Bệnh trĩ khi mang thai - nguyên nhân và cách điều trị

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Bệnh trĩ khi mang thai - nguyên nhân và cách điều trị

18/04/2015 11:09 PM
17,974
  Táo bón, đi ngoài ra máu khi đang mang thai tháng thứ 8 có thể là triệu chứng của bệnh trĩ. Bệnh có ảnh hưởng đến thai hay không? Có khả năng bệnh nhân đã bị trĩ trong quá trình mang thai do những nguyên nhân dưới đây. Tuy nhiên, có một vài bước mà bệnh nhân có thể thử để ngăn chặn việc bị bệnh trĩ này:

 
Bà bàu bị trĩ phải làm sao?
 
Bệnh trĩ được hình thành là do tình trạng các tĩnh mạch trong thành hậu môn lớn ra (chứng dãn tĩnh mạch) và có thể bị ở trong hay ngoài (trĩ nội - trĩ ngoại), thường là do táo bón lâu dài hay đôi khi do tiêu chảy. Trĩ thường xảy ra ở ba điểm chính cách đều nhau quanh vòng hậu môn. Trĩ không biến chứng, ít khi gây đau, thường chỉ bị đau khi có khe nứt hậu môn. Triệu chứng chính là xuất huyết. 
 
Trĩ độ một không bao giờ xuất huyết ở hậu môn, triệu chứng duy nhất là xuất huyết sau khi đi vệ sinh. Trĩ độ hai nhô ra khỏi hậu môn thành một chỗ sưng gây khó chịu nhưng tự rút vào, trĩ độ ba ở lại bên ngoài hậu môn và cần phải đẩy vào.
 
Trĩ độ một và hai đáp ứng tốt với phương pháp điều hoà ruột bằng chế độ ăn uống nhiều xơ và dùng các chất làm mềm phân. Nếu vẫn còn xuất huyết, dùng một dịch kích thích (tác nhân gây xơ cứng) chích quanh nơi tĩnh mạch phồng ra để gây co mạch.
 
Nong hậu môn (cần gây mê toàn thân) cũng có công hiệu. Trĩ độ ba cần phải phẫu thuật, đặc biệt khi bị xoắn lại.
 
Chế độ ăn uống nhiều rau quả giúp ngừa bệnh trĩ.
Bệnh nhân bị bệnh trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Về vấn đề này, bệnh nhân nên có tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa trước khi điều trị bệnh trĩ.
Với những bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm và có hướng điều trị phù hợp thì khả năng mắc bệnh trở lại sẽ cao.

Khi hỏi về những “tác dụng phụ” của việc bầu bí, chị Lan (Đống Đa, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi bị bệnh trĩ ngay từ tháng thứ 5 thai kỳ. Ban đầu đó chỉ là triệu chứng táo bón hàng ngày nhưng rồi dần dần bệnh nặng hơn đến 2-3 ngày tôi mới đi được một lần. Trong người thì lúc nào cũng cảm thấy bí bách, khổ ơi là khổ.”
Chung hoàn cảnh với chị Lan, Hòa lắc đầu ngao ngán: “Hồi trước khi có bầu mình cũng bị trĩ nhưng đã chữa dứt điểm bệnh, đến giờ khi mang bầu tháng thứ 7 căn bệnh lại tái phát. Mà thai nhi của mình lại to nên chứng bệnh càng nặng nề hơn. Hàng ngày phải chịu đựng búi trĩ sa xuống đau nhức, đứng không được mà ngồi cũng không yên. Khổ nhất là lúc đi vệ sinh, ngồi đó mà trực khóc vì đau quá. Bệnh thì nặng mà thuốc thang chẳng dám uống vì sợ ảnh hưởng đến con. Mình cũng đã cố gắng chọn thực phẩm nhiều chất xơ, mát để ăn nhưng tình hình chẳng cải thiện được là mấy. Có lẽ sẽ phải “sống chung với lũ” cho tới khi con chào đời. Nghĩ đến mà nản quá”.
 
Hãy cùng đi tìm hiểu về căn bệnh này và cách phòng ngừa bệnh cho chị em bầu các mẹ nhé!

 
Nguyên nhân bệnh trĩ khi bầu bí

 
Có nhiều lý do tại sao thai phụ lại mắc bệnh trĩ trong lúc mang thai:
  • Khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể bạn tăng lên, làm giãn nở các tĩnh mạch. Thật không may là những tĩnh mạch yếu ớt ở hậu môn cũng sẽ trở nên uể oải và căng phình lên, đặc biệt khi tử cung ngày càng to của bạn lại gia tăng sức ép lên các tĩnh mạch này.
  • Việc gắng sức khi đi vệ sinh cũng là một nguyên nhân phổ biến. Vì vậy, nếu bạn bị táo bón giống như nhiều bà mẹ tương lai khác, hãy thực hiện một chế độ ăn giàu chất xơ và uống nhiều nước để giúp thuyên giảm bệnh trĩ.
Ngoài lý do trên, khi có thai, phụ nữ ít vận động cũng gây nên tình trạng khí huyết kém lưu thông khiến tăng độ sa giãn búi mạch. Hơn nữa, giai đoạn này, quá trình chuyển hóa năng lượng ở phụ nữ mạnh hơn (để truyền dưỡng chất nuôi con) nên thường sinh nhiệt, gây táo bón, khiến trĩ càng có cơ hội phát ra.
 
Đừng chủ quan!
Theo các chuyên gia khoa sản, chị em bầu bí không nên quá chủ quan với căn bệnh này với tâm lý “sống chung với lũ”. Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh. Bởi vậy, bác sĩ khuyến cáo, chị em cần hạn chế để xảy ra tình trạng trĩ khi mang thai và nếu bị, cần chữa trị ngay khi mới xuất hiện.
 
Trĩ là sự phồng lên của một hay nhiều tĩnh mạch thuộc hệ thống tĩnh mạch trĩ trên hoặc tĩnh mạch trĩ dưới hay cả hai. Có nhiều cách phân loại bệnh trĩ, theo nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh người ta chia làm 2 loại:
- Trĩ triệu chứng: là hậu quả của một bệnh đã được biết rõ như trĩ trong hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch cửa, ung thư trực tràng, trĩ ở phụ nữ có thai… Do trĩ loại này chỉ là triệu chứng của một bệnh khác nên không được can thiệp phẫu thuật mà vấn đề đặt ra là phải giải quyết được nguyên nhân; can thiệp phẫu thuật đối với loại này đôi khi lại nguy hiểm.
- Trĩ vô căn hay trĩ bệnh: việc điều trị ngoại khoa được đặt ra với loại trĩ này.
Theo giải phẫu bệnh người ta lại chia ra:
- Trĩ nội: cuống búi trĩ nằm ở trên đường lược, có thể phát hiện qua thăm khám và nội soi trực tràng.
- Trĩ ngoại: cuống búi trĩ nằm ở dưới đường lược có thể quan sát thấy bằng biện pháp thăm khám thông thường.

 
Biến chứng của bệnh trĩ:
 
- Chảy máu gây mất máu mãn tính hoặc cấp tính nếu chảy máu dữ dội.
 
- Huyết khối và viêm tắc tĩnh mạch búi trĩ.
 
- Vỡ búi trĩ.
 
- Rối loạn chức năng đi cầu.
 
- Nghẹt búi trĩ và gây các bệnh thứ phát khác kèm theo như nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn trực tràng…
Chẩn đoán: Để chẩn đoán bệnh trĩ phải được thăm khám và cần thiết có thể nội soi hậu môn trực tràng để có thể định bệnh trực tiếp và chính xác.
 
Điều trị bệnh trĩ: Có nhiều thuốc và nhiều biện pháp để giải quyết và có thể chữa khỏi hoàn toàn, chỉ có một số ít trường hợp tái phát do chữa trị không đúng hoặc do người bệnh không tuân thủ các biện pháp phòng ngừa tốt. Tùy theo mức độ của bệnh trĩ mà có thể đề ra các biện pháp điều trị khác nhau như: điều trị nội khoa, chích xơ hoá búi trĩ, thắt dây chun điều trị trĩ; các phương pháp điều trị khác không mổ, điều trị trĩ qua siêu âm, điều trị ngoại khoa bệnh trĩ, cắt trĩ bằng Laser.
 
Trường hợp của bạn nhất thiết phải được thăm khám và chẩn đoán chính xác tính chất, mức độ của bệnh, và quan trọng là khẳng định có phải trĩ bệnh không. Nếu là bệnh trĩ thì cần phải được điều trị dứt điểm trước khi mang thai vì khi mang thai sẽ làm cho bệnh trĩ nặng hơn và thời điểm mang thai cũng không phải là thời điểm tốt để điều trị bệnh trĩ.
 
 
Chữa trị thế nào?

Thật không may là có rất ít thuốc chữa trị bệnh trĩ dành cho thai phụ. Vì vậy, hãy tham vấn bác sĩ xem bạn có thể dùng loại kem thoa, thuốc mỡ hoặc thuốc nhét hậu môn nào mà vẫn an toàn. 
 
Bản chất búi trĩ chính là đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn trực tràng. Tình trạng thai nghén, nhất là thai to cản trở hệ thống mạch máu, làm ứ trệ tuần hoàn, khiến các búi trĩ càng giãn ra, sa xuống. Vì vậy khi bầu bí, chị em dễ bị trĩ, còn nếu đã mắc từ trước thì quá trình thai nghén cũng khiến bệnh nặng thêm. Chị em thường thấy ở hậu môn sa ra một khối cứng, ấn đau, ít chảy máu, kéo dài khoảng 5-7 ngày có thể tự hết. Có những người tắc mạch máu nhiều, gây những búi trĩ to như quả táokhiến người bệnh đau dữ dội.
 
Đối với phụ nữ có thai, cần hạn chế mổ bởi nếu phẫu thuật sẽ cần sử dụng nhiều loại thuốc gây hại tới thai nhi. Tốt nhất là điều trị nội khoa, ngâm rửa bên ngoài. Việc sử dụng thuốc cũng cần thận trọng và tuân theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Tốt hơn cả phụ nữ mang thai nên học cách phòng ngừa để tránh bị đau đớn khi bị bệnh.

 
Phòng ngừa thế nào?
 
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn nhớ phải vệ sinh vùng hậu môn thật sạch sẽ bằng loại giấy mền, khăn ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn. Tránh dùng những loại giấy khô gây tăng tình trạng nghiêm trọng của bệnh.
 
- Tắm nước ấm: tắm nước ấm và ngâm mình trong nước ấm không chỉ khiến bạn có cảm giác thoải mái mà còn giúp phòng ngừa và giúp bệnh trĩ thuyên giảm đáng kể do máu được kích thích lưu thông dễ dàng. Theo lời khuyên của các chuyên gia, bạn nên ngâm mình trong nước ấm hàng ngày.
 
- Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi một chỗ quá lâu sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng, tăng mức độ nặng của bệnh trĩ. Vì vậy, bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm xuống nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu.
 
- Tránh hiện tượng táo bón bằng cách ăn nhiều loại thực phẩm giàu chất xơ, uống nhiều nước.
 
- Tập luyện thể thao cũng là phương pháp hữu hiệu chữa bệnh trĩ. Chỉ đơn giản là đi bộ hay tập các bài tập liên quan tới xương chậu, tập kegel cũng rất tốt.
 
Lưu ý: Nếu đã áp dụng tất cả các cách trên mà bệnh tình không thuyên giảm cộng với hiện tượng ngày càng nghiêm trọng hơn, bạn cần tìm đến bác sĩ ngay.
 
Dùng thuốc chữa bệnh trĩ không phải là phương cách duy nhất, dưới đây là một vài cách khác giúp bạn phục hồi nhanh:
  • Giảm áp lực đè lên bụng bằng cách cứ sau vài giờ lại nằm nghiêng qua bên trái, nếu có thể. Gác chân cao lên trong khoảng 20 phút cũng giúp ích khá nhiều.
  • Tránh sử dụng xà bông thơm, sữa tắm hoặc khăn ướt. Rửa sạch hậu môn bằng nước thường sau mỗi lần đi vệ sinh rồi lau khô. Mặc quần lót cotton rộng rãi cũng sẽ giúp bạn thấy dễ chịu.
  • Đi vệ sinh bất cứ khi nào bạn cần. Đừng “nín”!
  • Tránh việc gắng sức rặn khi đi vệ sinh và chứng bệnh táo bón.
  • Thực hiện một vài động tác thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp cải thiện đường tiêu hóa.
  • Không nên ngồi hoặc đứng quá lâu, hãy thư giãn trong bồn tắm nước ấm nếu bạn cảm thấy ngứa ngáy khó chịu. Nếu cách này không hợp với bạn, một số người gợi ý bạn nên dùng đá để chườm.

Giảm đau an toàn khi bị trĩ

 
Trĩ là một bệnh khá thường gặp ở phụ nữ mang thai, nguy cơ mắc bệnh trĩ tỷ lệ thuận với sự lớn lên và phát triển của thai nhi. Khi bị trĩ, bạn thường cảm thấy đau đớn, sưng phồng các huyết mạch ở hậu môn và trực tràng. Muốn giảm đau an toàn khi mang thai, bạn cần áp dụng theo những cách sau đây:
  •  Ngâm mình trong nước ấm: Cách này rất có lợi cho phụ nữ mang thai, nó không chỉ đem lại cảm giác thư giãn, thoải mái do máu được kích thích lưu thông dễ dàng mà còn còn giảm cảm giác đau đơn do bệnh trĩ gây nên. Các chuyên gia khuyên bạn nên ngâm mình trong nước ấm mỗi ngày vài lần, bạn sẽ thấy tình trạng được cải thiện đáng kể.
  • Dùng đá lạnh: Bạn có có thể dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần một ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.
  • Tránh ngồi quá lâu: Việc ngồi quá lâu rất bất lợi cho phụ nữ mang thai vì sẽ làm tăng áp lực đối với các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng. Vì thế, thay vì ngồi nhiều, các bà bầu mắc bệnh trĩ nên dành thời gian để nằm nghỉ ngơi hoặc đứng dậy đi lại.
  • Giữ vệ sinh cho vùng hậu môn: Sau mỗi lần đi toilet, bạn cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh tình trạng bị nhiễm trùng. Ngoài ra, bạn nên nhớ không nên dùng giấy tolét khô mà hãy dùng giấy ướt không tẩm hương thơm hay chất cồn để tránh gây khô rát khi sử dụng.
  • Không nên tự ý dùng thuốc: Việc dùng thuốc trong giai đoạn mang thai có ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển và an toàn của thai nhi. Vậy nên khi muốn dùng thuốc, bạn cần được thăm khám và tuân thủ theo sự kê đơn của bác sĩ.
  • Ăn bổ sung các thực phẩm nhiều chất xơ, uống đủ lượng nước có thể cần, tập luyện đúng cách và an toàn. Nếu những gợi ý trên không đem lại hiệu quả cho bạn hoặc bệnh trĩ của bạn phát triển theo hướng tồi tệ hơn (bắt đầu có dấu hiệu chảy máu), cần tới gặp bác sĩ ngay.


Chế độ ăn uống nhiều rau quả giúp ngừa bệnh trĩ.

 
Bệnh nhân bị bệnh trĩ hầu như không ảnh hưởng tới thai nhi trừ phi phải dùng các loại thuốc đặc trị. Về vấn đề này, bệnh nhân nên có tư vấn với bác sĩ sản phụ khoa trước khi điều trị bênh trĩ.
 
Với những bệnh nhân đã mắc bệnh trĩ, nếu không điều trị dứt điểm và có hướng điều trị phù hợp thì khả năng mắc bệnh trở lại sẽ cao.
 
Trong hầu hết các trường hợp bị trĩ, hầu như bệnh nhân không biết là mình bị mắc bệnh. Tuy nhiên, có một số bước mà bệnh nhân có thể thử để ngăn chặn việc bị bệnh này:
 
- Duy trì sức khoẻ ổn định, cân bằng việc ăn uống trong quá trình mang thai để tránh bị táo bón. Chất xơ đặc biệt rất quan trọng trong việc ngăn chặn bệnh. Bệnh nhân có thể tăng chất xơ bằng cách ăn thật nhiều hoa quả, rau, bánh mì, ngũ cốc, đỗ…
 
- Uồng nhiều nước và nước hoa quả nhưng tránh không uống trà hay cà phê vì chúng có thể làm bệnh nhân mất nước.
 
- Tập đi bộ thường xuyên và tập thể dục, chẳng hạn bơi. Điều này sẽ kích thích ruột, giúp khả năng tiêu hoá tốt hơn.
 
- Khi bệnh nhân cảm thấy cần phải đi vệ sinh thì hãy đi, đừng cố gắng nín, nhịn.
 
- Cố gắng tránh tình trạng căng thẳng và ngồi đúng tư thế khi đi vệ sinh
 
Trường hợp của bạn nên đi khám và được bác sĩ kê đơn thuốc điều trị. Chúng tôi không thể kê đơn thuốc cho bạn vì đơn thuốc chỉ được kê cho bệnh nhân sau khi thăm khám trực tiếp. Bạn không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.


(st)
 
Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Em bị tri~ khoảng 4tha´ng thi` co´ thai.giơ` em mang thai dc 6tuan.tinh hinh benh rri cua e cang ngay cang bgiem trong vi trong thoi ki nay e hay bi tao bon.moi lan di cau xong la em thay dau rat may tieng lien rat kho chuu.nhug dabg mang bau so anh huong toi thai len e k giam dung thuoc j.xin hay chi cho e cach tot nhat de giam dau va k anh huong toi thai nhi.e xjn cam on
hơn 1 tháng trước - Thích (18) - Trả lời
Xin chao bac si e bi tri cung lau roj nhung e khong djeu trj theo tay y e chj theo dong y benh e cung vaj ma e laj bj buj trj . Gjo e mag thai duoc 9tuan e khong biet faj tri benh lm sao .nho bac sj giup e .e xin cam on
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
em mang thai được 7 tháng rưỡi ...tối hôm qua em đi cầu bị lòi cục gì ra ngoài ... nhưng sáng thì không thấy nữa em nghĩ em bị trĩ loại 2, nhưng em không thấy đau đớn hay có biễu hiện gì !!! sinh bác sĩ tư vấn cho em, em sợ lắm !!!
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Em mag thai thag bay thag thay hau môn em đau va lôi ra to đay co pai tri ko a .
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý