Khi ngủ dậy nên làm gì?

Nhanluu1294 Nhanluu1294 @Nhanluu1294

Khi ngủ dậy nên làm gì?

18/04/2015 10:11 PM
1,336

Những việc con người làm ngay sau khi thức dậy sẽ quyết định tâm trạng cả ngày hôm đó của họ. Bằng nghiên cứu, các nhà khoa học đã tìm ra một số cách đơn giản giúp bạn tăng năng lượng vào mỗi sáng.

 Ảnh minh họa



Tầm quan trọng của giấc ngủ

Tại sao một ngày chỉ có 24h mà mỗi chúng ta phải dành 1/3 số thời gian ít ỏi đó cho việc ngủ?



thoai-mai.jpg



Vì: Giấc ngủ rất quan trọng đối với sức khỏe của mỗi con người, bất kể vì nguyên nhân gì, nếu thừơng xuyên thiếu ngủ đều sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, công tác và an toàn. Nhịp sống căng thẳng có thể khiến chúng ta ngủ không ngon giấc, hoặc làm việc trong thời gian quá dài, hay vui chơi quá mệt mỏi đều ảnh hưởng đến chất lượng của giấc ngủ. Có một số bệnh và nguyên nhân tinh thần cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ. Vì vậy, phải chú trọng giấc ngủ, bằng không chúng ta phải trả một giá đắt. Vì giấc ngủ là rất quan trọng đối với sức khỏe của con người.



ngu.jpg



Thứ nhất là khi ngủ các mạch máu dưới da sẽ giãn ra, trong khi bổ sung dinh dưỡng và ô xy cho da, còn gột rửa những chất cặn bã.
Hai là khi ngủ hoóc môn sinh trưởng tăng lên sẽ thúc đẩy sự sản sinh tế bào mới của da và làm lành da, khiến cho da luôn mềm mại và có sức đàn hồi. Có tác dụng phòng chống thoái hóa và dưỡng da.
Vì vậy làn da đẹp là nhờ vào giấc ngủ. Nếu như giấc ngủ không được tốt, sẽ ảnh hưởng đến nước da của bạn, làm cho da bị khô, thô ráp, không bóng bẩy, nhiều nếp nhăn v.v.






Vậy thì ngủ như thế nào mới là ngon giấc ? Thường thì chúng ta phải chú ý hai điểm sau đây:
Một là phải bảo đảm ngủ cho đủ giấc: Người lớn một ngày cần phải ngủ khoảng 8 tiếng đồng hồ.
Hai là phải chú ý chất lượng của giấc ngủ: Ngủ say và ngủ ngon giấc còn quan trọng hơn ngủ thời gian dài hay ngắn. Ngủ chất lượng tốt thì khi bạn tỉnh dậy cảm thấy toàn thân thoải mái, không còn cảm thấy mệt mỏi, đầu óc tỉnh táo, tinh thần khoan khoái, có thể đi vào công tác và học tập. Đối với những người thừơng xuyên ngủ không được tốt, phải tìm ra nguyên nhân để ngủ cho ngon giấc.
Chuyên gia nhấn mạnh, dinh dưỡng, rèn luyện và giấc ngủ là ba điều rất quan trọng đối với sự sinh trưởng của trẻ, trong đó giấc ngủ thường không được coi trọng. Thực ra giấc ngủ có tác dụng hết sức quan trọng đối sự sinh trưởng của trẻ, giấc ngủ chiếm 1/3 thời gian của cả đời người, đối với những trẻ em ở vào độ tuổi trưởng thành thì nhu cầu của giấc ngủ lại càng cao.



be-ngu-ngon.jpg



Đó là vì: giấc ngủ và sự bài tiết hoóc môn tăng trưởng có liên quan với nhau. Nghiên cứu Y học cho rằng: khi chúng ta ngủ cơ thể tiết ra hoóc môn tăng trưởng nhiều gấp hơn 4 lần so với khi thức. Hoóc môn tăng trưởng tiết ra quá ít, nhất định sẽ làm cho cơ thể thấp bé. Còn nếu cơ thể tiết ra hoóc môn tăng trưởng theo đúng quy luật là vào lúc chúng ta đi vào giấc ngủ mới sản sinh, sau khi chúng ta ngủ say 1 tiếng đồng hồ mới bước vào cao trào, thừơng là từ 22 giờ cho đến 1 giờ là thời gian hoóc môn tiết ra nhiều nhất. Vì vậy, trẻ em nên đi ngủ trước 21 giờ, tốt nhất là trước 20 giờ, như vậy sẽ không bỏ lỡ quãng thời gian hoóc môn tăng trưởng bài tiết nhiều nhất. Trẻ em thường xuyên thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của bé.



be-ngu.jpg




Vì vậy, ngủ đủ giấc bé sẽ chóng lớn. Trẻ em càng nhỏ càng cần phải ngủ nhiều, trẻ em dưới 1 tuổi một ngày phải ngủ 14 đến 20 tiếng đồng hồ, từ 2 đến 5 tuổi cần phải ngủ 11-13 tiếng, từ 6 đến 13 tuổi cần phải ngủ 9-10 tiếng. Các bạn thanh thiếu niên thì mỗi ngày phải ngủ 8 tiếng đồng hồ, đối với các em nhỏ giấc ngủ không những có thể hồi phục sức khỏe, dự trữ năng lượng, thúc đẩy sự sinh trưởng của cơ thể, đồng thời cũng giúp cho sự sinh trưởng của hệ thống thần kinh. Vì vậy, ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng đối với sự sinh trưởng của trẻ.

Khi ngủ dậy bạn nên


Nằm dài trên giường

Thay vì bấm nút đánh thức snooze  để ngủ thêm. Bạn hãy thức dậy đúng giờ và nằm dài trên giường sao cho thật thoải mái một lúc.

Uống nước lọc

Sau khi ngủ 7 hoặc 8 tiếng, cơ thế bạn sẽ thiếu nước, một ly nước lọc lúc này là  lý tưởng.
Một ly nước ấm thêm lát chanh tươi sẽ khiến một ngày của bạn tràn đầy năng lượng.

Liệu pháp màu sắc

Các nhà nghiên cứu cho rằng khi nhìn thấy một màu sắc tươi sáng ngay khi mở mắt vào buổi sáng có thể gia tăng năng lượng cho con người. 
 
Màu sắc của những chiếc gối, chăn ga hay các bức tranh treo tường cũng đủ giúp bạn bắt đầu một ngày mới trong tâm trạng thoải mái. Ngoài ra, nhìn thấy một bó hoa tươi vào buổi sáng cũng cải thiện tinh thần rất nhiều.

 Lên kế hoạch cho một ngày

Sau khi thức dậy, sẽ là một ý tưởng hay nếu bạn dành vài phút để nghĩ về những việc sẽ làm trong ngày.
 
Những suy nghĩ tích cực về cả ngày phía trước giúp ích rất nhiều. Hãy lướt qua các nhiệm vụ bạn cần làm trong ngày và phác thảo nhanh chi tiết của các công việc đó.
 
Hít thở và làm ấm cơ thể

Ánh sáng mặt trời vào buổi sáng sẽ giúp bạn thêm phần tỉnh táo và thoải mái.  Ánh sáng sẽ giúp đánh thức đồng hồ sinh học của cơ thể và làm tăng lượng serotonin, một chất hóa học cải thiện tâm trạng.

Hãy kiên trì làm tốt 3 việc sau vào buổi sáng sẽ hỗ trợ cho hệ xương khớp, bài trừ khí thải, tăng cường lượng hoạt động của phổi, bảo vệ thị lực, cải thiện chức năng hệ thần kinh trung ương, từ đó giúp cơ thể khỏe mạnh.



 3 việc nên làm khi ngủ dậy




 

 Hít thở sâu

Khi thức dậy sau giấc ngủ dài, đừng vội bật dậy, hãy nằm yên tĩnh khoảng 5 phút, đầu tiên nghiêng bên trái, sau đó bên phải, cuối cùng nằm ngửa, trong đó có 3 lần vươn vai, làm cho xương khớp được kéo giãn thoải mái, sau đó ngáp 3- 5 lần.

Khi rời khỏi giường, hãy một nơi rộng rãi, yên tĩnh, vươn vai đá chân liên tục thở sâu 10 lần, sau đó cười lên một tiếng sảng khoái (tổng cộng hết khoảng 4 phút).

Nhìn ra xa

Đứng vững, hai mắt nhìn thẳng, đầu tiên nhìn xa về hướng đông, sau đó nhắm hờ mắt cúi đầu, chuyển người nhìn xa về hướng Nam; sau đó lại nhắm hờ mắt chuyển người và nhìn về hướng Tây. Sau cùng, nhắm hờ mắt chuyển người nhìn xa về hướng Bắc ( ổng cộng cũng mất khoảng 4 phút).

 

 Đại tiện

Bạn nên cố gắng hết sức hình thành một thói quen mỗi sáng thức dậy đại tiện 1 lần. Trong khi đại tiện tốt nhất nên nhớ lại những việc vui vẻ nhất, thoải mái nhất vào ngày hôm qua hoặc nghĩ đến những việc tốt đẹp của ngày hôm này và tương lai. Những thay đổi về tâm trạng và tinh thần như thế này rất giúp ích cho đường ruột nhu động, làm cho đại tiện thông suốt, bài trừ ra được hết rác thải, cặn bã trong cơ thể (thông thường mất khoảng 3-5 phút).


  Cẩn trọng với 4 “cảnh báo nguy hiểm” khi thức dậy sau:



 4 cảnh báo khi thức dậy

 

1. Chóng mặt

Thông thường sẽ có cảm giác tỉnh táo khi thức dậy. Nhưng nếu sau khi thức dậy, đầu óc mơ mơ màng màng hoặc có hiện tượng chóng mặt, có thể bạn đã mắc chứng tăng sinh chất đốt xương cổ, làm chèn ép động mạch xương cổ, ảnh hưởng đến cung cấp máu cho não. Ngoài ra, khi độ kết dính của máu tăng cao thì máu lưu thông chậm đi, hàm lượng oxy máu giảm thấp, và gây ảnh hưởng không tốt cho việc cung cấp ôxy cho não. Độ kết dính của máu thông thường lên đến đỉnh điểm vào buổi sáng.

2. Mất ngủ

Một số người già, trung niên sáng sớm khoảng 4-5 giờ đã thức dậy, sau khi thức dậy mệt mỏi không có sức, khó chìm lại vào giấc ngủ và thức dậy rồi thì tâm trạng buồn bực, không lạc quan. Những biểu hiện này trên lâm sàng gọi là chứng mất ngủ sáng sớm.

Chứng này chủ yếu xảy ra ở những người mắc bệnh trầm cảm và người có chướng ngại về thần kinh, tâm lý. Một số người bị chướng ngại về tâm lý có biểu hiện sớm chính là mất ngủ vào sáng sớm và thường có tâm trạng buồn bực , bất an, người nghiêm trọng sẽ gây ra chướng ngại về thần kinh nhẹ. Người già bị mất trí, ngớ ngẩn cũng có liên quan đến chứng mất ngủ này.

3. Phù thũng

Thông thường người mạnh khỏe có thể xuất hiện chứng phù nhẹ sau khi ngủ dậy, nhưng hiện tượng sưng phù này biến mất hoàn toàn trong vòng 20 phút. Nếu sau khi bạn thức dậy, phần đầu và phần mặt có hiện tượng sưng phù rõ rệt, đặc biệt là phần mặt thì bạn nên lập tức đến bệnh viện kiểm tra tình trạng của tim và thận.

4. Hồi hộp, lo lắng, có cảm giác đói

Có một số người thức dậy vào lúc 4-5 giờ sáng và cảm thấy đói bụng đến mức khó chịu, tâm trạng lo lắng không yên, kèm theo cả triệu chứng mệt mỏi, không có sức lực. Những triệu chứng này sẽ dần dần biến mất sau khi ăn sáng, điều này cho thấy rằng bạn có thể bị bệnh tiểu đường.



Làm gì khi bị mất ngủ?

Bệnh đau cổ, vai, gáy

Bệnh đau mắt đỏ

Nguyên nhân trẻ giật mình khi ngủ

Chứng rối loạn giấc ngủ

Làm thế nào để thức dậy sớm


(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý