Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn

seminoon seminoon @seminoon

Nên chuẩn bị gì khi đi phỏng vấn

18/04/2015 10:18 PM
403


Bạn băn khoăn không biết chuẩn bị gì cho cuộc phỏng vấn xin việc sắp tới. Bạn lo lắng không biết nên ăn mặc, ứng xử thế nào cho phù hợp. Những mách nhỏ sau chắc chắn sẽ giúp bạn tự tin hơn khi đi phỏng vấn.


 Trang phục: Dù rất nhiều công ty không cầu kỳ về trang phục nhưng khi tham dự phỏng vấn, bạn vẫn cần chú ý đến điều này. Hãy chọn những bộ đồ sang trọng, lịch sự trong buổi ra mắt nhà tuyển dụng. Với nam giới, đừng bao giờ quên đeo cà vạt, còn chị em phụ nữ thì nên mặc quần bó, áo blu để tạo sự nhã nhặn, lịch sự.

 Trang sức: Đồ trang sức luôn giúp bạn trông tự tin, ấn tượng hơn. Vì thế, khi đi phỏng vấn, nên chịu khó trang điểm một chút và chọn cho mình trang sức phù hợp như nhẫn, vòng tay, vòng cổ... Nếu bạn có hình xăm thì đừng phô ra nhé vì rất ít nhà tuyển dụng có ấn tượng tốt với những ứng viên xăm mình. Nếu không xóa bỏ hẳn thì ít nhất bạn cũng nên tìm mọi cách dấu nó đi, để nhà tuyển dụng không thấy được chúng


Chuẩn bị trước những dự án hay những thành tích ở các vị trí công việc trước đó bạn làm. Nhà tuyẩn dụng sẽ tin tưởng hơn nhiều nếu bạn có những thành tích làm việc tốt đẹp.

 Học thêm những kỹ năng mà bạn biết là họ đang tìm kiếm. Có thể bạn sẽ được hỏi hoặc thậm chí được làm một bài kiểm tra về những kỹ năng đó. Thông thường khó mà nhớ lại hầu hết những kỹ năng bạn đã làm cách đây hai ba năm, nên bạn sẽ phải ôn lại nó nếu bạn hy vọng có được một công việc mới.


 Hãy chắc chắn là cách ăn mặc của bạn thật tốt nhưng không quá nổi bật. Mặc quần tây áo sơ mi là tốt nhất, nhưng đeo một cái đồng hồ hiệu Rolex và đeo một chiếc nhẩn vàng thật to thì không tốt đâu.


   Đừng chờ đến khi chỉ còn 5, 10 phút mới xuất phát đến cuộc phỏng vấn. Bạn không muốn đến trễ thì tốt hơn là đến sớm 15 phút để trấn tĩnh lại tinh thần. Qui tắc đầu tiên của một nhân viên tiếp thị là đừng bao giờ đến trễ. Và bạn chính là người tiếp thị bản thân, sự phục vụ của bạn và năng lực mà bạn có. Mặt khác, đừng bày tỏ quá vội vàng hoặc thái độ của bạn quá ham muốn.


Nếu bạn biết bất cứ người nào đó ở công ty họ, tiếp xúc với họ để có được sự mô tả tỉ mỉ về công ty và người mà sẽ phỏng vấn bạn. Tìm hiểu về tính cách của họ để bạn dễ ứng phó.


 Đừng uống rượu bia vào buổi tối trước ngày phỏng vấn, hoặc đi nhà hàng ăn những thức ăn ảnh hưởng đến cái dạ dày bất ổn của bạn. Đừng để người phỏng vấn phải ngửi thấy mùi khó chịu từ bạn, mùi rượu bia, thuốc lá hay mùi dầu thơm còn lại sau khi cạo râu hay mùi nước hoa nồng nặc.


 Thuyết phục bản thân rằng bạn là người tốt nhất cho vị trí ấy và họ sẽ may mắn nếu có được bạn. Sự tự tin của bạn sẽ thể hiện qua suy nghĩ đó. Bạn sẽ có sự tự tin này thông qua sự chuẩn bị kỹ lưỡng cho cuộc phỏng vấn. Không có gì làm cho nhà tuyển dụng phát cáu hơn là việc không có khả năng trả lời những điều mà nhà tuyển dụng cần nghe. Đặc biệt nếu bạn thất nghiệp một thời gian.

Sau cùng, hãy sử dụng internet làm nền tảng cho những thông tin mà bạn cần.


 Tìm hiểu về công ty: Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì việc tìm kiếm thông tin về công ty bạn đang apply càng trở nên dễ dàng. Vì thế, hãy dành thời gian tìm hiểu chi tiết một chút bởi bất kỳ nhà tuyển dụng nào cũng muốn bạn có những hiểu biết nhất định về công ty trước khi về đầu quân cho họ. Bỏ qua điều này nghĩa là bạn đang để cơ hội tuột khỏi tầm tay và giúp các ứng viên khác tiến thêm một bước trong hành trình đi tìm việc.


 Nói năng lưu loát: Tốt nhất là bạn nên thực hành với bạn bè hoặc người thân ở nhà trước khi bước vào cuộc phỏng vấn thực sự của nhà tuyển dụng. Hãy chọn lọc thông tin và trả lời thật lưu loát, ngắn gọn súc tích. Không nên nói quá nhiều, dài dòng bởi nó dễ khiến bạn gặp rắc rối vì vô tình để lộ ra những nhược điểm của mình. Hơn nữa, trong lúc trao đổi với nhà tuyển dụng, bạn tuyệt đối không nên chen ngang hoặc ngắt lời họ một các thiếu lịch sự, thay vào đó hãy ghi nhớ và trả lời đầy đủ các câu hỏi nhà tuyển dụng đặt ra.


 Chuẩn bị sẵn câu trả lời: Điều này nghe có vẻ vô lý vì ai biết nhà tuyển dụng hỏi những gì để mà chuẩn bị nhưng thực tế, các bạn cần biết rằng, đa số các nhà tuyển dụng đều dựa vào những câu hỏi mang tính chuẩn mực, có sẵn và từ đó phát triển thành một list các câu hỏi cho riêng mình. Đó là những câu hỏi dạng như “mục tiêu của bạn trong 5 năm tới là gì”, “khi còn là một đứa trẻ bạn đã mong muốn điều gì” hoặc "điều gì khiến bạn nghĩ mình là ứng viên sáng giá cho vị trí chúng tôi đang tuyển dụng". Hãy chuẩn bị câu trả lời cho những câu hỏi kiểu này. Cũng có một số nhà tuyển dụng thường chọn câu hỏi mang tính chất tìm hiểu về bản thân ứng viên, lúc đó hãy trả lời ngắn gọn nhưng đầy đủ về quá trình học tập và kinh nghiệm làm việc của mình.


 Giải pháp trì hoãn: Khi có cơ hội thực hành trước với người khác, nên nhờ họ hỏi những câu mang tính trao đổi. Hãy chịu khó thực hành để trả lời thật lưu loát các câu hỏi, nó sẽ giúp bạn tránh vấp váp khi vào phỏng vấn. Trong trường hợp bạn bí quá, chưa nghĩ ra câu trả lời cho phù hợp, hãy bình tĩnh bằng cách thở sâu và trì hoãn bằng cách mỉm cười xin phép nhà tuyển dụng một chút thời gian để suy nghĩ trước khi đưa ra câu trả lời.


Thể hiện năng lực bản thân: Hãy điền đầy đủ vào hồ sơ xin việc nhưng khi phỏng vấn, hãy nói với nhà tuyển dụng rằng mức lương nên để hai bên thương lượng. Bạn nên nói một cách rõ ràng và rành mạch để thể hiện g bạn thực sự là một ứng viên hoàn hảo từ ngoại hình đến năng lực.


Những điều cần tránh: Đừng bao giờ đưa những thông tin về lương lậu vào CV hay đơn xin việc bạn gửi cho nhà tuyển dụng. Khi vào phỏng vấn, tuyệt đối không nhai kẹo ca su hay ăn bất kỳ thứ gì. Nếu thực sự cảm thấy bất an, bạn có thể nhấp một ngụm nước lễ tân đã mang cho bạn. Ngoài ra, bạn không được chen ngang, ngắt lời khi nhà tuyển dụng đang nói, đừng chọn những chiếc váy quá sắc sỡ, đồng bóng hoặc quá hở hang, không nên dùng nước hoa và phải tránh những hành động khiếm nhã trong suốt quá trình phỏng vấn.


 Gửi thư cảm ơn: Sau khi cuộc phỏng vấn kết thúc, hãy gửi thư cảm ơn những người có mặt trong cuộc phỏng vấn hôm nay đã giúp cho cuộc phỏng vấn diễn ra tốt đẹp.


 Kết quả phỏng vấn: Nếu nhà tuyển dụng feedback lại là bạn đã vượt qua vòng phỏng vấn, là ứng viên mà công ty lựa chọn thì đó thực sự là một tin tốt lành. Tuy nhiên, trong trường hợp thông tin không tốt hay nói cách khác bạn đã bị loại, dù đang buồn nhưng hãy lắng nghe những gì nhà tuyển dụng phản hồi để hiểu tại sao những ứng viên khác được lựa chọn. Nếu bạn rút ra được những bài học cho mình từ lần phỏng vấn này, chắc chắn bạn sẽ sớm thành công với một công việc như ý


Việc bộc lộ trung thực những đặc tính cá nhân trong quá trình phỏng vấn sẽ có lợi cho ứng viên xin việc vì nó giúp họ tìm được công việc phù hợp với tính cách của mình.

Việc phát triển được một tập thể làm việc có hiệu quả và năng suất cao phụ thuộc rất nhiều vào những đặc tính cá nhân mà nhà tuyển dụng cảm thấy sẽ bổ sung tốt nhất cho đội ngũ nhân viên của mình. Và việc tìm ra được một sự pha trộn lý tưởng những tính cách này sẽ bắt đầu với quá trình phỏng vấn ứng viên xin việc. Các ứng viên này cần chuẩn bị đối phó bằng những câu trả lời có thể giúp nhà tuyển dụng khám phá nhiều điều về tính cách cũng như kinh nghiệm quá khứ của họ. Sau đây là một số điểm cần lưu ý khi ứng viên đã vượt qua được quá trình xem xét hồ sơ và sắp sửa được nhà tuyển dụng phỏng vấn trực tiếp.

Phỏng vấn về ứng xử

Theo tạp chí Wall Street Journal, phỏng vấn về ứng xử (behavioral interviewing) là một kỹ thuật đánh giá tập trung vào những gì ứng viên xin việc đã làm trong quá khứ, chứ không phải những gì họ có thể làm trong tương lai. Kỹ thuật này đã nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn phổ biến tại các văn phòng tuyển dụng trên khắp nước Mỹ. Trong khi một số doanh nghiệp chỉ mới bắt đầu áp dụng kỹ thuật phỏng vấn này thì nhiều công ty lớn như AT&T và Accenture đã sử dụng nó từ hơn mười năm qua. Do đó, những ứng viên xin việc ngày nay cần phải chuẩn bị kỹ càng để có thể vượt qua được các câu hỏi hóc búa trong quá trình phỏng vấn.

Các kỹ năng đáp ứng phỏng vấn tốt cùng với khả năng trả lời các câu hỏi theo tình huống sẽ giúp ứng viên có đủ tiêu chuẩn tham dự vòng phỏng vấn ứng xử tiếp theo. Khi đối diện với nhà tuyển dụng, ứng viên đừng nên tìm cách phỏng đoán những gì họ muốn nghe. Đây là kiểu phỏng vấn xưa rồi. Trong thời đại ngày nay, một ứng viên bộc lộ chân thực con người mình sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá được đầy đủ tính cách của họ và quyết định xem họ có thích ứng tốt với môi trường làm việc mới không.

Trước khi tham dự cuộc phỏng vấn, dĩ nhiên ứng viên cần nghiên cứu về công ty họ sắp xin việc, nhưng điều quan trọng hơn là họ nên xem xét kỹ bảng mô tả công việc đang rao tuyển để suy đoán xem những loại câu hỏi về ứng xử nào sẽ được nhà tuyển dụng chú trọng. Họ cần chuẩn bị các câu trả lời mô tả được các tình huống trong quá khứ, các hành động ứng xử trong các tình huống đó và các kết quả tích cực. Rất nhiều khi các câu hỏi được đặt theo dạng mở có thể khiến ứng viên trả lời lan man. Do đó, họ cần đưa ra những câu trả lời súc tích, đi đúng vào vấn đề, và đưa ra được những giải pháp và kết quả.

Để tìm hiểu sâu hơn về tính cách của ứng viên xin việc, nhà tuyển dụng có thể tạo ra các tình huống giả định tại nơi làm việc để đánh giá khả năng ứng phó của ứng viên. Do đó, ứng viên cần chuẩn bị để có thể trả lời các câu hỏi về ứng xử, ví dụ như họ làm thế nào để giải quyết xung đột với một nhân viên khác hoặc đối phó với một tình huống rủi ro.

Ngoài ra, ứng viên cũng cần chuẩn bị để có thể thảo luận về cách thức họ đã vượt qua thử thách ở những công việc khác, quy trình suy nghĩ của họ như thế nào và những hành động này có ảnh hưởng tích cực ra sao đối với tập thể làm việc chung với họ. Sẽ không có câu trả lời chính xác, vì vậy ứng viên cần trả lời một cách trung thực. Những câu trả lời dứt khoát sẽ là một thước đo tốt về tính cách của ứng viên và có thể giúp họ lọt được vào vòng phỏng vấn cuối cùng.

Trắc nghiệm tính cách







Việc phải tham gia trắc nghiệm về tính cách trong quá trình xin việc có thể khiến nhiều ứng viên cảm thấy ngán ngại, nhưng việc này thực sự lại có ích cho họ. Nếu họ không thích hợp với đặc điểm văn hóa nơi họ định xin việc thì thà họ bị nhà tuyển dụng từ chối còn hơn là được nhận vào làm để rồi cuối cùng phải thất vọng.

Ngoài việc phỏng vấn trực tiếp, ngày càng có nhiều nhà tuyển dụng sử dụng các trắc nghiệm về tính cách để có thể hiểu rõ những ứng viên họ định tuyển dụng. Khi sử dụng các trắc nghiệm này, họ không chỉ tìm cách xác định xem ứng viên là người hướng nội hay hướng ngoại mà còn cố gắng khám phá những giá trị và niềm tin cá nhân của ứng viên.

Vì vậy, khi bước vào các trắc nghiệm loại này, ứng viên nên luôn tỏ ra càng trung thực càng tốt. Họ đừng ngại đưa ra những câu trả lời thẳng thắn. Điều hiển nhiên là không có câu trả lời đúng hoặc sai trong các bảng trắc nghiệm về tính cách. Nói cho cùng thì sự trung thực của ứng viên sẽ có lợi cho cả nhà tuyển dụng lẫn bản thân họ.

Chọn lựa người giới thiệu

Ứng viên xin việc cần nhớ rằng nhà tuyển dụng có thể âm thầm tìm hiểu tính cách của họ thông qua những người giới thiệu. Một số nhà tuyển dụng thường hỏi những người giới thiệu về thành tích làm việc của ứng viên, nhưng phần lớn họ sẽ cố gắng tìm hiểu xem cách ứng viên ứng xử với những người cùng làm việc trong quá khứ ra sao và vượt qua các thử thách trước đây như thế nào.

Những người giới thiệu mà ứng viên lựa chọn nên phản ánh theo đúng cách thức mà ứng viên muốn giới thiệu mình trước nhà tuyển dụng. Chẳng hạn nhà tuyển dụng sẽ từ bỏ ý định thuê mướn một ứng viên ngay lập tức nếu, trong khi phỏng vấn, ứng viên đó nói rằng anh ta đã giải quyết xung đột thành công trong khi người giới thiệu lại nói khác đi.

Nhiều nhà tuyển dụng sẽ so sánh kết quả trắc nghiệm tính cách ứng viên với những thông tin phản hồi của người giới thiệu để xem chúng có nhất quán không. Họ sẽ dễ dàng biết được ứng viên có nói quá sự thật hay không sau khi trao đổi với người giới thiệu. Vì thế, ứng viên cần thận trọng trong việc lựa chọn người giới thiệu, và nhất là cần phải trung thực.

Tập thể năng động

Các chiến thuật tuyển dụng đúng sẽ giúp nhà tuyển dụng xây dựng được một đội ngũ nhân viên với những tính cách khác nhau, có thể bổ sung thế mạnh và phong cách cho nhau, nhờ đó họ có thể học hỏi và động viên lẫn nhau, mang lại lợi ích tốt nhất cho tổ chức. Đó là lý do tại sao nhiều nhà tuyển dụng đã cho các nhân viên của mình tham gia vào việc phỏng vấn ứng viên xin việc. Ý kiến của các nhân viên này có thể có tác động mạnh đến quyết định sau cùng của nhà tuyển dụng.

Dĩ nhiên, quá trình tuyển dụng chỉ mới là bước khởi đầu. Bước tiếp theo, và quan trọng hơn, là việc xây dựng được một tập thể nhân viên thống nhất. Các nhà quản lý dự án và những người ở vị trí quản lý cần tạo ra một môi trường trong đó các thành viên có thể làm việc ăn ý với nhau.

Việc xây dựng tinh thần đồng đội có vai trò đặc biệt quan trọng đối với những lĩnh vực có liên quan tới ngành công nghệ thông tin, trong đó các dự án đòi hỏi phải có tin thần làm việc tập thể cao độ, và những nhân viên có tinh thần sáng tạo và tư duy phân tích tốt là rất cần thiết cho việc giải quyết có hiệu quả một vấn đề. Một sự kết hợp những tính cách khác nhau giữa các nhà quản lý dự án, các nhân viên phát triển và bộ phận phụ trách hậu cần là yếu tố thiết yếu cho việc xây dựng được một tập thể nhất quán.

Tham khảo thêm top 50 câu hỏi phỏng vấn thường gặp

  1. Hãy tự giới thiệu về Anh/Chị!
  2. Hãy bao quát 4 lĩnh vực trong cuộc sống của bạn: những năm đầu đời, học vấn, kinh nghiệm làm việc và vị trí hiện tại. Nội dung trình bày không nên vượt quá 2 phút, đừng lan man hay quá chau truốt. Câu hỏi này thường được nêu lên khi bắt đầu cuộc phỏng vấn, vì thế, nếu trả lời tốt, bạn sẽ có nhiều sự tự tin hơn.

    2. Anh/chị có thể mang đến cho chúng tôi điều gì mà các ứng viên khác không có?

    Nếu câu hỏi này được đặt ra khi vừa bắt đầu cuộc phỏng vấn, bạn có thể phản hồi bằng cách trình bày về các kỹ năng và kinh nghiệm sẽ làm lợi cho công ty. Ngoài ra, bạn cũng nên tìm hiểu trước một số thông tin về vị trí công việc. Tránh các câu trả lời dựa trên các giả định chủ quan của bạn.

    Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng đưa ra câu hỏi này sau khi đã mô tả về vị trí phỏng vấn, họ đang muốn tìm hiểu những thành công trong quá khứ của bạn. Đây chính là cơ hội tốt để thể hiện khả năng giải quyết vấn đề đấy!

    3. Điểm mạnh của Anh/Chị?

    Bạn nên liệt kê từ 3 đến 4 điểm mạnh liên quan đến các nhu cầu của nhà tuyển dụng, dựa trên quá trình tìm hiểu và thông tin có được về công ty.

    4. Anh/Chị đã từng gặt hái thành công chưa?

    Hãy xác định các thành công đã đạt được của bạn và trả lời. Hãy cố gắng chọn lựa những thành công liên quan đến các nhu cầu và giá trị của công việc.

    5. Giới hạn của Anh/Chị?

    Một câu trả lời quá mạnh mẽ có thể gây phản tác dụng và trở thành yếu điểm. Bạn có thể nói như sau: "Tôi luôn mong muốn hoàn thành tất cả các công việc, vì thế thỉnh thoảng trở nên quá hăng hái và đòi hỏi khắt khe đối với công ty. Tuy nhiên, tôi đang cố gắng để khắc phục yếu điểm này." hay đề cập đến một khoá huấn luyện bổ sung nghề nghiệp nào đó. Đừng bao giờ tỏ ra là người hoàn hảo, tuy nhiên cũng đừng nên đề cập một cách quá cụ thể.

    6. Mức lương mong muốn của Anh/Chị?

    Hãy có gắng trì hoãn câu trả lời cho đến khi bạn biết được các thông tin cụ thể về công việc và mức lương mà công ty trả cho các vị trí tương tư. Nếu tình thế quá bắt buộc, bạn có thể trả lời như sau: "Ông đã biết được mức lương của tôi ở công ty Ajax, tôi hy vọng là sẽ có một bước tiến khi đến làm việc tại Accme. Có lẽ, chúng ta nên bàn bạc thêm về các nghĩa vụ và phạm vi công việc mà tôi phải đảm nhận trước khi trả lời câu hỏi này".

    7. Anh/Chị có tham vọng gì trong tương lai?Dự định sẽ phấn đấu làm tới vị trí gì trong 5 năm tới ?
    Hoặc Kế hoạch trong 5 năm tới khi được nhận vào làm tại NH là gì ?

    Bạn không ngần ngại , hãy trả lời bằng một câu hỏi đối với cán bộ TD: "Trước khi trình bày câu hỏi này,cho tôi đựơc hỏi anh,chị là CV của tôi khi được nhận vào làm tại NH sẽ gồm những CV gì ? Ngân Hàng có kế hoạch sử dụng tôi như thế nào ? Sau khi biết được CV khi được nhận vào làm tại NH và yêu cầu của NH đối với khả năng của tôi.Tôi sẽ lập một Beat plan,lập một kế hoạch làm việc cho tôi trình cán bộ quản lý trực tiếp tôi xem xét.


    Trong 5 năm tới tôi sẽ cố gắng hoàn thành tốt CV, nhiệm vụ đựơc giao đồng thời không bỏ qua cơ hội phấn đấu để được đề bạt,bổ nhiệm là Trưởng P.Giao dịch , hoặc Giám Đốc Chi Nhánh NH tại .....Mục tiêu phấn đấu của tôi trong 5 năm tới là tên tuổi của mình sẽ gắn liền với sự thành đạt và phát triển của Ngân Hàng .


    Lưu ý cần tránh các câu nói không thực tế hay gây tác động xấu đến vị trị hiện tại.

    8. Anh/Chị muốn biết điều gì về công ty?

    Bạn có thể đã tìm hiểu về công ty trước khi phỏng vấn qua các nguồn thông tin như báo chí, bạn bè, Internet. Tuy nhiên, bạn nên nói rằng bạn muốn được biết nhiều hơn nữa; và sau đó chuẩn bị sẵn một vài câu hỏi thông minh. Hãy tạo ra một cuộc trao đổi thông tin sinh động!!

    9. Tại sao Anh/Chị nộp đơn vào vị trí này?

    Bạn có thể trình bày như sau: "Qua quá trình tìm hiểu về công ty, tôi nhận thấy đây sẽ là một cơ hội tốt để tôi có thể đóng góp các kinh nghiệm và kỹ năng đã có được trong quá khứ cho công ty". Nếu có thể, bạn nên bày tỏ niềm khao khát được làm việc cho công ty và những nhân tố đã tạo nên sức hút với bạn.

    10. Năng lực cá nhân nào khiến Anh/Chị nghĩ rằng sẽ đạt được thành công tại đây?

    Nếu câu hỏi này được đưa ra sau khi bạn đã có được đầy đủ các thông tin về vị trí, hãy nói về 2 hay 3 kỹ năng chính (minh hoạ bằng các thành công) mà bạn tin rằng sẽ rất hữu ích cho công việc đang phỏng vấn. Hãy chú ý đến nội dung và thời lượng để chắc chắn là các thông tin được trình bày đầy đủ, hiệu quả.

    11. Điều gì trong công việc là quan trọng nhất với Anh/Chị?

    Bạn nên liên hệ với những yêu cầu của vị trí để có được nội dung trả lời phù hợp. Trong trường hợp không nắm vững về thông tin này, bạn có thể trả lời chung chung như: "Tôi thích có được những thách thức trong công việc và làm việc tập thể".

    12. Anh/chị hãy mô tả về tính cách của mình?

    Chỉ đề cập đến 2 hay 3 tích cách tích cực nhất. Hãy nhớ là nhà tuyển dụng đang cố gắng quyết định "sự phù hợp" của bạn với công ty. Khả năng xác định chính xác các giá trị của họ sẽ giúp bạn có được câu trả lời phù hợp.

    13. Trong bao lâu thì Anh/Chị có thể đóng góp cho công ty?

    Hãy thực tế và trả lời rằng bạn có thể làm được điều này sau 6 tháng hay 1 năm. Dĩ nhiên, sự lựa chọn thời gian thích hợp trong câu trả lời này rất quan trọng. Bạn đã biết đầy đủ các thông tin về vị trí để có được câu trả lời thuyết phục không? (nếu đây là công việc mới, 6 tháng đã là rất tốt rồi!!). Hoặc kể từ khi làm nhân viên cho công ty, tôi nghĩ rằng đóng góp là sự tích luỹ từng ngày, từng giờ, tôi sẵn sàng đóng góp ngay từ ngày đầu tiên làm việc.

    14. Anh/Chị không cảm thấy kinh nghiệm của mình vượt quá yêu cầu của vị trí này sao?

    Câu hỏi này có nghĩa là: "Tôi sợ rằng Anh/Chị chỉ muốn có được công việc vì tình thế bắt buộc và sẽ rời bỏ ngay khi có cơ hội tốt hơn". Câu trả lời của bạn phải giải toả mối lo lắng này. Ví dụ "Ông/Bà có thể đúng, tuy nhiên sau khi nghỉ việc ở công ty XYZ, tôi mong muốn được làm những điều mình cảm thấy hài lòng và yêu thích – (mô tả nội dung của công việc phỏng vấn). Lợi thế khi Ông/Bà tuyển dụng tôi chính là các năng lực và kinh nghiệm đặc biệt mà tôi có thể đóng góp cho công ty khi cần."

    15. Phong cách quản lý của Anh/Chị?

    Bạn có thể đề cập đến các phương thức thiết lập mục tiêu và lôi cuốn mọi người cùng thực hiện. Hãy mô tả các kỹ năng bạn thường sử dụng để khơi dậy động lực và sức mạnh làm việc của đội ngũ nhân viên hay sự ứng biến linh hoạt khi tình huống thay đổi. Bạn nên dựa vào phong cách quản lý của công ty để có câu trả lời phù hợp. Tuy nhiên, nếu không nắm rõ, hãy trả lời mềm dẻo và tuỳ theo tình huống.

    16. Mô tả một tình huống khi Anh/Chị gặp khó khăn trong vấn đề quản lý và cách giải quyết

    Hãy liên hệ đến 1 trong số các thành công của bạn khi giải quyết dạng tình huống này. Bạn nên dựa vào văn hoá, nhu cầu của công ty, làm nổi bật các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, xây dựng tinh thần đồng đội hay quản lý nhân viên.

    17. Là một nhà quản lý, Anh/Chị tìm kiếm điều gì khi tuyển dụng nhân viên?

    "Các kỹ năng, tinh thần sáng tạo và sự thích ứng - dù cho chuyên môn có phù hợp với công ty hay không". Câu trả lời này sẽ giúp người phỏng vấn quyết định điều bạn có thể làm, sẽ làm và sự phù hợp của bạn đối với tổ chức của họ.

    18. Là một nhà quản lý, Anh/Chị đã từng phải sa thải một nhân viên nào đó chưa? Nếu có, vui lòng kể lại và trình bày hướng giải quyết?

    Nếu có, bạn có thể trả lời như sau "Tôi quả thực có kinh nghiệm trong vấn đề này và đã giải quyết theo hướng có lợi cho cả người lao động và công ty. Tôi tuân thủ các chính sách kỷ luật của công ty trước khi đưa ra quyết định sa thải".

    Đừng đi vào chi tiết nếu người phỏng vấn không hỏi thêm. Ngược lại, nếu bạn chưa từng sa thải nhân viên nào, hãy trình bày là bạn sẽ sử dụng các nguyên tắc kỷ luật trước khi quyết định sa thải nhằm bảo vệ quyền lợi cho công ty.

    19. Theo Anh/Chị nhiệm vụ khó khăn nhất của nhà quản lý là gì?

    Bạn có thể trả lời bằng cách nêu lên các khó khăn gặp phải khi thực hiện công việc qua người khác, đảm bảo tuân thủ các kế hoạch, hoàn thành đúng thời hạn và quản lý nguồn ngân sách. Hãy sử dụng đại từ "tôi" và nhấn mạnh các yếu tố quan trọng (dựa trên nhu cầu và văn hoá của công ty).

    20. Mô tả một số tình huống khi Anh/Chị phải chịu đựng áp lực công việc và hoàn thành đúng thời hạn?

    Hãy liên hệ đến các thành công của bạn. Trình bày 1 hay 2 tình huống chứng tỏ khả năng làm việc dưới áp lực cao và hoàn thành đúng thời hạn của bạn.

    21. Hãy trình bày về một tình huống trong công việc khiến Anh/Chị tức tối?

    Bạn có thể trình bày về kinh nghiệm này, kèm theo các kỹ năng đã được sử dụng để quản lý và cải thiện tình hình. Tránh mô tả các tình huống công việc giống như công ty đang phỏng vấn nếu bạn không muốn nhấn mạnh khả năng giữ bình tĩnh trước áp lực của chính mình.

    22. Hãy nói cho tôi biết về một mục tiêu trong công việc vừa qua mà Anh/Chị đã thất bại và nguyên nhân tại sao?

    Câu hỏi này giả định rằng bạn đã từng thất bại trong một số mục tiêu. Tuy nhiên, nếu chưa bao giờ gặp thất bại, bạn có thể thành thật nói ra điều này. Ngược lại, nếu đã từng có những mục tiêu mà bạn không thể đạt được vì một số lý do khách quan nào đó, hãy mô tả lại và đừng quên giải thích là những trở ngại này vượt quá tầm kiểm soát của bạn. Thậm chí tốt hơn bạn nên thảo luận về một mục tiêu mà bạn đã "suy nghĩ lại" khi nhận ra được tính bất khả thi của nó.

    23. Hãy mô tả một số tình huống khi Anh/Chị bị phê bình trong công việc?

    Chỉ mô tả một tình huống duy nhất và nói rằng bạn đã tiến hành khắc phục hay lập kế hoạch khắc phụ vấn đề này. Đừng đi vào chi tiết. Nếu người phỏng vấn muốn biết thêm, hãy để họ tự đưa ra câu hỏi.

    24. Anh/Chị học được điều gì từ những sai lầm của mình?

    Hãy trình bày 1 hay 2 tình huống mà bạn đã chuyền đổi một cách thành công từ một sơ suất hay đánh giá không đúng thực tế thành kinh nghiệm hữu ích. Hãy nhấn mạnh vào kết quả tích cực, biến sai sót thành chất xúc tác học hỏi.

25. Anh/Chị nhìn nhận gì về xu hướng tương lai trong ngành kinh doanh này?

Hãy lựa chọn 2 hay 3 xu hướng phát triển quan trọng để thảo luận. Đấy chính là cơ hội để bạn thể hiện những suy nghĩ của mình về tương lai, nền kinh tế, thị trường và các tiến bộ công nghệ của ngành nghề đang theo đuổi.

26. Vì sao Anh/Chị rời bỏ công việc hiện tại?

Nếu bạn đã trình bày về vấn đề này trong phần tự giới thiệu dài 02 phút, có thể người phỏng vấn sẽ không nêu lại câu hỏi này. Tuy nhiên, nếu phải trả lời, hãy trình bày thật ngắn gọn. Nếu đó là do áp lực rút giảm từ những khó khăn về kinh tế, bạn nên làm rõ. Bạn cũng có thể giải thích lý do nghỉ việc là vì mong muốn có một bước tiến xa hơn trong nghề nghiệp. Nhưng tuyệt đối không được nêu lên các mâu thuẫn với đồng nghiệp hay người chủ cũ.

27. Theo Anh/Chị thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?

Đây chính là câu hỏi mà bạn có thể mang vào một số giá trị và kinh nghiệm riêng của bản thân. Tuy nhiên, đừng làm cho nó có vẻ quá tuyệt vời hay không thực tế.

28. Nêu lên những nhận xét khách quan của Anh/Chị về người chủ trước?

Hãy liên hệ đến những kinh nghiệm quý báu mà bạn đã đạt được. "Đó là một công ty tuyện vời, tôi đã có nhiều cơ hội học tập kinh nghiệm và thể hiện năng lực của mình". Hãy cứ tự tin đào sâu vào vấn đề này!!! 30. Trách nhiệm về tài chính của Anh/Chị đối với công ty ra sao?

Bạn có thể đề cập đến các trách nhiệm quản lý ngân sách, tính toán số lượng nhân viên, kích cỡ dự án và chiến dịch bán hàng mà bạn trực tiếp chỉ huy.

31. Anh/Chị phải quản lý bao nhiêu nhân viên trong thời gian gần đây?

Hãy trả lời thật cụ thể và tự tin khi liên hệ đến những cá nhân chịu sự ảnh hưởng của bạn,ví dụ như: đó là do áp lực công việc hay phương thức quản lý của tổ chức.

32. Minh hoạ về thời gian khi Anh/Chị là người lãnh đạo?

Dẫn chứng các ví dụ về những thành công của bạn, nhằm chứng minh cho các kỹ năng lãnh đạo.

33. Anh/Chị cho rằng cấp dưới nghĩ sao về mình?

Trong câu trả lời này, bạn nên tỏ ra càng tích cực càng tốt. Hãy liên hệ đến các điểm mạnh, kỹ năng và đặc điểm cá nhân, tuy nhiên phải tỏ ra thành thật. Nhà tuyển dụng sẽ dễ dàng kiểm tra được điều này đấy!!!

34. Trong công việc vừa qua, điều gì khiến Anh/Chị thích nhất và ghét nhất?

Hãy trở lời thận trọng khi gặp phải câu hỏi này. Bạn có thể nêu lên những điều hài lòng và chưa hài lòng, tuy nhiên nên nhấn mạnh và các điểm tích cực hơn là kể lễ về các tiêu cực.

35. Hãy kể lại một số thành công nổi bật của Anh/Chị trong công việc vừa qua.

Câu trả lời này hoàn toàn không gây khó khăn vì bạn đã lựa chọn sẵn các thành công để trình bày. Hãy sẵn sàng mô tả 03 hay 04 thành công thật chi tiết. Nếu có thể, cố gắng liên hệ câu trả lời với những thách thức mà bạn đang phải đối mặt.

36. Tại sao Anh/Chị không tìm một công việc mới sau nhiều tháng?

Bạn có thể nhận thấy câu hỏi này hơi xúc phạm, tuy nhiên đừng đón nhận nó dưới tư cách cá nhân. Hãy đơn giản trả lời thật ngắn gọn, "Tìm một công việc nào đó không quá khó khăn, tuy nhiên tìm đúng công việc lại cần nhiều thời gian và suy nghĩ thận trọng".

37. Anh/Chị nghĩ gì về người chủ trước đây?

Hãy tỏ ra càng khách quan càng tốt, và tránh đào sâu vào vấn đề này. Đây thực ra chỉ là một câu hỏi dọ ý bởi vì hầu hết các ông chủ đều không muốn có những người cấp dưới bất đồng và khó tính. Nếu bạn thích người chủ trước đây, hãy nói ra điều này cùng với các lý do. Nếu không thích, bạn cũng chỉ nên nghĩ về những điểm tích cực để trình bày.

38. Nếu tôi nói chuyện với người chủ trước đây của Anh/Chị, ông ta hay bà ta sẽ cho đâu là các điểm mạnh và điểm yếu của Anh/Chị?

Hãy nhất quán với những điều mà người chủ trước đây sẽ nói về bạn. Bạn nên nêu ra các điểm yếu theo hướng trình bày tích cực. Người chủ cũ có lẽ cũng muốn nêu ra những nhận xét tốt về bạn, vì thế hãy thuật lại chi tiết một vài điều thành công mà bạn đã làm cho ông ta hay bà ta.

39. Nếu được lựa chọn công việc và công ty, Anh/Chị sẽ quyết định nơi làm việc nào trong số các công ty có trên thị trường hiện nay?

Hãy nói về công việc mục tiêu và điều gì tạo ra sức hút đối với bạn trong công ty đang phỏng vấn.

40. Theo nhận định riêng của Anh/Chị, mức lương thích hợp của vị trí này là bao nhiêu?

Bạn có thể muốn trả lời câu hỏi này như sau: "Xin được hỏi mức lương cơ bản cho các công việc tương tự trong công ty là bao nhiêu?" hay "Là một nhân viên giỏi, tôi hy vọng sẽ nhận được mức lương cao hơn mức trung bình dành cho vị trí này". Nếu công ty không có mức lương rõ ràng, chính bạn sẽ phải dự đoán trước về điều này. Tuy nhiên, bạn nên nâng cao giá trị của mình bằng cách nói rằng bạn muốn được biết thêm về các trách nhiệm và nghĩa vụ trong công việc trước khi bàn đến mức lương.

41. Nếu được nhận vào vị trí này, Anh/Chị sẽ mang đến cho công ty sự thay đổi gì?

Đây là câu hỏi vô cùng hóc búa, vì bạn không không thể có câu trả lời cụ thể nếu không nắm vững một số chi tiết về vị trí công việc, công ty và nền văn hoá. Thậm chí, nếu bạn có được câu trả lời, hãy thật thận trọng khi mô tả về các thay đổi sâu rộng sẽ mang đến cho công ty. Nếu người phỏng vấn không đưa ra các vấn đề mà bạn cảm thấy tự tin để giải đáp, hãy giải thích khôn khéo rằng bạn cần tìm hiểu thêm về công ty, trao đổi với nhận viên, thực hiện các cuộc đánh giá trước khi đề ra bất kỳ kiến nghị thay đổi nào.

42. Anh/Chị có phản đối không khi chúng tôi tiến hành bài kiểm tra tâm lý?

"Hoàn toàn không có vấn đề nào cả." (Câu nói này chứng tỏ bạn là một ứng viên rất "đáng gờm").

43. Dạng công việc hay công ty nào Anh/Chị đang cân nhắc đến trong thời gian này?

Câu trả lời tốt nhất trong tình huống này là tập trung hoàn toàn vào công việc cụ thể mà bạn đang phỏng vấn.

44. Anh/Chị thường đọc gì?

Hãy trả lời thành thật! Nếu có thể, đề cập đến một số sách, báo bạn thường đọc để cập nhật các kiến thức trong lãnh vực chuyên môn. Tuy nhiên, cũng không có vấn đề gì nếu bạn xem việc đọc sách như là một hình thức để giải trí và thư giãn tinh thần.

45. Điều gì tạo động lực cho Anh/Chị nhiều nhất?

Hãy sử dụng những nền tảng và nhận định về sự nghiệp của chính bạn, tuy nhiên, nên trả lời theo hướng chung chung. Đó có thể là sự hài lòng khi vượt qua các thách thức trong công việc, phát triển tinh thần đồng đội, hoàn thành các mục tiêu của công ty.

46. Nêu lên 01 hay 02 ví dụ thể hiện sự sáng tạo của Anh/Chị?

Nhắc đến các thành công trong mối tương quan với công ty và vị trí đang phỏng vấn nếu có thể.

47. Mục tiêu lâu dài của Anh/Chị?

Liên hệ đến công ty bạn đang phỏng vấn hơn là trả lời một cách chung chung. Hãy trình bày những tham vọng của bạn một cách thực tế! Trước tiên, nói về công việc bạn đang dự tuyển, và sau đó là các mục tiêu lâu dài.

48. Mối quan hệ của Anh/Chị với các đồng nghiệp, cả cả cấp trên và cấp dưới?

Đây là một câu hỏi rất quan trọng, bạn cần phải có thời gian suy nghĩ để trả lời thật hợp lý. Khi nói về mối quan hệ với cấp dưới, bạn nên đề cập đến các nguyên tắc quản lý. Khi nói về cấp trên, hãy thể hiện là bạn rất thông hiểu các kỳ vọng của họ để có thể đạt được các mục tiêu được đề ra. Ngoài ra, bạn cũng nên nhấn mạnh tinh thần đồng đội, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đồng nghiệp.

49. Anh/Chị có những hoạt động giải trí nào?

Câu trả lời sẽ cho biết bạn có tìm được sự cân bằng trong cuộc sống không. Tuy nhiên, tránh đề cập đến những hoạt động làm cho người phỏng vấn nghi ngờ thời gian bạn dành cho công việc. Hãy nhớ là các sở thích và hoạt động giải trí hoàn toàn có thể liên quan đến tính cách cá nhân và các giá trị của chính bạn.

50. Hãy cho biết điểm yếu của bạn là gì ?

Khi bị hỏi về điểm yếu và nhược điểm, cách tốt nhất theo mình là hãy nói tới 1 điểm nào đó là điểm yếu nhưng thực ra là điẻm mạnh của mình ( hơi khó hỉu pải ko?). Ví dụ cụ thể nhé: Nếu vị trí tuyển dụng của mình là tư vấn viên, điểm yếu bạn có thể nói là " nói nhiều". hay ví dụ vị trí bạn tuyển dụng cần 1 người cản thận, tỉ mỉ, bạn có thể nói điểm yếu của mình là tính " cầu toàn", khi làm việc gì cũng muốn làm cho trọn vẹn nên đôi khi bạn bè có phàn nàn là nên làm qua loa thôi...





Những điều cần lưu ý khi đi xin việc

Những câu hỏi phỏng vấn thường gặp

Chuẩn bị cho ngày đầu tiên đi làm

Làm gì khi chuẩn bị nghỉ việc

Những câu hỏi phỏng vấn kế toán thường gặp

Cách giữ bình tĩnh xua tan căng thẳng


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý