Khi nào nên cho trẻ ăn bột dặm?

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Khi nào nên cho trẻ ăn bột dặm?

18/04/2015 11:18 PM
896

Khi bé phát triển, nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng thay đổi. Sẽ đến giai đoạn sữa mẹ không đủ thỏa mãn bé. Giai đoạn này thường đến khi bé khoảng từ 4 đến 6 tháng tuổi.Đây chính là thời điểm nhiều em bé sẵn sàng cho việc ăn dặm.



 
Mặc dù Cơ quan Y tế không khuyến khích việc cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi, nhưng mỗi em bé có đặc điểm và phát triển với tốc độ khác nhau. Do vậy, chỉ cần để ý các dấu hiệu ăn dặm phổ biến và để bé là người chỉ dẫn cho bạn khi nào thì bắt đầu.

 
Những dấu hiệu cho biết bé muốn ăn dặm:

 
• Sau khi bú no sữa, em bé của bạn vẫn còn khóc và đòi bú thêm.
 
• Em bé có vẻ không muốn đợi đến lần bú kế tiếp và trở nên cáu kỉnh hoặc mút tay.
 
• Trước đây em bé của bạn ngủ suốt đêm, bây giờ thì bé lại thức dậy đòi bú.
 
• Những giấc ngủ ban ngày cũng trở nên thất thường, ngủ không yên hoặc thức dậy sớm sau khi ngủ chợp mắt.
 
• Em bé của bạn trông rất hứng khởi khi bạn ăn, và dường như muốn đưa tay với lấy thức ăn mà bạn đang cầm.
 
Bạn cũng nên lưu ý rằng tuổi sớm nhất được khuyến cáo cho việc ăn dặm là 17 tuần.

 
Lên kế hoạch tạo lập thói quen khi cho bé ăn dặm

 
Chuyển sang giai đoạn ăn dặm là một mốc thời gian quan trọng cho cả bạn và bé. Do vậy, không có gì là bất ngờ khi một số bà mẹ có thể cảm thấy không chắc chắn về việc khi nào cho bé ăn và cho bé ăn gì. Tạo lập thói quen cho ăn vào những thời gian nhất định trong ngày sẽ giúp bé quen với chế độ ăn mới khi ăn dặm.
 
Không có một quy tắc nhanh chóng và dễ dàng nào khi bắt đầu việc cho ăn dặm, nhưng tốt hơn cả là bắt đầu một cách từ từ. Bạn hãy thử bắt đầu bằng một bữa ăn dặm trong một ngày đểxem mọi việc thế nào. Dần dần chuyển sang ăn hai hoặc ba bữa ăn dặm một ngày. Bạn có thể thấy rằng bé càng ăn nhiều thức ăn dặm, bé càng bú ít sữa. Tuy nhiên, sữa vẫn rất quan trọng và nó vẫn nên tiếp tục là một phần trong chế độ ăn của bé cho đến khi bé ít nhất là 12 tháng tuổi.
 
Các nhà nghiên cứu về nhi khoa cho rằng: thời điểm tối ưu để cho trẻ ăn dặm là lúc 4-6 tháng, khi chức năng tiêu hóa của ruột và khả năng của thận đã khá hoàn thiện, sẵn sàng cho việc ăn uống ngoài sữa. Mặt khác, nhu cầu các chất khoáng như: sắt, kẽm bắt đầu có thể bị thiếu hụt từ khoảng 4 tháng tuổi. Vì vậy, khi bé tròn 4 tháng tuổi, mẹ cần theo dõi sự tăng cân của bé sát sao hơn. Bình thường đến thời điểm này bé sẽ tăng khoảng 150g-200g mỗi tuần. Nếu thấy bé có khuynh hướng hơi chậm phát triển thì có thể tập cho ăn dặm ngay. Nhưng nếu chỉ với sữa mẹ mà bé vẫn tăng nhanh chứng tỏ sữa mẹ vẫn đủ dư, có thể dời thời điểm cho ăn lại đến tháng thứ 5 hoặc thứ 6. Lúc này, nếu bạn thấy trẻ dòm miệng mọi ngưòi khi ăn uống, đòi thức ăn thì có thể thử cho bé uống chút nước súp, nước cháo hoặc trái cây,… từ muỗng. Đây cũng là thời gian tập cho bé ăn dễ dàng nhất.
Trẻ từ 7-8 tháng tuổi trở đi sẽ khó khăn trong việc tập ăn dặm, do đã quá quen với việc bú sữa. Bé sẽ khó chấp nhận các thực phẩm có mùi vị và độ đặc khác sữa, không quen với cách ăn từ muỗng,…
 
Mặt khác, đặc biệt là trong hoàn cảnh của nước ta, việc cho trẻ ăn dặm sớm có nguy cơ trẻ bị cho ăn các loại thức ăn nghèo năng lượng, không đủ chất, dễ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nên hết sức tránh cho trẻ ăn dặm trước 4 tháng tuổi.

Tập cho trẻ làm quen với thức ăn của người lớn không phải lúc nào cũng dễ. Có bé háo hức đòi ăn, có bé nhất quyết không chấp nhận thức ăn mới. Vì vậy, trong giai đoạn tập cho trẻ ăn dặm có rất nhiều bà mẹ lúng túng không biết phải bắt đầu như thế nào. Những lời khuyên sau đây sẽ giúp các bà mẹ thực hành cho trẻ ăn dặm tốt hơn.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm bột

Theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới và Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam, thời điểm ăn dặm tốt nhất là khi trẻ được 6 tháng tuổi. Ở tháng tuổi này, hệ men tiêu hóa của bé đã hoàn chỉnh, và nguồn sữa mẹ lúc này tuy vẫn còn khá nhiều nhưng không còn đáp ứng đủ cho sự tăng trưởng của trẻ.



Các nguyên tắc cần lưu ý khi cho trẻ ăn dặm bột


Nên rửa tay thật sạch và lau khô bằng khăn sạch trước khi pha bột cho trẻ.

Chỉ nên cho trẻ ăn 1 bữa trong ngày, nếu mẹ phải đi làm hoặc trẻ quá thích ăn bột thì cho trẻ ăn tối đa là 2 bữa, nhưng 2 bữa này phải cách thật xa nhau để bé có thể tiêu hóa một cách dễ dàng.

Lúc này trẻ chỉ tiêu hóa tốt bột loãng 5%; có nghĩa là trong 100ml nước chỉ pha 5g bột (5g bột tương đương với 2 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang), sau đó độ đậm đặc của bột sẽ được tăng dần mỗi tuần.

Cho trẻ ăn từ ít đến nhiều, không cố ép trẻ ăn hết phần bột đã pha ra, nếu trẻ ăn được ít, thì cho trẻ bú mẹ liền ngay sau ăn cho trọn bữa.

Thời điểm cho trẻ ăn dặm trong ngày phụ thuộc vào trẻ, không nhất thiết phải là buổi sáng, lúc vui vẻ trẻ sẽ dễ chấp nhận bữa ăn hơn.

Khi cho trẻ ăn, mẹ cũng cần sắp xếp công việc để có một khoảng thời gian dài thoải mái dành cho trẻ. Có như vậy, bữa ăn sẽ diễn ra như một trò chơi, trẻ sẽ thích thú đón nhận.

Chọn bột ăn dặm có vị ngọt để mùi vị bột sẽ gần giống vị sữa mẹ, trẻ sẽ dễ chấp nhận hơn.

Nếu trẻ không chịu ăn dặm, mẹ hãy ngưng cho ăn trong 3-5 ngày, sau đó cho trẻ tập ăn lại.

Một số trẻ không thích ăn bột có vị ngọt, mẹ hãy chọn một loại bột có vị mặn bán sẵn trên thị trường cho trẻ ăn, hoặc nếu có thời gian hãy thử chế biến 1 chén bột (200ml) cho trẻ ăn tại gia đình như sau:

- Bột (sử dụng bột gạo xay khô hoặc bột ngũ cốc có bán sẵn trên thị trường): từ 10g tăng dần đến 20g, tương đương 3-6 muỗng canh nhỏ bột gạt ngang.

- Thịt, cá, tép… (bằm thật nhuyễn): 20g tương đương với 2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Rau, củ, trái bằm nhuyễn hoặc tán nhuyễn sau khi luộc chín: 15-20g tương đương với 1,5-2 muỗng canh nhỏ đong vun vừa.

- Dầu tinh luyện (dầu nành, dầu mè, dầu gấc…): 5g tương đương với 1 muỗng canh nhỏ.

- Nêm nếm: có thể sử dụng muối iod hoặc nước mắm ngon, nhưng bao giờ cũng nêm lạc hơn khẩu vị của người lớn.

Khi tiếp xúc với món ăn mới, trẻ cần thời gian từ 3-5 ngày để làm quen, sau khi trẻ đã làm quen với nhiều món, mẹ bắt đầu thay đổi món mỗi ngày để tạo sự ngon miệng cho trẻ.


Một số sai lầm thường gặp khi cho trẻ ăn dặm


Cho trẻ ăn nhiều bữa bột trong ngày: điều này làm trẻ khó tiêu, trở nên biếng bú mẹ, và chậm tăng cân.

Chỉ dùng nước hầm xương pha với bột gạo cho trẻ ăn: điều này chỉ phù hợp với bé trong vài ngày đầu, sau đó cần cho trẻ ăn luôn xác thịt, cá, rau… thì mới bảo đảm chất dinh dưỡng cho trẻ tăng trưởng.

Pha bột quá đặc: trẻ khó tiêu hóa dẫn đến biếng bú, biếng ăn ( khoảng cách giữa các bữa ăn và bú cứ dài ra dần).

Pha sữa với nước cháo: nếu tất cả các bình sữa đều pha với nước cháo thì giống như cho trẻ ăn bột nhiều lần trong ngày, sẽ làm cho trẻ khó tiêu và mau chóng bỏ bú.

Mua nhiều loại bột và mở nắp hàng loạt để đổi vị cho trẻ: bột ăn dặm cũng giống như sữa bột, thời gian từ lúc mở nắp hộp cho đến khi dùng hết hộp bột (hoặc sữa) không nên quá 15 ngày. Nếu mở cùng một lúc nhiều hộp bột, thời gian sử dụng của một hộp sẽ kéo dài, dễ dẫn đến tình trạng nhiễm vi khuẩn vào bột gây bệnh tiêu chảy cho trẻ.

Cho trẻ ăn dặm sớm trước 6 tháng tuổi: điều này không phù hợp với hệ men tiêu hóa chưa hoàn chỉnh của trẻ và làm cho nguồn sữa mẹ bị ít đi, do trẻ khó tiêu dẫn đến ít bú mẹ.

Cho trẻ ăn dặm trễ (trên 6 tháng): ở thời điểm này về mặt tâm lý trẻ chỉ thích những gì đã quen thuộc với mình, nên việc tập ăn dặm sẽ trở nên khó khăn.

Tạo ra một khuôn khổ khi cho trẻ ăn dặm như bắt trẻ phải choàng khăn khi ăn, không cho trẻ dùng tay tiếp xúc với món ăn, bắt trẻ phải ăn hết phần ăn… những điều này tạo sự căng thẳng và gây ra phản ứng chống đối ở trẻ khi đến bữa ăn.

Đè đổ khi trẻ không chịu ăn: tạo ra mối bất hòa giữa mẹ và trẻ, dẫn đến chứng chán ăn kéo dài. Ăn dặm đúng cách giúp trẻ mau lớn và tạo sự an tâm cho các bà mẹ phải đi làm lại sau thời gian nghỉ hậu sản.


Chế độ ăn cho trẻ trong 2 năm đầu

 

Dưới đây là gợi ý của bác sĩ về chế độ ăn bột/cháo của trẻ trong 2 năm đầu (kết hợp với các bữa phụ +sữa mẹ hoặc sữa công thức):
 
- 6-7 tháng: 1 bữa bột lỏng khoảng 100 - 200 ml
 
- 8-9 tháng: 2 bữa bột đặc 200 ml.
 
- 10-12 tháng tuổi: 3 bữa bột đặc 200 ml - 250 ml

- 12 - 24 tháng: 3 bữa cháo 250 - 300 ml
 
- 24 tháng trở đi có thể ăn cơm cùng gia đình
 
Với mỗi bé, tùy thể chất, khẩu vị có thể thời gian và số bữa khác đi.

Nên cho trẻ ăn đúng theo độ tuổi, chỉ cho ăn bột khi 6 tháng tuổi trở lên và ăn cháo từ một tuổi trở lên.

- Thức ăn đầu đời của bé thường là bột sữa hoặc bột mặn (bột thịt, cá...); trái cây chín mềm (chuối, đu đủ, xoài, hồng...) nạo mịn bằng thìa, khoai tây, bí đỏ, đậu phụ tán nhuyễn trộn sữa... Khi tập ăn dặm, nên cho bé nếm 1-2 thìa loãng rồi cho bú. Nếu bé chịu ăn, không ói ọc, không sình bụng, không bị tiêu chảy, có thể tăng dần. Trường hợp bé có biểu hiện khác lạ, nên tạm ngưng 1-2 tuần rồi mới tập ăn trở lại với lượng thức ăn ít và loãng hơn. Mỗi khi cho bé ăn một loại thức ăn mới, cần theo dõi khả năng hấp thu của bé trong 5-7 ngày, sau đó tăng dần độ đặc và lượng thức ăn và tiếp tục tập thêm một loại thức ăn mới.

- Từ tháng thứ 6, bạn nên cho bé ăn thêm dần các loại rau củ khác nhau. Từ đây bạn bắt đầu cho bé ăn thêm các loại thịt trắng như thịt gà, lợn, bê. Bạn cho tất cả rau củ cùng vài lát thịt thái mỏng vào nấu nhừ và xay nhiễn như bột cho bé ăn, không nên chỉ ninh lấy nước nấu bột. Đặc biệt không cho bé ăn nước xương ninh hàng ngày, xương chỉ cho nhiều chất mỡ, béo, rất khó tiêu, trong khi bé lại cần chất đạm từ thịt.

- Từ tháng thứ bẩy hoặc tháng thứ 8 bạn có thể cho thêm dần các loại ngũ cốc vào bữa ăn của bé như gạo hoặc những thực phẩm làm từ bột mì. Bạn chỉ việc cho cùng ngũ cốc vào nấu cũng các nguyên liệu trên rồi xay như vẫn làm. Bạn cũng cho thêm dần ít muối, thật ít thôi, và chút dầu ăn. Bạn vẫn cho bé ăn khẩu phần sữa buổi trưa nhưng bạn cũng sẽ để ý thấy bé ăn tăng dần số lượng bữa ăn trưa và bỏ dần bữa sữa, điều này là bình thường và nếu bé không còn muốn uống sữa sau khi ăn thì bạn đừng ép, có thể cắt bữa sữa của buổi trưa.

Bữa ăn thêm buổi chiều của bé, ngoài hoa quả nghiền, bạn có thể cho bé ăn thêm một hộp sữa chua, như của Vinamilk là được, vẫn cho bé uống sữa sau đó.

Hoa quả cho bé ăn nguội, sữa chua lấy ra khỏi tủ lạnh 15" cho bớt lạnh trước khi khi cho bé ăn. Nếu bạn thấy bé muốn nhấm nháp một chiếc bánh qui thì cũng cho bé ăn, chọn loại bánh qui bơ, dễ tan, ít đường.

Ngoài ra, bữa ăn tối (ở tháng thứ 8 ), nếu bé bú sữa mẹ thì bạn có thể cho bé ăn thêm bữa ăn dặm, không muộn quá, chọn thực đơn dễ tiêu, tránh các loại rau có ga làm đầy bụng như cải bắp, su hào... Sau đó là khẩu phần sữa buổi tối. Nếu bé ăn sữa bột, không bú mẹ, mà bạn thấy bé chưa cần phải ăn dặm bữa tối thì có thể cho ít bột ngũ cốc nêu có, hoặc nước cháo đặc vào bình sữa bột của bé.

- Từ tháng thứ 9 trở đi hãy cho bé ăn tất cả mọi thứ, bé có quyền ẩm thực như chúng ta, bạn chỉ không cho cay, hoặc không nấu quá mặn, không dùng đường mà thôi.Từ tháng này, bạn cho bé ăn thêm cá tươi, trứng gà nữa. Trứng gà chỉ nên ăn một lần trên tuần, bạn đem luộc chín, tách lấy lòng đỏ, ban đầu chỉ cho ăn một nửa là đủ. Sở dĩ không cho bé ăn lòng trắng là vì lòng trắng vừa khó tiêu lại vừa dễ gây dị ứng ở trẻ.

Nếu bé có biểu hiện thích ăn cháo, bạn vẫn nấu bữa ăn như trên, khi được, bạn vớt lấy phần rau củ, thịt hoặc cá, đem xay nhiễn, để một bên đĩa, phần cháo để một bên, để bé phân biệt mùi vị khác nhau của thức ăn, cháo không bị xay nát, bé rất thích. Vẫn cho bé ăn bữa sữa buổi tối.

Trẻ từ 9 tháng tuổi trở ra sẽ tăng cân chậm, vì vậy bạn đừng sốt ruột. Khi bé được một tuổi hoặc một tuổi rưỡi, bạn có thể chuyển thẳng từ sữa bột sang sữa tươi. Sữa tươi nguyên chất đủ tiêu chuẩn là loại sữa có hàm lượng chất béo là 3,8 %. Ban đầu bạn đem hoà thêm 1/4 nước lọc vào khẩu phần sữa tươi của bé. Nước cam vắt bạn cũng làm tương tự như vậy.Nhớ đừng cho bé uống nước cam vào buổi tối, vitamin C giữ cho bé tỉnh táo và hiếu động hơn.

Nếu ở độ tuổi ăn dặm mà trẻ biếng ăn, cũng cần phải tìm hiểu rõ các nguyên nhân gây biếng ăn của trẻ:

- Tình trạng nhiễm trùng sốt cao trên 39 độ C (dẫn tới ức chế các men tiêu hóa) hay gặp trong viêm đường hô hấp, viêm tai giữa... hoặc trẻ suy dinh dưỡng: những trường hợp này nên bổ sung đa vitamin, vi lượng, yếu tố điện giải (ORS) và men tiêu hóa trong 5 - 7 ngày sẽ giúp giảm triệu chứng biếng ăn.

- Các bệnh toàn thân: Thiếu máu, còi xương lâu ngày... trong trường hợp này cần điều trị bệnh để cải thiện triệu chứng biếng ăn.

- Các biểu hiện viêm loét tại chỗ niêm mạc lưỡi, miệng, họng, răng gây đau cần điều trị đúng nguyên nhân.

- Do chất lượng khẩu phần ăn chưa hợp lý

Trong một thời gian dài nếu ăn không đa dạng thực phẩm mà quá thiên về một loại nào đó có thể gây thiếu các vitamin (đặc biệt vitamin nhóm B nếu ăn gạo xay xát quá kỹ, ít ăn đạm động vật, thiếu vitamin C nếu ít ăn hoa quả tươi...), thiếu các vitamin tan trong dầu như A, D... (do ăn thiếu các thành phần này hoặc do không cho trẻ ăn dầu mỡ trong bữa ăn dặm), thiếu các yếu tố vi lượng (như kẽm nếu ăn ít thức ăn nguồn gốc hải sản, sắt, magiê...), hoặc thiếu lysin (axit amin có tác dụng kích thích khẩu vị tốt trong những trường hợp ăn ít đạm động vật...) dẫn đến thiếu các thành phần quan trọng trong chức năng chuyển hóa, tiêu hóa của cơ thể.

Trong những trường hợp này cần đưa bé đi khám tại các cơ sở chuyên khoa về dinh dưỡng để được tư vấn chế độ ăn hợp lý và bổ sung các yếu tố thiếu hụt.

Bạn tuyệt đối không nên nghe lời khuyên trộn B1 vào thức ăn cho bé, nên bổ sung vitamin nhóm B từ các loại cốm vi sinh.

Việc sử dụng cốm vi sinh cho trẻ:

Các loại cốm vi sinh cũng có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa nhưng chỉ có tác dụng giúp thức ăn dễ tiêu hơn chứ không làm bé ăn ngon hơn. Trẻ biếng ăn nếu có nguyên nhân rõ ràng như bị bệnh lý, rối loạn tiêu hóa,... thì cần điều trị nguyên nhân. Trong đa số trường hợp, chỉ cần thay đổi cách chăm sóc bé, áp dụng chế độ dinh dưỡng phù họp với tuổi là bé có thể ăn uống bình thường. Các loại thuốc được cho là để điều trị biếng ăn nói chung chỉ hỗ trợ rất ít vào chuyện làm cho bé ăn ngon hơn và chỉ nên dùng nếu được thầy thuốc ghi toa.

Bạn có thể yên tâm sử dụng VIABIOVIT, sản phẩm là sự kết hợp hài hòa giữa 3 vi khuẩn có lợi với các vitamin nhóm B, PP trong cùng một sản phẩm khiến VIABIOVIT có khả năng cân bằng hệ vi sinh có ích trong đường ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hoá và hấp thu dinh dưỡng, nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Thêm một lý do khiến các bậc cha mẹ an tâm khi sử dụng VIABIOVIT cho con em mình là nguồn gốc tự nhiên của sản phẩm. Do đó, có thể dùng VIABIOVIT thường xuyên để duy trì hệ vi khuẩn đường ruột và kích thích ăn uống. Với VIABIOVIT, bạn sẽ tạo một tấm lá chắn vững vàng cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe của bé nói chung. Đó sẽ là một môi trường an toàn, ổn định để bé có thể phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, cùng hướng tới tương lai.



Có nên cho trẻ ăn quá nhiều bột khi mới ăn dặm?


Trong các thức ăn dặm thì thành phần chất bột là phổ biến và quan trọng vì đây là thực phẩm dễ tìm, cung cấp nhiều năng lượng, dễ tiêu hóa và an toàn cho trẻ.

Tốc độ tăng trưởng của trẻ trong năm đầu tiên cao nhất so với bất cứ giai đoạn nào của cuộc đời. Vì vậy năng lượng cần thiết cho trẻ phát triển cũng tăng lên nhanh theo tháng tuổi. Một em bé 6 tháng tuổi cần khoảng 700 kcal một ngày. Trẻ một tuổi sẽ cần khoảng 900-1000 kcal mỗi ngày. Một lít sữa mẹ hoặc sữa công thức thường cung cấp khoảng 670 kcal. Do đó trẻ cần những thức ăn có thể cung cấp nhiều năng lượng hơn là sữa. Hơn nữa, bé còn cần thêm nhiều vi chất dinh dưỡng như sắt, kẽm… mà sữa mẹ không cung cấp đủ. Tổ chức Y tế Thế giới khuyên nên cho trẻ bắt đầu ăn dặm khi 6 tháng tuổi nhưng vẫn tiếp tục cho bú mẹ.




Hầu hết các bà mẹ trên thế giới tập ăn dặm cho con với thức ăn đầu tiên là chất bột như gạo (ở các nước châu Á), lúa mì (ở châu Âu) hoặc ngô, sắn (châu Phi). Chất bột được cấu tạo bởi rất nhiều phân tử đường gluco liên kết với nhau, cần phải được cắt nhỏ thành các phân tử gluco riêng lẻ thì cơ thể mới hấp thu được. Quá trình phân cắt này cần có sự tham gia của nhiều men tiêu hóa chất bột của nước bọt, tuyến tụy và ruột non. Những men tiêu hóa này sẽ cắt phân tử tinh bột lớn thành các phần nhỏ hơn và cuối cùng thành các phân tử gluco.

Tuy nhiên, khả năng tiêu hóa chất bột của trẻ lại phát triển dần trong năm đầu đời. Men tiêu hóa chất bột của nước bọt và tuyến tụy cũng không phát triển đồng đều. Theo các nghiên cứu khoa học, men tiêu hóa chất bột trong nước bọt của trẻ rất thấp ở những tháng đầu đời (a,b,c). Đến tháng thứ 5, bé mới đạt mức như người lớn (a). Vì vậy bạn không nên cho trẻ ăn dặm quá sớm. Men tiêu hóa chất bột của tụy còn phát triển chậm hơn. Khi trẻ một tuổi, men tiêu hóa chất bột của tụy mới đạt 25-50% so với người lớn (d). Nếu lượng chất bột ăn vào nhiều hơn khả năng tiêu hóa có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa.

Việc nấu bột kỹ, cho trẻ ăn bột đúng độ tuổi, từ lỏng đến đặc, ít đến nhiều sẽ giúp bé có thể tiêu hóa tốt thức ăn dặm. Ngoài bột tự chế biến, các bà mẹ cũng có thể lựa chọn thức ăn dặm chế biến sẵn sử dụng công nghệ thủy phân tinh bột bằng men - CHE. Ở giai đoạn ăn dặm, bạn nên chú ý đến những đặc điểm sinh lý của trẻ để cho con ăn dặm đúng, đủ và phù hợp với cơ quan tiêu hóa.



Khi nào nên cho trẻ uống nước trái cây
Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước
Pha sữa bằng nước cơm
Chăm sóc sức khỏe cho trẻ
Cách cho bé uống thuốc
Làm gì khi trẻ không chịu uống thuốc
Trẻ em không nên ăn yến sào và uống nước yến

(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý