Bếp là nơi dễ xảy ra những “sự cố” nhất trong nhà. Thực phẩm chưa được nấu chín, những đồ vật sắc nhọn, xoong chảo đang nóng, sàn nhà ướt dễ trơn trợt… đều có thể trở thành nguyên nhân gây ra những tai nạn bất ngờ cho các thành viên trong gia đình.
Nguy cơ bị thương hoặc nhiễm khuẩn trong bếp rất cao. Để phòng tránh tai nạn trong bếp, bạn nên tuân thủ theo những chỉ dẫn dưới đây về việc đảm bảo an toàn trong bếp.
1. Đừng quên rửa tay
Phải luôn rửa tay thật sạch trước khi cầm nắm thức ăn hoặc sau khi đã chạm tay vào các loại thịt, gia cầm, trứng hoặc hải sản. Để rửa tay đúng cách, bạn cần dùng xà phòng diệt khuẩn hoặc dung dịch rửa tay và chà xát hai bàn tay, các kẽ ngón tay cũng như lòng bàn tay với nhau ít nhất là 20 giây. Ngoài ra, đừng quên lau khô tay. Bằng cách này, bạn sẽ phòng tránh được tình trạng thức ăn bám dính trong các kẽ ngón tay và lây nhiễm vi khuẩn cho nhau thông qua đôi bàn tay.
Sau khi rửa trái cây và rau xanh, cần gọt bỏ những phần bị hư, thối vì đây là những nơi vi khuẩn thường tích tụ và sinh sôi rất nhanh.
2. Giữ cho các bề mặt trong bếp luôn sạch sẽ
Luôn vệ sinh sạch sẽ tất cả các bề mặt bếp và quầy bếp đồng, thời thường xuyên thay các khăn lau để ngăn ngừa vi khuẩn phát triển. Không nên sử dụng miếng bọt biển để thực hiện công việc chùi rửa vì đây chính là một trong những vật dụng vi khuẩn rất thích trú ngụ. Khi có vết bẩn đổ tràn trên sàn bếp, bạn nên lau chùi ngay vì chúng có thể gây trơn trợt cho những người vô tình đi ngang qua và giẫm phải.
Cho tất cả những thức ăn đã được nấu chín vào đĩa hoặc đặt trên thớt sạch.
Sau khi kết thúc công việc nấu nướng, cần vệ sinh và diệt khuẩn cho quầy bếp, thớt và những dụng cụ nấu nướng.
3. Cẩn thận xung quanh khu vực bếp lò
Trước khi mở bếp, cần chú ý phòng tránh tất cả các mối nguy hiểm tiềm tàng có khả năng sẽ xảy ra. Lúc này, bạn nên buộc chặt tóc, xắn ống tay áo lên cao và không nên mặc những bộ quần áo rộng thùng thình vì chúng có thể bắt lửa và gây cháy bất thình lình.
Xoay phần tay cầm của xoong, chảo vào bên trong bếp lò để bạn không bị vướng xoong, chảo đang nóng trong quá trình nấu nướng.
Thường xuyên kiểm tra tất cả các loại dây điện và gọi thợ tới sữa chữa ngay khi phát hiện chúng bị hư hỏng. (ảnh minh họa)
Giữ dây điện tránh xa khu vực bồn rửa (nơi có thể gây chập và nhiễm điện do ẩm ướt hoặc dính nước) và bếp lò - nơi có nhiệt độ cao, dễ gây cháy nổ, chập điện.
Thường xuyên kiểm tra tất cả các loại dây điện và gọi thợ tới sữa chữa ngay khi phát hiện chúng bị hư hỏng.
4. Phòng tránh những tai nạn
Để phòng tránh những tai nạn liên quan đến vấn đề cắt gọt, bạn không nên để dao hoặc bất kỳ vật sắc nhọn nào vào bồn rửa đang chứa đầy nước.
Nếu trong bếp bị cháy, không nên dùng nước để dập tắt lửa vì điều này có thể khiến ngọn lửa bốc cháy dữ dội hơn. Thay vào đó, hãy dùng bột nở hoặc bột mì để dập lửa.
Trước khi rời khỏi phòng bếp, cần kiểm tra bếp lò để đảm bảo rằng bạn đã tắt bếp hoàn toàn và đã khóa van an toàn của bình gas phòng tránh trường hợp gas bị rò rỉ ra ngoài.
Đặt tất cả những dụng cụ nguy hiểm tránh xa tầm tay của trẻ em. Tốt nhất bạn nên cho chúng vào tủ đựng chén bát hoặc kệ bếp trên cao, những nơi mà con của bạn không thể mở được và tránh cho những dụng cụ này vào những vật đựng nhiều màu sắc, có khả năng thu hút sự chú ý của trẻ.
5. Những biện pháp phòng ngừa khác
- Một số chất liệu được sử dụng để chế tạo ra các vật dụng phục vụ cho công việc nấu nướng chứa đựng nhiều nguy cơ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Do đó, nên cẩn thận trong việc lựa chọn vật dụng nấu nướng như xoong, chảo để chúng không gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn và gia đình mình.
Lập danh sách những số điện thoại khẩn cấp mà bạn có thể dùng đến trong trường hợp cần đến sự hỗ trợ hoặc cấp cứu, bao gồm số điện thoại của cơ quan công an, trung tâm cấp cứu về y tế, cứu hỏa hoặc bác sĩ mà bạn quen biết…
nguyên tắc rất đơn giản và dễ thực hiện sau đây sẽ giúp bạn có những bữa ăn ngon miệng, đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình!
Bạn không nên tạo thói quen chỉ ăn một số món nhất định mặc dù món ăn đó có thể hợp khẩu vị đối với cả gia đình. Hãy lựa chọn các loại thực phẩm khác nhau và phong phú hết mức có thể để bổ sung được nhiều dinh dưỡng và vitamin nhất. Ưu tiên các loại rau, củ, quả, đặc biệt là cà chua, cà rốt, súp lơ trắng, bông cải xanh, quả bơ và ớt - những loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư.
Nên hạn chế các loại rau cải bởi đây là loại rau thu hút nhiều sâu bọ khi trồng trên đất, người trồng bắt buộc phải phun thuốc trừ sâu để rau xanh mơn mởn, không bị sâu đục lỗ. Mướp đắng, rau cần, đậu cô ve và giá đỗ cũng nằm trong danh sách những loại rau dễ bị bón đạm nitrat nên cần hạn chế ăn.
3. Không ăn thịt sống
Trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe đặc biệt là sán. Tuy nhiên, đây không phải là tất cả. Người chăn nuôi thường sử dụng rất nhiều loại thuốc trụ sinh như Pennicillin và tetracyclin để cho vật nuôi tăng trưởng nhanh chóng. Sau khi giết mổ, người bán cũng dùng các chất hóa học như Sodium Nitrate và Sodium Nitrite để ướp cho thịt có thể giữ được lâu ngày. Tất cả các chất trên đều là những chất độc, nguy hại tới sức khỏe của con người ngay cả khi liều lượng ở mức an toàn cho phép.
Theo nghiên cứu của đại học Yale (Mỹ) trên 1.000 bệnh nhân ung thư và 700 người khỏe mạnh, những ai tiêu thụ quá nhiều thịt, phomat và sữa sẽ có nguy cơ ung thư thực quản và dạ dày cao. Và chất béo là nguyên nhân chính dẫn đến hậu quả này.
Hãy giảm lượng chất béo vào cơ thể bằng cách hạn chế mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò...) khỏi thực đơn hàng ngày của gia đình. Những thực phẩm này chứa nhiều chất béo no rất dễ làm tắc động mạnh. Cách tốt nhất là nên lựa chọn thịt nạc, nếu là thịt gia cầm thì khi chế biến nên bỏ da.
Nguyên tắc 1.
Chọn thực phẩm an toàn. Chọn thực phẩm tươi. rau, quả ăn sống phải được ngâm và rửa kỹ bằng nước sạch. Quả nên gọt vỏ trước khi ăn. Thực phẩm đông lạnh để tan đá, rồi làm đông đá lại là kém an toàn.
Nguyên tắc 2.
Nấu chín kỹ thức ăn. Nấu chín kỹ hoàn toàn thức ăn, là bảo đảm nhiệt độ trung tâm thực phẩm phải đạt tới trên 70° C.
Nguyên tắc 3.
Ăn ngay sau khi nấu. Hãy ăn ngay sau khi vừa nấu xong, vì thức ăn càng để lâu thì càng nguy hiểm.
Nguyên tắc 4.
Bảo quản cẩn thận các thức ăn đã nấu chính. Muốn giữ thức ăn quá 5 tiếng đồng hồ, cần phải giữ liên tục nóng trên 60° C hoặc lạnh dưới 10° C. Thức ăn cho trẻ nhỏ không nên dùng lại.
Nguyên tắc 5.
Nấu lại thức ăn thật kỹ. Các thức ăn chín dùng lại sau 5 tiếng, nhất thiết phải được đun kỹ lại.
Nguyên tắc 6.
Tránh ô nhiễm chéo giữa thức ăn chín và sống, với bề mặt bẩn. Thức ăn đã được nấu chính có thể bị nhiễm mầm bệnh do tiếp xúc trực tiếp với thức ăn sống hoặc gián tiếp với các bề mặt bẩn (như dùng chung dao, thớt để chế biến thực phẩm sống và chín).
Nguyên tắc 7.
Rửa tay sạch trước khi chế biến thức ăn và sau mỗi lần gián đoạn để làm việc khác. Nếu bạn bị nhiễm trùng ở bàn tay, hãy băng kỹ và kín vết thương nhiễm trùng đó trước khi chế biến thức ăn.
Nguyên tắc 8.
Giữ sạch các bề mặt chế biến thức ăn. Do thức ăn dễ bị nhiễm khuẩn, bất kỳ bề mặt nào dùng để chế biến thức ăn cũng phải được giữ sạch. Khăn lau bát đĩa cần phải được luộc nước sôi và thay thường xuyên trước khi sử dụng lại.
Nguyên tắc 9.
Che đậy thực phẩm để tránh côn trùng và các động vật khác. Che đậy giữ thua75c phẩm trong hộp kín, chạn, tủ kính, lồng bàn... Đó là cách bảo vệ tốt nhấy. Khăn đã dùng che đậy thức ăn chín phải được giặt sạch lại.
Nguyên tắc 9.
Sử dụng nguồn nước sạch an toàn. Nước sạch là nước không màu, mùi, vị lạ và không chứa mầm bệnh. hãy đun sôi trước khi làm đá uống. Đặc biệt cẩm thận với nguồn nước dùng nấu thức ăn cho trẻ nhỏ.
Mẹo vặt nấu ăn hàng ngày hay cho các chị em nội trợ
Cách nấu canh chua cá cực ngon
Canh ngải cứu nấu cá rô
Nấu canh khoai ngứa cực ngon
Món cá đuối nấu canh chua
Canh ngải cứu nấu trứng
Nấu canh rau khoai lang dân dã
(ST).