trong tỏi có chứa allicin - một chất có khả năng tiêu diệt virus và vi khuẩn trong cơ thể. Đây là một chất vô cùng có lợi cho sức khỏe, nó giúp cơ thể kháng khuẩn, bớt ho, long đờm, dễ thở và khắc phục tình trạng nghẹt mũi.

Mỗi ngày, bạn nên ăn từ 2-3 tép tỏi để giữ cho cơ thể ấm áp và khắc phục tình trạng đau họng. Tuy nhiên, bạn nên cắt nhỏ tỏi ra trước khi ăn để tỏi dễ dàng chuyển hóa alliin thành allicin, không nên ăn tỏi khi đói vì như thế sẽ có hại cho dạ dày.

Súc miệng bằng dấm táo

Từ lâu, dấm táo đã được dân gian sử dụng để chữa nhiều bệnh, trong đó có cả chữa đau họng. Trong dấm táo có chứa axit acetic, axit malic, nồng độ enzyme cao nên giúp cơ thể bài trừ các vi khuẩn. Hơn nữa, trong dấm táo có chứa nhiều muối khoáng giúp khử độc tố trong cơ thể.

Bạn hãy pha loãng dấm táo vào nước ấm, cho thêm một vài giọt mật ong rồi súc miệng hàng ngày, đảm bảo bạn sẽ thấy hiệu quả tức khắc, cơn đau họng sẽ nhanh chóng biến mất.

Cách trị viêm họng tuyệt vời khi trời lạnh, Sức khỏe đời sống, Cach tri viem hong, cach tri cam cum, tri viem duong ho hap, so mui, viem hong, ngam mat ong, hon hop quat, tra gung nong, suc khoe, bao.

Thời tiết chuyển lạnh sẽ khiến cơ thể bạn dễ mắc phải các chứng bệnh về đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, ho, viêm họng… Ảnh minh họa

Ngậm hỗn hợp quất, mật ong

Mật ong là một vị thuốc được nhiều đời nay sử dụng. Nó rất hữu hiệu trong việc tăng sức đề kháng cho cơ thể, phòng chống nhiễm trùng, chữa lành các tổn thương nội thể. Mật ong chứa hàm lượng đường cao, ngoài ra còn chứa các chất khoáng như canxi, photpho, magie và một số axit, enzym khác có tác dụng giữ ấm cơ thể.

Quất cũng là một loại quả được sử dụng nhiều trong cuộc sống. Quất có vị chua, tính ấm có tác dụng giảm ho, tiêu đờm, giải nhiệt…

Nếu có các triệu trứng như đau họng, sổ mũi, cảm cúm, bạn hãy trộn hỗn hợp quất, mật ong rồi hấp vào nồi cơm nóng 15 phút. Lấy hỗn hợp ngậm 3-4 lần/ngày, bạn sẽ thấy hiệu quả giảm đau họng rõ rệt.

Súp gà

Trời se lạnh, thưởng thức một chén súp gà thật là tuyệt.

Không chỉ ngon miệng, ăn súp gà còn là một biện pháp để giữ ấm cơ thể. Súp gà có đặc tính chống viêm, kháng virus. Ăn súp gà sẽ giúp xoa dịu cơn đau họng, tránh được tình trạng cảm cúm do nhiễm lạnh.

Trà gừng nóng

Gừng có tác dụng kháng khuẩn, sát trùng, long đờm, giảm ho, hạn chế chất nhờn gây tắc mũi.

Những người mắc bệnh viêm mũi dị ứng hoặc cảm cúm do thời tiết… nên sử dụng gừng thường xuyên hơn, bởi các hoạt chất có trong gừng tươi sẽ có tác dụng kháng histamin tức thì, cắt cơn hắt hơi, sổ mũi, giảm đau hữu hiệu.

Thời tiết đang bước vào giai đoạn lạnh kéo dài, vì vậy, mỗi ngày bạn hãy uống một ly trà gừng nóng để tăng sức đề kháng và giữ ấm cơ thể, loại bỏ các nguy cơ mắc bệnh cảm cúm, sổ mũi, viêm họng...

Ngậm chanh

Chanh có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp. Tinh dầu trong vỏ chanh có tính sát khuẩn giúp long đờm, giảm ho, hắt hơi. Mặt khác, trong nước chanh có chứa axit citric, vitamine C, kali… nên đặc biệt thích hợp để làm nước giải khát, thanh nhiệt.

Cách trị viêm họng tuyệt vời khi trời lạnh, Sức khỏe đời sống, Cach tri viem hong, cach tri cam cum, tri viem duong ho hap, so mui, viem hong, ngam mat ong, hon hop quat, tra gung nong, suc khoe, bao.

Chanh có tác dụng rất tốt trong việc chữa bệnh, đặc biệt là các bệnh liên quan đến đường hô hấp

Nếu bạn đang gặp rắc rối với căn bệnh viêm họng, cảm cúm, ho… thì hãy cắt chanh thành những lát mỏng, rắc một chút muối và ngậm từ 2-3 lần/ngày nhé.

Lá húng chanh

Từ lâu, lá hung chanh đã được sử dụng phổ biến để trị ho, viêm họng, hen suyễn, lợi phế, trừ đờm, tiêu độc, giải cảm... Húng chanh chứa hợp chất phenol, salixylat eugenol… và sắc tố đỏ colein có tác dụng ức chế nhiều loại vi khuẩn.

Bạn nên giã nát lá húng chanh vào bát, cho thêm vào hạt đường phèn và chưng cách thủy. Sử dụng hỗn hợp đều đặn từ 4-5 ngày sẽ thấy hiệu quả.

Súc miệng bằng nước muối ấm hàng ngày

Bạn sẽ nhận được lời khuyên này từ tất cả những người quan tâm bạn khi không may, bạn bị viêm họng. Bởi đó có lẽ là biện pháp khắc phục tốt nhất khi nói đến chữa đau họng.

Súc miệng bằng nước muối ấm giúp sát khuẩn, giảm bớt các triệu chứng viêm sưng, giảm dịch nhầy do vi khuân gây ra ở cổ họng, tăng hệ thống miễn dịch của cơ thể đặc biệt là khi tác nhân chủ yếu do không khí khô hoặc dị ứng.

MỘT SỐ MẸO CHỮA VIÊM HỌNG CỰC HIỆU QUẢ

Các mẹ hãy cùng tham khảo những mẹo hay chữa viêm họng cực hiệu quả, an toàn từ mẹ Tí nhé!

Mới đầu hè mà thời tiết đã khó chịu rồi các mẹ nhỉ? Lúc thì oi bức, nắng gắt, khi lại mưa to rồi đột ngột trở lạnh thành ra em cứ khục khặc ho, viêm họng suốt các mẹ ạ. Mà khổ một nỗi em đang mang bầu cu Tí ở tháng thứ 5, thành thử ra chẳng dám uống thuốc gì cả. Biết cơ địa của mình yếu, dễ bị ảnh hưởng do thay đổi thời tiết nên ngay từ khi mang bầu bé đầu tiên em đã đi thu thập kinh nghiệm của tất thảy những người xung quanh mình. Nào mẹ đẻ, mẹ chồng, chị gái, chị dâu, các chị em trên cơ quan, bạn bè, ngay cả cô em chồng chưa lập gia đình nhưng hiện đang làm bác sĩ em cũng chẳng tha. 

Từ rất nhiều kinh nghiệm trị viêm họng của mọi người, em chọn lọc ra những cách phù hợp, nguyên liệu vừa dễ kiếm lại dễ chế biến nhất ghi vào cuốn sổ tay của mình để dùng khi cần. Không biết các mẹ thế nào chứ bản thân em lạ lắm, không thể dùng mãi một bài thuốc được. Cứ một thời gian lại phải thay bài thuốc khác, hoặc mỗi lần bị viêm họng lại dùng một bài thuốc khác nhau mới có hiệu quả. Dùng hết một lượt các phương pháp mình có rồi thì lại quay vòng.

Chẳng là mấy ngày hôm nay thời tiết thay đổi, em thấy mấy chị, mấy cô hàng xóm nhà em đang bầu bí bị viêm họng, em có mách cho họ mấy bài thuốc mình thường dùng. Em chợt nghĩ chắc có lẽ cũng có không ít mẹ bị giống như em vậy. Thế nên em mới mạnh dạn chia sẻ, hi vọng có thể giúp đỡ được các mẹ phần nào. Sau đây là những mẹo hay từ dân gian mà em sưu tầm được, các mẹ cùng tham khảo nhé.

Mẹo chữa viêm họng của mẹ bầu Tí - 1
Thời tiết thay đổi dễ khiến mẹ bầu bị viêm họng (Hình minh họa)

Chanh và muối

Các mẹ thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Mỗi ngày các mẹ cố gắng ngậm ít nhất 5 lần nhé.

Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là các trị viêm họng hiệu quả đấy các mẹ ạ.

Cà rốt

Các mẹ lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Các mẹ pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút nhé.

Bột nghệ

Các mẹ lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.

Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.

Gừng, chanh và mật ong

Lấy 1 thìa nước gừng và 1 thìa mật ong trộn với nhau. Sau đó, các mẹ ăn hỗn hợp nước gừng và mật ong, rồi uống một cốc sữa nóng để giảm ho và các vấn đề về họng nhé. 

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng ½ cốc nước ấm, cho vào 3 thìa nước chanh, 1 thìa mật ong, 1 thìa nước gừng. Khuấy đêu lên và nhấp từng ngụm nhỏ. Ngày 3 lần sẽ làm giảm viêm họng nhanh chóng.

Mẹo chữa viêm họng của mẹ bầu Tí - 2
Hỗn hợp gừng, chanh, mật ong giúp giảm viêm họng hiệu quả (Hình minh họa)

Trà và mật ong

Cho 1 thìa mật ong khuấy đều trong chén trà và thêm ½ quả chanh vắt sẽ giúp các mẹ giảm được viêm họng.

Củ cải tươi

Nếu mẹ nào ho và viêm họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng thì hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống.

Ngoài ra, nấu cháo củ cải nóng với hành và tía tô cũng giúp thai phụ hết bị viêm họng, mất tiếng.

Tỏi và sữa nóng

Các mẹ giã nhỏ 3 – 4 nhánh tỏi, hòa với một cốc sữa nóng (có thể dùng sữa bà bầu) hãm từ 10 – 15 phút, lọc lấy nước uống trong vòng 30 phút. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 cốc sẽ giúp mẹ bầu giảm viêm họng nhanh chóng đấy.

Lá tía tô

Lá tía tô tươi, nghiềm lấy nước uống 5 lần trong ngày.

Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.

Quất xanh, mật ong

Các mẹ mua một ít quất còn xanh vỏ (khoảng 10 quả), về ngâm muối rửa sạch rồi dùng dao cắt đôi quả quất ra (để cả vỏ nhé), sau đó cho vào bát nhỏ trộn thêm 2 thìa mật ong (có thể thay bằng đường) và hấp vào nồi cơm khi đang sôi. Tốt nhất là mỗi bữa cơm các mẹ hấp 1 bát như vậy nhé, có thể nhâm nhi cả buổi luôn, đỡ nhiều lắm các mẹ ạ.

Mẹo chữa viêm họng của mẹ bầu Tí - 3
Quất vừa dễ kiếm lại trị viêm họng rất hiệu quả (Hình minh họa)

Toàn là các nguyên liệu dễ kiếm và cũng dễ làm phải không các mẹ? Nhưng các mẹ đừng xem thường nhé, hiệu quả cực kỳ đấy. Nếu mẹ nào cũng giống em, liên tục dùng một bài thuốc nào đó mà bị "nhờn thuốc" thì hãy thử sang bài thuốc khác nhé, chắc chắn sẽ có hiệu quả đấy.

Ngoài ra, các mẹ cũng cần lưu ý:

- Giữ nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, các vật dụng gia đình được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày

- Khi ở nhà, các mẹ nhớ đánh răng tối thiểu 2 lần/ngày và chăm súc miệng bằng nước muỗi loãng để sát trùng răng, miệng và bảo vệ cổ họng nhé. Đừng nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn hay dùng quá nhiều đồ ăn rán, nướng, xào, khô, cay, đồ ăn chứa nhiều chất béo… mà nên ăn nhiều đồ luộc, hấp, ăn nhiều rau xanh và “giải khát” bằng các loại hoa quả tươi giàu vitamin thay vì uống nước lạnh, nước có ga...

- Các mẹ nhớ đeo khẩu trang khi đi ra đường nhé.

- Các mẹ cũng nên hạn chế việc đến thăm hoặc tiếp xúc với những người bị cảm cúm, viêm họng.

Mẹo hay điều trị viêm họng tại nhà


Thời tiết thay đổi, lại thêm một chút se lạnh khiến không ít người bị viêm họng, và thường kéo dài lâu khỏi. Một số phương pháp điều trị tại nhà có khi lại rất hiệu quả.

Đau họng thường xảy ra khi một người bị cúm hoặc cảm lạnh thông thường. Nó cũng có thể là do nhiễm trùng cổ họng liên cầu khuẩn streptococcus gây ra. Streptococcus cũng có thể là một virus hoặc nhiễm trùng vi khuẩn. Một số yếu tố khác gây ra đau họng có thể là do viêm xoang, bệnh bạch hầu, bệnh sởi hoặc bệnh bạch cầu ở một số trường hợp hiếm. Bất cứ ai cũng có thể bị đau họng, đặc biệt là trong thời tiết giao mùa và khí hậu se lạnh như thời điểm này.

Có một số triệu chứng thường thấy khi bị đau họng. Những người bị đau họng cấp tính thường bị kích ứng, đau và viêm họng. Những triệu chứng này có thể xuất hiện sau khi bị ớn lạnh, viêm thanh quản, sốt, khàn giọng. Các tuyến bạch huyết bị sưng và đau. Cổ họng được bao phủ bởi một lớp màng màu trắng xám và trở nên rất đỏ. Nuốt thức ăn và chất lỏng trở nên đau đớn. Trong một số trường hợp, viêm họng còn khiến người bệnh cảm thấy đau đầu, khó nuốt, và đau dạ dày.

Các biện pháp điều trị đau họng tự nhiên tại nhà

- Súc miệng bằng nước muối ấm: Nước muối ấm giúp làm dịu cổ họng bị kích thích và làm giảm sưng trong các mô. Đây là cách điều trị an toàn nhất, ít tốn kém nhất và có lẽ hiệu quả nhất của viêm họng. Súc miệng nước muối ấm 3 - 4 giờ một lần.

- Nhấm nháp chất lỏng ấm áp như trà nóng hoặc nước canh súp gà nóng: Các loại nước này cũng có thể làm dịu cổ họng. Nhiệt độ sẽ làm tăng lưu thông đến cổ họng để thúc đẩy chữa bệnh. Độ mặn của món canh cũng giúp làm giảm sưng, giống như súc miệng nước muối.

- Ngậm kẹo: Kẹo cứng cũng có thể làm dịu và bôi trơn cổ họng của bạn.

- Hạn chế nói: Tránh nói nhiều trong thời gian dài, không la hét hoặc nói to để tránh không khí vào họng nhiều hơn.

- Ngưng hút thuốc lá hoặc ít nhất là cắt giảm: Hút thuốc lá có thể gây ra đau họng, hoặc có thể làm nặng thêm các triệu chứng đau, viêm họng vì nó gây kích thích cổ họng.

- Giữ ẩm cho họng bằng cách uống nước, xông họng: Độ ẩm sẽ giữ cho cổ họng bạn thoải mái hơn. Nó có thể làm giảm khô cổ họng, nguyên nhân gây đau họng. Không khí khô, nóng sẽ làm họng bạn càng khô và tình trạng viêm họng càng trầm trọng hơn.

Một số lưu ý về các chất cần bổ sung cho cơ thể khi bị đau họng:

- Vitamin: A, C (liều lượng lớn thường xuyên)

- Khoáng sản: Muối, kẽm, Kali Clorua Phosphate, sắt

- Thảo mộc: Cỏ cà ri, cây cải ngựa, tỏi...

Các chất dinh dưỡng đề cập ở trên giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể khi bị bệnh. Tuy nhiên, quan trọng nhất vẫn là các điều trị y tế. Nếu bệnh lâu khỏi, bạn nên đến bệnh viện để được khám và điều trị đúng bệnh của mình.



Các bài thuốc dân gian chữa viêm họng
Món ăn trị bệnh viêm họng
Tìm hiểu về bệnh viêm họng
Mẹo chữa viêm họng cho bà bầu
Viêm họng khi mang thai có nguy hiểm?
Chữa viêm họng sổ mũi cho bà bầu an toàn nhất


(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý