Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách vệ sinh vùng kín cho bé gái sơ sinh

18/04/2015 11:51 PM
20,470

Có rất nhiều sản phẩm vệ sinh vùng kín trên thị trường dành riêng cho các bé gái mà mẹ bé có thể lựa chọn. Nhưngvệ sinh cho bé thế nào mới là đúng cách?

Khi công chúa yêu nhà bạn còn nhỏ, mẹ bé nên vệ sinh cẩn thận vùng kín đúng cách cho con. Khi con gái đã lớn hơn, mẹ bé có thể dần hướng dẫn con tự vệ sinh cô bé của mình từng bước một nhằm giúp con giữ vệ sinh vùng kín khỏe mạnh, sạch sẽ và tránh xa nguy cơ nhiễm trùng hay ngứa ngáy vùng kín mỗi ngày. 
 
Có rất nhiều sản phẩm vệ sinh vùng kín trên thị trường dành riêng cho các bé gái mà mẹ bé có thể lựa chọn. Nhưng hầu hết với các em bé, việc sử dụng các sản phẩm nước rửa vệ sinh vùng kín là chưa thực sự cần thiết. Bởi vì những sản phẩm này thường chứa nhiều hóa chất có thể gây kích ứng làn da non nớt và nhạy cảm của bé.

  
Chỉ cần mẹ bé chú ý thực hiện theo các bước sau với nước ấm hàng ngày cũng sẽ giúp làm sạch và chăm sóc vùng kín của con gái yêu một cách sạch sẽ và khỏe mạnh nhất.


Những điều bạn cần

- Dung dịch vệ sinh vùng kín tự nhiên

- Nước ấm

- Khăn thấm mềm mại

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín đúng cách cho con gái nhỏ

1. Nếu bạn cảm thấy khu vực vùng kín của bé có mùi hoặc bị dơ bẩn do ngồi hoặc chạy nhảy bên ngoài suốt cả ngày, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh có thành phần hoàn toàn tự nhiên để rửa. Điều này sẽ giúp loại trừ các vi khuẩn cho vùng kín của con bạn. 
 
Tuy nhiên mẹ bé chỉ nên vệ sinh ở bên ngoài của cô bé mà không thụt rửa quá sâu vào vùng kín của con. Sau đó nhớ rửa lại bằng nước ấm và sử dụng một chiếc khăn lau mềm mại để thấm khô và làm sạch khu vực này một lần nữa.

2. Khi tắm cho con bạn mỗi ngày bằng nước ấm, bạn nên chú ý rửa sạch và loại bỏ mồ hôi trên cơ thể của bé, đặc biệt là các bộ phận dễ bị mồ hôi và bụi bẩn trú ngụ. 

Khi tắm cho con mỗi ngày cần tắm bằng nước ấm, bạn nên chú ý rửa sạch và loại bỏ mồ hôi trên cơ thể của bé, đặc biệt là các bộ phận dễ bị mồ hôi và bụi bẩn trú ngụ. 

Đặc biệt, luôn chú ý làm sạch và vệ sinh vùng kín cho con ít nhất ngày 1 lần. Điều này sẽ làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc ngứa ngáy âm đạo cho bé yêu đấy.

3. Luôn chú ý giúp con thay đổi quần chíp, tã thường xuyên. Mẹ bé không nên vì một chút bất cẩn của mình mà cho phép đóng bỉm cho con quá lâu trong 4-6h/ ngày vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín cho con.

Theo đó, nên nhớ thay bỉm, tã giấy, quần chíp cho con thường xuyên nhằm hạn chế những nguy cơ phát triển mùi hoặc gây bí bách cho vùng kín của bé.
  

4. Dù quan tâm đến sức khỏe của bé đến thế nào, các mẹ bé cũng nên biết cơ thể của bé, nhất là vùng kín của bé cũng có khả năng tự làm sạch.

Do đó, mẹ bé không nên quá thường xuyên hay lạm dụng sử dụng các sản phẩm vệ sinh vùng kín chứa nhiều hóa chất để vệ sinh cho con vì các sản phẩm này có thể làm gián đoạn quá trình tự làm sạch tự nhiên này của vùng kín và gây nhiễm trùng “cô bé” của các bé.

5. Nếu mẹ bé nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì bạn nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời.
 

6. Mẹ bé cũng nên không cho bé sử dụng vòi sen khi tắm, không cho bé sử dụng nước hoa hoặc mặc quần áo bẩn tiếp xúc tới khu vực vùng kín vì chúng sẽ làm tăng nguy cơ ngứa ngáy và nhiễm trùng cho vùng kín của các bé.

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai.

Hoang mang tìm cách vệ sinh đúng cách vùng kín cho con

Bé đầu nhà chị Thu Hằng (Hàng Mành, Hà Nội) là bé trai thế nênsau khi sinh hạ nàng công chúa Tisu trắng trẻo, dễ thương, chị cũng lo lắng về việc “chăm bé trai thì nhàn tênh, hơn hẳn chăm bé gái”

Và sự nhàn tênh kia được bộc lộ rõ nhất qua việc vệ sinh vùng kín của con. “Chăm thằng lớn dễ bao nhiêu thì nàng này phức tạp bấy nhiêu. Mình rất băn khoăn không biết cách rửa, vệ sinh sạch sẽ vùng kín cho con như thế nào”, chị nói

Lên mạng vào diễn đàn chia sẻ tâm sự này, chị cũng gặp được rất nhiều sự thông cảm, đồng cảnh của nhiều gia đình khác

Đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nhiểm bẩn, việc vệ sinh, làm sạch không “đơn giản” như bé trai, vì thế nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ bé mới sinh

Khô thoáng và sạch sẽ

Chị Dương Thanh (Quận 7, TP HCM) là một bà mẹ chăm con rất mát tay, chị sinh đôi hai nàng công chúa và một bé trai thế nên chị rất tự hào về kiến thức, khả năng chăm sóc con cái của mình

Chị chia sẻ: “Ban đầu mình cũng lơ ngơ như bò đeo nơ, nhất là khi một lúc, một nách chăm 2 nàng sinh đôi. Nhưng nhờ vài lần mời bác sĩ đến tắm cho con, thăm khám con, họ đã chỉ bảo cách thức và rồi ‘hay làm tay quen’ nên mình dần cũng thành thạo trong việcvệ sinh vùng kín cho con”

ve-sinh-vung-kin-dung-cach-cho-be-gai

Chị chia sẻ hai nguyên tắc quan trọng trong việc chăm sóc và vệ sinh vùng kín cho bé gái đó là phải thật khô thoáng và sạch sẽ. Hàng ngày, chị thường vệ sinh cho con 3 lần, mỗi lần trong vài phút

Trước khi vệ sinh cho con, chị cũng phải chuẩn bị một vài  thứ cơ bản (như lúc mát-xa cho con vậy): phòng kín gió, thoáng, vải sạch, quần áo sạch, nước ấm.

Ban đầu đặt con nằm ngửa trên tấm vải khô, sạch, mềm, sau đó chị dùng khăn mềm đã được làm ẩm bằng nước ấm, lau nhẹ nhàng vùng kín của con theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài, nhưng tuyệt đối không được lau sâu vào bên trong

Sau đó chị nhẹ nhàng lau xung quanh vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Tiếp theo, chị lấy khăn ướt khác lau sạch hai bên bẹn, hậu môn và xung quanh mông các con. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào vùng kín của con

Và kết quả mang lại, hai bé nhà chị rất khỏe mạnh, sạch sẽ. Ý kiến chia sẻ của mẹ Dương Thanh được rất nhiều chị em trên diễn đàn đồng tình ủng hộ

Thay quần, tã thường xuyên cho con

Chị Thiếu Hoa (Đường Bưởi, Hà Nội) chia sẻ kinh nghiệm của mình rằng, chị thường vệ sinh vùng kín cho con ngay sau khi con ngủ dậy, thay bỉm, sau mỗi lần bé đi ị

Nhiều chị em nói rằng rửa cho con bằng nước chè xanh, xà phòng, nước muối, rồi mạnh tay hơn là bằng những cách xối nước, chị Hoa chia sẻ rằng không cần thiết phải làm vậy, dung dịch tốt nhất nên rửa cho con chính là nước ấm

Sau khi rửa xong cho con nên lau khô để tránh vùng kín bị ẩm ướt, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác

Luôn chú ý giúp con thay đổi quần, tã thường xuyên. Tuyệt đối không đóng bỉm cho con quá lâu trong 4-6 giờ/ ngày vì điều này sẽ làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng vùng kín cho con

Và điều cuối cùng chị nhấn mạnh, nếu chị em nhận thấy vùng kín của bé có bất cứ sự thay đổi bất thường nào như ngứa ngáy, màu lạ xuất hiện, bất chợt có dịch tiết âm đạo hoặc vùng kín bốc mùi… thì hãy nhanh chóng đưa bé đến bác sĩ thăm khám ngay lập tức. Đây có thể là những dấu hiệu của nhiễm trùng vùng kín cần được điều trị kịp thời


Rắc rối khi vệ sinh vùng kín cho bé gái


Mỗi lần được mẹ vệ sinh vùng kín, bé Bông cứ nằm đờ ra như bị kích thích. Chị Vân – mẹ bé rất lo lắng vì sợ sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của con sau này.

Bé Bông mới được 18 tháng tuổi. Hàng ngày, chị Vân – mẹ bé vẫn vệ sinh vùng kín cho con gái nhưng chị thấy vẫn không sạch được chất bã màu trắng nằm bám ven hai môi nhỏ ở bộ phận sinh dục của con, do ngón tay không thể lùa vào được khe để vệ sinh.

Cho nên bình thường ngoài việc rửa hàng ngày thì cách hai ba ngày chị Vân lại lấy bông thấm nước muối lau cho bé. Nhưng khi lau, chị có để ý thấy bé Bông cứ nằm đờ ra, kiểu như bị kích thích nên rất lo lắng vì sợ nếu như vậy thì không tốt và ảnh hưởng tới bé sau này.

Trên thực tế, không chỉ mẹ bé Bông gặp khó khăn trong việc vệ sinh vùng kín cho con gái. Vì đối với bé gái, bộ phận sinh dục tương đối lộ và dễ bị ẩm ướt, nên việc chăm sóc và giữ gìn bộ phận này lại càng cần phải chú ý và cẩn thận hơn ngay từ thời kỳ sơ sinh.



Cụ thể các bước vệ sinh vùng kín cho bé gái: “Khô” và “sạch” là hai nguyên tắc đầu tiên các mẹ cần chú ý khi vệ sinh vùng kín cho các bé gái nhé.

Các mẹ hãy làm theo các bước sau đây:

- Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm, lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn.

- Sau đó lấy khăn ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong.

- Tiếp theo, lấy khăn ướt khác nữa lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.

- Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã.


Những điều các mẹ cần lưu ý

- Nên vệ sinh vùng kín khi thay tã hay bỉm cho bé. Sau mỗi lần bé đi đại tiện,mẹ nên rửa hoặc lau cơ quan sinh dục của bé bằng nước sạch và ấm. Không nên rửa xong chưa thấm khô cho bé đã mặc tã ngay, như vậy sẽ khiến tình trạng ẩm ướt kéo dài ở vùng sinh dục, dễ dẫn đến nhiễm nấm và các bệnh nhiễm trùng khác.

- Không nên dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín của bé, vì làm vậy rất có thể sẽ giết chết vi khuẩn có lợi đang bảo vệ vùng kín của bé. Một số bà mẹ còn cẩn thận rửa và sát trùng âm hộ cho con bằng nước muối loãng như mẹ bé Bông hay các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, điều này thật không nên, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.

- Ngoài ra, các mẹ nên hạn chế dùng giấy ướt để lau cho bé. Nếu dùng giấy ướt thì sau đó vẫn phải dùng khăn xô mềm đã được làm ướt bằng nước ấm để lau cho bé lại một lần nữa.

Lúc mới sinh, bé gái từ 1 đến 2 tuần đầu có thể vùng kín sưng, hơi đỏ, có nhiều chấm trắng hay chảy một ít máu, đó là hiện tượng sinh lý bình thường có thể do nội tiết của mẹ truyền sang. Trong trường hợp này, mẹ nên dùng bông gòn và nước ấm nhẹ nhàng lau sạch cho bé rồi thấm khô với khăn cotton trước khi mặc tã hay quần cho bé. Nhưng nếu hiện tượng này kéo dài trên 1 tháng thì phải đến bác sĩ khám để tìm hiểu nguyên nhân và có cách điều trị hợp lý kịp thời.


Mỗi lần vệ sinh cho con gái, Lan nhờ chồng bế choãi hai chân của bé rồi ngậm một hớp nước ấm, "phun mưa" vào vùng kín của con.


Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

“Mình có con trai đầu, vệ sinh vùng kín cho bé nhàn tênh. Giờ sinh con gái thứ hai thấy công đoạn này sao mà phức tạp. Lúc nào cũng sợ chưa sạch nên phải vệ sinh cho con kỹ kỹ một chút” – Lan cho biết.

Theo Lan, mẹ ngậm nước vào miệng rồi phun vào vùng kín cho con sẽ khiến những tia nước li ti có thể len vào những nếp gấp trong vùng kín con gái. Sau đó, mẹ chỉ cần lấy bông gòn mềm nhẹ nhàng lau từng tý một là được.

Cũng chọn cách nhờ người nhà bế khi vệ sinh vùng kín cho con gái nhưng Oanh (Hà Đông, Hà Nội) không “phun mưa” mà dí sát mặt vào “bím” con rồi ra sức... hít.

“Hôm nào thấy có mùi hôi hay "bím" con đùn ra chất màu trắng thì mình phải dùng đầu tăm bông, nhúng nước ấm có pha muối loãng, cẩn thận lau từng khe gấp cho con. Nhưng tất nhiên là chỉ lau bên ngoài, không được thọc sâu vào trong. Hôm nào thấy thơm tho thì chỉ cần lấy khăn sữa mềm nhúng nước ấm, lau từ "bím" ra sau là xong” – Oanh chia sẻ kinh nghiệm vệ sinh vùng kín cho con gái đầu lòng.

Theo Oanh, tuyệt đối không được lau từ sau ra trước vì làm thế sẽ lấy vi khuẩn từ hậu môn tới vùng kín của con.

Còn Hòa (quận 3, TPHCM) ngày nào cũng chịu khó đun nước trà xanh để rửa “bím” cho con với hy vọng con hết mùi hôi và “bím” sẽ trắng, đẹp khi lớn lên. “Mỗi ngày, mình rửa bằng nước trà xanh cho con 2 lần. Còn những lần con đi tè hay đi ị thì vệ sinh với nước ấm rồi lau khô thôi” – Hòa tâm sự.

Không ít người mẹ cho biết, việc vệ sinh vùng kín cho bé gái khiến mẹ “đau đầu” hơn bé trai. Do cấu tạo nên “bím” bé gái dễ bị nhiễm khuẩn và có mùi hơn “chim” của bé trai. Vì thế, vệ sinh vùng kín bé gái làm sao để bé luôn được sạch, khô, không viêm nhiễm, cũng không bị hăm là cả một vấn đề nan giải.

Một số cách người mẹ hay áp dụng khi vệ sinh “bím” cho bé gái là “phun nước”, pha loãng với nước trà xanh, nước muối hay chỉ dùng nước ấm thông thường. “Phun nước” là cách khiến vùng kín của bé dễ bị nhiễm khuẩn do khi mẹ ngậm nước thì vi khuẩn từ miệng của mẹ có thể theo nước vào vùng kín bé gái.

Với nước trà xanh pha loãng thì cũng nên thận trọng do bé còn nhỏ, làn da còn mỏng nên vệ sinh bằng cây lá cũng có thể làm bé bị dị ứng, viêm nhiễm... không tốt cho bé. Ngay cả việc dùng nước muối pha loãng để vệ sinh cho bé gái cũng cần thận trọng, nên hỏi ý kiến bác sĩ trước.

Vệ sinh vùng kín cho bé gái bằng nước ấm là cách an toàn hơn cả. Khi lau chùi cho bé, nên đặt bé trên một tấm nilon, dùng khăn xô mềm, nhúng nước ấm, vắt nhẹ cho bớt nước rồi lau nhẹ nhàng “bím” cho bé theo hướng trên – dưới và từ ngoài vào trong.

Nhớ là khi lau “bím” cho con phải hết sức nhẹ, chỉ lau bên ngoài, không chạm vào trong. Sau đó, lấy khăn khác, nhúng nước lau vùng bẹn và hậu môn cho bé. Không dùng chung khăn lau hậu môn và vùng kín cho bé vì dễ lảm dây bẩn từ hậu môn và bộ phận sinh dục của bé. Cũng không đặt cả đít bé vào chậu nước ấm vì vi khuẩn từ hậu môn có thể lan sang vùng kín của bé.

Rồi dùng thêm khăn khác, lau sạch vùng mông và đùi cho con. Cuối cùng, tiếp tục dùng khăn xô, khô và mềm để lau khô lần lượt từng vùng cho bé như kể trên. Đặt bé nằm trên một tấm nilon sạch khác ít phút cho vùng kín và mông khô ráo hẳn thì mới đóng bỉm. Tránh dùng giấy ướt lau cho con hoặc nếu dùng giấy ướt thì cần dùng khăn xô mềm, nhúng nước ấm lau lại sau khi đã lau bằng giấy ướt.

Sau mỗi lần bé đi tè, nhất là đi tiêu thì cũng nên dùng khăn nhúng nước ấm lau cho bé để bé luôn sạch sẽ và khỏe mạnh. Tuyệt đối tránh dùng xà phòng để vệ sinh vùng kín vì sẽ làm chết những vi khuẩn có lợi trong vùng kín của con. Cũng tránh các chất tẩy rửa khác vì làm mất cân bằng độ pH trong “bím” của bé.


Chăm sóc vùng kín cho trẻ sơ sinh vào mùa lạnh

Trên thực tế trẻ sơ sinh tiêu, tiểu nhiều lần mà lần nào cũng phải rửa thì vất vả cho mẹ và cũng mệt cho con, nhất là vào ban đêm hoặc mùa đông giá rét cho nên cũng có thể làm sạch cho bé bằng cách lau như sau:

Trên thực tế trẻ sơ sinh tiêu, tiểu nhiều lần mà lần nào cũng phải rửa thì vất vả cho mẹ và cũng mệt cho con, nhất là vào ban đêm hoặc mùa đông giá rét cho nên cũng có thể làm sạch cho bé bằng cách lau như sau:

Mỗi lần trẻ tiêu, tiểu phải thay ngay tã lót, rửa sạch phân và nước tiểu bằng nước ấm. Khi trẻ đi tiêu, trước khi rửa, dùng chỗ sạch của miếng lót lau sạch phân, lau từ trước ra sau, không để phân dính lâu vào da, không làm bẩn bộ phận sinh dục. Sau đó dùng nước ấm 37oC (thử bằng cách đổ nước lên mu bàn tay chịu được là vừa) để rửa. Dội nước rửa từ trên xương mu xuống dưới, từ trước ra sau. Rửa cả mông cho bé. Rửa đến đâu dội nước đến đó, không được đặt đít bé trong chậu nước mà rửa, tốt nhất là dùng tay để rửa. Sau đó dùng khăn xô sạch, mềm thấm khô nước, tránh chà xát mạnh làm tổn thương da của bé. Tiếp đó, bố mẹ chỉ bôi kem dưỡng da lên vùng xương mu, hai bên bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã lại cho bé.

Ngoài ra, cũng có thể làm sạch cho bé bằng cách lau như sau:

Đối với bé gái: Đặt bé lên tấm nylon mềm, dùng giấy vệ sinh ướt (nếu không thì dùng gạc làm ẩm) lau vùng xương mu và vùng bụng dưới rốn. Lấy miếng giấy ướt khác lau nhẹ nhàng bộ phận sinh dục ngoài theo hướng từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Bạn nhớ chỉ lau bên ngoài môi lớn, không đụng chạm bên trong. Sau đó, lấy miếng giấy ướt khác lau sạch hai bên bẹn, lau hậu môn và xung quanh. Chú ý lau từ trước ra sau để tránh dây bẩn từ hậu môn vào bộ phận sinh dục của bé.

Cuối cùng lau sạch mông và mặt trong đùi. Lấy khăn xô sạch, khô, mềm lau toàn bộ vùng quấn tã. Dùng kem dưỡng da bôi lên vùng mu, bẹn, xung quanh hậu môn rồi quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé.

Đối với bé trai: Nước tiểu thường thấm nhiều ở phía trước: vùng xương mu, vùng bụng dưới rốn, thậm chí ướt cả rốn, do vậy cần làm sạch ở vùng bụng dưới rốn. Nếu rốn cũng bị ướt do nước tiểu thì phải rửa sạch rốn và thay băng rốn. Dùng giấy ướt lau vùng bụng dưới rốn, vùng xương mu, hai bên bẹn và bộ phận sinh dục. Lau theo hướng từ trên xuống dưới, từ trước ra sau. Phải nâng bìu lên, làm sạch phần dưới bìu. Lấy giấy ướt khác lau toàn bộ bìu và lau phía dưới dương vật vì phân và nước tiểu hay đọng ở đó.

Tiếp đến, lau sạch dương vật, lau theo hướng từ trên xuống. Tuyệt đối không tuốt ngược bao quy đầu. Sau đó lau sạch hậu môn, mông, mặt trong của đùi. Lấy khăn khô, sạch, mềm lau khô toàn bộ vùng quấn tã. Thoa kem dưỡng da lên vùng mu, bẹn, bùi, xung quanh hậu môn, mông cho bé để đề phòng hăm loét da. Cuối cùng quấn tã hoặc đóng bỉm cho bé. Phải chú ý để dương vật nằm xuôi chiều của nó trong lúc quấn tã.


Tắm rửa và làm vệ sinh cho bé sơ sin
Tắm nắng cho trẻ.
Trị rôm sảy cho bé
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm điều hòa?
Cách giảm sốt cho trẻ
Chăm sóc da cho trẻ sơ sinh
Chăm sóc trẻ sơ sinh mùa đông


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Be nha em nam nay 3 tuoi nhung bim bim cua be chi co lo di tieu ma khong co lo phu khoa. Vay hoi bac si em nen dua chau di kham o dau? va BV co xu ly duoc khong?
hơn 1 tháng trước - Thích (7) - Trả lời
Bệnh viện nhi trung ương nhé
Bé nhà em được 12 tháng trong gần 3 tháng trở lại đây vùng kín của cháu thường xuyên đỏ tấy và có mùi rất hôi, mặc dù ngày em vẫn vệ sinh cho cháu 2 lần, và hầu em như không bao giờ đóng bỉm cho bé kể cả ban đêm. Vậy hỏi bác sĩ bé nhà em có bị làm sao k ạ? em lo quá.
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Bạn nên cho bé đi khám để được chuẩn đoán và điều trị nhé. Cũng có những trường hợp bé gái bị viêm nhiễm vùng kín. Chúc chị và gia đình sức khỏe!
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý