Trẻ đần độn có chữa được không?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Trẻ đần độn có chữa được không?

18/04/2015 10:40 AM
927

Ai cũng đều mong muốn con của mình thông minh, khỏe mạnh, có trí tuệ hơn người , trưởng thành và có đóng góp cho xã hội. Các ông bố và mẹ trẻ luôn gửi gắm nhiều giấc mơ đẹp và niềm hi vọng vô biên của mình vào con cái.

 

Nhưng một đứa con đần độn không thể tự chăm sóc mình, không có khả năng lao động , nói không ra câu, suốt đời phải có người chăm bẵm, một đứa trẻ như thế ra đời sẽ làm cho gia đình phải gánh chịu nỗi bất hạnh to lớn, đau khổ về tinh thần, mệt mỏi về thể xác, gánh nặng kinh tế đè nặng lên vai. Vậy làm thế nào để có thể tránh đẻ ra con đần độn. Đặc biệt là một phụ nữ sau khi đẻ ra con đần độn thì cần phải chú ý những điều gì?

Trước hết phải phân tích cụ thể nguyên nhân sinh ra con đần độn, sau đó căn cứ vào nguyên nhân gây ra bệnh để tìm ra biện pháp dự phòng phù hợp. Nguyên nhân sinh con đần độn có rất nhiều, nhưng tựu chung có thể chia thành 2 loại: tính bẩn sinh và tính hậu sinh (sau khi sinh).

Kết quả hình ảnh cho trẻ đần độn

Tính bẩm sinh là lúc thai nhi ở trong bụng mẹ (trước khi chào đời) đã mắc bệnh, chủ yếu có bênh di truyền, như đần độn bẩm sinh, bệnh đao, úng não, bệnh ngu đần ( tay- sachdisease), sinh trong tử cung, tức là chỉ bệnh thiểu năng trí tuệ của thai nhi do tác hại không thể cứu vãn của thai nhi đang phát triển, đó là trường hợp người mẹ trong thời ki mang thai mắc bệnh sởi, thiếu dưỡng khí, trúng độc oxit cacbon, chiếu Xquang , tiếp xúc với chất độc hại, uống nhiều thuốc an thần và thuốc chữa động kinh, thiếu một số nguyên tố vi lượng.

Tính hậu sinh là chỉ mắc bệnh khi từ trong bụng mẹ chui ra hoặc sau khi sinh. Nếu như xảy ra thương tích, xuất huyết trong đầu, thiếu dưỡng khí, ngạt thở lúc chui ra từ trong bụng mẹ thì sau khi sinh trẻ sơ sinh sẽ có vết thương ở trong đầu, dễ lây nhiễm bệnh, viêm não, đường hô hấp…

Làm rõ nguyên nhân gây bệnh, chúng ta có thể áp dụng biện pháp phòng tránh cụ thể để tránh con đần độn.

Do tác hại của bệnh di truyền nên khả năng lại đẻ con mắc bệnh tương tự khi mang thai ở lần tiếp theo lơn hơn rất nhiều so với người thường.Vì vậy khi mang thai ở lần tiếp theo thfi cần phải đến bệnh viện kiểm tra kỹ và tiến hành từ vấn đề di truyền học, nếu như xác suất sinh con mắc căn bệnh tương tự rất lớn, thì tốt nhất là không nên sinh con.

Nếu như xét thấy thực sự cần sinh thêm một lần nữa thì nhất định phải nghe theo chỉ dẫn của bác sĩ và kiểm tra định kì, khi cần thiết thì phải tiến hành chẩn đoán kiểm tra thai nhi trong bụng mẹ, phát hiện kịp thời tình hình khác thường để quyết định có nên tiếp tục mang thai nữa hay không.Nếu bố mẹ mắc bệnh đần độn hoặc thiểu năng trí tuệ thì nên cố sức tránh kết hôn và đẻ con.

Đối với bệnh mang tính bẩm sinh trong tử cung và bệnh phát ra sau khi ra đời, nếu chú ý tránh được những nhân tố bất lợi thì có thể không sinh con đần độn lần thứ hai mà sinh được con khỏe mạnh. Cần tăng cường giữ gìn sức khỏe trước và sau khi đẻ, tích cực xử lý khi mang thai có nguy cơ cao, chạy chữa bệnh máu thiếu oxy của thai nhi ở trong bụng mẹ, hết sức giữ gìn trong thời gian mang thai đặc biệt là thời kỳ đầu tránh để nhiễm bệnh sởi , cảm cúm và các bệnh có vi rút khác, hạn chế đến nơi đông người nhât là trong lúc có dịch cúm.

Trong thời kỳ mang thai, tránh tiếp xúc với tia Xquang, các chất độc hại như nhôm, oxit cacbon… kiêng hút thuốc, uống rượu, tăng cường chất dinh dưỡng, cải thiện tình hình dinh dưỡng của người mang thai, tránh dùng các loại thuốc có thể gây dị dạng cho thai nhi, lựa chọn phương thức sinh nở phù hợp, chú ý tránh gây thương tích khi đẻ, tránh dùng kẹp lôi thai nhi ra, tránh dùng ống hút, tránh mổ đẻ… Cần xử lý thận trọng và cấp cứu kịp thời khi thai nhi bị ngạt, tích cực chữa trị các căn bệnh của trẻ sơ sinh như bạch hoàng đản.

Chỉ có như thế mới có thể đảm bảo để một bà mẹ sinh ra con khỏe mạnh sau khi đã sinh con đần độn, tránh được sự tái diễn bi kịch lần trước.

 

(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
E làm việc rất chậm và hay bị lãng quên trong khi làm việc vậy có cách nào khác phục được?
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Khi làm việc nếu bị chậm chạp và lãng quên bạn có thể sử dụng các bí quyết sau: Sổ tay - vật bất li thân: Khi phải làm bất kì việc gì đó, hãy tập thói quen liệt kê ra sổ ngay lập tức. Điều này không mất quá nhiều thời gian của bạn. Chú thích kĩ giờ giấc, địa điểm và thời gian để hoàn thành. Khi có quá nhiều việc, bạn chỉ cần mở sổ tay và làm việc theo thứ tự ưu tiên. Kéo dài thời gian: Hãy tự cho mình một “deadline” có thời hạn dài một chút. Chẳng hạn như thay vì hẹn bạn bè vào ngày mai, bạn hãy hẹn qua ngày mốt để có thời gian chuẩn bị. Việc lùi ngày như thế sẽ giúp bạn tránh được rủi ro và có cách để phân bố thời gian tốt hơn. Biết lo xa: Vào mỗi buổi sáng thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ, hãy trả lời câu: “Mình còn bỏ sót điều gì?”. Tự nhẩm trong đầu và tìm cách hoàn thành những việc vặt. Dịch vụ “nhớ giùm”: Bạn có thể dùng “dịch vụ miễn phí” bằng cách nhờ bạn bè nhắn tin nhắc, cài báo thức công việc qua điện thoại, dùng phần mềm có sẵn trên mạng, hay đơn giản là dán ghi chú ở ngay đầu tủ lạnh. Nếu lỡ quên: Không việc gì phải bối rối cả. Hãy cố gắng tìm cách hỏi những người có liên quan, biết đâu họ giúp bạn nhớ ra được. Trong tình huống tệ nhất, hãy bình tĩnh đứng ở vị trí mà bạn đã từng nghĩ đến việc đó, cố gắng liên hệ và sắp xếp lại dữ liệu trong bộ nhớ, bạn sẽ nhớ ra được từ từ. Chúc bạn sớm khắc phục được chứng hay quên nhé!
Em của em bị bệnh chậm phát triển trí tuệ, em thì bình thường vậy em sinh con có bị di truyền giống em của em không??
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý