Về điểm Graophubôcơ tuy không gây chấn động nhiều như vấn đề phụ nữ xuất tinh, hơn nữa về
mặt quan điểm y học cùng không quan trọng bằng vấn đề tổ chức cơ đàn hồi ở âm đạo. Tuy nhiên, sự phát hiện ra điểm G đã giúp chúng ta thoát hẳn khỏi ảnh hưởng của quan điểm truyền thống ngự trị suất mấy chục năm trước đó. Vì nó chứng minh rằng, vùng nhậy cảm tình dục trên bộ phận sinh dục nữ không chỉ tổn tại ở một nơi. Còn Mastơ và Jônxơn trước sau vẫn muốn người ta tin rằng phụ nữ chỉ có một điểm nhậy cảm thôi (quan điểm này cũng được khá nhiều người khác ủng hộ). Trong thực tế, phụ nữ có ít nhất từ hai trở lên khu nhạy cảm tình dục, cũng giống như ở nam có dương vật và tuyến tiền liệt. Còn âm vật nằm ngay ở phần ngoài cửa âm đạo thì bất kỳ người phụ nữ nào cũng tự biết. Vì điểm G nằm sâu ở trong vách phía trước cửa âm đạo nên tự thân chị em cũng khó nhận thấy. Trong sinh hoạt tình đục, tuy không phải là động tác không thể thiếu, nhưng nếu được bạn
tình phối hợp thì cùng là điều rất tốt. Đối với đàn ông cũng có tình hình tương tự, người nào Cũng nhận biết về dương vật, và thích mân mê nó, còn nếu không được bạn tình giúp đỡ sờ nắn vào vị trí tuyến tiền hệt ở phía thành trước của trực tràng thì đàn ông cũng khó phát hiện ra nó.
Vị trí chính xác của điểm G ở dâu? Nó nằm ở sát phía sau xương cung chậu và trên thành phía trước của âm đạo. Nói chung có thể xác định nó nằm ở khoảng giữa, tính từ phía sau xương cung chậu cho đến cổ tử cung và chạy dọc theo niệu đạo ở ngay gần cổ bàng quang, nó tiếp giáp liền kề với niệu đạo, độ lớn nhỏ và vị trí chính xác ở mỗi người một khác. Nếu ta ví âm đạo như một chiếc đồng hồ báo thức, lúc 12 giờ thì kim chỉ vào điểm giữa của vách phía trước, còn lúc 6 giờ thì chỉ vào vách phía sau và hậu môn. Phần lớn chị em có thể tìm thấy vị trí điểm G ở vào khoảng từ 11 giờ đến 1 giờ. Nó khác với âm vật là ở sâu vào trong thành âm đạo, trong tình trạng không bị kích thích mà muốn tìm thấy nó thì phải lấy ngón tay ấn thật mạnh.
Ngay từ năm 1944 chuyên gia phụ sản người Đức Graophubôcơ và tiến sĩ y học người Mỹ cùng là chuyên gia phụ sản nổi tiếng Rôbớt. L.Dikinsen (mà nhiều người Mỹ gọi ông là chuyên gia tình dục đầu tiên ở Mỹ) đã cùng hợp tác nghiên cứu. Họ đã miêu tả "khu động tình" nằm sâu dưới lớp biểu bì của niệu đạo nơi thành phía trước âm đạo. Qua tài liệu do Graofubôcơ viết vào năm 1950 ta trích dẫn được một đoạn viết về khu vực gợi tình trên vách phía trước của âm đạo như sau:
"... Ở vách phía trước của âm đạo, dọc theo niệu đạo có một khu gợi tình, chung quanh nó có lẽ tồn tại những tổ chức giống như dạng hải miên ở dương vật đàn ông có khả năng cương cứng. Khi bị kích thích tình dục thì niệu đạo của phụ nữ bắt đầu nở to ra, rất dễ dàng sờ thấy. Khi cảm hứng tình đục đạt đến cao trào thì khu vực gợi tình này phình to hết cỡ, vị trí nhậy cảm nhất nằm ở phần sau niệu đạo tiếp giáp với cổ bàng quang". Graofubôcơ cho ràng khu gợi tình này rất quan trọng, bạn tình rất dễ nhận biết khi tay hoặc dương vật đã rời xa khu âm đạo liền kề với niệu đạo, muốn tiếp xúc lại với nó thì phải thay đổi tư thế “yêu”.
Chỉ cần chúng ta nhớ lại những năm 40 của thế kỷ 20, người ta đã tranh luận khá sôi nổi về vấn đề xoay quanh hứng khởi tình dục của phụ nữ, qua đó nổi bật lên giá trị về phát hiện điểm G của Graofubôcơ. Quan điểm của Preud lưu hành khá rộng rãi một thời ở Mỹ, được giới chuyên nghiệp rất ủng hộ đó là: Cao trào tình dục xảy ra ở âm vật và âm đạo. Trong khi các nhà nghiên cứu muốn giải quyết cuộc tranh luận theo con đường giải phẫu, để xác định điểm hứng khởi tình dục nằm ở đâu.
Nói một cách tương đối thì moi người rất dễ thống nhất về mặt nhận thức đối với khả năng nhạy cảm tình dục của âm vật, vì nó quá rõ ràng để thấy Kinxi phát hiện rằng, trong số đối tượng thí nghiệm của ông, có đến 98% bị kích thích khi sờ vào âm vật, còn độ nhậy cảm ở âm đạo thì do rất nhiều nguyên nhân nên khó xác định tuy có đến 90% đối tượng cho rằng, khi ấn vào thành âm đạo thì cũng rất nhậy cảm với kích thích, nếu sờ nhẹ thì chỉ có 12% số chị em cảm thấy bị kích thích. Từ đó Kinxi đưa đến kết luận:
"Phần lớn chị em phụ nữ đều có ít đầu dây thần kinh tập trung ở thành âm đạo vì nếu chỉ sờ nhẹ vào thành âm đạo thì không gây ra phản ứng nhậy cảm. Đa Phần những chị em nhậy cảm, đều dồn cảm giác về một số điểm nào đó. Nói chung điểm nhậy cảm thường hay tập trung ở vách phía trước âm đạo ngay phía trong cửa mình" Từ trên cơ sở kết luận này mà Kinxi cho rằng, muốn gây được cảm hứng tình dục thì nhất định phải thông qua một điểm độc lập nào đó. Theo ông đó chính là âm vật vì âm vật có cùng nguồn gốc với dương vật của đàn ông. Tuy rằng Graofubôcơ không hề tranh cãi với Kinxi về vấn đề này, nhưng Graofubôcơ chỉ nhấn mạnh thêm rằng, trong kích thích tình dục thì âm đạo cũng có tầm quan trọng không hề thua kém âm vật. Vì đã xác định được mối quan hệ giữa âm đạo và khả năng sinh ra khoái cảm, cho nên Bery và Hulfur đã gọi điểm nhậy cảm trên thành âm đạo là điểm G.
Nghiên cứu sâu hơn nữa về phản ứng tình dục của phụ nữ chính là những bước thăm dò mới trong bộ môn khoa học tình dục. Theo quan niệm truyền thống về văn hoá tình dục, người ta quen coi phụ nữ chỉ đóng vai trò bị động chấp nhận sinh hoạt tình dục của nam giới, không muốn nghĩ rằng phụ nữ cũng có khát vọng hoặc có khả năng phản ứng tình dục ngang bằng với nam giới. Vì thế từ xa xưa, trên thế giới rất nhiều nơi phổ biến quan niệm rằng phụ nữ sinh hoạt tình dục chỉ với mục đích duy nhất là sinh con đẻ cái duy trì nòi giống, phụ nữ không nên có hứng thú tình dục.
Có một chị lấy chồng 14 năm đã phát biểu bình luận về phong trào nghiên cứu phản ửng tình dục của phụ nữ như sau:
"Thật khó mà tin rằng đến nay người ta mới nghiên cứu về vấn đề này". Nếu phân tích từ góc độ lịch sử thì người ta vẫn chưa xác định được tệ phân biệt đối xử đối với phụ nữ có từ bao giờ: vì phần lớn các nhà nghiên cứu đều là đàn ông, nếu không phải như vậy: thì kết quả nghiên cứu về vấn đề này chắc đã sâu sắc hơn nhiều. Mãi đến năm 1982 thì mới có những người phụ nữ trực tiếp tham gia thảo luận về vấn đề này đó quả là một "điều đáng tiếc".
Do nhận thấy rất rõ ràng rằng, trong lĩnh vực tình dục, phụ nữ luôn luôn bị đặt ở địa vị phục tùng cũng không được sự chú ý của giới y học mà trong đó nam giới cùng nắm địa vị chủ đạo, cho lên vào năm 1953, Graofubôcơ đã chỉ ra rằng:
"Người ta xem thường vấn đề tình dục phụ nữ đến mức độ thật đáng ngạc nhiên đến nỗi chẳng ai định nghĩa được cao trào tình dục và vị trí của các điểm nhậy cảm của phụ nữ như thế nào".
Người ta tranh luận sôi nổi về câu kết của bản luận văn Moócgân. nội dung là: "ở một mức độ nào đó thì cơ năng kết cấu của phụ nữ đang bị thoái hoá teo tóp, đó là kết quả hiển nhiên của quá trình tiến hoá và sự phát triển của lịch sử văn hoá. Thế nhưng cần phải nêu ra một thực tế là, rất nhiều phụ nữ rất khó sờ thấy điểm G và rất nhiều phụ nữ khác hết sức quan tâm đến tư thế “yêu”, họ hoàn toàn trông cậy vào tư thế đặc biệt của bạn tình vì nó có tác dụng rõ rệt".
Tuy rằng Moócgân đưa ra luận điểm này nhờ nghiên cứu hành vi của nhân loại và thuyết tiến hoá, thế mà kết luận của bà lại gần như hoàn toàn trùng hợp với kết luận của Graofubôcơ dựa trên kinh nghiệm thực tiên của chuyên gia y tế. Bà cho rằng. đối với phụ nữ cũng như tất cả các loài động vật có vú khác thì cách “yêu” tốt nhất là đưa vào từ phía sau lưng.
Tư thế “yêu” không những có tầm quan trong đắc biệt đối với vấn đề kích thích điểm G, mà nó cũng rất quan trọng về mặt kết cấu cơ thể của bạn tình và sự phối hợp chặt chẽ giữa hai bên. Gơraophu giới thiệu rất nhiều vấn đề về vai trò quan trọng của người bạn tình. Bà nói: "Góc độ tạo thành giữa dương vật và cơ thể có tầm quan trọng đặc biệt, ta nên suy xét cẩn thận điều này, một hình tượng cơ thể hoàn mỹ nhất phải dựa trên các đặc điểm về sinh lý". Nhiều cặp vợ chồng phản ánh rằng tư thế nữ ở trên cũng gây dược tác dụng kích thích vào điểm G tốt nhất. Một số chị em khác lại cho rằng, nếu “yêu” ở tư thế này, nhiều khi dương vật hơi bé lại gây hiệu quả hài hoà hơn so với dương vật to.
Về đề tài kiến thức cũng như kỹ thuật trong sinh hoạt tình dục, người ta cho rằng nó liên quan đến lĩnh vực văn hoá nhiều hơn là bản năng. Do đó không nên ức chế đối với văn hoá tình dục, cần phải thừa nhận cao trào tình dục của phụ nữ, đồng thời giáo dục cho mọi người nắm được cách làm sao cho đạt đến cao trào. Nhờ được giáo dục tình dục thì chị em mới hưởng trọn niềm vui khi đạt đến cao trào như trong tưởng tượng. Thời kỳ chiến tranh thế giới thứ hai, nhà nhận loại học Blanislo Ulianobski đã từng cùng sinh sống với bộ lạc dân cư trên hòn đảo Teburian, dân ở đó biểu diễn trò vui tết lẵng hoa rất gợi tình, những người tham gia biểu diễn xếp thành hai vòng tròn, tượng trưng cho hai điểm then chốt trong hứng thú tình dục, người ở vòng tròn thứ nhất ngọ nguậy ngón tay. Tiếp đó,người ở vòng tròn thứ hai cũng ngọ nguậy ngón tay, sau đó tất cả cùng ngọ nguậy làm cho hai vòng tròn khuấy động hơn lên. Theo sự giải thích của Ulianốp ski thì hai vòng tròn này biểu tượng cho hai cái âm vật, ông cho rằng đứng về mặt giải phẫu học, sự sắp xếp như thế không lấy gì làm chính xác. Vì trong thực tế bộ phận sinh dục chỉ có một cái âm vật thôi, nhưng trong hứng khởi tình dục lại có hai điểm. Nếu nhìn nhận theo quan điểm ngày nay có thể khẳng định rằng trò chơi đó muốn biểu tượng cho âm vật và điểm G.
Một phụ nữ Panama viết rằng "Chúng tôi hoàn toàn nhận thức được sự tồn tại của điểm G mà gọi theo cách người dân địa phương Panama là La Beualoca. Khi tôi mới 15 tuổi, tôi đã biết có khu nhậy cảm đó rồi, nay tôi đã 65 tuổi. Dân tộc chúng tôi rất ham thích hoạt động tình dục".
Về đại thể thì điểm G được cấu tạo bởi mạch máu, thân và ống của tuyến cạnh niệu đạo, các đầu dây thần kinh và tổ chức xung quanh cổ bàng quang, nó có dạng kết cấu kiểu lưới hết sức phức tạp. Chúng tôi tự mình kiểm tra (hoặc nhờ người khác kiểm tra rồi nói lại) nhiều phu nữ và phát hiện ra rằng, các vùng nhạy cảm tình dục khi bị kích thích thì đều giãn nở, chính nó thuộc dạng tổ chức mềm, nhưng lúc đó sờ lại thấy khá cứng và có tạo dáng nhất định, nếu gặp cơn hứng tình là nó phình to lên khá nhanh. Cho đến nay, chúng tôi vẫn chưa làm sáng tỏ được kết cấu tế bào của nó, đây cũng là đề tài nghiên cứu của nhiều nhà nghiên cứu ở các cơ quan học viện y học với mục đích xác định chính xác tính chất, tổ chức hình
thành điểm G.
Qua đây lại nẩy ra một vấn đề dễ gây tranh luận khác, đó là liệu có thể kết luận rộng, giữa điểm G của phụ nữ và tuyến tiền liệt của nam giới có cùng một nguồn gốc chung được không. Do tranh luận mà người ta lần ngược thời gian đến
tận thời La ma cổ đại. Vào thế kỷ thứ 10 sau Công nguyên có một thầy thuốc tên là Cairôn, ông này đã viết sách trình bày vấn đề này, đồng thời đưa ra câu kết luận chắc chắn rằng đúng là như vậy. Nhưng vào tháng 4 năm 1981 Mastơ lại đưa ra lời bình luận về kết quả nghiên cứu của Bery và Huipur, ông kiên quyết phản đối việc áp đặt cách giải thích tuyến tiền liệt vào điềm G.
Cho dù có khá nhiều nhà y học cho rằng, khu vực điểm G không hề có công năng về tiết niệu hoặc phụ khoa mà ta đã biết, nhưng chúng ta vẫn cho rằng, nó có cùng nguồn gốc với tuyến tiền liệt nam giới nhưng đã bị thoái hoá. Điểm sai khác giữa hai thứ là ở chỗ độ lớn nhỏ và vị trí không giống nhau. Tuyến tiền liệt của nam dễ xác định giới hạn hơn nhiều so với điểm G Hơn nữa, nếu nhìn nhận từ khía cạnh giải phẫu học thì giữa nam và nữ lại rất giống nhau, điều này đã được mọi người nhất trí thừa nhân từ lâu.
Tháng 10 năm 1980, tờ "Thời báo New York" đã đăng một bài, kể chuyện một người cha đã dùng vú của mình cho con gái bú để nuôi sống bé trong 8 tháng trời. Sở dĩ ông làm được như vậy vì đà sử dụng kích thích tố giống cái và áp dụng phương pháp quen dùng của một số phụ nữ không thích chửa đẻ nhưng lại thích cho con bú. Theo cách này thì đầu tiên phải tích cực cho bé ngâm mút vú nhằm kích thích cho tuyến vú tiết ra sữa. Trong khi bé mút, phải dùng một bơm nhỏ thuốc đau mắt để bơm sữa bò vào miệng bé, cho dấn khi vú của người đàn ông bắt đầu tiết ra sữa thì thôi. Đến nay, người ta vẫn chưa dám tin rằng nhiều người đàn ông có thể thực hiện được chuyện đó, nhưng nhiều phụ nữ vẫn rất ngang ngạnh, không thích chửa đẻ nhưng lại thích cho con bú, cho rằng chỉ có một tỷ lệ rất thấp nam giới có thể cho con bú thì cũng đủ để phát biểu rằng, về một ý nghĩa nào đó thì điểm G của phụ nữ có chức năng giống như tuyến tiền liệt của nam giới.
Muốn xác minh cho thật đầy đủ là tất cả các phu nữ đều tồn tại điềm G. Bery và Hulfur đã cùng tập thể bác sĩ và hộ lý tiến hành kiểm tra đối với hơn 400 phụ nữ tình nguyên tham gia thí nghiệm về đề tài nghiên cứu này, kết quả cho thấy, tất cả các phụ nữ tham gia kiểm tra đều có điểm G. Gần đây, ngày càng nhiều bác sĩ tuyên bố rằng, đã tìm thấy điểm G.
Qua thăm dò, dường như ai cũng có thể tìm thấy điểm G, thế nhưng vì sao cho đến nay người ta vẫn chưa coi trọng đúng mức vấn đề này. Phần nhiều ý kiến cho rằng, bác sĩ nhẽ ra phải hiểu một cách toàn diện về cơ thể con người, nhưng họ lại thống nhất với nhau ở một điểm là bằng mọi cách tránh gây kích thích tình dục đối với bệnh nhân. Trong phụ khoa, cho dù quá trình kiểm tra không tránh khỏi đụng chạm đến điểm G nhưng cũng không để nó bị kích thích. Như vậy, chẳng có gì khó hiểu tại sao cho đến nay người ta chưa chú ý đến điểm G. Vì khi nó chưa bị kích thích thì thể tích rất nhỏ và khó xác định vị trí chính xác ở chỗ nào, nhất là mắt khó nhìn thấy. Cũng giống như khi kiểm tra sức khoẻ đàn ông, không mấy khi làm cho đương vật cương cứng, thì khi kiểm tra điểm G cũng không làm cho nó bị kích thích. Do vậy từ cảm giác trực quan mà các bác sĩ cho rằng "Ở trạng thái mềm, dương vật có chiều dài khoảng hai tấc Anh". Trong tờ tạp chí nhan đề "Phát hiện mới về cơ thể phụ nữ" do trung tâm phong trào sức khoẻ và nữ quyền xuất bản đã gọi điểm G là thể hải miên ở niệu đạo. Sở dĩ tác giả phải đùng cách gọi đó vì không thể tra cứu được tên của nó ở trong bất kỳ tài liệu khoa học nào và họ giải thích rằng. khi hưng phấn cùng như trong quá trình “yêu”, như đưa nạp đầy máu mà thể hải miên này căng phồng lên nhằm che đậy và bảo vê cho niệu đạo.
Phụ nữ đã phát hiện điểm G của mình như thế nào? Nếu nằm ngửa thì khó phát hiện vì trọng lực có tác dụng lên cho các bô phận đều bi kéo xuống phố dưới làm cho nó cách xa cửa âm đạo. Muốn sờ thấy trong trường hợp này thì phải có ngón tay dài hoặc âm đạo ngắn mới phối hợp được. Vì thế tốt nhất là ngồi xổm. Khi điểm G bị kích thích thì cảm giác đầu tiên gây ra ở người phụ nữ là buồnđi tiểu tiện. Phương pháp tiện lợi nhất để tự mình xác định điểm G là ta ngồi toa lét. Trước khi sờ xem điểm G ở đâu thì hãy đi đái, vì động tác của bạn sẽ phát tín hiệu cho bàng quang đã chứa đẩy nước, nhưng điều này không đáng ngại. Bạn cũng có thể lấy ngón tay đè thật mạnh vào thành phía trước ở ngoài âm đạo để tìm điểm G, (một số chị em đồng thời dùng một ngón tay khác ấn mạnh vào phía trên của mỏm xương cung chậu ở phần bụng dưới cũng góp phần xác định được điểm G). Hễ bị kích thích là điểm G bắt đầu cương cứng. Khi đó nếu thò một ngón tay vào trong, một ngón nắn ở ngoài bạn sẽ sờ thấy có một cục cương cứng. Khi bạn thôi đè sẽ cảm thấy như có một 1ực đẩy ngón tay bạn ra khỏi âm đạo.
Khi bác sĩ đinh xác đinh điểm G thì cho bệnh nhân nằm ngửa, rồi dùng cả hai tay để kiểm tra. Cách này mang lại hiệu quả cao hơn. Theo những người được kiểm tra cho biết, các bác sĩ mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm vẫn có thể dùng cách này để xác định được điểm G một cách dễ dàng. Tiến sĩ y học người Ixraen là Svis Hokơ cũng hướng dẫn phương pháp xác định điểm G bằng hai tay cho các đôi bạn tình.
Nếu dùng ngón tay sờ vào điểm G sẽ có cảm giác như sờ vào hạt đậu ván, còn sau khi bị kích thích thì nó sẽ phình to bằng đồng đôla 10 xu của Mỹ, thậm chí to bằng đồng 50 xu Cá biệt có chị lớn hơn nữa, chẳng khác gì có chị phụ nữ cá cặp vú to hơn hẳn người khác, hoặc có những người đàn ông có dương vật to và dài hơn người bình thường. Kích thước to hay nhỏ ở những bộ phận này không hề ảnh hưởng đến phản ửng kích thích, sự hưng phấn do kích thích điểm G ở một người một khác. Ví dụ có chị cảm nhận kích thích vào đầu vú mạnh hơn người khác. Kết quả kiểm tra cho thấy, sau khi mãn kinh, điểm G của phụ nữ teo dần, nhưng mức độ nhạy cảm khi kích thích vào điểm G dường như chẳng kém gì so với các chị em đang trong đô tuổi sinh đẻ, mặc dù số đông chị em đều thích ve vuốt nhẹ nhàng vào âm vật, còn kích thích điểm G muốn đạt được khoái cảm lại phải ấn tương đối mạnh. Nâm vật nói, có chị em phụ nữ sau khi xác định được điểm G thì chỉ cần đặt tay lên mu ngoài ở chỗ đầu xương cung chậu ấn vào phần bụng dưới trên đó một chút thì sẽ tạo ra cảm giác kích thích ở điểm G. Một nhân viên dậy chó tên là cô Fugima 24 tuổi nói: "Lúc đầu tôi chưa hề biết gì về điểm G, tất cả cảm giác của tôi chỉ tập trung ở âm vật, nhưng sau một thời gian tăng cường rèn luyện hệ cơ âm đạo, khi “yêu” với chồng tôi dễ đạt đến cao trào hơn".
Một số chị em khác cho biết, trong quá trình đẻ, họ đang xảy ra cao trào tình dục, đó là do khi rặn đẻ thì gây sức ép về phía trên làm cho điểm G bị kích thích. Một chị đã viết: "Gần đây tôi sinh con thứ hai, thì đúng như các bạn đã nói khi rặn đến giai đoạn cuối cùng, thì đứa bé đè vào khu nhậy cảm ở điểm G làm tăng thêm xung lực đẩy ra rất mạnh. Không biết có đúng là như vây không? Rõ ràng là khi cái thai di chuyển đến đọan xương cung chậm thì gây ra sức ép rất lớn vào điểm G.
Nhiều khi điểm cảm giác mạnh đó cùng xẩy ra một số vấn đề ví dụ có một chị cho biết một trường hợp như sau:
Tôi là một phụ nữ nắm được nhiều bí mật về điểm G vì điểm G của tôi rất dễ xác định và hết sức nhạy cảm. Vì vậy, tôi hưởng được niềm khoái lạc cao độ trong sinh hoạt tình dục, nhưng rồi khi kiểm tra phụ khoa đã có chuyên không hay xảy ra, tức là khi ông soi thò vào chạm đến điểm G thì tôi bị kích thích đến mức mất cả tự chủ, tôi đã phải tập trung mọi nỗ lực để kiềm chế nó.
Khi mổ, các bác sĩ cần cân nhắc thận trọng về sự tồn tại và vị trí của điểm G, nếu vô tình cắt bỏ nó đi có nghĩa đã cướp mất của chị em niềm sung sướng trong đời sống tình dục sau này. Qua kết quả thăm hỏi và trao đổi thư từ, thì thủ thuật ngoại khoa có thể gây ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực đối với chức năng sinh dục. Điều đó được quyết định bởi loai hình mổ và mức độ gây nhiễu đối với tổ chức thần kinh. Ví dụ một số chị em phản ảnh, sau khi mổ cắt bỏ tử cung, thì khoái cảm tình dục không hề giảm mà có phần tăng lên. Một chị nói:"Vì thường xuyên bị kích thích vào điểm đó nên tôi luôn luôn ở trạng thái cao trào tình dục, bởi điểm G của tôi đặc biệt lớn, cả tôi và chồng tôi đều rất thích nó. Chín năm về trước khi tôi đang ở tuổi 30, tình thế bắt buộc phải cắt bỏ tử cung nhưng giữ được buồng trứng, thế mà khoái cảm tình dục lại được tăng cường. Chính Graophubôcơ cũng rất chú ý đến hiện tương sau khi chị em cắt bỏ tử cung thường hay đạt đến cao trào tình dục. Nếu trong khi mổ mà cắt bỏ mất vùng nhạy cảm ở thành trước âm đạo, thì cao trào tình dục sẽ không xuất hiện nữa. Nhiều chị em cho biết sau khi cắt bỏ tử cung thì luôn luôn có cảm giác bị đè ép xuống, do đó vẫn gây ra cao trào tình dục rất mãnh liệt. Người ta giải thích hiện tượng này như sau: tuy bị cắt tử cung nhưng hệ thống thần kinh chỉ đạo điểm G và tử cung thì vẫn hoàn chỉnh, do đó hệ cơ ở phân trên âm đạo không hề bị ảnh hưởng.
Trong y học, người ta còn quan tâm đến một vấn đề quan trọng nữa là ảnh hưởng giữa màng ngăn âm đạo đối với điểm G. Ở nước Mỹ áp dụng khá phổ biến phương pháp dùng màng ngăn âm đạo để tránh thai, nhưng nó có thể ngăn cản sự kích thích đối với điểm G. Nhìn chung, khi đã đặt màng ngăn âm đạo thì sẽ rất khó đụng chạm đến điểm G.
Tuy nhiên, bởi một số chị em gửi thư cho biết, sử dụng màng ngă âm đạo không hề ảnh hưởng đến kích thích điểm G. Có một chị lấy chồng 23 năm nay đang ở tuổi 41 cho biết, tôi đã sử dụng màng ngàn âm đao năm năm rồi nó chẳng hề ngăn cản quá trình đạt đến cao trào tình dục, thậm chí cao trào còn đến một cách dễ dàng mau lẹ hơn. Tuy nhiên, trong chuyện này tư thế “yêu” chiếm một vai trò quan trọng, tốt nhất là đưa từ phía sau, hai chân phải dơ lên thật cao cũng góp phần không nhỏ nhằm đạt đến cao trào.
Vì có liên quan đến điểm G nên đối với từng chị em phụ nữ, việc lựa chọn kích thước mã số c Pocơ của màng ngăn âm đạo trở nên hết sức quan trọng. Một khi đã quyết định sử dụng biện pháp khống chế sinh đẻ thì cần phải xem xét đến khía cạnh này. Nếu ở chi em nào mà điểm G nằm đúng phía sau xương cung chậu thì sử dụng màng ngăn âm đạo chắc không ảnh hưởng mấy đến phản ứng caotrào tình dục, nhưng nếu điểm G càng lui về phía trong hoặc lùi lên phía trên, thì dễ bị ảnh hưởng. Việc sử dụng màng ngăn âm đạo vẫn chưa được cục quản lý thực phẩm dược phẩm Mỹ phê chuẩn, hiện nay vẫn đang ở trong giai đoạn thực nghiệm. Còn mũ chụp cổ tử cung thì vừa vặn chụp kín lên cổ tử cung hoàn toàn không ngăn trở kích thích đối với điểm G. Ngay từ năm 1944 Graofubôcơ và Dikinxin đã ý thức được vấn đề này, họ viết rằng "Vì vùng cảm giác hoặc nhậy cảm tình dục nằm ở thành trước âm đạo và phía dưới lớp biểu bì của niệu đạo, nên nhiều người phản ánh, nếu sử dụng màng ngăn âm đạo thì rất khó đạt đến cao trào tình dục Trong khi đặt mũ tử cung thì không hề che mất thành trước âm đạo, vì thế người ta thích đổi sang dùng mũ tử cung để dễ dàng đạt đến cao trào hơn.
Một số chị chủ trương vẫn dùng màng ngăn âm đạo để tránh thai. Vẫn biết rõ là nó ảnh hưởng đến việc kích thích điểm G, nhưng họ đã nhờ bạn tình kích thích điểm G trước khi đạt màng ngăn âm đạo. Chính nam giới cũng có một vùng nhậy cảm tương tự như điểm G đó chính là tuyến tiền liệt mà mọi người đều quen thuộc Khi dùng tay hoặc dương vật kích thích vào đó sẽ sinh ra khoái cảm, vì thế đàn ông rất ít khi dám đụng chạm vào đó.
Lúc đầu, cũng giống như đối với điểm G, sờ nắn vào tuyến tiền liệt không hề tạo cảm giác sung sướng, nhất là bạn làm việc đó với mục đích thể nghiệm. Nhưng nếu việc sờ nắn đó trở thành một phần của cuộc “yêu” thì đa số đàn ông đều cho rằng nó gây cảm giác thích thú. Tình hình này gần như hoàn toàn trùng hợp với phản ánh của chị em khi được kích thích vào điểm G hoặc vào âm vật.
Tháng 2 năm 1978 tạp chí "Nghiên cứu tình dục" đã đăng bài của Seviri và Banếch cộng thêm bình luận của Graofu làm dư luận bắt đầu chú ý đến các vấn đề này. Bài viết của họ điểm lại và phân tích một cách toàn diện hiện tượng phụ nữ phóng dịch dã châm ngòi cho dư luận quan tâm nghiên cứu vấn đề này.
Tất nhiên, khi tìm hiểu và đánh giá điểm G, chúng ta không nên chỉ bó hẹp theo cách trình bày của Graofu, vì có rất nhiều chuyên gia y học và chuyên gia giải phẫu đã đi sâu tìm tòi đề tài này và cho công bố nhiều tài liệu có liên quan. Họ không những đánh giá đó là nguồn gốc của khoái cảm tình dục mà cũng coi đó là con đường truyền bệnh tình dục hoặc cái nôi để sinh ra các triệu chứng sau khi mổ. Đến nay, người ta vẫn chưa chú ý đúng mức về công năng cũng như bảo vệ đối với điểm G.
Trong tác phẩm xuất bản năm 1980 của tiến sĩ y học Alêchxăngđơ Schien đã đề cập đến vấn đề mổ dẫn lưu khi người phụ nữ mắc bệnh lậu song cầu khuẩn ở ống tuyến xung quanh âm đạo. Ông dùng sơ đồ giới thiệu tình trạng cảm nhiễm để cho người xem dễ hiểu. Vì vây cho đến nay, người ta vẫn quen gọi tuyến thể ở niệu đạo phụ nữ là tuyến Schien. Về sau, có rất nhiều nhà nghiên cứu cho công bố công trình nghiên cứu về vấn đề này, họ đều thống nhất nhận định rằng trong thời kỳ phôi thai từ tuyến thể niệu đạo của phụ nữ cũng có tổ chức giống như tuyến tiền liệt đàn ông, đặc biệt có kết cấu rất giống với tuyến tiền liệt của thai nhi nam giới vào thời gian 5 - 6 tháng.
Năm 1941 trong báo cáo của mình nhà tiến sĩ y khoa Gioocgiơ Khaweir cho rằng. trong quá trình phát dục và trưởng thành, tuyến niệu đạo của các phụ nữ đều khác nhau. Ông nói, tuyến thể niệu đạo nữ có kết cấu và dịch thể tiết ra rất giống với tuyến tiền liệt của nam giới, đó là vật còn sót lại trong quá trình phát triển của bào thai. Ở nữ giới, nó có thể không đam nhiệm một chức năng gì cụ thể, nhưng nó có thể phản ứng rất rõ rệt đối với các kích thích. Khi sinh hoạt tình dục, chất dịch luôn luôn được tiết ra từ tuyến thể của niệu đạo phụ nữ có thể chứng minh luận điểm này.
Gần như suốt nửa thế kỷ, chẳng ai nghiên cứu sâu thêm về thành quả nghiên cửu rất có giá trị đó của Schien mãi đến năm 1943 mới có tiến sĩ y học kiêm bác sĩ phụ sản Jon W Hốpman bắt tay nghiên cứu tuyến thể Schien và đưa đến kết luân, ngay cả bản thân Schien cũng đã đánh giá quá thấp về phạm vi của ống tuyến chung quanh niệu đạo phụ nữ. Cùng năm đó ông cho đăng một bản báo cáo trên tờ tạp chí của hiệp hội y học nước Mỹ cho
rằng nếu phụ nữ có tuyến tiền liệt quá lớn thì phải tiến hành chữa trị cắt bỏ ngoại khoa.
Năm 1953 tiến sĩ y học, chuyên gia về tiết niệu Sailuen Poke kết luận rằng, tổ chức này có khả năng cương cứng nên nó thuộc dạng thể hải miên cũng giống như thể hải miên ở dương vật đàn ông, nhưng Poke không đi sâu tìm hiểu điều kiện nào làm cho nó cương cứng. Vì hứng thú của ông chỉ đặt vào vấn đề bài tiết nước tiểu mà thôi. Theo ông sở dĩ nó cần phải cứng lên là nhằm gây sức ép với niệu đạo để tạo cảm giác buôn đái. Rất đáng tiếc tuy là một chuyên gia về niệu đạo, nhưng ông lại không nắm vững về công năng của hệ cơ vòng, trong khi tuyến tiền liệt là tổ chức có thể cứng lên có những chức năng nằm ngoài phạm vi nghiên cứu của ông, do đó ông không đi sâu tìm hiểu