Xây dựng mối quan hệ trong công sở

seminoon seminoon @seminoon

Xây dựng mối quan hệ trong công sở

18/04/2015 11:42 PM
3,636

Đồng nghiệp, cấp trên hay cấp dưới là người bạn phải tiếp xúc mỗi ngày, thời gian dành cho họ còn nhiều hơn cả người thân, vậy làm thế nào để xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, những điểm chú ý dưới đây sẽ giúp bạn:


Trân trọng mối quan hệ với đồng nghiệp


-Công việc cần tinh thần tập thể đoàn kết, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp là điều vô cùng quan trọng

-Chào hỏi với mỗi người khi đến cơ quan

-Hòa nhã, khiêm tốn, lễ độ và vui vẻ để lại ấn tượng tốt với đồng nghiệp

-Thể hiện thái độ tích cực, tinh thần làm việc hăng say tránh mang lại cảm giác lười biếng cho người khác.

-Thường xuyên vệ sinh bàn làm việc ngăn nắp, gọn gang, sạch sẽ.

-Tôn trọng người khác, quan tâm đến đồng nghiệp xung quanh và chủ động giúp đỡ đồng nghiệp như rót chè, lau bàn làm việc…

-Tìm hiểu và ghi nhớ ngày sinh của đồng nghiệp

-Quan tâm, hỏi thăm và giúp đỡ đồng nghiệp và người nhà họ khi gặp khó khăn, hoạn nạn.

-Không nên tỏ ra xa lánh, giữ khoảng cách với đồng nghiệp. Dù là thân đến mấy cũng cần chú ý đến thái độ, lời nói, cử chỉ đặc biệt là đồng nghiệp khác giới.

-Chú ý ngôn ngữ, giọng điệu khi nói chuyện với đồng nghiệp nơi đông người.

-Hãy dành thời gian chăm sóc, tưới nước cho cây cảnh nơi bạn làm việc.

-Vui vẻ dọn dẹp giấy báo cũ, giấy bỏ đi, cốc uống nước khách tưng dùng và kiểm tra đồng hồ ở cơ quan.

-Tránh bàn tán chuyện riêng tư của đồng nghiệp cũng như điểm yếu của họ.

-Không nên kể những câu chuyện dung tục, thiếu văn hóa.

Học cách ứng xử với cấp trên

-Xây dựng ý thức tuân thủ cấp trên, điều này giúp bạn có được sự tín nhiệm.

-Chú ý bảo vệ hình tượng cấp trên, đồng thời giúp bạn bảo vệ hình tượng của chính mình.

-Khi sếp đến văn phòng, hãy chuẩn bị tốt bút và vở ghi nhớ.

-Khi nhận được chỉ thị của sếp, nếu không hiểu hoặc chưa nắm rõ hãy thỉnh giáo sếp.

-Khi sếp ra nhiệm vụ để tránh sai sót, hãy nhắn lại một lần để xác định chắc chắn.

-Phản hổi tiến trình công việc với sếp và báo cáo kịp thời khi công việc hoàn thành.

-Khi đi công tác hoặc không thể đi làm, trừ trường hợp bất khả kháng, nên tự mình báo cáo sếp; dù không ở nơi làm trong thời gian ngắn cũng nên thông qua sự đồng ý của sếp.

-Tránh làm việc vượt cấp, trừ trường hợp thật cần thiết

-Nếu bạn ra về trong khi sếp còn đang bận rộn, hãy hỏi xem liệu có cần sự giúp đỡ từ bạn? Nếu thực sự không cần thiết, bạn có thể yên tâm ra về

Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới

-Cấp dưới không những là cánh tay đắc lực của bạn, mà họ còn là nguồn tài nguyên phong phú.

-Hỏi han, quan tâm mỗi nhân viên dưới cấp một cách chân thành.

-Đối xử công bằng với nhân viên.

-Không nên thể hiện uy quyền và gò bó cấp dưới, bởi sự khác biệt giữa bạn và họ chỉ là thứ cấp công việc, còn hai bên vẫn bình đẳng về nhân quyên.

-Cổ vũ khuyến khích cấp dưới, thường xuyên sử dụng ngôn từ mang ý khẳng định với công việc và năng lực của họ.

-Luôn đúng giờ khi nghe cấp dưới báo cáo công việc; lắng nghe ý kiến và phản hồi; tránh tỏ ra phàn nàn, thiếu kiên nhẫn, ngắt quãng công việc cấp dưới.

-Nếu cấp dưới liên tiếp phải tăng ca đêm, hãy chú ý đến sự an toàn và sức khỏe của họ.

-Thể hiện sự quan tâm cao độ khi cấp dưới bị ốm, căng thẳng, áp lực hoặc nghi ngờ công việc.

-Học cách biết ơn cấp dưới, động viên và khen thưởng kịp thời, đặc biệt về mặt tinh thần.

-Không nên than phiền trách móc liên tục năng lực cấp dưới, điều cần thiết là giúp họ nâng cao năng lực của mình.

-Người cấp trên có năng lực phải biết cách khuyến khích, cổ vũ cấp dưới và phát huy khả năng vốn có của họ.

-Ngăn chặn đàm tiếu và nói xấu cấp dưới.

-Kỹ năng phê bình cấp dưới: bắt đầu từ sự tán thưởng và sự chân thành; gián tiếp phê bình, trước khi chỉ trích hãy nói đến trách nhiệm của bạn; thay vì ra lệnh hãy dùng lời đề nghị, phê bình công việc chứ không phải con người; tuyệt đối không nhắc lại sai lầm đã phê bình và kết thúc trong sự bình đẳng, tôn trọng, hữu nghị

-Rộng lượng với cấp dưới, dùng tấm lòng chân thành biết ơn sự cống hiến của họ.

 

Xây Dựng Mối Quan Hệ Trong Công Sở


Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc.

Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng bảy gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả:

1. Thân thiện với mọi người

Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.


công sở

Đoàn kết sẽ giúp bạn thoải mái và vui vẻ hơn trong công sở. Ảnh: interent

Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện và tích cực. Bạn cũng nên để ý đến những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như: giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi… Bạn muốn làm việc với những người bạn thích và chắc chắn đồng nghiệp của bạn cũng vậy!

2. Giúp đỡ nhiệt tình

Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép nghỉ ngơi và thư giản một chút. Nhưng nếu bạn tận dụng khoảng thời gian này để giúp một đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết những phàn nàn của khách hàng, đồng nghiệp của bạn không những cảm kích mà chắc chắn trong những tình huống tương tự, họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình.

3. Chủ động nhận việc khó

Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thử thách để giải quyết những công việc phức tạp. Nhưng nếu bạn chủ động nhận phần việc trên, bạn đã thể hiện bản thân mình là một người tự tin, tích cực, không ngại khó. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Sếp và đồng nghiệp chắc chắn sẽ đánh giá cao tinh thần này của bạn.

4. Cư xử lịch thiệp

Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ và bạn đang ở nơi công cộng, vì vậy bạn cần ý thức về hành động của mình để không làm đồng nghiệp khó chịu. Ví dụ: tắt đèn và các thiết bị khác sau khi họp xong, bỏ giấy vào máy in khi sử dụng hết giấy… Khi các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, điện thoại gặp trục trặc mà bạn không giải quyết được, đừng làm ngơ bỏ đi mà hãy thông báo ngay đến bộ phận liên quan để được hỗ trợ.


công sở

Hãy cư xử thật khéo léo và lịch thiệp với đồng nghiệp. Ảnh: internet

Trong môi trường làm việc mở, mọi người ngồi rất gần nhau, bạn đừng để những sở thích cá nhân ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ: nếu bạn thích nghe nhạc, hãy dùng tai nghe; khi bạn nói chuyện điện thoại, hãy hạ thấp giọng hoặc tìm một chỗ vắng người để nói chuyện; đừng ăn những món ăn nặng mùi như sầu riêng tại bàn làm việc…

5. Chào đón đồng nghiệp mới

Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối không biết toilet ở đâu hay sử dụng máy fax như thế nào? Đừng để điều này xảy ra với đồng nghiệp mới, đặc biệt nếu họ làm chung nhóm với bạn. Khi thấy họ lạc lõng trong môi trường mới, hãy chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và công ty. Lòng tốt của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích!

6. Lắng nghe

Trong cuộc họp, bạn nghĩ rằng giải pháp của mình là tối ưu cho những khó khăn hiện tại, nhưng cũng không mất gì nếu bạn lắng nghe ý kiến của những đồng nghiệp khác trước. Hãy thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ và những đóng góp của họ. Khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau, có thể bạn sẽ đưa ra được giải pháp sáng tạo hơn cả những gì trước đó.

lắng ngheHãy lắng nghe nhiều hơn. Ảnh: internet

7. Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp

Trong những tình huống bạn hoàn thành xuất sắc công việc của mình với phần nào sự hỗ trợ của đồng nghiệp, hãy bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với họ; cũng như cho sếp bạn biết vai trò của họ trong dự án này. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì giúp được bạn. Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và hai bên sẵn lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết.

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn trong việc xây dựng những mối quan hệ nơi công sở: hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Rồi ai cũng muốn làm việc, hợp tác và hỗ trợ bạn. Con đường đến thành công sẽ rộng mở!



Xây dựng văn hoá ứng xử nơi công sở

Từ khi hình thành xã hội loài người đến nay, con người có những nhu cầu tự thân tối thiểu gồm: ăn, mặc và nhu cầu giao tiếp (nói cách khác đó là nhu cầu thể hiện chính mình). Trong ba nhu cầu trên, nhu cầu nào cũng quan trọng. Và đặc biệt nhu cầu giao tiếp cùng với quá trình lao động đã làm cho tư duy trí tuệ, tư duy ngôn ngữ của loài người phát triển như ngày nay. Đồng thời quá trình đó đã hình thành nên nét đẹp văn hoá ứng xử trong từng cộng đồng người, tộc người và rộng hơn là trong từng quốc gia, dân tộc.

Các nhà nghiên cứu xã hội cho rằng: muốn cải tạo cộng đồng xã hội thì trước hết phải biết chấp nhận cộng đồng đó. Đây cũng là một cách ứng xử văn hoá. Văn hoá ứng xử, xét một cách bao quát nhất, là toàn bộ những nét đẹp truyền thống trong hành vi, cử chỉ, ngôn ngữ tiếp nhận và tác động trở lại giữa con người với con người, con người với sự vật, giữa con người với thiên nhiên được cộng đồng xã hội chấp nhận coi đó như là những chuẩn mực. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ xin bàn đến văn hoá ứng xử giữa con người với con người và trong đó, đặc biệt quan tâm đến hai vấn đề cơ bản là: Văn hoá ứng xử trong xã hội nói chung và trong cơ quan nhà nước nói riêng, trong việc giáo dục và hoàn thiện nhân cách cho mỗi cá nhân trong cộng đồng.
Văn hoá ứng xử trong các môi trường xã hội đóng vai trò không kém phần quan trọng  trong việc hình thành nhân cách của những công dân tương lai. Các Mác đã từng nói: Xét về mặt xã hội, con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội. Điều này hoàn toàn đúng, xét đến cùng thì con người hình thành nhân cách tốt đẹp hay tha hoá về mặt nhân cách đều ở trong một môi trường xã hội nhất định và chịu tác động của môi trường đó.

Trong mội hình thức giáo dục, mà đặc biệt là  trong giáo dục tri thức, ông cha ta đã đặt trên hết. Ấy vậy mà có những giai đoạn, chúng ta xao nhãng việc giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh trong nhà trường, các thang giá trị đạo đức, xã hội không còn được coi trọng và bị đảo lộn. Thậm chí, nếu có ai đó hành xử khuôn phép, chuẩn mực, thì lập tức bị một số người cho rằng phong kiến, cổ hủ.

Việc giáo dục đạo đức, lý tưởng ở các đoàn thể chính trị, xã hội cũng bị xem nhẹ, một bộ phận lớp trẻ cho là giáo điều, khô khan. Một thời gian dài trong nhà trường câu khẩu hiệu “tiên học lễ, hậu học văn” cũng bị hạ xuống, hoặc không được còn đặt ở nơi trang trọng nhất khi bước vào cổng trường. Khi chúng ta giật mình quay lại thì mọi thang bậc giá trị đạo đức xã hội có phần bị lung lay, đảo lộn. Văn hoá ứng xử giữa người với người, giữa người với môi trường thiên nhiên, xã hội… đâu đó, nhiều lúc nhiều nơi có dấu hiệu xuống cấp đáng báo động: quan hệ thầy – trò, cha – con, cấp trên - cấp dưới… xét cho cùng cũng có nguyên nhân từ việc xem nhẹ văn hoá ứng xử, trong đó có giáo dục và văn hoá ứng xử trong các nhà trường.

Văn hoá ứng xử trong cơ quan nhà nước nói chung, ở các nhà trường nói riêng là một bộ phận trong văn hoá ứng xử xã hội. Nhưng lại là một bộ phận đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến sự vận hành của nền hành chính quốc gia, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân với bộ máy nhà nước nói chung với hệ thống giáo dục nói riêng. Hiện nay, Bộ Tài chính, đặc biệt là Học viện Tài chính đang tích cực xây dựng và triển khai văn hoá doanh nghiệp, trong đó có văn hoá ứng xử giữa cán bộ công nhân viên với nhân dân và sinh viên, giữa cấp trên với cấp dưới trong toàn ngành, nhằm làm cho bộ máy doanh nghiệp chỉnh chu, quy củ, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, củng cố niềm tin trong sinh viên và nhân dân.

Tuy nhiên, chúng ta phải thừa nhận rằng: xây dựng văn hoá doanh nghiệp không hề đơn giản. Lý thuyết về văn hoá doanh nghiệp đã chỉ ra rằng: văn hoá doanh nghiệp mà đặc biệt là văn hoá ứng xử - một yếu tố luôn có khuynh hướng “chống lại sự thay đổi” nên thay đổi văn hoá của tổ chức là một trong những thách thức lớn nhất đối với hầu hết các doanh nghiệp. Xuất phát từ các nguyên nhân:

Thứ nhất, văn hoá ứng xử cũng giống như những thói quen được hình thành trong nhiều năm từ sự tương tác qua lại giữa các thành viên nên khó thay đổi.

Thứ hai, văn hoá ứng xử chịu ảnh hưởng từ chính những người sáng lập doanh nghiệp. Những người đứng đầu doanh nghiệp có xu hướng tuyển dụng những người cũng có phong cách giống họ nên văn hoá đã được định hình của doanh nghiệp sẽ được các nhân viên mới góp phần củng cố và phát triển.

Thứ ba, các thành viên trong một tổ chức thường cảm thấy thoải mái với văn hoá ứng xử hiện tại và thông thường, và chỉ khi có một sự kiện quan trọng tác động, chẳng hạn như doanh nghiệp sắp bị phá sản, bị mất hàng loạt khách hàng, doanh thu giảm sút mạnh hoặc uy tín của doanh nghiệp bị giảm trước công chúng thì mới có cơ hội thay đổi văn hoá ứng xử

Vì vậy, trước khi thay đổi văn hoá, doanh nghiệp phải xác định rõ khiếm khuyết trong văn hoá hiện tại. Và đó chính là cơ sở buộc doanh nghiệp phải xây dựng nếp văn hoá mới. Nếp văn hoá mới của doanh nghiệp phải hỗ trợ việc thực hiện thành công chiến lược phát triển của doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặt ra một tầm nhìn, sứ mệnh nào thì cần phải điều chinh văn hoá ra như thế để thực hiện thành công tầm nhìn, sứ mệnh đó.

Các cá nhân trong tổ chức phải đồng tâm thay đổi hành vi của mình để tạo ra một môi trường văn hoá doanh nghiệp như mong muốn. Đây là bước khó khăn nhất trong quá trình thay đổi văn hoá doanh nghiệp.

Có hai yếu tố đặc biệt quan trọng để tạo ra sự thay đôi văn hoá doanh nghiệp, đó là: sự ủng hộ của mọi thành viên trong doanh nghiệp và cách thức huấn luyện nếp văn hoá mới của các giám đốc điều hành. Do đó, các giám đốc phải là người đi đầu trong việc điều chỉnh hành vi của mình và phải nhất quán trong việc thay đổi. Các thành viên cần phải hiểu rõ những gì được mong đợi từ họ và phải biết cách thể hiện những hành vi mới trong thực tế. Sau đây là một số giải pháp sẽ giúp các doanh nghiệp thay đổi nếp văn hoá:

Một là, xây dựng những tuyên bố về giá trị và niềm tin. Có thể tổ chức các nhóm thảo luận nhỏ theo từng phòng, ban để chuyển tải sứ mệnh, tầm nhìn và các giá trị của tổ chức thành lời nói và giải thích những tác động của tuyên bố đối với công việc của từng nhân viên. Việc làm này giúp cho các nhân viên có sự hiểu biết chung về môi trường văn hoá mà doanh nghiệp muốn xây dựng và những hành động, hành vi mà họ phải thực hiện để phản ánh cho được nếp văn hoá mới.

Hai là, giao tiếp hiệu quả. Phải thông báo cho tất cả các nhân viên về quá trình thay đổi văn hoá ứng xử của tổ chức nhằm đảm bảo sự cam kết của họ và thành công của quá trình chuyển đổi văn hoá. Các nhân viên cần phải biết rằng những gì mong đợi từ họ có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thay đổi văn hoá ứng xử một cách có hiệu quả

Ba là, tổ chức lại cơ cấu của doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình thực tế.

Bốn là, điều chỉnh lại cách khen thưởng và ky luật nhân viên. Doanh nghiệp phải thường xuyên làm điều này để khuyến khích nhân viên điều chỉnh hành vi của họ cho phù họp với môi trường văn hoá mới.

Năm là, xem xét lại tất cả các chính sách, chế độ lưu hành nội bộ để đảm bảo hệ thống chính sách phải phù hợp với môi trường văn hoá mới.

Trên đây là những giải pháp mang tính cơ bản và lâu dài để xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Thiết nghĩ đó cũng là những giải pháp phù hợp để có thể xây dựng văn hoá ứng xử nơi công sở và văn hoá học đường, góp phần ngày càng nâng cao vị thế của Ngành Tài chính nói chung, Học viện Tài chính nói riêng trong bước phát mới của quá trình công nghiệp hoá và hiện đại hoá đất nước.


7 cách Đắc nhân tâm nơi công sở

Hầu hết mọi người ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ trong cuộc sống. Không có gia đình và bạn bè, cuộc sống của bạn không những buồn tẻ mà còn gặp nhiều khó khăn vì bạn phải một mình đối mặt với mọi việc.

Trong công việc cũng vậy. Không ai đi một mình đến đỉnh thành công, sẽ có những lúc bạn cần sự giúp đỡ của đồng nghiệp để giải quyết những khó khăn trong công việc. Mối quan hệ tốt đẹp với đồng nghiệp còn làm cho cuộc sống nơi công sở của bạn cân bằng. Chính yếu tố này sẽ đem lại hiệu suất làm việc cao hơn, giúp bạn tiến nhanh hơn trên con đường sự nghiệp. Áp dụng bảy gợi ý sau, bạn sẽ tạo nên một môi trường làm việc của bạn sẽ thoải mái và hiệu quả:

1.    Thân thiện với mọi người

Hình ảnh của bạn tại nơi làm việc không chỉ thể hiện qua kết quả công việc bạn đạt được mà chính thái độ của bạn cũng góp phần không nhỏ trong việc xây dựng hình ảnh này.

Một nụ cười hay lời chào vui vẻ khi gặp đồng nghiệp là cách thể hiện sự thân thiện và tích cực. Bạn cũng nên để ý đến những hành động nhỏ nhưng có ảnh hưởng lớn như: giúp mở cửa, giữ nút thang máy, nhặt đồ đánh rơi… Bạn muốn làm việc với những người bạn thích và chắc chắn đồng nghiệp của bạn cũng vậy!

2.    Giúp đỡ nhiệt tình

Khi xong việc của mình, tất nhiên bạn được phép nghỉ ngơi và thư giản một chút. Nhưng nếu bạn tận dụng khoảng thời gian này để giúp một đồng nghiệp đang “ngập đầu” giải quyết những phàn nàn của khách hàng, đồng nghiệp của bạn không những cảm kích mà chắc chắn trong những tình huống tương tự, họ cũng sẽ hỗ trợ bạn hết mình.  

3.    Chủ động nhận việc khó

Chắc chắn bạn sẽ gặp nhiều thử thách để giải quyết những công việc phức tạp.  Nhưng nếu bạn chủ động nhận phần việc trên, bạn đã thể hiện bản thân mình là một người tự tin, tích cực, không ngại khó. Đây cũng là cơ hội để bạn hoàn thiện kỹ năng và nâng cao kiến thức. Sếp và đồng nghiệp chắc chắn sẽ đánh giá cao tinh thần này của bạn.

4.    Cư xử lịch thiệp

Nơi bạn làm việc là một xã hội thu nhỏ và bạn đang ở nơi công cộng, vì vậy bạn cần ý thức về hành động của mình để không làm đồng nghiệp khó chịu. Ví dụ: tắt đèn và các thiết bị khác sau khi họp xong, bỏ giấy vào máy in khi sử dụng hết giấy… Khi các thiết bị văn phòng như máy in, máy fax, điện thoại gặp trục trặc mà bạn không giải quyết được, đừng làm ngơ bỏ đi mà hãy thông báo ngay đến bộ phận liên quan để được hỗ trợ.

Trong môi trường làm việc mở, mọi người ngồi rất gần nhau, bạn đừng để những sở thích cá nhân ảnh hưởng đến người khác. Ví dụ: nếu bạn thích nghe nhạc, hãy dùng tai nghe; khi bạn nói chuyện điện thoại, hãy hạ thấp giọng hoặc tìm một chỗ vắng người để nói chuyện; đừng ăn những món ăn nặng mùi như sầu riêng tại bàn làm việc…

5.    Chào đón đồng nghiệp mới

Ấn tượng về ngày đầu tiên của bạn tại công ty như thế nào? Bạn không biết ai, bạn bối rối không biết toilet ở đâu hay sử dụng máy fax như thế nào? Đừng để điều này xảy ra với đồng nghiệp mới, đặc biệt nếu họ làm chung nhóm với bạn. Khi thấy họ lạc lõng trong môi trường mới, hãy chủ động bắt chuyện, giới thiệu họ với những đồng nghiệp khác, giúp đỡ khi cần thiết để họ hòa nhập nhanh hơn với nhóm và công ty. Lòng tốt của bạn chắc chắn sẽ được ghi nhận với sự cảm kích!

6.    Lắng nghe

Trong cuộc họp, bạn nghĩ rằng giải pháp của mình là tối ưu cho những khó khăn hiện tại, nhưng cũng không mất gì nếu bạn lắng nghe ý kiến của những đồng nghiệp khác trước. Hãy thể hiện sự tôn trọng của bạn dành cho họ và những đóng góp của họ. Khi lắng nghe ý kiến từ nhiều phía khác nhau, có thể bạn sẽ đưa ra được giải pháp sáng tạo hơn cả những gì trước đó.

7.    Ghi nhận sự giúp đỡ của đồng nghiệp
Trong những tình huống bạn hoàn thành xuất sắc công việc của mình với phần nào sự hỗ trợ của đồng nghiệp, hãy bày tỏ sự biết ơn chân thành đối với họ; cũng như cho sếp bạn biết vai trò của họ trong dự án này. Họ sẽ cảm thấy tự hào vì giúp được bạn. Mối quan hệ giữa bạn và đồng nghiệp sẽ tốt đẹp hơn và hai bên sẵn lòng giúp đỡ nhau khi cần thiết.

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn trong việc xây dựng những mối quan hệ nơi công sở: hãy đối xử với mọi người theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn. Rồi ai cũng muốn làm việc, hợp tác và hỗ trợ bạn. Con đường đến thành công sẽ rộng mở!


Xây dựng tình bạn nơi công sở


Tình bạn công sở luôn có 2 mặt. Một mặt, nó giúp bạn có được những khoảng thời gian thú vị ngay tại môi trường công sở, bên cạnh những bạn bè tốt có thể giúp bạn hoàn thành tốt công việc, thư giãn, giảm stress và nâng cao hiệu quả công việc một cách tối đa.


Văn hóa công ty


Mỗi công ty có nét văn hóa khác nhau với những quy tắc xử sự áp dụng riêng. Một doanh nghiệp có quy mô lên tới hàng trăm nhân viên không thể cùng áp dụng văn hóa doanh nghiệp như với những công ty nhỏ lẻ, dưới 10 người. Đa phần các công ty đều có những đặc trưng văn hóa riêng và bạn nên đánh giá được nét riêng ấy để quyết định mức độ gần gũi, thân cận với đồng nghiệp cũng như những giới hạn nên có.


Chú ý đến phân cấp


Một trong những nguyên tắc để hình thành nên tình bạn công sở là sự bình đẳng, ngang hàng trong quan hệ công việc. Với những người này, bạn không cần phải quá cẩn trọng khi thiết lập mối quan hệ thân thiết. Tuy nhiên, nếu người bạn tiềm năng đó có khả năng trở thành quản lý hoặc cấp dưới của bạn trong tương lai gần, điều này có thể dẫn đến những thiên vị, ưu đãi hoặc cố gắng để lấy lòng sếp mới. Tình bạn thân thiết lúc này sẽ ít nhiều làm suy giảm nghiêm trọng tính chuyên nghiệp, sự tôn trọng và phân định rõ thẩm quyền giữa các bạn. Bởi vậy, bạn nên cân nhắc đến phân cấp thẩm quyền cả hiện tại và tương lai trước khi tính đến mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp nào đó.


Cá tính


Để xây dựng mối quan hệ thân thiết với đồng nghiệp, bạn nên chú ý đến cá tính, tính cách của cá nhân ấy, xem liệu họ có thực sự thích kết bạn hay không. Với những người thích chia sẻ, có đời sống hướng ngoại, thích chia sẻ mọi chuyện trong cuộc sống với mọi người xung quanh, bạn sẽ không gặp khó khăn gì trong việc kết thân. Tuy nhiên, với người nhút nhát, ít nói chuyện hoặc sắp nghỉ hưu và có xu hướng sống hướng nội, họ lại không đánh giá cao tình thân giữa đồng nghiệp. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý đến cá tính, sở thích của mọi người, tôn trọng ngôn ngữ cơ thể và những hành vi trong đời sống thường nhật để đưa ra đánh giá riêng. Có người thích những cái ôm thân thiết lúc gặp gỡ, khi chúc mừng gia đình có chuyện vui hay được thăng chức. Nhưng lại có người hài lòng chỉ với cái bắt tay và nụ cười thân thiện mà thôi. Chú ý những điều này, bạn sẽ biết mình nên kết thân với ai và làm cách nào để tạo lập mối quan hệ tốt đẹp ấy.


Lựa chọn sự kiện


Đương nhiên, việc lựa chọn để mời đồng nghiệp tham gia các hoạt động hướng ngoại, tạo lập mối quan hệ còn phụ thuộc vào loại sự kiện mà bạn có kế hoạch tổ chức hoặc tham gia. Với hoạt động này, các chuyên gia tư vấn khuyên rằng, bạn nên chọn những sự kiện mang tính cộng đồng, công cộng hơn là những việc cá nhân, riêng tư. Bởi với những sự kiện mang tính cộng đồng, bạn dễ tạo lập quan hệ thân thiết với người mà bạn đã "nhắm trước", cùng hòa vào không khí chung để từ đó xây dựng tình bạn.


Mâu thuẫn lợi ích


Một trong những rủi ro cần tính đến khi quyết định thiết lập tình bạn thân thiết nơi công sở là liệu mối quan hệ đó có ảnh hưởng tới hiệu quả công việc và danh tiếng của bạn tại công ty hay không. Đồng nghiệp đó có thể theo tôn giáo khác hoặc có sở thích kỳ quặc đến mức ảnh hưởng đến nhận thức của bạn về họ. Nhận thức khác biệt của họ khiến bạn dễ gặp khó khăn trong quá trình làm việc với họ. Có lúc, bạn lại khoan dung hơn với một đồng nghiệp làm việc kém hiệu quả. Một nhân tố khác là sự tin tưởng của bạn đối với đồng nghiệp mà bạn muốn kết thân. Họ sẽ không chia sẻ với người khác câu chuyện của cá nhân bạn hay những tin đồn xung quanh cuộc sống của bạn...


Xây dựng mối quan hệ thân thiết nơi công sở

www.lamsao.com

Bạn dành thời gian ở công sở với những đồng nghiệp còn nhiều hơn cả với những bạn bè khác. Vì thế xây dựng mối quan hệ tốt với đồng nghiệp là một điều rất quan trọng và đây không phải là một việc quá khó khăn.

  • Thành lập một câu lạc bộ/nhóm thể thao

    Đây là một cách hiệu quả để bạn có cơ hội gần gũi hơn với đồng nghiệp nơi công sở, hiểu nhau rõ hơn thông qua các hoạt động tập thể như câu lạc bộ bóng đá, đọc sách, nấu ăn hay một môn thể thao nào đó phù hợp với số đông. Hãy tham khảo ý kiến mọi người và tiến hành thành lập một câu lạc bộ nào đó.

    Xây dựng mối quan hệ thân thiết nơi công sở

  • 2

    Tổ chức những buổi gặp gỡ sau giờ làm

    Cùng những người đồng nghiệp tụ tập sau giờ làm để giải tỏa căng thẳng công việc là điều không quá khó khăn. Lí tưởng là bạn có thể tìm một chỗ gần văn phòng và tất cả mọi người cùng có thể đi bộ tới đó. Những dịp như vậy bạn và đồng nghiệp của mình sẽ có thêm cơ hội hiểu rõ nhau và thân thiện với nhau hơn.

  • 3

    Nói chuyện về những đề tài khác hơn là công việc

    Nói chuyện về công việc tại công sở là hoàn toàn hợp lí nhưng việc đó sẽ khiến bạn không có cơ hội phát triển mối quan hệ thân thiết và hiểu hơn về những người đồng nghiệp xung quanh mình. Bạn hãy cởi mở hơn về bản thân mình với đồng nghiệp và chia sẻ nhiều hơn về cuộc sống của mình và hỏi mọi người về cuộc sống riêng của họ là cách để xây dựng sự kết nối giữa bạn và họ.


    Công thức thành công: Xây dựng mạng lưới mối quan hệ rộng

    Theo dore Roosevelt – tổng thống đời thứ 26 của Hoa Kỳ đã từng nói: “một yếu tố vô cùng đơn giản nhưng quan trọng nhất trong công thức thành công là xây dựng quan hệ tốt với mọi người”. Người nào thiết lập được nhiều mối quan hệ xã hội, vốn sống của người đó sẽ trở nên phong phú, và họ sẽ có nhiều cơ hội hơn.




    Mạng lưới quan hệ – nguồn tài lực vô hình

    Trong cuộc sống, sự phát triển và thành công của mỗi người không chỉ nhờ vào nỗ lực đơn phương mà còn nhờ vào kỹ năng xây dựng và khai thác mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh (Networking).

    Networking thực ra rất đơn giản, rất có thể bạn đang networking mà không hề nhận ra. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, cà phê một lúc để hỏi han về việc học ở trường, hay việc bố của đứa bạn thân nói vài lời với ông sếp ở công ty về bạn, tới việc gặp gỡ các anh chị học khoá trên đã đi làm để tìm hiểu về một nghề nghiệp nào đó

    Theo tạp chí Wall Street Journal (2004), 94% những người tìm việc thành công đều cho rằng networking chính là yếu tố giúp họ có được công việc mong muốn.


    Trên con đường tìm kiếm thành công trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải không ngừng củng cố những mối quan hệ sẵn có và mở rộng nhiều mối quan hệ mới mẻ. Muốn làm tốt được việc đó, cần rèn luyện lâu dài để thiết lập được một mạng lưới (network) những mối quan hệ. Tại các trường đại học, networking luôn được đánh giá cao và là một nội dung sinh viên bắt buộc và cần thiết phải được học. Nó không chỉ cần thiết trong cuộc sống hàng ngày, mà còn là một trong những cách tốt nhất giúp thăng tiến trong nghề nghiệp.

    Có thể bạn mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn ngại kết thân với những người giỏi giang đầy kinh nghiệm ở chỗ làm mới. Tất nhiên, việc kết thân với những người có cùng mối quan tâm, đặc điểm, hoàn cảnh sống,… sẽ dễ dàng hơn, nhưng đừng tự giới hạn những cơ hội mở rộng quan hệ xung quanh bạn. Hãy mở rộng các mối quan hệ của bạn với mọi người ở mọi tầng lớp, nhiều lĩnh vực nghề nghiệp, sở thích khác nhau. Họ có thể giúp bạn mở rộng tầm nhìn và đưa đến cho bạn những cơ hội nghề nghiệp, hay cho bạn thêm sự hiểu biết.

    Làm cách nào để xây dựng mạng lưới mối quan hệ?

    Networking thực ra rất đơn giản, rất có thể bạn đang networking mà không hề nhận ra. Networking xuất hiện dưới nhiều hình thức, từ việc gặp gỡ người bạn cũ, hỏi han về việc học ở trường, tham gia vào một buổi tiệc, tới việc gặp gỡ các anh chị học khoá trên đã đi làm để tìm hiểu về một nghề nghiệp nào đó… Đây đều là những cơ hội vàng để củng cố những mối quan hệ sãn có hay gặp gỡ người mới tìm hiểu và tạo dựng thêm các mối quan hệ.

    Hãy:

    + Chủ động làm quen, tự giới thiệu mình trong các buổi gặp mặt, các buổi tiệc…

    + Tận dụng cơ hội nói chuyện khi bạn được giới thiệu với ai đó.

    + Tận dụng các công cụ giao lưu kết bạn như mạng xã hội( Facebook; 360plus, Yume…), email hay yahoo messenger.

     Tận dụng các công cụ mạng xã hội sẽ giúp bạn mở rộng mối quan hệ

    Không phải ai cũng có khả năng làm quen, kết thân dễ dàng với những người lạ. Một vài lưu ý để có thể dễ dàng kết giao hơn:

    + Vượt qua sự ngại ngần: Bạn có thể chủ động vượt qua tình trạng ngại ngần khi tiếp xúc với người lạ bằng những cách đơn giản như khen ngợi họ, hoặc nói những chuyện về thời tiết: “Cà vạt của anh đẹp quá!” hay “Trời hôm nay thật là nóng!”…

    + Tìm hiểu những thông tin về người mà mình định giao tiếp.

    + Hỏi xin danh thiếp để bạn có thể nhớ tên của họ; để nhớ rằng bạn đã nói chuyện với họ và biết làm thế nào để có thể tiếp cận được họ; bạn có thể viết lên đằng sau tấm danh thiếp những gì bạn muốn ghi nhớ và nó sẽ có ích cho bạn sau này.

    + Suy nghĩ về những thông tin mới mẻ mà bạn muốn chia sẻ.

    + Tạo hứng thú cho mình và cho người đó.

    + Chú ý đến câu chuyện với người đối diện và cho họ thấy bạn chăm chú lắng nghe. Hãy biết đặt câu hỏi đúng lúc.

    + Khi nhìn thấy ai đó mà bạn đã gặp nhưng không thể nhớ nổi tên, hãy ra chào và đơn giản là nhờ họ giúp bạn nhớ lại tên của họ. Hãy nhớ nói cho họ biết tên bạn.

    Để xây dựng và duy trì được những mối quan hệ tốt đẹp, bạn cần kiên trì và tiến hành củng cố tình cảm thường xuyên. Networking là một quá trình cho và nhận, hãy thường xuyên hỏi thăm bằng lời nói và hành động với những mối quan hệ bạn đã có và muốn củng cố.

    Bất luận trong cuộc sống hay sự nghiệp, các mối quan hệ luôn luôn chiếm một vai trò quan trọng, thậm chí là có ý nghĩa quyết định trong một số trường hợp cụ thể. Chính vì thế, mỗi người cần hết sức nỗ lực để gây dựng và vun đắp các mối quan hệ.

    Bạn còn ngần ngai gì mà không tiến hành củng cố và phát triển mạng lưới mối quan hệ cho bản thân? Hãy duy trì và sử dụng nó một cách hợp lý trên con đường tìm kiếm thành công của mình.


Kỹ năng xây dựng quan hệ mới


Sự thành công trong công việc đòi hỏi bạn phải có nhiều mối quan hệ. Quan hệ mang lại cho bạn những cơ hội đặc biệt để mở mang kiến thức và lĩnh vực kinh doanh. Do đó, bạn nên chuẩn bị thật tốt các kỹ năng giao tiếp để tạo dựng một mạng lưới những quan hệ tốt đẹp trong công việc.

Sẽ không ít lần bạn tham gia các triển lãm thương mại, hội chợ việc làm hay các CLB nghề nghiệp. Mọi dịp gặp gỡ này đều có thể trở thành những cơ hội cho một công việc hay một quan hệ làm ăn mới. Điều quan trọng nhất là bạn để lại một ấn tượng tốt cho những người tiếp xúc. Bạn nên theo các bước hướng dẫn sau đây của Career Builder:

Khởi đầu nhẹ nhàng

Bạn nên bắt đầu cuộc trò chuyện một cách tự nhiên với những đề tài về thể thao, phim ảnh, con cái… Đó là những chủ đề mà hầu hết mọi người cùng có mối quan tâm và dễ dẫn dắt câu chuyện. Lý tưởng nhất là tìm được sở thích chung với người mới gặp. Nếu hai bạn cùng thích đi câu cá hay leo núi thì câu chuyện sẽ hào hứng hơn. Đừng bao giờ chạm vào những đề tài nhạy cảm như tôn giáo hay màu da của người trò chuyện cùng bạn.

Đừng ngại hỏi

Trung thực luôn là một phẩm chất tốt. Nếu bạn cảm thấy chưa nhập cuộc với chủ đề của một sự kiện chung, đừng ngại giãi bày với những người khác. “Đây là khái niệm lần đầu tôi nghe thấy, anh có thể giải thích giúp tôi được không”, đừng ngại đặt ra những câu hỏi như vậy. Cách tiếp cận này thường xuyên tạo được sự thông cảm và nâng cao vai trò của người đối diện. Chính bạn đã tạo cơ hội để họ thể hiện những hiểu biết của bản thân.

Biết cách lắng nghe

Người giao tiếp tốt không phải là người nói thay phần người khác mà là người thật sự biết lắng nghe. Một trong những lỗi mà mọi người hay gặp phải khi giao tiếp là nói quá nhiều. Thực ra, bạn nên khơi gợi để người khác nói về họ và chăm chú đến điều mà họ đang nói. Khi người khác nói, họ sẽ cảm thấy thoải mái, còn bạn thì rút ra được nhiều điều cho bản thân từ câu chuyện của người khác.

Để nhận được những câu trả lời tốt, bạn nên hỏi những câu hỏi mở như: “Ý kiến cá nhân của anh về việc này ra sao?”, hay: “Vấn đề này có vẻ rất hay. Anh hãy nói rõ thêm đi”. Khi người khác nói, bạn nên có những cử chỉ để bộc lộ sự quan tâm đến câu chuyện và theo dõi đến tận cuối câu chuyện. Đừng tuỳ tiện ngắt lời để chuyển sang chủ đề khác. Sự chân thành của bạn sẽ được đền đáp bằng sự quý mến và tôn trọng của người tiếp xúc.

Đừng vội vã xét đoán

Nếu bạn nhanh chóng kết luận về một người, công việc hay công ty của họ, bạn có thể đánh mất cơ hội của chính mình. Hãy tôn trọng quan điểm hay bình luận của những người khác dù có thể rất khác với bạn. Mỗi người đều có thể là một cuốn sách hay, đừng bao giờ quên điều đó.

Kết thúc một cách lịch thiệp

Kết thúc một câu chuyện cũng quan trọng và cần sự tế nhị như khi bắt đầu. Bạn nên lựa chọn thời điểm thích hợp và dùng lời lẽ nhã nhặn. Bạn có thể nói: “Đồ ăn có vẻ rất ngon, đã đến lúc chúng ta ngồi vào bàn ăn rồi”. Người đối diện sẽ không cảm thấy hụt hẫng và không thể không hài lòng trước sự lịch sự của bạn.

Tiếp tục theo đuổi mối quan hệ

Sau khi đã tạo được một sự mở đầu thuận lợi, đừng quên trao đổi danh thiếp và bỏ phí mối quan hệ. Tại sao bạn không gọi điện mời ai đó đi ăn sáng hay trao đổi thư từ nếu bạn biết rõ bạn có thể bắt đầu một mối quan hệ công việc mà đôi bên cùng có lợi?

Không ngừng học hỏi

Hãy chú ý tới thế giới xung quanh bạn bằng cách đọc và học nhiều hơn nữa. Đừng lạc hậu với những khái niệm và công nghệ của thời đại. Bề rộng kiến thức sẽ cho phép bạn nói chuyện thông minh với đa dạng các đề tài - một yêu cầu quan trọng đảm bảo kỹ năng giao tiếp của bạn.




Xây dựng mối quan hệ với cấp trên
Nghệ thuật ứng xử với cấp trên
Cách thuyết phục khách hàng để việc kinh doanh
Tiếp cận khách hàng mới như thế nào
Bí quyết buôn bán thành công
Ý tưởng kinh doanh với số vốn nhỏ
Kỹ năng tiếp cận khách hàng tiềm năng


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý