Cũng như nhiều bộ phận khác của cơ thể, xoang mũi - không gian eo hẹp trong xương mặt không ngần ngại ra cảnh báo đối với chúng ta khi có chuyện gì đó bất ổn. Phản ứng của mỗi người đối với bệnh viêm xoang khác nhau, nhưng bất ngờ là thức ăn chúng ta sử dụng hàng ngày có thể tác động đến quá trình này.
Nên tránh sữa và sản phẩm từ bơ sữa nếu muốn đẩy lùi viêm xoang. Trong rãnh xoang, chất nhầy sẽ làm hỏng đường dẫn lưu, không khí khó mà đi lên hoặc xuống, tạo một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Tranh luận chưa có lời giải đáp hiện nay là liệu các sản phảm sữa có thể tăng quá trình sản sinh chất nhầy hay chỉ làm nước mũi đặc thêm thành mủ. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện triệu chứng bệnh thì tình trạng khó thở và khó chịu là như nhau.
Ăn tối muộn có thể ảnh hưởng đến viêm xoang. Không kể những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, những ai có vấn đề về xoang và có thói quen ăn trong khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, dòng chảy ngược rất có thể liên quan đến xoang. Về mặt khoa học, khoang mũi có liên hệ với hệ thống tiêu hóa mà không có đường phân chia nào cả, một dòng di chuyển từ mũi sẽ xuống dạ dày. Vì thế, nếu có sự trào ngược dạ dày, kết quả là một số chất có thể đẩy lên khoang mũi, nó bao gồm cả acid và một phần thức ăn đang được tiêu hóa, nên gây viêm sưng.
Tương tự, thức ăn mang tính kích thích chứng ợ nóng hay trào ngược acid cũng có thể là “thủ phạm” của viêm xoang. Tiến sỹ Joshua Makower, chuyên gia người Mỹ rất có kinh nghiệm trong chữa trị bệnh viêm xoang mạn tính cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, nhưng điều quan trọng là chỉ ra những thực phẩm có khả năng ảnh hưởng tới bệnh trước khi xem xét phẫu thuật hay dùng thuốc chữa trị.
Cơ chế này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng một giả thuyết tin cậy là sự trào ngược acid dạ dày khiến cho vùng mũi - họng bị kích thích, viêm sưng, kết quả là đường rãnh này bị sưng phồng, nghẽn - hay chính là viêm xoang.
Thực phẩm nên kiêng kỵ khác chính là đồ uống có caffein và rượu. Cho dù uống 1-2 cốc rượu cũng có thể làm dịch nhầy đặc lại hay co vùng sưng ở mũi và xoang nhưng rượu vẫn là chất khử nước, nó có tác dụng như một chất lợi tiểu kích thích việc đào thải nước nên cơ thể sẽ thiếu nước để đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang. Tương tự, đồ uống có cồn cũng như cà phê, soda thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho những người bị viêm xoang.
Khi bị viêm xoang, chế độ ăn uống nên thế nào? Cơ thể cần nước, đơn giản không chỉ là cung cấp nhu cầu thiết yếu cho các cơ quan vận hành bình thường. Khi điều trị viêm xoang, lưu ý hàng đầu là uống nhiều nước càng tốt vì nó làm loãng chất nhầy, làm bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng. Nước ép hoa quả cũng là gợi ý tốt nhưng lưu ý tránh dùng nhiều đường vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
Một trong những biện pháp giảm viêm xoang hiệu quả tại nhà là xông xoang mũi trong nước nóng - dùng khăn trùm đầu để hít thở cùng với hơi nóng bốc lên từ nước nóng. Một cốc trà nóng cũng có thể là một liệu pháp xông hơi tốt cho mũi. Hơi nước và độ ẩm vào mũi, miệng và phía sau họng sẽ làm mũi đặc tan chảy.
Bên cạnh đó, nếu không nghi ngờ gì về mối liên quan giữa miệng và xoang thì hãy nhớ đến món cánh gà sốt nóng. Mùi vị và acid có trong món ăn này có thể ngay lập tức phá vỡ và làm bong màng dính, làm chúng chảy ra và tạo cảm giác xoang mũi được làm sạch. Nên bổ sung thêm vitamin A, C và E để tăng cường sức đề kháng như cà rốt, gấc, củ cải, đậu đao, bạc hà.
NGƯỜI BỊ BỆNH VIÊM XOANG ĂN GÌ NGUY HIỂM
Chuyên gia khuyến cáo: Người mắc bệnh xoang nên tránh tất cả các món ăn đã từng gây dị ứng, tất cả các loại thực phẩm công nghệ có chứa bột sữa; không uống nước quá lạnh.
Viêm xoang là tình trạng sưng viêm trong xoang (là các khoang chứa không khí xung quanh mũi và các đường dẫn bên trong mũi). Triệu chứng của viêm xoang là đau và có cảm giác bị nén ở trán, hai má và vùng quanh mắt; sung huyết và chảy mủ trong mũi; đau tai và giảm khả năng vị giác và khứu giác.
Bệnh viêm xoang có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Người bệnh có thể bị viêm xoang cấp tính hoặc viêm xoang mạn tính. Viêm xoang thường phát sinh khi thời tiết lạnh, căn bệnh này do vi rút gây ra, làm viêm nhiễm phần bên trong xoang, có thể kéo dài từ 10 - 14 ngày. Những nguyên nhân khác gây viêm xoang như dị ứng làm cho niêm mạc mũi phù nề, gây bít tắc lỗ thông xoang và nhiễm trùng, có khối u nhỏ trong mũi...
|
Có trường hợp viêm xoang là hậu quả của sâu răng, nhiễm trùng răng hàm trên. Dùng aspirin trong trường hợp không dung nạp được thuốc, làm nặng thêm polýp mũi xoang có sẵn...
Chế độ ăn hợp lý
Theo bác sỹ Lương Lễ Hoàng, vì nguyên nhân nào cũng thế, dưới thể dạng nào cũng vậy, không thể tách rời hai yếu tố bệnh lý trong viêm xoang. Đó là hiện tượng viêm tấy lộ diện trên niêm mạc không chỉ ở xoang mà thậm chí trên giác mạc, nướu răng, ống tai, cổ họng... và tình trạng dị ứng. Khi chữa viêm xoang, cần chú ý để vừa kháng viêm giúp người bệnh sớm bớt khó chịu vì nhức đầu, nghẹt mũi..., vừa chống dị ứng để ngăn bệnh tái phát hay biến thể sang dạng hen suyễn, viêm phế quản...
Bác sỹ Hoàng tư vấn các thực phẩm người bệnh nên ưu tiên: Uống đủ hai lít nước trong giờ làm việc bằng cách uống đều đặn mỗi giờ; Tăng lượng kẽm dự trữ cho cơ thể vì đa số người viêm xoang thường thiếu khoáng tố này. Nếu không dị ứng với hải sản thì nghêu sò là món ăn nên được chú trọng. Nếu không được thì mễ cốc như đậu phộng, hột bí là giải pháp phòng hờ. Các loại cá biển chứa nhiều dầu béo 3-Omega như cá hồi, cá mòi, cá nục... cũng là món ăn có ích vì 3-Omega có tác dụng tương tranh với các tác chất thúc đẩy phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.
Theo bác sỹ Hoàng, người bệnh có thể áp dụng hoạt chất kháng sinh trong dâu tây, củ hành, gừng thay vì vội vã dùng thuốc kháng sinh đời mới rồi vô tình tiếp tay cho hiện tượng nhờn thuốc.
Ngoài ra người bệnh nên ăn nhiều các thực phẩm có sinh tố C như chanh, bưởi; bổ sung tiền sinh tố A (nhân tố cần thiết để bảo vệ cấu trúc khoẻ mạnh của niêm mạc) như khoai lang, đu đủ, bí đỏ...; và nên kết hợp các món ăn dẫn xuất từ đậu nành trong khẩu phần để cung cấp canxi, khoáng tố cần thiết cho chức năng chống dị ứng của tuyến thượng thận.
Người bị mắc bệnh xoang nên tránh tất cả các món ăn đã từng gây dị ứng; tất cả các loại thực phẩm công nghệ có chứa bột sữa vì đây có thể là yếu tố xúc tác cho phản ứng dị ứng dẫn đến viêm xoang; không nên uống nước quá lạnh.
"Muốn điều trị viêm xoang không thể loại bỏ biện pháp cách ly với môi trường ô nhiễm và dùng thuốc đặc hiệu. Vì bệnh có khuynh hướng dễ tái phát và chắc chắn đến lúc nào đó sẽ tái phát nên người bệnh khó tránh phản ứng phụ của thuốc. Biết cách ăn uống mỗi lần viêm xoang chính là giải pháp giúp thu ngắn liệu trình để nhờ đó góp phần giới hạn phản ứng phụ của dược phẩm." - bác sỹ Hoàng tư vấn.
THỰC PHẨM TỐT XẤU CHO NGƯỜI BỊ VIÊM XOANG
(Dân trí) - Cơ thể mỗi người phản ứng theo cách khác nhau, nhưng có một vài sự liên kết giữa thực phẩm và bệnh viêm xoang.
Thực phẩm gây phản ứng dị ứng hay những thực phẩm kích thích sản sinh dịch nhầy hoặc các loại đồ uống làm mất nước là một số nguyên nhân hay gặp làm trầm trọng thêm tình trạng viêm xoang.
Sữa và các sản phẩm từ sữa
Bạn nên tránh các sản phẩm chế biến từ sữa khi bị bệnh viêm xoang bởi vì chúng có thể làm tăng sinh chất nhầy gây tắc mũi.
Chất nhầy đặc và sệt trong rãnh xoang có thể ảnh hưởng đến sự lưu thông khí và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Đồ ăn cay
Thực phẩm có thể gây chứng ợ nóng hoặc trào ngược a-xít cũng góp phần gây viêm xoang. Khi a-xít dạ dày và thức ăn đã được tiêu hóa một phần bị trào ngược lên cổ họng thì nó có thể gây ra vấn đề về tai, mũi và họng, bao gồm cả viêm xoang.
Có rất nhiều yếu tố gây viêm xoang song điều quan trọng là phải loại trừ khả năng các thực phẩm cũng đóng vai trò trước khi xem xét dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Ăn đêm
Nếu bạn có vấn đề về xoang mũi và lại có thói quen hay ăn đêm trong vòng 1 giờ trước khi đi ngủ thì có thể làm ảnh hưởng đến bệnh viêm xoang do hiện tượng trào ngược.
Khoang mũi có liên hệ với hệ tiêu hóa. Vì vậy khi bạn nằm và cảm thấy hiện tượng trào ngược từ dạ dày thì nó không chỉ xảy ra ở quanh khu vực amidan. Một số còn chảy xuống miệng và bạn sẽ cảm thấy có vị chua. Axít cộng với thức ăn đã được tiêu hóa một phần có thể bị đẩy ngược lên khoang mũi và gây viêm.
Đồ uống có cồn
Đồ uống có cồn có thể làm mất nước trong cơ thể. Thậm chí là bạn chỉ uống 1-2 cốc thôi nhưng chúng vẫn có thể làm cho chất nhầy trong mũi bạn đặc lại và làm sưng màng ở mũi và xoang.
Đồ uống có cồn làm mất nước vì chúng có tính lợi tiểu, khiến cơ thể mất các dịch cần thiết để làm tan chất nhầy và lưu thông. Hơn nữa, việc sử dụng đồ uống có cồn sẽ gây ra trào ngược axít, gây kích thích và viêm xoang.
Đồ uống có chứa cafein
Giống như đồ uống có cồn, cafein là một chất lợi tiểu và góp phần khử nước ở màng mũi.
Cà phê cũng có tính a-xít và thường được coi là tác nhân gây ra chứng ợ nóng. Bạn cũng nên tránh uống soda bởi chúng không chỉ chứa cafein mà loại đồ uống này còn có thể gây
đầy hơi dẫn đến trào ngược.
Trà và các loại đồ uống nóng
Một trong những cách điều trị tại nhà để giải tỏa khó chịu và dịch nhầy trong mũi là xông hơi khoang mũi bằng nước nóng hoặc hít thở hơi nóng bốc lên từ bát nước nóng (dùng khăn trùm qua đầu sẽ giúp hơi nóng không bị lan tỏa).
Tương tự như vậy, một tách trà nóng có thể coi như một “bể xông hơi mini” khi bạn đặt ngay dưới mũi. Chú ý không dùng loại trà chứa cafein hoặc có hương vị vì chúng có thể khiến bạn bị ợ nóng.
Nước
Khi bạn đang điều trị bệnh viêm xoang thì uống thật nhiều nước là một trong những khuyến cáo hàng đầu bởi nó giúp làm loãng dịch tiết, làm mềm chất nhầy và hỗ trợ dẫn lưu dịch.
Nước hoa quả cũng là đồ uống thường được khuyên dùng cho bệnh nhân viêm xoang, nhưng bạn cũng nên tránh loại nước quả có đường bởi đường và các chất phụ gia có thể làm các chất nhầy dày đặc hơn.
THỰC PHẨM PHÒNG BỆNH VIÊM XOANG
Nên thực hiện:
- Uống nước đun sôi để nguội (khoảng hai lít/ngày hay nhiều hơn càng tốt), chia ra làm nhiều lần (không nên vì ngại phải đi tiểu nhiều mà không uống nước). Nước làm loãng chất nhầy, bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng, qua đó, cơ thể dễ khạc đàm, tống bụi bẩn ra ngoài.
- Nên ăn nhiều canh rau mồng tơi, bồ ngót, cải ngọt, bông cải…
- Sử dụng các hoạt chất kháng sinh thực vật như củ hành, gừng, dưới các dạng thức ăn. Tuy nhiên chú ý không nên ăn nhiều vì sẽ gây khó chịu cho cơ thể.
- Các loại cá như cá hồi, cá nục, cá mòi… chứa nhiều chất béo omega-3 có tác dụng ngăn chặn các phản ứng viêm tấy trên đường hô hấp.
- Bổ sung nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể như ớt chuông, cà rốt, bưởi, cóc, sơ ri, khế… Có thể xào ớt chuông với thịt, hành tây, cà rốt, bông cải; nấu canh khế với tôm (nếu bạn không dị ứng với tôm).
- Bổ sung vitamin A dưới dạng tiền vitamin A có trong đu đủ, bí rợ , cà rốt… để giúp cơ thể bảo vệ niêm mạc. Bí rợ (bí đỏ): gọt vỏ, khoét ruột, dồn thịt nạc băm nhỏ trộn với nấm mèo, nấm rơm, nêm nếm và đem hấp. Tùy ý thích của mỗi người, có thể ăn một lần/tuần. Với cà rốt: để cho cơ thể dễ hấp thu, nên xắt nhỏ, xào sơ qua với dầu (có thể xào với củ hành tây) hoặc có thể ăn dưới dạng hấp.
- Giải quyết một vài triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, ho, ăn không tiêu, có thể sử dụng: trà hoa cúc hoặc vài lát gừng cho vào thức ăn khi nấu.
- Có thể xông xoang mũi bằng nước nóng hay nước trà nóng để làm mũi thông thoáng, dễ thở.
Những điểm cần lưu ý:
- Không uống nước để trong tủ lạnh hay nước đá, vì sự khác biệt nhiệt độ sẽ là nguyên nhân tạo ra kích thích đối với niêm mạc vùng hầu họng và đường hô hấp.
- Hạn chế sử dụng sinh tố trái cây, nước ép trái cây vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
- Không nên tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh (khi chưa có chỉ định của bác sĩ) vì dễ gây ra hiện tượng lờn thuốc.
- Không ăn những thức ăn mà cơ thể bị dị ứng như thịt bò, cua, tôm, nghêu, sò…
- Hạn chế dùng sữa và sản phẩm từ bơ, sữa.
- Không uống cà phê, bia, rượu vì chúng có thể làm cho dịch nhầy đặc lại, hơn nữa rượu được xem là một chất lợi tiểu, kích thích việc đào thải nước nên cơ thể thiếu nước, ảnh hưởng xấu đến việc đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang.
- Không sử dụng nước soda vì loại nước này thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho người bị viêm xoang.
CHỮA VIÊM XOANG CẦN KIÊNG ĂN GÌ
Cũng như nhiều bộ phận khác của cơ thể, xoang mũi – không gian eo hẹp trong xương mặt không ngần ngại ra cảnh báo đối với chúng ta khi có chuyện gì đó bất ổn. Phản ứng của mỗi người đối với bệnh viêm xoang khác nhau, nhưng bất ngờ là thức ăn chúng ta sử dụng hàng ngày có thể tác động đến quá trình này.
Nên tránh sữa và sản phẩm từ bơ sữa nếu muốn đẩy lùi viêm xoang. Trong rãnh xoang, chất nhầy sẽ làm hỏng đường dẫn lưu, không khí khó mà đi lên hoặc xuống, tạo một môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Tranh luận chưa có lời giải đáp hiện nay là liệu các sản phảm sữa có thể tăng quá trình sản sinh chất nhầy hay chỉ làm nước mũi đặc thêm thành mủ. Tuy nhiên, khi đã xuất hiện triệu chứng bệnh thì tình trạng khó thở và khó chịu là như nhau.
Ăn tối muộn có thể ảnh hưởng đến viêm xoang. Không kể những người bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản, những ai có vấn đề về xoang và có thói quen ăn trong khoảng 1 giờ trước khi đi ngủ, dòng chảy ngược rất có thể liên quan đến xoang. Về mặt khoa học, khoang mũi có liên hệ với hệ thống tiêu hóa mà không có đường phân chia nào cả, một dòng di chuyển từ mũi sẽ xuống dạ dày. Vì thế, nếu có sự trào ngược dạ dày, kết quả là một số chất có thể đẩy lên khoang mũi, nó bao gồm cả acid và một phần thức ăn đang được tiêu hóa, nên gây viêm sưng.
Tương tự, thức ăn mang tính kích thích chứng ợ nóng hay trào ngược acid cũng có thể là “thủ phạm” của viêm xoang. Tiến sỹ Joshua Makower, chuyên gia người Mỹ rất có kinh nghiệm trong chữa trị bệnh viêm xoang mạn tính cho biết: “Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm xoang, nhưng điều quan trọng là chỉ ra những thực phẩm có khả năng ảnh hưởng tới bệnh trước khi xem xét phẫu thuật hay dùng thuốc chữa trị.
Cơ chế này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng nhưng một giả thuyết tin cậy là sự trào ngược acid dạ dày khiến cho vùng mũi – họng bị kích thích, viêm s��ng, kết quả là đường rãnh này bị sưng phồng, nghẽn – hay chính là viêm xoang.
Thực phẩm nên kiêng kỵ khác chính là đồ uống có caffein và rượu. Cho dù uống 1-2 cốc rượu cũng có thể làm dịch nhầy đặc lại hay co vùng sưng ở mũi và xoang nhưng rượu vẫn là chất khử nước, nó có tác dụng như một chất lợi tiểu kích thích việc đào thải nước nên cơ thể sẽ thiếu nước để đẩy dịch nhớt ứ đọng trong xoang. Tương tự, đồ uống có cồn cũng như cà phê, soda thường gây ra ợ nóng, dẫn đến trào ngược khí ra khỏi dạ dày, không tốt cho những người bị viêm xoang.
Cơ thể cần nước, đơn giản không chỉ là cung cấp nhu cầu thiết yếu cho các cơ quan vận hành bình thường. Khi điều trị viêm xoang, lưu ý hàng đầu là uống nhiều nước càng tốt vì nó làm loãng chất nhầy, làm bong lớp mũi đặc và tạo rãnh thông thoáng. Nước ép hoa quả cũng là gợi ý tốt nhưng lưu ý tránh dùng nhiều đường vì đường và một số chất khác có thể làm mũi nhầy đặc lại.
Một trong những biện pháp giảm viêm xoang hiệu quả tại nhà là xông xoang mũi trong nước nóng – dùng khăn trùm đầu để hít thở cùng với hơi nóng bốc lên từ nước nóng. Một cốc trà nóng cũng có thể là một liệu pháp xông hơi tốt cho mũi. Hơi nước và độ ẩm vào mũi, miệng và phía sau họng sẽ làm mũi đặc tan chảy.
Bên cạnh đó, nếu không nghi ngờ gì về mối liên quan giữa miệng và xoang thì hãy nhớ đến món cánh gà sốt nóng. Mùi vị và acid có trong món ăn này có thể ngay lập tức phá vỡ và làm bong màng dính, làm chúng chảy ra và tạo cảm giác xoang mũi được làm sạch. Nên bổ sung thêm vitamin A, C và E để tăng cường sức đề kháng như cà rốt, gấc, củ cải, đậu đao, bạc hà…
Điều trị viêm xoang
Viêm xoang hàm mãn tính
Tìm hiểu về bệnh viêm xoang mũi
Viêm xoang trong thai kỳ
Bệnh xoang mũi và cách chữa trị
Viêm amidan mãn tính
(st)