Cách trồng hoa ngũ sắc

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách trồng hoa ngũ sắc

19/04/2015 01:06 AM
1,049



Hoa ngũ sắc thường được trồng làm cảnh, còn có những tên khác như thơm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, tứ thời, mã anh đơn... Trong lâm nghiệp, hoa ngũ sắc bị coi là loại xâm lấn phổ biến và có hại nhưng trong y học nó lại là một vị thuốc cầm máu, sát khuẩn và chữa một số bệnh ngoài da thường gặp.


Cây Ngũ sắc , hay nhiều nơi còn gọi là hoa thơm ổi, hay bông ổi, có tên khoa học là Lantana camara.L thuộc họ cỏ roi ngựa ( Verbenaceae).

Hoa ngũ sắc có nhiều màu từ màu trắng, màu hồng…

Cây ngũ thuộc dạng cây bụi, thâncành hình vuông có lông nhám và gai ngắn quắp về phía dưới, lá có khía răng, mặt trên xù xì, mặt dưới có lông tơ trắng. Hoacây Ngũ sắc nhiều màu : đỏ, trắng, hồng, vàng.  Ngoài ra có thể mỗi hoa có tới hai màu, hoa mọc thành chùm.


—-đến ngũ sắc hoa vàng…

Cây Ngũ sắc dễ trồng, chúng là loài mọc hoang , không kén đất, chịu được khô hạn. Cây Ngũ sắc ra hoa quanh năm, nhiều hoa vào mùa nắng, nắng càng gắt, màu hoa càng rực rỡ.


—-và mang cả 2 sắc màu trên một chùm hoa

Loài cây Ngũ sắc hoang dại này, từ lâu đã được các nhà vườn Miền Tây nhân giống thành một loại hoa kiểng được ưa chuộng trong trang trí hoa viên, công viên và cho cả những nhà máy, xí nghiệp có nhu cầu làm đẹp cảnh quan.

Trong nghệ thuật hoa viên, Cây Ngũ sắc được trồng cạnh những tảng đá ven suối tạo nên nét đẹp đơn sơ và mộc mạc. . Ngược lại, nơi bồn hoa cách tân của những khu đô thị mới, những cụm cây Ngũ sắc lại mang lại vẻ đẹp rực rỡ của sắc màu hoang dã.


Bonsai ngũ sắc

Cây Ngũ sắc còn được dùng làm cây nguyên liệu để tạo dángBonsai. Không chỉ Bonsai thành phẩm mà ngay cả những cái gốc nguyên liệu thiếu cành, không hoa cũng thật ấn tượng.


Hoa ngũ sắc thường được trồng làm cảnh, còn có những tên khác như thơm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, tứ thời, mã anh đơn... Trong lâm nghiệp, hoa ngũ sắc bị coi là loại xâm lấn phổ biến và có hại nhưng trong y học nó lại là một vị thuốc cầm máu, sát khuẩn và chữa một số bệnh ngoài da thường gặp.


CÔNG DỤNG CỦA HOA NGŨ SẮC

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa ngũ sắc có những công dụng sau:

- Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày. - Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và hoa ngũ sắc (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần. - Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu. Chữa rắn cắn: rễ hoa ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút.

Theo một số tài liệu, ở nam Trung Quốc, nước hoa ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. Ở Indonesia, Philippines lá hoa ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng tấy. Dược sĩ Đỗ Huy Bích, Khoa Học và Đời SốngHoa ngũ sắc thường được trồng làm cảnh, còn có những tên khác như thơm ổi, bông ổi, ổi nho, trâm anh, tứ thời, mã anh đơn... Trong lâm nghiệp, hoa ngũ sắc bị coi là loại xâm lấn phổ biến và có hại nhưng trong y học nó lại là một vị thuốc cầm máu, sát khuẩn và chữa một số bệnh ngoài da thường gặp.

Theo kinh nghiệm dân gian, hoa ngũ sắc có những công dụng sau:- Chữa viêm da, mẩn ngứa, chàm: dùng cành, lá tươi hoa ngũ sắc nấu lấy nước đặc, ngâm rửa hằng ngày. - Thuốc cầm máu, sát khuẩn, hàn vết thương: lá tươi rửa sạch, giã đắp. Hoặc lá và hoa ngũ sắc (03 g) phối hợp với gừng tươi (10 g), phơi hoặc sấy khô, tán nhỏ, rây bột mịn, rắc. Nếu vết thương rộng thì băng lại, ngày đắp 1 lần. - Chữa ho ra máu: hoa ngũ sắc (15-20 g) để tươi hoặc 6-10g phơi khô sắc với 200 ml nước đến khi còn 50 ml, uống một lần trong ngày. Có thể thêm đường cho dễ uống. Nước sắc này còn chữa cảm sốt, bệnh ôn nhiệt vào mùa hè, thu. [b]- Chữa rắn cắn:[/b] rễ hoa ngũ sắc (20 g), dây tơ hồng (20 g), rễ bạch hoa xả (20 g), dây thần thỏng (10 g) tất cả thái nhỏ, phơi khô, sắc uống 3 lần một ngày, cách nhau chừng 20 phút. Theo một số tài liệu, ở nam Trung Quốc, nước hoa ngũ sắc được dùng để tắm chữa ghẻ. Ở Indonesia, Philippines lá hoa ngũ sắc giã đắp các vết đứt, lở loét, sưng tấy.


MỘT SỐ HÌNH ẢNH ĐẸP VỀ HOA NGŨ SẮC


Loại hoa ngũ sắc này hẳn không xa lạ gì với cuộc sống và gắn bó với nhiều trẻ em ở vùng quê. Vì hoa mọc dại ở ngay cạnh hàng rào, ngoài bờ ruộng hoặc trên các triền đồi... Nay ở thành phố cũng nhiều người trồng để trang trí quanh sân vườn. Ưu điểm của cây là dễ trồng và có hoa quanh năm. Vì vậy, loại cây này nếu đã trồng thì sống và có khi không trồng vẫn mọc cả những con đồi hay các đám đất hoang. Nói chung là dọc đường ở đâu ta cũng gặp hoa ngũ sắc!

Loại hoa ngũ sắc - Cosmos có nghĩa là hài hòa, với thân cành mềm mại và nhiều màu sắc: đỏ, trắng, hồng. Ngoài ra có thể mỗi hoa có tới hai màu. Cánh hoa hoặc đầu hơi vuông hoặc xẻ thùy, nông - mỏng mảnh bay lất phất trước gió nên còn được gọi là hoa cánh bướm. Hoa là ngũ sắc loại hoa đơn chỉ cho một lớp 8 cánh.

Mời các bạn thưởng thức bộ ảnh hoa ngũ sắc này nhé.



Tuổi thơ của tôi cũng có nhiều kỷ niệm với loại hoa ngũ sắc này. Ở quê tôi, nhiều người gọi loại cây này là cây ổi trầu. Hổng biết trái cây này có giống như trái ổi không nhưng "trầu" thì có thật. Bởi vì khi ăn trái này thì trong vòm miệng sẽ có một lớp nham nhám màu nâu bám vào, giống như các bà, các mẹ ăn trầu vậy. Có khi đến 2 ngày mới hết bám loại "bợn" này trong miệng.

Lá cây này cũng là một bài thuốc dân gian thường dùng để cầm máu các vết thương khi bị đứt tay hoặc té ngã có vết thương...


Cách trồng hoa salem
Kỹ thuật trồng hoa hồng
Cách trồng hoa tigon làm đẹp cho không gian nhà bạn
Cách trồng hoa tulip
Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng
Cách trồng hoa huệ đỏ
Kỹ thuật trồng hoa súng trong chậu
Cách trồng hoa son môi



(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý