Ngày đi sinh luôn là một ngày khó khăn, cho dù đó là lần sinh đứa con đầu lòng hay là đứa thứ hai, thứ ba đi chăng nữa. Tuy nhiên, chỉ với một chút chuẩn bị cẩn thận và linh hoạt thì những trải nghiệm của bạn ở bệnh viện có thể trở nên ít đáng sợ hơn và nhiều điều thú vị hơn!
Lập kế hoạch:
Để người mẹ không phải bận tâm lo lắng về tài chính trong thời kỳ thai sản, hai vợ chồng cần lên kế hoạch chi tiêu, hoạch định ngân sách dành cho việc sinh nở và nuôi con.
Hiện nay, bác sĩ dự đoán ngày sinh khá chính xác. Tuy nhiên, phụ nữ sinh con đầu lòng thường sinh sớm hơn khoảng một tuần so với ngày dự sinh. Người mẹ cần sắp xếp mọi thứ sẵn sàng trước ngày dự sinh ít nhất một tháng (vào khoảng tuần thứ 36 của thai kỳ) để an tâm cho hành trình vượt cạn. Tất cả những giấy tờ tuỳ thân và hồ sơ theo dõi thai như: sổ khám thai, thẻ bảo hiểm, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn… đều cần photo sẵn để thuận tiện cho việc làm thủ tục tại bệnh viện. Cần nhớ vào những lần khám của tháng cuối thai kỳ nên đề nghị bác sĩ trực tiếp theo dõi thai viết giấy giới thiệu cho bệnh viện mà bạn chọn sinh.
Chuẩn bị túi đồ đi sinh
Ngày nay, việc mua sắm rất thuận tiện và dễ dàng, nhưng một số bà mẹ trẻ vẫn gặp lúng túng và bối rối khi đến ngày phải vào bệnh viện sinh con. Cần lên danh sách những đồ dùng cần thiết cho trẻ sơ sinh và cho bà mẹ sau khi sinh. Việc chuẩn bị chu đáo sẽ giảm bớt những lo lắng, vất vả cho người thân và tạo cảm giác an tâm cho người mẹ khi vào phòng sinh.
Đồ cho mẹ
- Băng vệ sinh mama, miếng lót (loại dùng cho sản phụ): khoảng 6 cái.
- Quần lót giấy cỡ XXL (loại dùng 1 lần): 5 – 10 cái.
- 2 – 3 cái nịt ngực loại cho con bú.
- Vớ: 2 – 3 đôi.
- Dép để đi trong phòng.
- Dụng cụ vệ sinh cá nhân : bàn chải, kem, khăn mặt, bao ni-lông nhỏ đựng đồ dơ…
- Giấy vệ sinh: 2 cuộn.
- Quần áo 1 – 2 bộ ( mặc lúc ra viện)
- 2 – 3 chai nước lọc, 1 lốc sữa tươi (rất cần thiết khi các bà mẹ đói bụng lúc đêm khuya)
Đồ cho con
- Tả giấy một gói: 20 cái, miếng lót cho bé sơ sinh (newborn) 1 gói: 30 miếng.
- Áo sơ sinh: 5- 7 cái. Áo sơ sinh nên chọn những loại được may từ vải 100% cotton, không thêu ngực (cứng, dễ gây ngứa cho bé), buộc dây ngang bụng để mặc cho bé dễ dàng và điều chỉnh theo vòng bụng của bé.
- Áo ấm: 2 cái.
- Tã chéo: 5 cái.
- Bao tay, bao chân (vớ) : 3 đôi. Không nên mua vớ quá nhỏ, thun chặt vì sẽ ảnh hưởng đến bàn tay, bàn chân của bé.
- Mũ mềm: 2 cái.
- Khăn lông loại trung: 3 cái ( dùng để quấn bé).
- Khăn xô tắm: 3 cái.
- Khăn sữa: 5 cái.
- Băng rốn: 1 hộp.
- Khăn bông tắm, để đắp người cho bé: 1 chiếc.
- Sữa (ưu tiên nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ), bình sữa, ly, muỗng nhỏ.
- Nước muối sinh lý đế rửa mắt cho bé.
Đồ của mẹ và bé để riêng nhằm tiện việc sử sụng khi cần.
Chuẩn bị về mặt tinh thần:
Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây để chuẩn bị sẵn sàng cho một ca sinh nở nhé!
1. Ngủ, nằm nghỉ, “yêu”… tất cả mọi thứ trên chiếc giường của bạn. Bạn cần được nghỉ ngơi nhiều hơn một chút, dù rằng giai đoạn này, việc nằm ngủ hơi khó khăn với các bà bầu.
2. Đi ra ngoài chơi với các bà bầu khác, để bạn thấy rằng mình không phải là bà bầu duy nhất đang mang chiếc bụng bầu nặng nề.
3. Giữ dáng. Những bài tập nhẹ nhàng, duy trì thường xuyên từ tháng thứ 4 nên được duy trì để bạn giữ vóc dáng cả trước và sau khi sinh.
4. Tìm hiểu thông tin. Tìm kiếm các lời khuyên, thử các sản phẩm và chuẩn bị đồ cho trẻ sơ sinh. Lên danh sách các đồ cần mua, để không phải tốn quá nhiều tiền vào những vật không cần thiết.
5. Làm mới chính mình. Sửa sang lại đầu tóc, cắt ngắn hoặc kiểu mà bạn thích, dành 1 ngày đi spa để nghỉ ngơi trước khi “vượt cạn”, wax các vùng lông cần thiết, để lúc vội không cần phải đi làm những điều này.
6. Nói chuyện nghiêm túc với người chồng của mình về những điều bạn mong muốn từ chồng trước và sau khi sinh con (cũng phải biết lắng nghe những điều anh ấy mong muốn nữa nhé!).
Đừng quên cùng chồng lên kế hoạch rõ ràng trước khi sinh nở. (ảnh minh họa)
7. Ăn uống điều độ. Đừng cho rằng mình sẽ phải ăn cho hai người nên bạn cứ cố gắng ăn uống, nhưng cũng không nên ăn uống kiêng khem nhiều quá. Hãy ăn khi đói và ăn các món ăn đầy đủ dinh dưỡng và không ảnh hưởng tới thai nhi.
8. Nếu định kiếm người giúp việc để trông trẻ sau khi sinh thì hãy nhanh chóng tìm kiếm từ bây giờ để chủ động trong việc chuẩn bị chăm sóc bé.
9. Thời gian mang thai bạn sẽ mang trong lòng rất nhiều cảm xúc, lo lắng, mong chờ, hồi hộp… nên cố gắng đừng để cảm xúc khiến bạn mệt mỏi khi bước vào giai đoạn cuối. Dành thời gian vui vẻ cùng các thành viên trong gia đình, nói chuyện về em bé và chuẩn bị các khâu cuối cùng.
10. Mua sắm cho mình. Dù bây giờ bụng đã to, người đã không còn mảnh mai nhưng đừng quên mất đặc quyền của mình là được mua sắm, làm đẹp cho chính mình. Mua một đôi giày đẹp, một chiếc cặp tóc mới, một món đồ trang điểm, … cũng sẽ khiến bạn vui rất nhiều.
11. Tận hưởng ngày của mình. Hãy nằm xem phim, đọc sách, thưởng thức một ngày chủ nhật lười biếng, uống 1 tách trà… Phải thực sự nghỉ ngơi, mẹ bầu nhé!
12. Một kỳ nghỉ lãng mạn, thư giãn và không xa nhà quá vẫn được khuyến khích, bạn có thể đi về một vùng quê nào đó nghỉ ngơi dịp cuối tuần.
13. Dọn dẹp nhà cửa gọn gàng, chuẩn bị phòng ở khi ở cữ cho cả mẹ và bé.
14. Chụp ảnh hàng tháng hình ảnh chiếc bụng bầu của bạn.
Hãy ghi dấu những kỉ niệm trong suốt thời gian bầu bí bằng
những bức ảnh nhé! (ảnh minh họa)
15. Tới gặp nha sỹ để điều trị các vấn đề răng miệng gặp phải trước khi sinh.
16. Lên kế hoạch xin nghỉ thai sản. Bạn sẽ không có thời gian để xin nghỉ nếu chờ đến lúc đẻ mới đến công ty xin nghỉ. Thường, các bà bầu chờ đến lúc đẻ mới nghỉ để có nhiều thời gian chăm con sau sinh.
17. Nhờ chồng thường xuyên massage cơ thể, chân tay.
18. Viết kế hoạch sinh và các đồ cần mang theo khi nhập viện.
19. Lên kế hoạch đêm cuối cùng lãng mạn bên chồng trước khi đi sinh. Nhạc jazz, bữa ăn lãng mạn, nhà hàng yêu thích,… chính là điểm nhấn trước khi bạn phải lao vào với bộn bề chăm con, nuôi con và… cãi nhau với chồng.
20. Chúng tôi đã nói rằng bạn nên ngủ nhiều chưa nhỉ? Hãy dành thời gian nghỉ ngơi thật nhiều nhé vì khi bé chào đời bạn sẽ vất vả hơn rất nhiều và không có thời gian để nghỉ ngơi đâu nhé!
Ăn gì để sinh con trai
Quyền lợi cho phụ nữ mang thai
Những điều kiêng kỵ khi đặt tên con
Ăn gì để sinh con trai theo ý muốn
Bạn đã sẵn sàng sinh con thứ hai?
Dinh dưỡng khi mang thai
Có nên tiêm phòng trước khi mang thai hay không
Tình dục khi có thai và sau sinh
Quan hệ khi mang thai 3 tháng cuối
(ST).