Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội

seminoon seminoon @seminoon

Phong tục cưới hỏi của người Hà Nội

19/04/2015 01:49 AM
2,861

Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng khác có quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng trải qua một thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:

 
 

üChạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, " chỗ người lớn " thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.

üSau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu được cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả thì ngoài cốm - hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá... Dù lễ vật nhiều, ít nhưng không thể thiếu bánh "su sê", ngày xưa gọi là bánh "phu thê", một số địa phương gọi chệch ra là bánh "su sê" là biểu tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn. Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ: lễ đàng nội, lễ đàng ngoại và lễ tại gia. Lễ tại gia thường được chia ra đưa kèm theo người được mời cưới.

üThời gian sau khi ăn hỏi đến lễ cưới thông thường là dưới 10 ngày. Lễ rước dâu ngày xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có địa vị trong làng xã, khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, đầu làng hoặc đầu phố (lễ chăng dây đến đầu thế kỷ 20 vẫn còn), muốn đi qua phải đưa một ít tiền. Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước ngày cưới 1 ngày (bây giờ thường tổ chức ngày trong ngày cưới).

Sau khi Hà Nội đô thị hóa, dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, là khu vực 36 phố phường thì phong tục cưới xin cũng vì thế thay đổi do tiếp thu trình độ văn hóa phương Tây. Ðám cưới bắt đầu xuất hiện thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại. Nếu là đám cưới của những gia đình khá giả, phải có quả phù tang (dùng để đựng đồ lễ, dài từ 80cm đến 1m) do hai người khiêng, đựng trầu cau, lợn sơn son (tục này vẫn được giữ trước năm 1945). Sâm banh được mỡ ra báo hiệu một lễ cưới bắt đầu, rượu sâm banh với bánh sâm ba là hai thứ không thể thiếu trong lễ cưới của những người phong lưu. Nhưng dù là người giàu hay nghèo trong đám cưới cũng chỉ dùng tiệc ngọt (không dùng mặn).

 
 

Những phong tục cưới hỏi đậm nét ở Hà Nội

Ai cũng biết rằng việc kết hôn, cưới hỏi có thể được coi là một trong những việc làm có ý nghĩa nhất và trọng đại nhất trong cuộc đời của một con người. Vậy nên chúng ta phai làm gì và như thế nào để có được các mô hình cưới hỏi theo nếp sống văn hóa trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm. Phê phán cả hủ tục lạc hậu với thuần phong mỹ tục.

Để viết về đề tài này, chắc hẳn trong mỗi chúng ta sẽ theo đuổi một dòng suy nghĩ riêng và sẽ có rất nhiều thông điệp mà người viết muốn đem đến cho bạn đọc. Riêng tôi, với góc nhìn từ những quan sát và nghiên cứu đời thừơng, trong khuân khổ bài viết này, tôi muốn đề cập phản ánh những nét đẹp văn hóa cũng như những vấn đề bất cập trong cách tổ chức cưới hỏi của người Việt Nam thời hiện đại. Có điều gì mới? Điều gì đáng ghi nhận, khen ngợi? Điều gì đáng phê phán, chê trách?

Quả cau nho nhỏ, miếng trầu hôi

Này của Xuân Hương mới quệt rồi.

Có phải duyên nhau thì thắm lại,

Đừng xanh như lá, bạc như vôi.

          Đó là những câu thơ tự tình quen thuộc trong bài thơ “Mời trầu” của nữ thi sĩ – bà chúa thơ nôm – Hồ Xuân Hương. Trong câu chuyện cổ tích “Tấm cám” rất nổi tiếng của Việt Nam, hình ảnh hoàng hậu Tấm được khép lại với một kết thúc có hậu là khi cô tấm được sum vầy hạnh phúc với nhà Vua, . Nhờ vào miếng trầu têm cánh phượng mà nhà vua đã nhận ra cô tấm – người vợ yêu quý của mình. Và ở câu chuyện cổ tích “Trầu cau”, một lần nữa tình yêu, sự thủy chung củ đôi vợ chồng nọ được khẳng định và hơn thế nữa, câu chuyện ca ngợi sức mạnh của tình cảm giữa hai người anh em song sinh.

          Ở bài thơ “Mời trầu” cũng như trong chuyện cổ tích “Tấm cám” và “Trầu cau”, hình ảnh “miếng trầu hôi”, “miếng trầu têm cánh phượng” là những hình ảnh ẩn dụ đầy mời gọi. Miếng trầu là biểu tượng của sự se duyên trong chuyện tình yêu của trai, gái, là hình ảnh tượng trưng cho sự sum vầy hạnh phúc và quan trọng hơn cả, miếng trầu luôn có vai trò quan trọng trong việc cưới hỏi. Những điều này chứng tỏ trong tâm thức của bao thế hệ người Việt Nam trước đây, việc cưới xin, ăn hỏi đã gắn liền với biết bao nét đẹp truyền thống của tinh hoa văn hóa dân tộc!

          Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin được nói đến những phong tục tập quán phổ biến của người Việt Nam và biểu hiện rõ rệt nhất ở Hà Nội.

          Như chúng ta đã biết, một lễ cưới hỏi thường gồm ba nội dung chính: dạm ngõ, ăn hỏi và lễ cưới (lẽ thành hôn).

          Dạm ngõ được coi là hình thức đầu tiên của một lễ cưới, thường được tổ chức đơn giản. Theo quan niệm ngày nay, dạm ngõ là việc gặp mặt giữa hai bên nhà trai và nhà gái để chuẩn bị đồ lễ cho ngày ăn hỏi và hai họ thống nhất với nhau về địa điểm, thời gian tổ chức lễ cưới. Hai bên gia đình nhà trai - gái sẽ cử người đại diện thân tín nhất để quyết định việc cưới và đảm đương trách nhiệm “ngoại giao”. Dạm ngõ là một việc làm quan trọng, bước khỏi đầu có “Vạn sự như ý” thi mọi việc tiếp theo mới tốt đẹp. Trong ngày dạm ngõ, sự thay đổi ý kiến của nhà trai hay nhà gái vẫn là chưa muộn. Chính vì vậy trong dân gian thường có câu “Cơi trầu dạm ngõ là trầu bỏ đi”.

          Thế nhưng, ăn hỏi mới là phần việc quan trọng nhất của đám cưới và nó cũng là lễ nghi phức tạp, rườm rà đồng thời cũng mang đậm nét văn hóa dân tộc nhất. Trong ngày ăn hỏi, chú rể thường vận com lê và đeo ca la vát. Còn cô dâu hường khoác trên mình bộ áo dài đỏ mang đậm nét truyền thống. Khi đã chọn ngày lành tháng tốt và giờ đẹp, nhà trai theo kế hoạch sẽ đến nhà gái với hình thức “hỏi cưới” và mang theo đồ sính lễ được đựng trong các tráp. Đồ sính lễ bao gồm có trầu cau, bánh kẹo, hạt sen, chè, bánh cốm và lợn sữa quay… Nhà gái “khi đồng ý”  với những đồ đã “thách cưới” thì dâng một phần lễ lên bàn thờ tổ tiên, phần còn lại đem chia cho họ hàng nội ngoại và bạn bè, đồng thời cũng là báo việc tổ chức lễ cưới. Trong ngày ăn hóa, với sự có mặc đông đủ của đôi bên gia đình, cô dâu thường được mẹ đẻ hoặc người thân trong gia đình trao nhẫn hoặc đồ trang sức như vòng, lắc… Kết thúc lễ ăn hỏi có thể là bữa cơm thân mật được tổ chức giữa hai họ. Trong lễ ăn hỏi của người Việt Nam hiện đại, ta dễ thấy truyền thống văn hóa dân tộc được biểu hiện rõ nét với những lễ nghi như giao bái tổ tiên, lại mặt họ hàng đã đi sâu vào tâm thức bao thế hệ, từ đời này qua đời khác, nồng thắm biết bao ân tình.

          Lễ thành hôn (Lễ cưới) là phần kết thúc việc cưới xin. Giờ đây lễ cưới của người Việt Nam đã có phần được “Tây hóa” đi rất nhiều song không phải là trái thuần phong mỹ tục. Trong ngày cưới, chú rể mặc com lê, ca la vát, cô dâu thì lộng lẫy trong bộ váy trắng. Điều đáng chú ý là vào lễ cưới, mỗi gia đình đôi bên trai gái thường tổ chức cưới mời cơm họ hàng, bè bạn, hàng xóm láng giềng. Tại nhà hoặc khách sạn, sau đó là phần nghi thức đón dâu (rước dâu) của chú rể bằng một chiếc xe ô tô lịch sự, được trang trí bởi nhiều loại hoa sặc sỡ sắc màu và sau đó là một tuần trăng mật thật hạnh phúc của đôi tân lang.

          Tuy nhiên đứng trước thời đại trong điều kiện đầy đủ, no ấm, cùng với sự  vận động phát triển của thị trường kinh tế, một đám cưới được tổ chức giờ đây không đơn thuần chỉ là “một đám cưới” như các cụ ngày xưa từng quan niệm. Trong cuộc sống hối hả với một nhịp độ phát triển chóng mặt… và đặc biệt là một số gia đình giàu có khá giả về kinh tế và một số quan chức thì việc tổ chức cưới còn để trục lợi. Nếu chúng ta chịu quan sát sẽ thấy những đám cưới mà nhà trai và gái tổ chức chung một địa điểm, thì hình ảnh hai chiếc hòm đựng phong bì là dễ nhận thấy. Một số nơi, người ta còn ghi trực tiếp “Nhà trai, nhà gái” lên hai chiếc hộp. Tôi thực sự phê phán điều đó, nhưng điều đặc biệt tôi muốn nhấn mạnh là các gia đình cán bộ có chức có quyền thường lợi dụng cái dịp hiếm hoi này để tạo ra áp lực phong bì cho gia đình những nhân viên cấp dưới của mình. Đối với tâm lý người Việt Nam, người ta thường có câu nói “có đi có lại mới toại lòng nhau” và từ câu chuyện về những chiếc phong bì , tiêu cực mâu thuẫn cũng bắt đầu nảy sinh. Chuyện các gia đình đại gia tổ chưc tiệc cưới dùm beng, linh đình đã không còn xa lạ nhưng sau đó nó còn kéo theo nhiều vấn đề khác tiêu cực.

          Hiện nay một số đám cưới ở các vùng quê cũng có chiều hướng đó, nhiều gia đình gia đình tổ chức tiệc cưới cho con cái rất to hàng trăm mâm cỗ rất tốn kém và hậu qủa thì khố lường. Đặc biệt một số việc tổ chức cưới ở quê, việc bày cỗ hàng trăm mâm là chuyện thường; bà con hàng xóm, bạn bè đến chung vui nhưng ăn uống đến 3 ngày 3 đêm không hết. Điều đáng nói là ở quê, bà con lối xóm đi ăn thì nhiệt tình có người còn gói mang về nhưng ở vùng thôn quê, kinh tế còn khó khăn nên phong bì họ chỉ mừng 20-30 ngàn nhiều nhất là 50 ngàn.

          Việc cưới hỏi của mỗi con người luôn có một ý nghĩa trọng đại trong cuộc đời nhưng cũng không phải vì thế mà biến việc cưới thành một sự kiện ầm ĩ, tổ chức lãng phí không phù hợp điều kiện kinh tế, hoàn cảnh từng gia đình. Đó là những điều nên tránh. Mặt khác, chúng ta cần tổ chức cưới tổ chức trang trọng, lành mạnh tiết kiệm, phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh gia đình và thuần phong mỹ tục địa phương./.

Phong tục Hà Nội-Cưới hỏi
 

1/Quan niệm

Hôn nhân vốn được coi là một sự việc trọng đại của đời người. Chịu ảnh hưởng của lễ giáo phong kiến xưa, việc trai lấy vợ (thú), gái lấy chồng (giá) là do cha mẹ quyết định bởi lẽ mục đích chính của hôn nhân là để sinh con đẻ cái, đặc biệt là sinh con trai để “nối dõi tông đường”. Nói chung, với quan niệm như thế, vấn đề việc “trai gái tìm hiểu nhau”, tình yêu của đôi lứa không được đặt ra. Nhưng, một số vấn đề thực ra chỉ là rất phụ, là thứ yếu, thì lại được đặc biệt coi trọng, như vấn đề “môn đăng hộ đối”, vấn đề “hợp tuổi”… Chính vì vậy, nhiều cuộc hôn nhân thời trước đã là nguyên nhân tạo ra nhiều tấn bị kịch, gia đình, hay chí ít cũng là sự “trục trặc không ăn khớp” về nhiều mặt mà câu ca dao sau đây đã nói lên một phần nào một cách chua chát:




… Bây giờ biết nói làm sao
Như đôi đũa lệch so sao cho bằng.


2/Các lễ thức

Sách Lĩnh Nam chích quái ở ở lời Tựa của Vũ Quỳnh còn ghi: (Đời Hồng Bàng) “Đồ sính lễ quí nhất nước Nam không gì bằng trầu cau”. Đến chuyện đầu tiên của bộ sách - là Truyện họ Hồng Bàng - thì có ghi cụ thể thêm: “Khi chưa có trầu cau, việc hôn thú giữa nam nữ lấy gói đất làm đầu, sau đó mới giết trâu dê làm đồ lễ, lấy cơm nếp để nhập phòng cùng ăn, sau đó mới thành thân”.

Sau khi có giao lưu với Trung Quốc, các gia đình giàu có đã thực hiện lục lễ (sáu lễ) do Chu Công quy định: Nạp thái (nhà trai đưa lễ vật) - Vấn danh (nhà trai đưa lễ vật kèm một tờ thư xin biết cụ thể tên tuổi ngày sinh của cô dâu tương lai) - Nạp cốt (nhà trai báo là đã bói được quẻ tốt lành) - Thỉnh kỳ (nhà trai đề xuất ngày cưới) - Nạp tệ (nhà trai đưa lễ vật xin cưới) - Thân nghinh (đón dâu).

Cách rách, rườm rà nên dân gian đơn giản hoá đi. Đến nay thông thường trong việc cưới xin ở Hà Nội chỉ có ba lễ: 1) Chạm ngõ; 2) Ăn hỏi; 3) Lễ cưới.

a/Lễ chạm ngõ (chạm mặt): nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái, thường có trầu cau, rượu, trà để ước hẹn với nhau sẽ cho đôi trai gái nên vợ nên chồng. Nhà gái đem lễ vật cúng gia tiên rồi chia biếu họ hàng.

Từ lễ chạm ngõ cho tới lễ ăn hỏi, thời gian dài ngắn bao nhiêu không có hạn định rõ ràng. Thậm chí có khi làm lễ chạm ngõ rồi mà vì lí do nào đó không thể tiếp tục các bước tiếp theo nữa thì hôn ước coi như bị xoá bỏ. Vì thế mà ngày xưa đã có câu “cơi trầu chạm ngõ là trầu bỏ đi”.

b/Lễ ăn hỏi: nhà trai đưa lễ vật đến nhà gái để xin xác định ngày làm lễ thành hôn cho đôi trẻ. Lễ vật ngày trước chủ yếu chỉ có cau, rượu, trà. Với các gia đình khá giả thì thêm mứt sen, bánh cốm. Bây giờ thì nhiều nhà đưa thêm cả rượu ngoại, thuốc lá ngoại, kẹo bánh… Lễ vật đặt trong những quả sơn son, phủ lụa điều. Nhà gái tiếp nhận lễ vật để bày cúng gia tiên, có bớt lại một phần trao cho nhà trai (gọi là lại quả), còn bao nhiêu thì sẽ đem chia cho bạn bè, thân tộc, gọi là “chia giầu” (trầu) một hình thức báo hỉ. Phần đem chia này ngày trước gồm một nhánh cau, trầu dăm lá, một bình hoặc một gói trà, một chiếc bánh cốm, một chiếc bánh xu - xê.

Nay thì rút xuống 1 quả cau, 1 lá trầu, 1 nhúm chè, bánh cốm hoặc xu-xê (khuôn khổ có thu nhỏ), coi như biểu tượng vậy thôi. Kèm theo các phần chia này nay có thêm thiếp mời dự lễ cưới hoặc thiếp báo hỉ (báo tin vui của gia đình có con gái lấy chồng). Thế là các nhà được mời liền chuẩn bị các quà để mừng. Lễ cưới: đối với nhà trai, đây là lễ đón dâu. Với nhà gái đây là lễ đưa dâu.

c/Lễ cưới: Trước giờ đón dâu, một lễ thức có từ xa xưa nay vẫn được thực hiện một cách tượng trưng: nhà trai mà đại diện là một phụ nữ đứng tuổi cùng vài ba bà khác đem cơi trầu, trong đó có đặt một tờ giấy bạc mới, đến xin dâu. Sau đó, chú rể cùng các bậc huynh trưởng và bạn phù rể đúng giờ đã chọn, đến nhà gái đón dâu.

Cô dâu (cùng chú rể) làm lễ trước bàn thờ gia tiên, vái chào bố mẹ, tạm biệt Anh chị em trong nhà rồi về nhà chồng. Cùng đi với cô dâu còn có bạn phù dâu. Ngay ở Hà Nội, cho tới đầu thế kỷ XX, tất cả đám đưa dâu đều đi bộ. Nếu đường đi quá xa thì cô dâu được ngồi võng.

Chỉ từ những năm 1900 trở đi, các nhà khá giả đón dâu bằng xe tay (người kéo), giàu hơn thì là xe song mã (hai ngựa kéo) và có đám đón dâu bằng ô-tô, có kết hoa trắng muốt, với những tua lụa nhiều màu, dù hai nhà cách nhau có một dãy phố (trường hợp ở quá gần thì xe chạy vòng vèo diễu qua nhiều phố rồi quay lại).

Dịp đó, cả nhà trai, nhà gái đều làm cỗ cúng gia tiên và mời bà con họ hàng, bạn bè thân hữu đến chia vui với gia đình. Nhà nào mời khách riêng của nhà ấy.

Những năm sau 1954, có phong tục “cưới đời sống mới”. Ngoài cỗ mặn vài mâm ở gia đình, có tiệc trà tiệc ngọt tổ chức ở một hội trường sau có phòng cưới cho thuê. Cô dâu chú rể từ nhà gái đến thẳng nơi đây. Khách dự là bà con hai họ và đại diện các cơ quan đoàn thể nơi cô dâu chú rể làm việc hay cư trú. Đồ mừng đa số là vật dụng cho một gia đình mới: nồi, soong, phích, mâm, chậu, bát đĩa, bộ đồ trà… Ăn kẹo, hút thuốc, uống trà, nghe “văn nghệ”… Khi kết thúc, cô dâu theo chú rể về nhà chồng, làm lễ gia tiên và thế là hoàn tất.

Nay thì do xã hội giàu lên, “cưới đời sống mới” bị loại bỏ. Ăn mặn tràn lan, cỗ đám cưới tới trên 150 mâm (6 người).

Người đi ăn cưới không mừng nồi, soong… nữa mà là “phong bì” trong có tiền. Tiền nhiều hay ít là tuỳ quan hệ. Có người công chức vào mùa cưới, trong một tháng hết trọn khoản tiền lương mới lĩnh vào các vụ mừng cưới như vậy.

Hiện nay thành phố đang có cuộc vận động “cưới trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm” để thanh lịch hoá trở lại việc cưới.

Lễ tơ hồng:

Trong những đám cưới cổ ở Hà Nội cũ trước khi cô dâu chú rể làm lễ gia tiên còn có tục tế tơ hồng. Bàn thờ tế tơ hồng thường đặt ngoài trời và do chú rể cô dâu cùng đứng làm chủ tế. Văn tế tơ hồng được viết sẵn theo mẫu trên giấy hồng điều. Tế xong không đốt mà nhúng vào rượu. Tục tế tơ hồng vốn bắt nguồn từ một câu chuyện ngày xưa bên Trung Quốc: có người tên là Vi Cố, đêm trăng nọ gặp một cụ già một tay cầm cuốn sách, tay kia cầm những sợi chỉ đỏ. Vi Cố lấy làm lạ, hỏi chuyện. Cụ già nói: ta là ông già dưới trăng (Nguyệt hạ lão nhân, gọi tắt là Nguyệt lão), chuyên dùng chỉ đỏ buộc chân những người sẽ làm vợ chồng lại với nhau, theo từng cặp từng cặp đã ghi sẵn trong cuốn sách này. Tế tơ hồng là làm lễ tạ ơn Nguyệt lão để xe duyên cho nên vợ nên chồng.

Lễ động phòng:

Ngoài lễ tơ hồng, còn một nghi thức nữa cũng khá xa lạ với ngày nay, đó là lễ động phòng. Đêm tân hôn, trong phòng riêng, chú rể rót một chén rượu, mời cô dâu uống một nửa, mình uống một nửa, gọi là hợp cẩn, để tỏ tình thân, lại vái nhau để tỏ lòng tôn trọng, gọi là giao bái, rồi chú rể tự tay gỡ bỏ những đồ trang sức trên đầu cô dâu… Từ đó, đôi trai gái thực sự bước vào đời sống vợ chồng.

Ngày nay chẳng còn đám cưới nào còn hai lễ tơ hồng và động phòng nữa. Có lẽ do nhịp điệu của cuộc sống công nghiệp khẩn trương hơn xưa nhiều.

Lễ lại mặt:

Sau đám cưới ba ngày, sang ngày thứ tư, nhà trai sắm sửa cau, rượu, xôi, gà… cho đôi vợ chồng mới đưa sang nhà gái để làm lễ cúng gia tiên. Đó là lễ lại mặt.

Ngày nay, thường ngay hôm sau ngày cưới, đôi vợ chồng trẻ đã đưa nhau về bên nhà vợ, làm lễ cúng gia tiên rồi bày cỗ ăn mừng. Đó cũng là lễ lại mặt thường gọi là nhị hỉ.


Ở Hà Nội có không ít gia đình theo Ki-tô giáo. Trong phong tục cưới xin, ngoài việc chạm ngõ, ăn hỏi, đón dâu là theo phong tục truyền thống còn nghi lễ làm phép cưới thì khác bên lương. Phong tục lễ cưới của đồng bào Ki-tô giáo hoàn toàn theo sách Mục vụ do Hội đồng Giám mục ban bố, áp dụng trong cả nước. Vì vậy ở bất cứ địa phương nào phép cưới cũng tiến hành như nhau. Song không phải người Hà Nội ai cũng hiểu nghi thức lễ cưới bên Ki-tô giáo nên chúng tôi mô thuật trên đại thể như sau:
Lễ cưới của người theo Ki-tô giáo được tổ chức ở nhà thờ. Theo quan niệm của tôn giáo này, lễ cưới là để tình yêu của đôi lứa được Chúa công nhận trước đại diện Hội Thánh và Cộng đoàn (tức cộng đồng bà con giáo dân). Chính nghi thức này cùng những bí tích (thần lực huyền bí) khiến đôi lứa đảm nhận mức tốt nhất trách nhiệm của hôn nhân.
Ngày lễ cưới, nhà thờ được trang hoàng lộng lẫy. Đèn, nến rực sáng, hoa hồng trắng, hoa hồng phớt khắp nơi. Trước khi bắt đầu thánh lễ, chủ tế (vị linh mục) sẽ đón cô dâu chú rể tại bàn thờ Chúa. Cùng lúc đó là tiếng chuông, những lời ca, tiếng hát vang lên chúc mừng cho đôi lứa.

Bên ban thờ, ngoài vị chủ tế và cô dâu chú rể, còn có hai người làm chứng (rằng cô dâu và chú rể chưa hề có vợ có chồng). Bắt đầu làm thánh lễ, vị chủ tế đọc các đoạn trích trong Kinh thánh, hết thảy cộng đoàn xướng theo. Rồi theo nội dung bài phúc âm trích trong Tân ước, chủ tế sẽ giảng về đạo làm vợ, làm chồng, về tình yêu thương đối với con cái sau này…

Tiếp đến phần chính của hôn lễ, chủ tế sẽ hỏi và cô dâu chú rể đáp xoay quanh chủ điểm: cô dâu chú rể có tự nguyện kết hôn không, có sẵn sàng yêu thương nhau suốt đời không, có đón nhận con cái mà Chúa sẽ ban cho…

Sau đó chủ tế bảo cô dâu chú rể hãy cầm lấy tay nhau và nói lên sự ưng thuận trước Chúa cùng Hội Thánh và trao nhẫn cho nhau. Cuối cùng, họ và người làm chứng kí vào cuốn sổ vàng của nhà thờ. Từ đây khởi đầu một gia đình mới.



 
Những thay đổi của đám cưới ở Hà Nội

 
Đám cưới của các cô dâu chú rể Hà Nội đang có nhiều cách tân phong phú, học hỏi theo những nét văn hóa đẹp của phương Tây.




Lễ ăn hỏi hiện đại được trang trí tươi mới, trẻ trung. Ảnh: WedinStyle - The Stylish Wedding Planner of Vietnam.


Trước kia, Hà Nội vốn được coi là nơi ưa chuộng văn hóa truyền thống và các đám cưới Hà thành cũng luôn lưu giữ nét cổ điển với những nghi lễ khuôn mẫu sẵn có. Nhưng khoảng 3 - 5 năm gần đây, đám cưới Hà Nội đã trở nên hiện đại, các cô dâu chú rể cũng sẵn lòng học hỏi nhiều nét văn hóa phương Tây để kết hợp với đám cưới truyền thống, tạo nên sắc màu sáng tạo cho ngày cưới.


1. Chú trọng trang trí lễ ăn hỏi


Nếu trước kia, lễ ăn hỏi là ngày hoàn toàn dành cho phong tục truyền thống với tông màu trang trí phổ biến nhất là sắc đỏ thì hiện nay nhiều đôi uyên ương cũng muốn ngày ăn hỏi của mình khác đi, mới mẻ hơn. Họ sẵn sàng chọn những sắc màu tươi trẻ như xanh, vàng, cam... để không gian ngôi nhà trong ngày ăn hỏi trở nên rực rỡ, đáng yêu hơn.


2. Chọn sắc màu hiện đại cho phòng tiệc


Thay vì lựa chọn những phụ kiện trang trí sẵn có của nhà hàng, khách sạn, nhiều cô dâu chú rể lại muốn phòng tiệc có màu sắc riêng, thống nhất từ cổng hoa, khăn trải bàn tới từng chi tiết. Sắc màu được chọn còn phải phù hợp với tính cách của hai nhân vật chính và phù hợp với thời điểm tổ chức đám cưới là mùa nào trong năm.


Để tạo điểm nhấn với những sắc màu riêng, các đôi uyên ương thường chú trọng vào việc trang trí hoa bởi hoa chính là phụ kiện góp sức đáng kể nhất trong việc định hình màu sắc. Cô dâu chú rể có thể bỏ đi những cổng hoa cưới, hoa bàn tiệc sẵn có của nhà hàng và thay vào đó là mời một chuyên gia làm hoa tới lo liệu toàn bộ phần hoa trang trí trong đám cưới.




Khi chọn dịch vụ wedding planner, các đôi uyên ương sẽ có đám cưới được chăm chút tới từng chi tiết. Ảnh: Red Velvet Events.


3. Chọn dịch vụ wedding planner


Trước kia, các đôi uyên ương sẽ phải lo toàn bộ kế hoạch cưới, từ việc đặt đồ lễ ăn hỏi, đặt thiếp, nhà hàng, bánh cưới, hoa cưới... Nhưng ngày nay, một số đôi uyên ương không có đủ thời gian lo liệu mọi việc và kinh tế dư dả lại chọn cách nhờ tới wedding planner. Chuyên gia tổ chức tiệc cưới sẽ là người đại diện cho cô dâu chú rể, lo cho đám cưới tỉ mỉ tới từng chi tiết, tìm nhà hàng phù hợp, đặt làm những phụ kiện phù hợp với cá tính riêng và mang đậm dấu ấn của đôi uyên ương. Cũng vì thế mà các đám cưới hiện đại ở Hà Nội đang dần trở nên thống nhất trong cách trang trí, ấn tượng và đẹp hơn.


4. Tổ chức hai đám cưới


Ở Hà Nội, đa số các gia đình đều mong muốn đám cưới của con cái là dịp cha mẹ mời nhiều khách khứa, bạn bè cũ tới dự để gặp gỡ, chuyện trò. Nhưng các cô dâu chú rể hiện đại lại hy vọng ngày cưới là dịp họ được thoải sức vui vẻ bên bạn bè mà bỏ qua những nghi lễ truyền thống khô cứng, nhàm chán. Vì vậy, nhiều đôi uyên ương đã quyết định tổ chức cưới hai lần, một đám cưới dành cho gia đình và một đám cưới trẻ trung dành cho bạn bè. Hai bữa tiệc này có thể tổ chức cùng ngày nhưng khác buổi hoặc cùng địa điểm, hay với những cặp đôi cầu kỳ hơn, có thể bữa tiệc dành cho bạn bè tại một khu du lịch nghỉ dưỡng yêu thích nào đó.


5. Đám cưới ngoài trời


Thay vì chỉ tổ chức tiệc trong hội trường khách sạn, nhiều cô dâu chú rể đã chọn các địa điểm ngoài trời như khu vực gần bể bơi các khách sạn lớn, các nhà hàng có sân vườn thoáng rộng. Không gian ngoài trời sẽ mang đến sự thoải mái, cũng như phong cách "Tây" cho bữa tiệc. Ngoài ra, nếu đám cưới mời nhiều khách, với nhiều lứa tuổi từ trẻ tới các bậc cao tuổi, đôi uyên ương có thể kết hợp cả hai không gian ngoài trời và trong phòng.




Đám cưới ngoài trời được nhiều cô dâu chú rể ưa chuộng. Ảnh: WedinStyle - The Stylish Wedding Planner of Vietnam.


6. Tiệc cưới buffet


Những bữa tiệc buffet thay thế cho phong cách bàn tiệc bày theo mâm truyền thống đang trở nên thịnh hành và được các đôi uyên ương yêu thích. Tiệc buffet thích hợp nhất với những đám cưới vừa và nhỏ, có số lượng khách dưới 300 người. Ưu điểm của tiệc buffet là thực đơn phong phú, các vị khách có thể thoải mái lựa chọn món ăn, ngoài ra điểm thú vị nhất khi chọn tiệc buffet là cô dâu chú rể sẽ có nhiều cơ hội giao lưu, chuyện trò với các vị khách. Cũng bắt kịp xu hướng này, nhiều nhà hàng cũng sẵn sàng phục vụ tiệc buffet cho dịch vụ tiệc cưới của mình.


7. Chú trọng nhiều đến chương trình giải trí trong đám cưới


Ngoài các nghi thức cưới hỏi truyền thống, đám cưới Hà Nội hiện nay đã có thêm những chương trình giải trí thú vị nhằm thu hút sự chú ý của khách mời và làm tăng vẻ sôi động, hào hứng của đám cưới. Các trò chơi trẻ trung, những tiết mục biểu diễn ca nhạc vui nhộn dần được khách mời hưởng ứng và cảm thấy thích thú và thay đổi dần tâm lý đến tiệc cưới chỉ để "ăn cưới" như quan niệm cũ.


Đám cưới của các cô dâu chú rể Hà Nội đang có nhiều cách tân phong phú, học hỏi theo những nét văn hóa đẹp của phương Tây. Đây chính là cách kết hợp thú vị, tinh tế để tạo nên ngày cưới trọng đại đáng nhớ nhất.

 

Phong tục cưới xin của miền Bắc ngày nay

Hôn lễ có quy định chặt chẽ của dân tộc Việt từ trước tới nay không có gì thay đổi trên nền tảng cơ bản.

Nghi thức, nghi lễ cưới ở Hà Nội so với các vùng khác có quy định nghiêm ngặt hơn, nhưng trải qua một thời gian nghi thức đó cũng đã thay đổi theo tiến bộ của xã hội. Tuy nhiên, dù có thay đổi gì cũng phải giữ 3 lễ:

Chạm ngõ là lễ tiếp xúc đầu tiên, chính thức của hai gia đình nhà trai và nhà gái. Ngày nay, những gia đình ở Hà Nội vẫn giữ nguyên nếp xưa, lễ chạm ngõ vẫn được xem là thủ tục cần thiết, để giữa hai gia đình, "chỗ người lớn" thưa chuyện với nhau. Sau lễ chạm ngõ, người con gái được xem như có nơi có chốn, bước đầu để tiến tới chuyện hôn nhân.

Sau lễ chạm ngõ là đến lễ ăn hỏi. Dù là tầng lớp nào thì cũng không thể thiếu được cơi trầu. Một lễ ăn hỏi của người Hà Nội thì không thể thiếu cốm và hồng. Nếu gia đình khá giả thì ngoài cốm - hồng và trầu cau còn có thêm lợn sữa quay. Ðồ lễ ăn hỏi gắn liền với đặc sản của vùng đất Hà Thành, gồm có: bánh cốm, bánh su sê, mứt sen, chè, rượu, trầu cau, thuốc lá...

Dù lễ vật nhiều, ít nhưng không thể thiếu bánh "su sê", ngày xưa gọi là bánh "phu thê", một số địa phương gọi chệch ra là bánh "su sê" là biểu tượng của đôi vợ chồng duyên phận vẹn toàn. Thông thường lễ ăn hỏi gồm có 3 lễ: lễ đàng nội, lễ đàng ngoại và lễ tại gia. Lễ tại gia thường được chia ra đưa kèm theo người được mời cưới.

Thời gian sau khi ăn hỏi đến lễ cưới thông thường là dưới 10 ngày. Lễ rước dâu ngày xưa có rất nhiều thủ tục, đi đầu đám rước là những người giàu có địa vị trong làng xã, khi đón dâu ra đến đầu làng còn có lễ chăng dây, đầu làng hoặc đầu phố (lễ chăng dây đến đầu thế kỷ XX vẫn còn), muốn đi qua phải đưa một ít tiền.


Ăn uống, tiệc tùng diễn ra trước ngày cưới 1 ngày (bây giờ thường tổ chức ngay trong ngày cưới). Sau khi Hà Nội đô thị hóa, dân cư tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố, là khu vực 36 phố phường thì phong tục cưới xin cũng vì thế thay đổi do tiếp thu trình độ văn hóa phương Tây.

Ðám cưới bắt đầu xuất hiện thiệp báo hỷ, khi đưa thiệp mời cưới phải đưa kèm theo chè và hạt sen (lấy từ lễ ăn hỏi). Ðến nay tục này vẫn còn được giữ lại. Nếu là đám cưới của những gia đình khá giả, phải có quả phù tang (dùng để đựng đồ lễ, dài từ 80cm đến 1m) do hai người khiêng, đựng trầu cau, lợn sơn son (tục này vẫn được giữ trước năm 1945).

Sâm banh được mở ra báo hiệu một lễ cưới bắt đầu, rượu sâm banh với bánh sâm ba là hai thứ không thể thiếu trong lễ cưới của những người phong lưu. Nhưng dù là người giàu hay nghèo trong đám cưới cũng chỉ dùng tiệc ngọt (không dùng mặn).

Trong khi đón dâu, cô dâu chú rể phải làm lễ gia tiên, lễ này như một sự tưởng nhớ đến cội nguồn, tổ tiên. Sau lễ thành hôn, hai vợ chồng tân hôn trở về nhà gái mang theo lễ vật để tạ gia tiên gọi là lễ lại mặt. Lễ này hiện nay một số đám cưới bỏ qua, từ sau lễ lại mặt bố mẹ cô dâu mới chính thức tới nhà thông gia, vì trong lễ cưới mẹ cô dâu không đi đưa dâu. Lễ lại mặt thường tiến hành vào ngày thứ hai hoặc thứ tư sau lễ cưới (gọi là nhị hỷ hoặc tứ hỷ).

 

Phong tục cưới hỏi của người Chăm
Phong tục cưới hỏi của người Hoa
Phong tục cưới hỏi của người Thái
Phong tục cưới hỏi của người Thái trắng Điện Biên
Phong tục cưới cổ truyền của người Việt
Phong tục tập quán ba miền Bắc Trung Nam trong cưới xin


(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
mẹ mất được mọt năm cho cưới con trai -gái cô -chú bác ruột của hai cháu có được ra đón khách ở công tại gia không -có được đi đưa dâu -đón dâu không
hơn 1 tháng trước - Thích (6) - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý