Những cây dược liệu quý

seminoon seminoon @seminoon

Những cây dược liệu quý

18/04/2015 09:07 PM
1,352

Cùng một lúc chuyện gia đình đổ vỡ, làm ăn thất bại, ông lại bị bệnh tiểu đường týp 2, máu nhiễm mỡ, vôi hóa tuyến tùng và đám rối mạch mạc não thất hai bên, gút. Rồi ông trèo núi, lặn lội vào rừng già trên dãy núi Ba Tri (Đà Bắc, Hòa Bình) tìm dược liệu tự chữa cho mình. Không những khỏi bệnh, ông còn gây dựng thương hiệu cho cây dược liệu quý đó: trà Ba Tri.

Hồi sinh từ cõi chết

Ông tên là Bùi Đắc Quang, quê ở huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Hồi còn là thanh niên, ông đi bộ đội, trải qua các chiến trường B5, Campuchia. Hết chiến tranh, ông tiếp tục ở lại quân đội.

Năm 2002 là năm “bết” nhất của đời ông. Bao nhiêu tài sản đã ra đi sau những thất bại làm ăn. Người vợ bao năm má ấp tay kề cũng bỏ ông mà đi. Ông xin ra quân. Nghe lời một người bạn, ông lên xóm Tày Măng, xã Tu Lý, Đà Bắc (Hòa Bình), làm lại từ đầu. Nhiều lúc không còn gì mà ăn và không biết tìm đâu ra tiền để ăn bữa sau. Đi làm thuê một thời gian, ông vay tiền bạn bè và ngân hàng, lập công ty trồng gấc. Ông mua giống giao cho bà con trồng, giao gạo và ký hợp đồng bao tiêu. Hàng vạn cây gấc đã giao đến tận tay bà con, nhưng khi có tiền, có gạo, bà con không trồng mà vứt ra... bờ rào. Thất bại cay đắng khiến ông sống dở chết dở, mang bên mình khoản nợ ngân hàng gần một tỉ đồng.

Cùng lúc đó, ông thấy trong người yếu đi. Khám bệnh, ông mới biết mình mắc bệnh tiểu đường týp 2, máu nhiễm mỡ, vôi hóa tuyến tùng và đám rối mạch mạc não thất hai bên, gút... Những ngày dài nằm trong bệnh viện, ông không tin là mình có thể vượt qua. Bác sĩ khuyên: “Căn bệnh của anh rất khó chữa, chỉ có một loại dược liệu có thể đẩy lùi bệnh này. Đó là giảo cổ lam” và đưa cho ông bao bì của sản phẩm này. Giá 700.000 đồng/kg. Ông đọc trên bao bì, thấy ghi sản phẩm ở trên dãy Hoàng Liên Sơn có độ cao trên 600m trở lên. Ông nghĩ, với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng như thế thì giảo cổ lam có thể mọc ở Hòa Bình. Rồi ông tìm đọc các tài liệu, được biết dãy núi Ba Tri, huyện Đà Bắc, Hòa Bình, nằm giữa dải địa chất Phanxiphăng và Sầm Nưa của Lào ở độ cao 500-600m.

Chỉ với thông tin ít ỏi như vậy, ông tin dãy núi Ba Tri có giảo cổ lam và bắt đầu hành trình đi tìm trên những cánh rừng già. Cứ trời tờ mờ sáng là ông dắt dao vào rừng, lần lượt lang thang qua hàng trăm khe suối, thung sâu tìm cây thuốc quý với hình ảnh cái lá cây trên gói sản phẩm giảo cổ lam. Ngay cả những hôm trời mưa phùn, rét mướt, ông cũng vẫn luồn rừng, hết khu rừng này đến khu rừng khác. Một lần, ông bị lạc giữa một thung sâu. Bữa đó trời mưa phùn, không một người dân nào dám đi rừng vào những ngày này bởi lẽ vắt nhiều như trấu. Vì quyết tìm cho được cây thuốc quý, ông đánh liều đi. Càng tiến sâu vào rừng già, trời càng ẩm. Vắt bò lổm ngổm quanh chân, chui vào kẽ chân, kẽ tay mà cắn. Ông càng gỡ, máu chảy ra càng nhiều. Đánh hơi thấy mùi máu tanh, dường như cả ổ vắt, động vắt ở trong rừng bật tanh tách bám lấy ông. Lúc đầu ông còn gỡ kịp, sau đó ông không còn đủ sức gỡ loài thân mềm này nữa. Ông chỉ còn cách chạy càng nhanh càng tốt để thoát ra khỏi rừng già. Mưa mỗi lúc một nặng hạt, trời tối om như mực, một mình đơn độc giữa rừng già, ông bị lạc lối. Chạy như bị ma đuổi, ông thoát ra khỏi rừng vào lúc nửa đêm. Khi người vợ sau đến đón ông, cũng là lúc sức tàn lực kiệt, toàn thân ông bê bết máu. Lúc ấy, ngay cả vợ ông cũng không nhận ra chồng mình nữa.

 Sau nhiều lần đi dọc dãy núi Ba Tri, nơi nào dường như cũng in dấu chân ông. Thảo dược của xứ Mường có hàng nghìn, hàng vạn loài, trong khi đó, ông chỉ là kẻ ngoại đạo về thuốc Nam, chưa hiểu gì về cây thuốc. Căn cứ duy nhất trong tay ông chỉ là chiếc vỏ hộp có in hình cây giảo cổ lam. Gặp cây dây leo nào giống giống, ông cũng mang về. Tìm được cây thuốc nhưng để xác định xem có đúng là nó không, đầu tiên ông đi hỏi những bà mế người Mường. Họ chẳng biết giảo cổ lam là cây gì, chỉ biết cây ông lấy về cũng có trong vị thuốc của người Mường sử dụng bao đời nay để tắm rôm sảy cho trẻ con. Cây này cũng được dùng với các loại lá cây khác để chữa bệnh. Rồi ông tìm đọc sách, tài liệu viết về cây này, trong đó có cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của giáo sư Đỗ Tất Lợi. Nhưng những thông tin đó rất ít, chưa thể chứng minh thứ cây ông tìm được chính là giảo cổ lam. Rồi ông chạy đôn chạy đáo khắp nơi để hỏi. Ông lặn lội xuống Hà Nội, tìm đến các nhà khoa học nghiên cứu về giảo cổ lam, các công ty chuyên sản xuất thuốc để hỏi “đây có phải giảo cổ lam hay không?”. Gần một năm trời, ông đi gõ cửa nhiều nơi để hỏi, nhiều lần đi không một xu dính túi, chỉ đủ tiền đổ xăng và ăn một cái bánh mì. Nhưng rồi cuối cùng ông cũng có được câu trả lời: đúng là giảo cổ lam. Khi có được câu trả lời, ông bắt đầu sử dụng giảo cổ lam chữa bệnh cho mình.

Ông Bùi Đắc Quang ươm giống giảo cổ lam để trồng trên núi đá

Trả ơn cho đời

Đưa cho chúng tôi xem những kết quả mà ông đã đi khám lại sau 3 năm sử dụng giảo cổ lam, ông Bùi Đắc Quang tâm sự: “Bệnh của tôi về mức an toàn rồi. Sau khi dùng, tôi thấy người béo, khỏe hẳn ra. Không ngờ giảo cổ lam hiệu nghiệm đến vậy”.

Sau khi chữa được bệnh cho mình, được sự giúp đỡ của giáo sư Phạm Thanh Kỳ - nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, người chuyên nghiên cứu về giảo cổ lam, ông mở xưởng chế biến trà giảo cổ lam mang thương hiệu Ba Tri. Ngoài trà, hiện ông còn được Bộ Y tế ký hợp đồng độc quyền cung cấp giảo cổ lam để sản xuất viên nén. Không chỉ chế biến, ông còn tự tìm cách nhân giống giảo cổ lam. Ông chia sẻ: “Tôi vốn không nghĩ giảo cổ lam chữa được nhiều bệnh, nhưng qua sử dụng tôi thấy đây là sản phẩm rất tốt cho sức khỏe mà lứa tuổi nào cũng có thể sử dụng được. Do vậy thị trường rất cần”. Ông bộc bạch thêm: “Có được cuộc sống như ngày hôm nay là tôi mang ơn rừng núi Đà Bắc này. Hiện tôi đang nhân giống giảo cổ lam rồi cung cấp cho bà con nơi đây. Giống cây này rất dễ trồng, chỉ cần bới đất trồng trong các vách đá là cây tự mọc, không cần phải chăm sóc nhiều. Sản phẩm của bà con, tôi thu mua hết để chế biến. Trong vài năm nữa hy vọng nó là cây xóa đói giảm nghèo cho vùng cao Đà Bắc”.

Lúc chia tay, ông dặn chúng tôi: “Nếu các anh gặp ai bị nhiễm chất độc da cam thì xin gửi địa chỉ, hồ sơ đến đây, tôi sẽ gửi biếu sản phẩm này dùng miễn phí. Tôi từng là người lính nên tôi mong muốn được chia sẻ nỗi đau bệnh tật với đồng đội của mình”. Vâng, xin bạn đọc cùng ông chung tay chia sẻ nỗi đau da cam bằng cách liên hệ theo địa chỉ: ông Bùi Đắc Quang, xóm Tày Măng, xã Tu Lý, huyện Đà Bắc, Hòa Bình. Điện thoại: 0982898698.

Giảo cổ lam bắt đầu được nghiên cứu từ năm 1976 ở Nhật Bản, sau khi các nhà khoa học tìm hiểu một bộ tộc sống trên núi cao có tuổi thọ bình quân 98 tuổi và phát hiện người dân nơi đó thường xuyên uống trà giảo cổ lam. Các nghiên cứu về giảo cổ lam hiện được thực hiện nhiều ở Trung Quốc, Mỹ, Đức, Ý. Năm 1997, giáo sư tiến sĩ, nhà giáo nhân dân Phạm Thanh Kỳ (nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Dược Hà Nội, chủ nhiệm bộ môn Dược liệu) trong một lần đi công tác tại Lào Cai đã phát hiện ra cây giảo cổ lam trên dãy Hoàng Liên Sơn. Sau khi được giáo sư, nhà giáo nhân dân Vũ Văn Chuyên xác định tên khoa học chính xác là Gynostemma pentaphyllum, giáo sư Phạm Thanh Kỳ đã tiếp tục tìm hiểu về loại dược liệu quý này và đăng ký đề tài nghiên cứu cấp nhà nước.


Cây xạ đen được phân bố nhiều ở các nước như: Trung Quốc, Việt Nam, Myanmar, Thái-lan... Ở Trung Quốc, loại cây này thường mọc ở độ cao từ 1.000 - 1.500 m. Còn ở nước ta, xạ đen phân bố chủ yếu tại các tỉnh Hà Nam, Quảng Ninh, Ninh Bình, Hòa Bình, Vườn quốc gia Cúc Phương, Vườn quốc gia Ba Vì, Thừa Thiên - Huế, Gia Lai...
 

Một nguồn dược liệu quý

Xạ đen là loại cây dạng bụi leo, dễ trồng nên có thể trồng tận dụng đất hai bên đường đi, bờ rào, bờ ao, bờ kênh... và đặc biệt rất thích hợp trồng xen canh. Mô hình trồng xen xạ đen với những cây ăn quả hoặc lấy gỗ vừa tạo môi trường sống thích hợp cho cây phát triển tốt, vừa làm tăng giá trị thu hoạch cho vườn cây, trang trại.

Theo kết quả khảo sát ở một số vùng, vườn của tỉnh Hòa Bình đã trồng xen lẫn các loại cây bản địa với xạ đen như: cây trầm Aquilaria, cây sấu, cây trám trắng... Xạ đen không đòi hỏi tốn công sức chăm bón, không yêu cầu kỹ thuật cao và nhiều diện tích đất. Việc trồng xen dưới tán cây rừng và cây ăn quả sẽ làm tăng thêm giá trị thu trên một đơn vị diện tích đất.

Theo đông y thì cây xạ đen có vị đắng chát, tính hàn, có tác dụng hữu hiệu trong điều trị mụn nhọt, ung thũng, tiêu viêm, giải độc, giảm tiết dịch trong xơ gan cổ chướng và đặc biệt trong chữa trị ung thư. Trong tài liệu nghiên cứu mới nhất của Viện quân y 103 đã công nhận tác dụng chữa trị bệnh của cây xạ đen là làm hạn chế sự phát triển của các khối u trong cơ thể người bệnh.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ cây thuốc nam xạ đen rất rộng lớn. Giá bán các sản phẩm từ thân, cành cây xạ đen khô dao động trung bình từ 120.000-150.000 đồng/kg; còn các sản phẩm từ lá phơi khô dao động từ 150.000- 170.000 đồng/kg.

Để bảo vệ và phát triển nguồn cây xạ đen, trước hết cần có biện pháp giảm sức chặt phá khai thác của người dân địa phương, sau là tiến hành bảo tồn nguồn gen cây thuốc quý với sự tham gia của các tổ chức, các nhà khoa học. Chi cục kiểm lâm tỉnh Hòa Bình đã có những chương trình ươm tạo, bảo tồn, quy hoạch và phát triển loại cây này.

Hiện nay, ở một số địa phương của tỉnh Hòa Bình đang mở rộng phát triển diện tích vườn trang trại trồng cây xạ đen. Phát triển mở rộng diện tích trồng xạ đen không những nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường cung cấp dược liệu quý mà còn giảm bớt nạn khai thác, chặt phá bừa bãi cây xạ đen trong nhân dân các địa phương, bảo tồn phát huy được nguồn gen cây thuốc nam quý.

Một số vùng như: Lạc Sơn, Lương Sơn đã triển khai nhân giống và quy hoạch vùng trồng cây. Nhiều trang trại chuyên trồng xạ đen phục vụ nhu cầu nguyên liệu cho y học đã hình thành ở quy mô vừa và nhỏ như: trang trại của lương y Đinh Thị Phiển ở Lương Sơn với diện tích khoảng 5 ha, trang trại của GS.TS Lê Thế Trung ở bãi Đá Chông, ông Đinh Văn Thảo trồng dưới tán rừng...


Biến xạ đen thành hàng hóa giá trị

Theo ông Nguyễn Tâm Minh, Chi cục phát triển lâm nghiệp Hòa Bình, song song với các hoạt động phát triển và bảo tồn cây dược liệu là những chương trình, chiến lược, chính sách trong phát triển lâm nghiệp của nước ta. Vấn đề bảo tồn và phát triển cây dược liệu nói chung và cây xạ đen nói riêng trong những năm qua đã được quan tâm khuyến khích. Tác dụng chữa trị bệnh của các loài cây dược liệu là các loại thuốc có nguồn gốc từ thảo mộc đã được khẳng định mang lại giá trị lớn. Phát triển làm giàu rừng kết hợp giữa việc tận dụng tiềm năng sẵn có của rừng, nghiên cứu trồng thêm các loại dược liệu quý có giá trị bằng phương thức canh tác nông lâm kết hợp. Hướng phát triển khai thác rừng và các sản phẩm lâm nghiệp không những góp phần tăng thu sản phẩm mà còn gia tăng thu nhập cho người dân và trách nhiệm của người dân với rừng, với những loài cây con giá trị, bảo vệ cân bằng sinh thái.

Hiện nay, trong công tác nghiên cứu chế biến, đã có nhiều sản phẩm từ xạ đen như: chè xạ đen, chè Bảo thọ xạ đen được sao vàng hạ thổ... Đã có một số công trình nghiên cứu cấp bộ về cây xạ đen, công nhận tác dụng chữa trị bệnh của xạ đen trong đó có chất tác dụng làm hạn chế sự phát triển của khối u rõ ràng. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng nhất là cần có biện pháp chiết xuất hoạt tính để tạo ra viên thuốc nén trong chữa trị bệnh.

Việc mở rộng và phát triển trồng cây xạ đen là không khó, ở vùng có rừng là cây có thể sinh trưởng phát triển tốt. Mặt khác, đây được coi là cây trồng xóa đói ở một số vùng dân tộc. Người Mường và nhiều dân tộc khác vẫn vào rừng nhổ cây xạ đen bán. Trước mắt, điều này đã giải quyết phần nào những khó khăn trong cuộc sống của người dân. Tuy nhiên, đây không phải là một biện pháp lâu dài. Để phát triển lâu dài và mang lại giá trị kinh tế cao từ xạ đen thì cần có những biện pháp quy hoạch nhân rộng trong những rừng trồng, bảo vệ và khai thác hợp lý.

Theo ông Minh, để tạo động lực phát triển mở rộng hơn nữa cây xạ đen, tạo thị trường chế biến tiêu thụ, trước hết cần coi xạ đen là một mặt hàng giá trị. Bên cạnh đó cần có những nghiên cứu về kỹ thuật nhân giống, trồng chăm sóc, các giải pháp lâm sinh học để phát triển cây xạ đen. Ngành y dược cũng cần có những nghiên cứu sâu về hoạt tính chữa bệnh của loại cây này để chế xuất ra thuốc chuyên chữa trị các bệnh nan y.


Huyết áp tăng là yếu tố nguy cơ tử vong hàng đầu và làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch và bệnh thận. Tỷ lệ người lớn trên thế giới bị huyết áp tăng dự  kiến sẽ chiếm 25 – 33% vào năm 2025, đưa tổng số người mắc lên hơn một tỷ người. Sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh chủ yếu thuộc các nước đang phát triển.

Huyết áp là gì?
Huyết áp (HA) là áp lực của máu lên thành mạch do hai yếu tố quyết định: Sức đẩy của tim và sự co bóp đàn hồi của thành mạch. Huyết áp bình thường của người Việt Nam là: 120/70mmHg
Huyết áp thay đổi theo thời gian, gần sáng huyết áp tăng hơn trong ngày, huyết áp tăng cao nhất từ 9 – 12 giờ trưa, cuối chiều và đêm lại giảm và giảm nhiều nhất là vào lúc 3 giờ sáng. Sự thay đổi của huyết áp trong ngày là do sự ảnh hưởng của sinh học.
Huyết áp thay đổi theo hoạt động, theo thời tiết, trời lạnh huyết áp tăng, co mạch ngoại vi, trời nóng huyết áp giảm, giãn mạch.

Phân loại HA

Mức HA

HA tối đa

HA tối thiểu

HA Thấp

90 – 99

40 – 59

HA Bình thường

100 – 139

60 - 89

HA nhẹ

140 – 159

90 – 94

HA vừa

170 – 189

100 – 104

HA nặng

220 > 230

105 – 114



Xếp loại HA

Xếp loại

HA tối đa

HA tối thiểu

Giai đoạn 1

140 - 159

90 – 99

Giai đoạn 2

160  -  179

100 – 109

Giai đoạn 3

180 – 209

110 – 119

Giai đoạn 4

> 210

> 120


Tăng giai đoạn 1: Các phủ tạng bình thường
Tăng giai đoạn 2: To tim trái, hẹp động mạch máu. Protein niệu tăng, creatinin tăng nhẹ
Tăng giai đoạn 3: Suy tim trái, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, nhũn não, suy thận.

Thuốc lá gây nên Cao huyết áp


Những yếu tố, nguy cơ đe dọa tăng HA
Ăn mặn: Trong muối natri giữ nước, tăng HA.
Thuốc lá: Chất nicotin trong thuốc lá gây tăng HA.
Rượu: Uống nhiều làm rối loạn hoạt động vỏ não.
Thể trạng: Người béo dễ tăng HA.
Stress: Thường xuyên bị căng thẳng cũng dễ dẫn đến tăng HA.
Bệnh xơ vữa là nguy cơ tăng HA

Triệu chứng và biến chứng của tăng HA
- Mạch nhanh, mạch căng
- Đáy mắt:
Độ 1: Các động mạch mắt hẹp và cứng
Độ 2: Dấu hiệu Gun+
Độ 3:  Xuất huyết, xuất tiết võng mạc
Độ 4:  Phù gai thị
- Tim: Tim to bên trái = suy tim, xơ cứng động mạch, thiếu máu cơ tim, đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim.
- Não: Vỡ động mạch não, thiếu máu não, nhồi máu não, chảy máu não, đau đầu, chóng mặt, loạng choạng, ù tai, hoa mắt, trí nhớ giảm, rối loạn đầu chi, nôn, co giật, hôn mê, liệt nửa người, chảy máu não, hôn mê và tử vong.
HA cao 220mmHg trở lên sẽ dẫn đến nhiều biến chứng về mắt, não, tim, thận và toàn thân. Xuất huyết màng não trong nội sọ, xuất huyết màng não.
Triệu chứng xuất huyết não đột ngột: Nhức đầu dữ dội, nôn, rối loạn cảm giác, liệt nửa người, hôn mê. Cứng gáy là dấu hiệu kích thích màng não chảy máu, hai đồng tử không đều nhau, rối loạn hoạt động cơ mắt một bên.
Chuẩn đoán xuất huyết não được xác định bằng chọc nước não tủy, điện tâm đồ, sóng T đảo ngược, sóng U dương cao, tim chậm, HA càng cao tử vong càng nhanh

Phương pháp điều trị
* Bệnh nhân HA cần kiêng:
- Hạn chế ăn muối
- Kiêng mỡ động vật, ăn giảm trọng lượng
- Tập thể dục nhẹ nhàng, thường xuyên
- Không hút thuốc lá, giảm rượu bia
* Điều trị bằng thuốc hạ HA
- Nếu HA cao hơn 200/110 thì dùng Adalat 10mg, một viên ngậm dưới lưỡi.
- Nếu HA cao hơn 170 thì dùng Nifdipin hoặc Covesyl 4mg hoặc Captoril ngày 1 viên x 2 lần.


- Khi nhiều loại cây dược liệu quý hiếm trong nước được các nhà khoa học “khai quật” và công bố thì cũng là lúc tất cả mới té ngửa ra: “thần dược” Việt Nam đã và đang lũ lượt vượt biên với giá chỉ rẻ như như bó rau…

Ngẩn ngơ nhìn thuốc quý… xuất ngoại

Cách thị xã Cao Bằng khoảng 40 km, sau 2 giờ xe chạy qua những cung đường uốn lượn đặc trưng Tây Bắc, nằm ngay sát quốc lộ 4, xã Đức Xuân (huyện Thạch An - Cao Bằng) hiện ra với sự ồn ào đến lạ. Tiếng Tày xen lẫn tiếng Kinh trong cái hối hả của những dòng người “tải” “thần dược” xuống núi. Đứng ngay cạnh, người dẫn đường cho chúng tôi, BS. Đàm Thị Phượng (Trạm trưởng trạm y tế xã Đức Xuân), thở dài ngao ngán cho biết: Các anh nhìn xem, cây thuốc quý vùng cao Cao Bằng đang bị tận diệt đến những nhánh cuối cùng cho hành trình sang Trung Quốc với mức giá rẻ mạt.

Vừa nói, BS Phượng chỉ tay về những chiếc ô tô đang gom hàng từ người dân khẳng định: Trung bình mỗi năm hàng trăm tấn dược liệu quý đã rời bỏ mảnh đất này trong lặng lẽ như quy luật sinh tồn tất yếu của người dân


Biết chúng tôi là nhà báo, nhóm đám đông đang bộn bề với công việc khuân vác, cân đếm dần dà lãng đi tứ phía, chỉ còn lại khuôn mặt ngẩn ngơ của các chủ đầu mối thu mua.

Tỏ vẻ khá thận thiện, bà Nông Thị Ca (53 tuổi, thôn Nà Pá, Đức Xuân), một người có thâm niên “đánh” thuốc quý qua Trung Quốc giãi bầy: “Như bao nhiêu người dân khác, có biết cây gì là thuốc và loại nào là quý đâu. Trong khi chưa biết làm gì để sống, nhân một lần sang Trung Quốc chơi, bất ngờ thấy họ đưa ra mấy loại cây mẫu rồi ứng tiền cho tôi về thu gom. Không ngờ về có thật, mà nhiều nữa là đằng khác”. Và cứ thế, suốt 10 năm qua, gia đình bà Ca phất lên nhờ thu gom cây thuốc quý từ rừng núi đất nhà.

Cũng theo bà Nông Thị Ca, trung bình mỗi năm, riêng đầu gom của bà cũng “xuất khẩu” trên 10 tấn dược liệu quý tự nhiên, trong đó kể đến các loại như: Kê huyết đằng, Na rừng, Chè rừng, Giảo Cổ Lam, Thổ Phục Linh… với mức giá chỉ vài nghìn đồng/kg. Theo cách tính toán đậm chất “bản địa” thì mỗi một kg thu gom được, người dân sẽ được trả một tờ “đỏ” (tờ 500 đồng – PV), và sau khi các đầu nậu đánh hàng giao tận tay lái buôn người Trung Quốc, mỗi kg dược liệu sẽ có giá là một tờ “xanh” mang mệnh giá 5.000 đồng. Tuy nhiên, đưa các loại cây này sang bên kia biên giới để dùng vào việc gì? khi được hỏi đến, chúng tôi nhận được cũng chỉlà những cái lắc đầu. Ngay chính bà Ca, người được mệnh danh là “khai sáng” ra con “đường hái thuốc” chỉ biết mỗi việc duy nhất là kiếm được lời, còn việc họ làm gì mà nhiều thế cũng chăng thèm quan tâm!!!


 Ảnh minh họa

 Hàng tấn dược liệu quý được người dân khai thác...

Mua rễ đắt hơn mua cây

Biết chúng tôi đang cố tìm hiểu công dụng của các loài dược liệu đang chềnh ềnh trên những chiếc xe tải đầu thôn, lương y Đinh Văn Hùng, người được biết đến như một “thần y” của vùng, kéo vào nhà thắc mắc: “Không hiểu sao, khoảng một thập niên trở lại đây Trung Quốc lấy rất nhiều loại dược liệu, có nhiều loại liên tục được các lái bên đó nâng giá. Có khi người ta mua rễ cây còn đắt hơn cả cây”.

Theo cách lý giải của lương y Hùng, đa số các cây thuốc được xuất sang Trung Quốc ở xã Đức Xuân (Thạch An, Cao Bằng) đều có nhiều công dụng đặc biệt cho các loại bệnh như: sỏi thận, đường ruột, sốt rét, giảm đau, bổ huyết,… Thậm chí, có loại còn điều trị các bệnh nan y như cây Kê huyết đằng chẳng hạn. Nhiều người dân trong vùng đi thu gom hầu như đều không biết công dụng của các dược liệu này, chỉ biết nhổ về theo yêu cầu của các đầu lậu thu gom. Sau đó, các đầu nậu ở đây sẽ có trách nhiệm xin phiếu cửa rừng ở xã với nhóm lâm sản phụ. Là một người gắn bó với cây thuốc gần 30 chục năm nay, chưa bao giờ ông Hùng cảm thấy đau xót khi nhìn thấy cây thuốc địa phương đang lũ lượt kéo nhau qua biên giới.


 Ảnh minh họa

 Để rồi xuất sang bên kia biên giới với giá bèo

Giật mình trước tình trạng “xuất khẩu” tràn lân cây thuốc quý ở xã Đức Xuân, PV đã quay lại thị xã Cao Bằng, tìm gặp BS. Hoàng Văn Bé, Chủ tịch Hội Đông y tỉnh Cao Bằng và được biết: Từ những năm 1970 về trước, cây thuốc hoang dã của Cao Bằng được khai thác bán về các tỉnh miền xuôi. Nhưng từ 1980 đến nay, cây thuốc quý được bán sang Trung Quốc một cách tràn lan. Không chỉ mình huyện Thạch An xảy ra tình trạng này mà nhiều huyện khác như Phục Hòa, Hà Quảng cũng có tình trạng tương tự. Trung bình mỗi huyện có từ 5 - 10 điểm thu mua quy mô lớn và nhiều điểm thu mua nhỏ lẻ đi đến các làng bản. Hầu như các cây, con làm thuốc đều bị thu mua. Giai đoạn đầu diễn ra với quy mô nhỏ để mua các loại dược liệu: Sa nhân, Bảy lá một hoa, Ô dầu phụ tử, Kim anh, Tam thất,… Sau đó, thu mua ồ ạt các loại cây với khối lượng lớn.

BS. Hoàng Văn Bé còn cho biết, ngoài các cây thuốc của địa phương có trong dược điển, phía Trung Quốc còn thu mua những cây thuốc mà chúng ta chưa hiểu biết hết công dụng của nó. Các loại cây thuốc được khai thác dưới nhiều hình thức, tùy thuộc vào bộ phận thu mua, như đào lấy củ, nhổ cả gốc rễ, có khi lấy toàn bộ kể cả khi cây đang có hoa, nên cây thuốc không còn khả năng phát tán để bảo tồn tự nhiên. Trước đây các lương y có thể hái được nguyên liệu làmthuốc xung quanh nhà, cây thuốc quý mọc rất nhiều, nhưng đến nay tìm khắp vùng, cả rừng cũng chẳng còn nữa. Vì thế, BS. Bé mong mỏi: “các cơ quan chức năng cần sớm có biện pháp ngăn chặn tình trạng này khi còn chưa muộn”.

 

Tính đến thời điểm hiện tại, Viện Dược liệu Việt Nam đã phát hiện và sử dụng hơn 4.000 loại cây thuốc, thuộc gần 300 họ thực vật, phần lớn là những cây mọc tự nhiên hoang dã. Theo kết quả điều tra cơ bản về cây thuốc ở Cao Bằng, từ năm 1969 - 1973 có trên 617 cây thuốc thuộc 211 họ thực vật đã được phát hiện và đưa vào sử dụng. Trong đó có nhiều loại cây thuốc quý đạt tiêu chuẩn về hàm lượng, công dụng y học và có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, rất nhiều loại cây thuốc quý đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng bởi tình trạng “xuất khẩu” ồ ạt qua biên giới.



Liệu pháp dầu thơm

Tác dụng của cây đinh lăng

Tác dụng của cây trinh nữ hoàng cung

Sự thật về thần dược An cung Ngưu hoàng hoàn

Tác dụng của cây nhân trần

Tác dụng của nấm linh chi

(ST).

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý