Thông thường, chúng ta rất chủ quan với hiện tượng ngạt mũi và dễ bỏ qua. Nhưng theo các chuyên gia tai mũi họng, đây là một dấu hiệu cần được quan tâm theo dõi vì có thể là triệu chứng của các bệnh lý nguy hiểm như khối u, dị vật...
Hiện tượng ngạt mũi có thể gặp ở mọi lứa tuổi, là cấp tính hoặc mạn tính. Bình thường, chúng ta thở đường mũi một cách chậm rãi, đều đặn, không có tiếng kêu và miệng thì ngậm lại; khi bịt một bên mũi, ta vẫn thở được dễ dàng. Khi ngạt mũi, ta thở khó khăn và có tiếng kêu; nếu bịt một bên mũi, ta sẽ ngạt và phải thở bằng miệng. Người bị ngạt mũi ban đêm hay ngáy và sáng dậy họng bị khô, có cảm giác vướng họng, thường xuyên phải đằng hắng. Khi thở bằng miệng, không khí đi vào không được lọc sạch và sưởi ấm nên dễ gây viêm họng, viêm thanh quản, phế quản... Bệnh nhân không phát âm được những chữ m, n và nói giọng mũi kín.
Một số trường hợp tắc mũi gây ù tai, nghe kém do viêm phù nề và mủ đọng (làm tắc đường thông thương giữa mũi và tai). Viêm nhiễm ở mũi lâu dài có thể lan lên mắt, gây viêm túi lệ, viêm màng tiếp hợp, viêm mí mắt (thông qua ống dẫn mắt mũi). Tình trạng ngạt tắc mũi thường xuyên ảnh hưởng xấu đến khuôn mặt như gây hẹp hàm ếch, răng vẩu, cằm nhô, lồng ngực xẹp... Bệnh nhân ngạt mũi thường xuyên thường bị thiếu không khí nên không được linh hoạt, hay chậm chạp, lười biếng, nhức đầu và khó tập trung tư tưởng.
Có thể đánh giá mức độ ngạt mũi bằng cách bịt từng bên mũi, để lưng bàn tay vào sát lỗ mũi bên kia để nghe luồng khí đi qua. Cũng có thể hoặc đặt một gương nhỏ trước cửa mũi rồi thử từng bên xem có mờ gương hay không.
NGẠT MŨI CÓ RẤT NHIỀU NGUYÊN NHÂN
- Dị tật bẩm sinh: Thường gặp ở trẻ mới đẻ do cửa mũi phía sau bị bịt bởi một lớp màng hoặc mảnh xương. Trẻ thường khó thở do phản xạ thở bằng mồm chưa hoàn thiện. Nếu không được xử trí kịp thời, trẻ có thể tử vong.
- Viêm nhiễm: Viêm mũi họng ở trẻ em, viêm mũi xoang...
- Khối u: Lành tính hoặc ác tính.
- Chấn thương hoặc có dị vật trong mũi: Thường do trẻ em tự nhét vào mũi các hạt lạc, sáp màu...
- Rối loạn cảm giác ở mũi: Đường thở thông nhưng bệnh nhân vẫn kêu ngạt mũi, thường xảy ra ở những người mất cảm giác tại mũi.
- Rối loạn nội tiết: Hay xảy ra ở những phụ nữ có thai.
Với những trường hợp ngạt mũi do viêm nhiễm cấp tính, có thể dùng một số lá xông chứa tinh dầu hoặc thuốc có tinh dầu để xông mũi trong 5-10 phút. Không nên dùng thuốc quá nóng hoặc nhỏ quá nhiều vì hơi thuốc sẽ bốc lên mạnh, rất khó chịu. Không dùng cách này cho trẻ em, đặc biệt là trẻ dưới 2 tuổi.
Nếu nhỏ thuốc co mạch, không được dùng quá 10 ngày vì dễ gây viêm mũi do thuốc - một loại bệnh rất khó điều trị. Tốt nhất là nên đến thầy thuốc chuyên khoa tai mũi họng để có phương pháp điều trị đúng đắn ngay từ đầu.
MẸO CHỮA NGẠT MŨI KHI THAI KỲ
Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.
Chảy mũi hoặc ngạt mũi trở nên phổ biến hơn khi mang thai. Có tới 30% phụ nữ mang thai từng bị nghẹt mũi mà không phải dị ứng hay bệnh nhiễm trùng. Tình trạng này còn được gọi là viêm mũi thai kỳ.
Ngạt mũi có thể khởi phát ở tháng thứ 2 và có xu hướng nặng hơn vào cuối thai kỳ. Tình trạng này sẽ được cải thiện sau sinh và thường biến mất hoàn toàn trong vòng 2 tuần sau sinh.
Hàm lượng cao estrogen trong thời kỳ mang thai khiến các màng mũi bị sưng và đóng dịch nhầy. Chưa kể, lượng máu tăng trên toàn cơ thể khi mang thai làm sưng phù những mạch máu nhỏ trong màng mũi và khiến đường thở bị thu hẹp.
Chẩn đoán
Nếu bạn chỉ bị nghẹt (chảy) mũi mà không kèm triệu chứng khác thì có thể bạn bị viêm mũi thai kỳ. Nếu nghẹt mũi kèm hắt hơi, ho, đau họng, đau đầu nhẹ hoặc sốt thì có thể bạn bị cảm hoặc bệnh truyền nhiễm.
Chứng viêm xoang cũng rất thường gặp khi mang thai. Nếu bạn bị các triệu chứng của viêm xoang như sốt (đau đầu, mũi chảy dịch vàng hoặc xanh, đau vùng mặt, đau hàm hoặc giảm khả năng nhận biết mùi) thì bạn nên đi khám.
Nếu bạn bị tắc (chảy mũi) với dịch mũi trong, kèm hắt hơi, ngứa mắt, tai, họng thì có thể bạn bị dị ứng. Dị ứng trong thai kỳ thường khó dự đoán: Chúng có thể đỡ hoặc nặng thêm; hoặc bạn trở nên nhạy cảm với những chất dị ứng khác mà trước đó bạn chưa bị.
Dùng thuốc
Nếu tắc mũi làm bạn khổ sở thì bạn nên đi khám để bác sĩ kê đơn thuốc cho bạn. Tốt nhất bạn nên tránh các loại thuốc trong 3 tháng đầu mang thai, khi mà các cơ quan của thai đang hình thành, trừ khi thật cần thiết (ví dụ để kiểm soát suyễn). Mọi loại thuốc cần có chỉ định từ bác sĩ.
MẸO HAY CHỮA NGẠT MŨI
- Cắt một củ tỏi ra thành miếng gần bằng độ lớn của lỗ mũi, dùng vải mỏng gói lại và nhét vào lỗ mũi. Có thể thay tỏi bằng củ hành tím, giã nhỏ, lấy bông sạch tẩm nước hành rồi nhét bông ấy vào lỗ mũi một lát là hết nghẹt ngay.
- Thái vài củ hành tím hoặc hành tây rồi sắc lên, dùng hơi nước bốc lên để xông mũi khá hiệu quả. Có thể thay hành bằng nước giấm ăn.
- Trước khi đi ngủ, hãy lấy một miếng vải hoặc khăn tay sạch nhúng vào nước nóng. Sau đó vắt cho khăn còn âm ấm thì phủ lên hai tai từ 10 đến 15 phút mũi sẽ thông trở lại.
THỰC PHẨM CÓ TÁC DỤNG KHÁNG CÚM THẦN KỲ
Mùa thu, thời tiết thường hay thay đổi thất thường, đây cũng là thời điểm dễ nhiễm cúm nhất. Làm thế nào có thể phòng ngừa cảm cúm mà không cần uống thuốc?
Ăn hoa quả là lựa chọn sáng suốt nhất để bổ sung nhiều loại vitamin. Hơn nữa, trong hầu hết các loại hoa quả đều chứa chất cyanidin có tác dụng trong việc kích thích hoạt động của hệ miễn dịch.
Trứng, đậu bổ sung protein chất lượng cao
Sữa chua có chứa những vi khuẩn tốt (lợi khuẩn) nên có thể giúp hệ miễn dịch hoạt đông bình thường. Bên cạnh đó, nếu bạn không thích ăn sữa chua thì có thể chọn các loại thức uống như trà xanh, trà hoa, trà hoa cúc... để thay thế vì chúng cũng có tác dụng tương tự sữa chua.
SAI LẦM THƯỜNG GẶP KHI CHỮA BỆNH CẢM CÚM
Vì chủ quan cho rằng cảm cúm là bệnh có thể tự khỏi nên nhiều người vẫn có những sai lầm trong việc điều trị bệnh.
Cảm cúm là bệnh thông thường không cần phải chữa.
(st)