Nghệ sỹ Bảo Chung khởi đầu từ bộ môn cải lương giống như những nghệ sỹ hài gạo cội khác của miền Nam. Bảo Chung tình cờ được làm quen với hài kịch sân khấu và sau đó nhanh chóng tạo được dấu ấn với khán giả nhờ tài năng và một phần do điệu cười cực độc đáo của anh.
Nghệ sĩ Bảo Chung tên thật là Nguyễn Văn Lâm sinh ngày 4 tháng 8 năm 1955. Khởi đầu từ bộ môn cải lương giống như những nghệ sĩ hài gạo cội khác của miền Nam như Bảo Quốc, Lê Vũ Cầu, Mỹ Chi,... Bảo Chung tình cờ được làm quen với hài kịch sân khấu và sau đó nhanh chóng tạo được dấu ấn với khán giả nhờ tài năng và một phần là do điệu cười độc đáo học của danh hài Văn Chung.
Những tiểu phẩm của ông thường có nội dung châm biếm những thói hư tật xấu, đả kích những tiêu cực, tham nhũng của xã hội, và thường rất được yêu thích[2]. Ông từng được khán giả bầu chọn là "Một trong 10 danh hài được yêu thích nhất" trong năm 1992 và 2 lần được trao huy chương vàng trong cuộc thi "Danh hài Thành phố Hồ Chí Minh" trong 2 năm 1996 và 2000.
Bảo Chung sinh ngày 4 tháng 8 năm 1955 tại quê mẹ ở huyện Bình Chánh, ngoại thành Sài Gòn. Lên 6 tuổi, ông được cha mẹ gửi vào chùa làm chú tiểu để học kinh phật[2]. Năm 1968, khi 13 tuổi ông trốn chùa để xin đi theo đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ của ông bầu Quang Phục khi đó đang diễn tại chợ Bình Chánh. Tại đoàn Bảo Chung học ca cổ nhạc, đóng vai quân sĩ, chạy cờ rồi về sau được đôn lên được đóng các vai kép ba, kép nhì. Trong thời gian này, ông còn làm thêm nghề sắp chữ trong nhà máy in để có tiền học hát cổ nhạc. Khi đoàn Đồng Ấu Hoa Thế Hệ tan rã, ông lần lượt đi theo nhiều đoàn hát khác nhau[2]. Năm 17 tuổi, Bảo Chung chuyển từ cổ nhạc sang học tân nhạc[4]. Năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, vừa tròn 20 tuổi Bảo Chung vẫn phải chuyển từ đoàn hát này đến đoàn hát khác và đi diễn khắp các tỉnh thành từ miền Trung và Đông Nam bộ. Đến khi gia nhập đoàn Sông Hậu 3, ông lần đầu được giao vai kép chánh trong vai Lục Vân Tiên, hát chung với nữ nghệ sĩ Tuyết Thu Hồng trong vai Kiều Nguyệt Nga. Thời gian này, ông vẫn chưa tạo được nhiều người biết đến cho dù có đến 4 năm trong những vai kép mùi, kép chánh và vẫn phải đi diễn ở các tỉnh xa.[1]
Năm 1979, khi đang đi diễn với một đoàn hát tại Quy Nhơn, Bình Định, vì đoàn thiếu diễn viên nên Bảo Chung được giao đóng vai hề cho các vở Lâm Sanh Xuân Nương, Bên Cầu Dệt Lụa. Ban đầu ông không đồng ý nhưng sau đó nhận lời nhập vai, vai diễn của ông khi lên sân khấu đã thành công ngoài dự kiến và từ đó song song với kép chính, Bảo Chung còn kiêm thêm diễn các vai hài[3]. Năm 1981, Bảo Chung về thành phố Hồ Chí Minh lần lượt gia nhập các đoàn Sài Gòn 1, Sài Gòn 3 và Trần Hữu Trang 1. Suốt thời kỳ này, Bảo Chung có cơ hội được diễn với những danh hài nổi tiếng một thời như Văn Chung, Kim Quang, Ba Vân,[1]. ... Năm 1985 (có thông tin năm 1991) tại đoàn cải lương Sài Gòn 1, Bảo Chung vào vai Trần Lôi trong vở tuồng Chắp Cánh Chim Bằng của tác giả Thanh Kim Huệ, đạo diễn Thanh Điền. Thành công của vai diễn này đã giúp Bảo Chung khẳng định được tên tuổi và khả năng diễn hài của mình với khán giả[2][4]. Đây còn được coi như vai diễn hài đầu tiên mà ông sử dụng nghệ danh Bảo Chung. Thời gian này, Bảo Chung tiếp tục tạo được dấu ấn với vai hài được coi là nổi bật nhất với vai ông trưởng ấp trong vở Tìm lại cuộc đời của đoàn cải lương Sài Gòn 2.[2]
Năm 1992, ông được khán giả và độc giả các báo trong nước bình chọn là một trong 10 danh hài được yêu thích nhất trong năm[2]. Năm 1996, trong cuộc thi "Danh hài Thành phố Hồ Chí Minh" được tổ chức tại Nhà hát Hòa Bình, Bảo Chung đã giành được huy chương vàng của cuộc thi với tiểu phẩm hài Bao Công kỳ cục án[3]. Sau thành công của Bao Công kỳ cục án, ông tiếp tục sáng tác nhiều tiểu phẩm hài khác Liên khúc tình xa, Tiên Sài Gòn, ...Một thời gian sau, sân khấu cải lương bắt đầu thời kỳ xuống dốc do mất dần khán giả, Bảo Chung quyết định rời Nhà hát Trần Hữu Trang chuyển sang thành lập nhóm hài mang tên "Bảo Chung". Những vở diễn thành công của nhóm trong thời gian này phải kể đến như Bao Công, Tiên ông năm 2000, Táo Quân, Giao thông vận tải,... Năm 2000, tiểu phẩm Tiên Sài Gòn với nội dung chê cười vấn đề giao thông trong nước đã giúp Bảo Chung một lần nữa đoạt huy chương vàng cuộc thi "Danh hài Thành phố Hồ Chí Minh".[3]
Năm 2004, Bảo Chung được mời đảm nhận một vai phụ trong bộ phim điện ảnh hài mang tên Khi đàn ông có bầu, cùng tham gia phim còn có hàng loạt nghệ sĩ hài nổi tiếng như Tấn Beo, Hồng Vân, Thúy Nga, Bảo Quốc, Phước Sang[5]... Cũng trong năm này, trong cuộc thi "Nụ cười vàng", nhóm hài Bảo Chung - Tấn Hoàng đã đoạt danh hiệu là một trong 10 nhóm hài được yêu thích nhất. Đây là cuộc thi do Sở Văn hóa - Thông tin Thành phố Hồ Chí Minh, Hội Sân khấu và Báo Sân khấu TP.HCM tổ chức để tìm những gương mặt hài và nhóm hài thành công nhất. Cùng đoạt giải còn có các nhóm hài như Tấn Beo - Tấn Bo, nhóm Thúy Nga, nhóm Anh Vũ - Ngọc Giàu, nhóm Hữu Phước, nhóm Hồng Vân - Hoài Linh,...
CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP
Các nghệ sĩ cải lương, dù thủ diễn chuyên môn loại vai diễn gì thì cũng cố gắng tạo cho mình một nét đặc biệt, một lối diễn xuất hay ca ngâm có ấn tượng để ghi sâu đậm trong lòng khán thính giả và vì ấn tượng nghệ thuật độc đáo đó mà người nghệ sĩ được khán giả ái mộ và báo chí kịch trường tặng cho một danh hiêu đặc biệt.
Khi nhắc đến danh hiệu đặc biệt đó, người ta biết ngay là khán giả muốn nói đến nghệ sĩ nào. Về các danh ca vọng cổ, chúng ta còn nhớ những biệt danh như vua vọng cổ Út Trà Ôn, Vua vọng cổ hài Văn Hường, vua xàng xê Minh Chí, Hoàng Đế dĩa Nhựa Tấn Tài, giọng ca vàng Hữu Phước giọng ca sầu nữ Út Bạch Lan, giọng ca liêu trai Mỹ Châu, nữ hoàng sân khấu Thanh Nga,
Về các vai hề, ta còn nhớ quái kiệt Ba Vân, hề té Văn Chung, hề râu Thanh Việt, hề nhựa Thanh Hoài…
Các nghệ sĩ trưởng thành sau năm 1975 thì không được may mắn có những mỹ danh do khán giả và báo chí kịch trường tặng cho như các nghệ sĩ thế hệ thứ nhất và thế hệ thứ hai Hữu Phước, Thành Được, Hùng Cường…Các nghệ sĩ thế hệ thứ ba, thứ tư cũng học theo đặc điểm của các thế hệ nghệ sĩ đi trước mình để gây ấn tượng, tạo cho mình một thương hiệu( nói theo cách nói hiện nay) nhưng tuy vẫn đạt được hiệu quả diễn xuất như các nghệ sĩ tiền bối nhưng họ không được khán giả tặng cho mỹ danh như các sư phụ của họ.
Ví dụ: nghệ sĩ danh hài Bảo Chung, học theo lối cười dê của Văn Chung và lối diễu hình của Bảo Quốc nên anh lấy biệt danh là Bảo Chung, tức là ghép hai tên Bảo Quốc và Văn Chung thành ra tên Bảo Chung. Danh hài Bảo Chung có một lối cười đặc biệt, không nghệ sĩ hài nào bắt chước theo được. Khi nghe giọng cười của Bảo Chung, dù không nhìn thấy mặt , khán giả cũng biết đó là danh hài Bảo Chung, tuy nhiên Bảo Chung không được khán giả hay ký giả kịch trường tặng cho một mỹ danh nào kèm thêm giống như trước đây khán giả đã tặng cho sư phụ Văn Chung biệt danh hề té Văn Chung.
Danh hài Bảo Chung tên thật là Nguyễn Văn Lâm, sanh ngày 04 tháng 8 năm 1955, quê mẹ ở Bình Chánh, ngoại thành Sàigon. Khi lên 6 tuổi, em Lâm được cha mẹ gỡi vào chùa để học chữ, học kinh kệ. Chú tiểu Lâm học kinh kệ nhưng tâm tánh không thanh tịnh như một kẻ tu hành, trái lại tánh lý lắc vui đùa quậy phá lại phát triển nên chú Tiểu Lâm thích bôi mặt đóng tuồng, làm vua làm quan, múa kiếm ca vọng cổ, bắt chước các đám hát cúng đình ở xã. Năm 13 tuồi ( 1968 ) nhân dịp đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ của ông bầu Quang Phục đến hát tại chợ Bình Chánh, chú tiểu Lâm trốn chùa, xin gia nhập đoàn Đồng Ấu Hoa Thế Hệ.
Học hát cải lương là đúng sở nguyện của em Lâm nhưng khởi đầu bằng cách đóng vai quân sĩ, đánh võ, chạy hiệu đến khi đóng được các vai kép ba, kép nhì, học ca được một số bài bản cổ nhạc, em Lâm phải chịu đói chiụ khổ vì gánh hát nghèo, số doanh thu kém, có khi em Lâm chán nản định trở về nhà thì đoàn Đồng Ấu Hoa Thề Hệ rã gánh. Lại gặp đoàn hát khác, em Lâm như một dề lục bình nhỏ, thả trôi theo dòng sông lạch nước, qua ghềnh qua thác, qua nhiều đoàn hát, cuộc đời lưu lạc của em Lâm đã đưa em đi đến khắp các thôn, xã, tỉnh thành.
Năm 1975, em Lâm được 20 tuổi, theo đoàn hát đã 7 năm, đã đóng được vai kép chánh ở đoàn hát Sông Hậu 3 trong vai Lục Vân Tiên, hát với nữ nghệ sĩ Tuyết Thu trong vai Kiều Nguyệt Nga. Khi hỏi nghệ danh của em Lâm khi em làm diễn viên chánh của đoàn hát Sông Hậu 3, em cười, nói: Thôi, chú Phương cứ gọi cháu là Bảo Chung, khán giả biết tên nầy, chú gọi Bảo Chung, nói chuyện vui hơn. Nói xong Bảo Chung cười hề hề.
Danh hề Bảo Chung. Hình của Soạn giả Nguyễn Phương Tôi hỏi Bào Chung trong trường hợp nào Bảo Chung không diễn kép mùi nữa mà lại chuyển qua diễn vai hề. Bảo Chung cho biết:
Bảo Chung làm kép chánh qua nhiều đoàn hát, giữa năm 1979. Bảo Chung đang đi một đoàn hát miền Trung, đoàn thiếu một diễn viên đóng vai hề cho các vở Lâm Sanh Xuân Nương, Bên Cầu Dệt Lụa, ông trưởng đoàn nhờ nghệ sĩ Bảo Chung đóng giúp. Đang là kép chánh, Bảo Chung không nhận lời đóng vai hề nhưng vì đoàn bán dàn hát với một hợp đồng cao giá, không thể không hát. Nhiều nghệ sĩ trong đoàn cùng với trưởng đoàn năn nỉ Bảo Chung hy sinh cứu đoàn. Nghe bùi tai và vì sự sống của nhiều bạn nghệ sĩ trong đoàn, Bảo Chung hát vai hề trong chuyến bán dàn đó. Không ngờ khán giả cười quá mạng, nghệ sĩ trong đoàn cũng hoan nghinh tài nghệ và duyên chọc cười của Bảo Chung.
Vậy đó, sau đó tiếp theo nhiều lần Bảo Chung diễn hài, anh tự thấy thành công hơn khi hát vai kép chánh, số lương vẫn được trả cao như kép chánh nên từ năm 1985, vai hài đầu tiên với nghệ danh Bảo Chung được chính Bảo Chung và giới nghệ sĩ công nhận là vai Trần Lôi trong tuồng Chắp Cánh Chim Bằng, tác giả Thanh Kim Huệ, đạo diễn Thanh Điền và Đoàn Bá, đoàn cải lương Saigon 1.Vai hài nổi bậc nhất của danh hài Bảo Chung là vai ông trưởng ấp trong tuồng Tìm Lại Cuộc Đời của đoàn cải lương Saigon 2. Bảo Chung rất mê giọng cười của nghệ sĩ hài Văn Chung nên xem Văn Chung như người thầy trong nghề hát diễu của mình, Bào Chung đã gia công rèn luyện giọng cười dê kiểu Văn Chung, anh phải lấy hết ruột gan gân sức ra mới tạo được một tràng cười và cũng từ đó giọng cười đặc biệt không giống ai đó của Bảo Chung được khán giả và đồng nghiệp công nhận là giọng cười đặc sắc riêng của Bảo Chung.
Bảo Chung hát trên sân khấu đoàn cải lương Saigòn 1. Saigon 3, đoàn Trần Hữu Trang Năm 1992 nghệ sĩ Bảo Chung được khan giả và đọc giả các báo bỏ thăm bình chọn là một trong 10 danh hài được ưa thích nhất trong năm.
Sân khấu cải lương ngày một mất dần khán giả, Danh hài Bảo Chung rời sân khấu cải lương , thành lập nhóm tấu hài Bảo Chung. Danh hài Bảo Chung nổi danh qua các vai tấu hài với nữ nghệ sĩ Tài Linh, Hồng Vân, Thanh Hằng và các nghệ sĩ hài Bào Quốc, Phú Quý… qua nhiều tiểu phẩm tấu hài trong chương trình video Mưa Bụi.
Nhóm hài của Bảo Chung có những tiểu phẩm hát rất thành công như vở Bao Công, vở Tiên Ông, vở Táo Quân, vở Giao Thông Vận tải… vân vân…
Đa số các tiểu phẩm không có nội dung gì đao to búa lớn. Châm biếm một chút những thói hư tật xấu của người đời, đá nhẹ một chút những tiêu cực, tham nhũng của xã hội, móc ngoéo sơ sơ những chuyện nghịch lý trong đời sống thường nhật, những chuyện cười vô thưởng vô phạt, cười thư giản sau những giờ làm việc mệt nhọc trong các công trường, tấu hài của nhóm Bảo Chung cũng như hơn bốn chục nhóm tấu hài đang hoạt động rầm rộ trên các tụ điểm văn hóa như Đầm Sen, Hồ Kỳ Hòa, công viên Lê Thị Riêng, sân khấu Trống Đồng, tụ điểm 135, rạp Hoàn Kiếm, đại nhạc hội Duy Ngọc, quán bar Điểm Hẹn Saigon, quán bar Champa …
Nhờ có giọng cười độc đáo, nhờ có duyên sân khấu, danh hài Bảo Chung chẳng những đắc show diễn ở trong nước mà anh cũng được mời diễn nhiều show ở Hoa Kỳ.
Nghệ sĩ Bảo Chung tâm sự về nghề nghiệp tấu hài của anh. Bảo Chung nói:” Đến bây giờ tôi mới thấy diễn hài là khó. Hồi trước cứ ra sân khấu là diễn, còn bây giờ phải đau đầu nhức óc với mấy cái kịch bản tấu hài. Năm vừa qua, tôi khá thành công với hai tiểu phẩm “ Bao Công” và Tiên ông năm mới” nhưng cũng chính thành công đó đã gây khó cho tôi, vì nếu có cái nào mới, phải làm sao cho hay hơn, chớ dở hơn thì coi sao được?
Nói thì nói vậy chớ nhiều khi tấu hài, thấy khán giả cười quá mạng thì nhiều khi diễn viên tấu hài cũng sa đà, diễu tới tấp, cương ẩu, nếu nói những câu dung tục thì khán giả sẽ la ó phản đối, nếu cương mà nói những chuyện nhạy cảm thì Sở Văn Hóa bắt làm kiểm điểm, phạm lỗi nặng thì cấm hành nghề vài tháng. Nghệ sĩ hài muốn giữ vững nồi cơm của mình nên phải tránh không nói đến những chuyện nhạy cảm.
Về gia đình thì danh hài Bảo Chung đã một lần gảy đổ hạnh phúc gia đình. Nếu có ai hỏi đến thì anh cười hề hề, xin đừng nhắc lại chuyện cũ, nói chuyện mới vui hơn.
Chuyện mới mà Bảo Chung muốn nói tức là nói chuyện anh rất hạnh phúc với Bảo Uyên, người vợ tâm đầu ý hiệp của anh, người đã đem đến cho anh hạnh phúc trọn vẹn với hai đứa con gái mà anh rất yêu quý.
Bảo Chung nói:” Bảo Uyên là người mẫu minh họa cho các chương trình ca nhạc. Khi Bảo Uyên minh họa cho chương trình thu video tấu hài của Bảo Chung, Bảo Chung làm quen và chỉ một vài lần nói chuyện với nhau, Bảo Chung có cảm tình và thấy rằng đây là một nữa của mình. Vậy đó, Bảo Chung đeo riết, bày tỏ cảm tình, chân thành nóng bõng đến độ sắt thép cũng phải bị nung chảy ra…Kết quả là Bảo Chung và Bảo Uyên đã chọn đúng một nữa của mình. Chúng tôi làm lễ thành hôn. Bảo Uyên không làm người mẫu nữa mà chuyển qua kinh doanh bất động sản. Trong khi Bảo Chung thực hiện những chương trình tấu hài thì Bảo Uyên ở nhà chăm sóc con cái, lo lắng hậu phương cho Bảo Chung yên lòng theo đuổi nghề nghiệp.
Hiện tại, Bảo Chung và Bảo Uyên có hai đứa con gái, một ngôi nhà, một chiếc xe hơi, đủ tiền bạc và cơ ngơi chung sống một cuộc đời ấm no và hạnh phúc.
Các nghệ sĩ cải lương, dù thủ diễn chuyên môn loại vai diễn gì thì cũng cố gắng tạo cho mình một nét đặc biệt, một lối diễn xuất hay ca ngâm có ấn tượng để ghi sâu đậm trong lòng khán thính giả và vì ấn tượng nghệ thuật độc đáo đó mà người nghệ sĩ được khán giả ái mộ và báo chí kịch trường tặng cho một danh hiêu đặc biệt.
Danh hài Bảo Chung tên thật là Nguyễn Văn Lâm, sanh ngày 04 tháng 8 năm 1955, quê mẹ ở Bình Chánh, ngoại thành Sàigon. Khi lên 6 tuổi, em Lâm được cha mẹ gỡi vào chùa để học chữ, học kinh kệ. Chú tiểu Lâm học kinh kệ nhưng tâm tánh không thanh tịnh như một kẻ tu hành, trái lại tánh lý lắc vui đùa quậy phá lại phát triển nên chú Tiểu Lâm thích bôi mặt đóng tuồng, làm vua làm quan, múa kiếm ca vọng cổ, bắt chước các đám hát cúng đình ở xã. Năm 13 tuồi ( 1968 ) nhân dịp đoàn hát Đồng Ấu Hoa Thế Hệ của ông bầu Quang Phục đến hát tại chợ Bình Chánh, chú tiểu Lâm trốn chùa, xin gia nhập đoàn Đồng Ấu Hoa Thế Hệ.
Học hát cải lương là đúng sở nguyện của em Lâm nhưng khởi đầu bằng cách đóng vai quân sĩ, đánh võ, chạy hiệu đến khi đóng được các vai kép ba, kép nhì, học ca được một số bài bản cổ nhạc, em Lâm phải chịu đói chiụ khổ vì gánh hát nghèo, số doanh thu kém, có khi em Lâm chán nản định trở về nhà thì đoàn Đồng Ấu Hoa Thề Hệ rã gánh. Lại gặp đoàn hát khác, em Lâm như một dề lục bình nhỏ, thả trôi theo dòng sông lạch nước, qua ghềnh qua thác, qua nhiều đoàn hát, cuộc đời lưu lạc của em Lâm đã đưa em đi đến khắp các thôn, xã, tỉnh thành.
Năm 1975, em Lâm được 20 tuổi, theo đoàn hát đã 7 năm, đã đóng được vai kép chánh ở đoàn hát Sông Hậu 3 trong vai Lục Vân Tiên, hát với nữ nghệ sĩ Tuyết Thu trong vai Kiều Nguyệt Nga. Khi hỏi nghệ danh của em Lâm khi em làm diễn viên chánh của đoàn hát Sông Hậu 3, em cười, nói: Thôi, chú Phương cứ gọi cháu là Bảo Chung, khán giả biết tên nầy, chú gọi Bảo Chung, nói chuyện vui hơn. Nói xong Bảo Chung cười hề hề....
CHUYỆN NGHỀ CA SỸ BẢO CHUNG
Thấy anh vừa xuất hiện trong bộ trang phục và mặt mũi đen thui của Bao Công kèm theo chiếc kiệu có gắn cây dù bé tí, là khán giả đã cười rần. Và 15 phút sau đó, khán giả bị anh cuốn đi, vừa hài hước, vừa chua cay
Nói về Bảo Chung, bạn không cần nói tên ra mà chỉ cần miêu tả một anh hề có gương mặt rất tếu, dáng dấp cao lòng khòng với cái lưng tôm và một giọng cười “dê” đặc biệt không lẫn vào đâu được - mọi người sẽ chỉ ngay với bạn, đích thị là “hắn”…
Nhắc về Bảo Chung, những bạn bè thời còn học chung ở đoàn Đồng Ấu Hoa Thế Hệ không còn ai nhớ, bởi hồi đó chẳng ai thèm để ý đến thằng bạn học ốm nhom, đi học chắc để cho vui chớ không có dáng dấp gì hứa hẹn sẽ trở thành nghệ sĩ. “Chân dung” về Bảo Chung là như thế đó. Ấy vậy mà bây giờ, anh đã là một nghệ sĩ hài có tên tuổi và được nhiều khán giả yêu thích. Và trước khi trở thành danh hài, Bảo Chung cũng từng là một anh kép chánh trên nhiều sân khấu tỉnh trong những năm đầu giải phóng.
Long đong tìm một bến nghề…
Cuộc sống thời thơ ấu c���a Bảo Chung diễn ra khá sống động ở một làng quê ngoại thành TP.HCM (Bình Chánh) với những trò chơi đầy nghịch ngợm mà Bảo Chung thường là “đầu têu” – dù là một cậu bé nhỏ con nhất xóm. Rồi năm lên 6 tuổi, cha mẹ gửi cậu vào chùa để học kệ kinh, học chữ. Những quy định, kỷ luật trong chùa, trong trường lại trở nên vô hiệu trước bao trò nghịch ngợm đầy khôn khéo của Bảo Chung. Từ cái tính tinh nghịch ấy mà mới có những trò bôi mặt đóng tuồng làm quân làm vua, có đánh kiếm, có phi thân bắt chước đám hát cúng đình ở xã; để từ những trò chơi đó đã “dẫn lối đưa đường” Bảo Chung đến với sân khấu. Năm 13 tuổi, Bảo Chung tìm đến đoàn Đồng Ấu Hoa Thế Hệ xin học hát – cũng chỉ nghĩ là học cho thỏa niềm yêu thích vậy thôi, chớ cái hy vọng được trở thành nghệ sĩ thì… “cũng biết là mong manh lắm”!
Năm 17 tuổi, có chút đỉnh vốn nghề, vốn sống, Bảo Chung quyết định rời mái ấm gia đình để theo đoàn hát. Bắt đầu những tháng ngày cơ cực gian lao của cuộc sống rày đây mai đó, bữa đói bữa no từ đoàn hát này sang đoàn hát khác. Những thử thách ban đầu có làm Bảo Chung nhục chí, cũng có lúc trốn về nhà, rồi lại mê nghề mà trốn nhà theo một đoàn hát – lẩn quẩn như thế mãi và Bảo Chung vẫn chưa thực sự xác định được cho mình một con đường.
Năm 1975, khi đất nước hoàn toàn giải phóng, Bảo Chung tròn 20 tuổi. Anh vẫn “trôi giạt” từ đoàn hát này sang đoàn hát khác từ khắp các miền Trung và Đông Nam bộ. Tuy nhiên con đường nghệ thuật đã sáng sủa hơn, Bảo Chung phấn đấu từ “kép 3” lên “kép 2” và chính thức lên vai kép chính trên sân khấu đoàn cải lương Sông Hậu 3 – với vai diễn tâm đắc nhất: Lục Vân Tiên (đóng chung với nữ nghệ sĩ Tuyết Thu Hồng). Có đến 4 năm trong những vai kép mùi, kép chánh nhưng Bảo Chung cảm thấy tiền đồ sao vẫn còn mờ mịt quá. Cứ lẩn quẩn hoài với các sân khấu tỉnh, anh nghĩ rằng mình sẽ không dễ dàng nổi tiếng.
“Lối rẽ”… định mệnh!
. |
Giữa năm 1979, Bảo Chung đang đi cùng một đoàn hát miền Trung, đoàn thiếu diễn viên đóng vai hề cho hai vở “Lâm Sanh – Xuân Nương” và “Bên cầu dệt lụa” nên trưởng đoàn nhờ Bảo Chung đóng tạm. Từ một anh kép xuống đóng vai hề, Bảo Chung tự ái nên không nhận vai. Nhưng rồi mọi người năn nỉ với điều kiện “chỉ hát một đêm thôi”, Bảo Chung đành nhận lời. Một đêm diễn được, mọi người lại năn nỉ “một đêm nữa thôi”, miễn cưỡng vậy mà Bảo Chung hát đêm sau hay hơn đêm trước và cứ “một đêm nữa…” cho đến khi Bảo Chung chợt thấy mình “bén duyên” với hài tự hồi nào không biết…
- Tự nhiên bị đẩy ra sân khấu diễn một vai chưa từng diễn, lúc đó anh làm sao?
- Diễn đại chớ làm sao! Mà chắc tại có khiếu hài nên “vô” ngọt xớt hà…
- Lúc đó quan niệm của anh về diễn hài như thế nào?
- Là ra sân khấu chọc cho khán giả cười, là một trò chơi chớ không phải là một nghề nghiêm túc. Anh hề là một thứ “gia vị” chứ không phải là “món chính” của vở diễn.
Chắc tại hề thích hợp với tính tình hay quậy phá của tôi. Diễn hài tôi thấy thoải mái, dễ dàng hơn đóng kép và Bảo Chung đã mạnh dạn bước sang một lĩnh vực mới cho thỏa niềm thích thú của mình.
Không những chỉ để “thỏa niềm thích thú” mà chính vì đóng hề, Bảo Chung cảm thấy mình được khán giả chú ý nhiều hơn, có cơ hội nổi tiếng hơn nên anh đã yên tâm đi theo “con đường mới”. Năm 1981, Bảo Chung về thành phố cộng tác với các đoàn Sài Gòn 1, Sài Gòn 3 và Trần Hữu Trang 1. Trên các sân khấu này, bên cạnh những danh hề nổi tiếng như Văn Chung, Kim Quang, Ba Vân… anh mới cảm thấy diễn hài không phải là một “trò chơi”, không phải chỉ để chọc cho khán giả cười mà nó là một nghề nghiệp nghiêm túc, đòi hỏi tài năng và sự trau dồi lẫn học hỏi. Bảo Chung bắt đầu làm nghề với sự ý thức hơn, có tìm tòi nghiên cứu cho từng vai diễn và kết quả: khán giả bắt đầu biết đến và yêu mến tên tuổi Bảo Chung.
Sau 10 năm đứng trên các sân khấu TP, Bảo Chung được khán giả bầu chọn là một trong 10 danh hài được yêu thích nhất. Năm 1992, theo những biến động chung của tình hình sân khấu, Bảo Chung rời sân khấu cải lương, bắt đầu bước vào những cuộc phiêu du với sân khấu tấu hài. Anh thổ lộ: “Đến bây giờ Bảo Chung mới thấy diễn hài là khó. Hồi trước cứ ra sân khấu là diễn, còn bây giờ phải đau đầu nhức óc với mấy cái kịch bản tấu hài. Năm 2000, tôi khá thành công với hai tiểu phẩm hài “Bao Công” và “Tiên ông năm 2000”; nhưng cũng chính thành công đó đã gây khó cho tôi vì nếu có ra cái nào mới, phải làm sao cho hay hơn, chớ dở hơn thì… coi sao được”. Tôi cảm thấy hơi an lòng với lời thú nhận” của Bảo Chung. Trong tình hình sân khấu hài đang “trăm hoa đua nở” như hiện nay, ý thức trách nhiệm đối với nghề nghiệp, chính là điều quan trọng nhất giúp các danh hài giữ được tên tuổi của mình. Và Bảo Chung, đã từng trải qua nhiều gian truân trên con đường để tìm kiếm chỗ đứng cho riêng mình, chắc hẳn anh hiểu rõ điều đó hơn ai hết.
Bến đời hạnh phúc…
Nếu như ở lĩnh vực nghề nghiệp, Bảo Chung phải nhờ đến một lối rẽ để có được chỗ đứng vững chắc cho mình thì trong tình yêu hôn nhân, anh cũng trải qua một lần lận đận mới tìm thấy bến bờ hạnh phúc.
Trò chuyện với tôi, Bảo Chung tỏ ý không muốn nhắc chuyện cũ. Còn “chuyện mới”, thì chị Uyên – vợ anh – lại kể cho tôi nghe nhiều hơn anh: “Trước kia tôi có tham gia làm người mẫu minh họa cho các chương trình ca nhạc, karaoke nên quen biết rất nhiều nghệ sĩ và ca sĩ. Thú thật là hồi đó, cái tên Bảo Chung không hề gây một ấn tượng gì cho tôi cả, và tôi cũng không nghĩ là mình sẽ lấy một người chồng trong giới nghệ sĩ (vì biết rành họ quá mà). Nhưng rồi một lần quay video, tôi minh họa một bài hát mà ca sĩ không ai khác là… Bảo Chung, thế là quen nhau. Quen rồi, tiếp xúc nhiều lần, thấy ảnh là con người đứng đắn và hiền hậu nên… bắt đầu cảm mến. Quen nhau đúng 3 năm chúng tôi mới làm đám cưới”.
- Chị không chê ảnh già và… từng trải trong hôn nhân sao?
- Không hiểu sao lúc ấy tôi không hề ngại một điều gì cả, dù gia đình cũng có khuyên lơn và ngăn cản. Càng hiểu về anh Chung, hiểu những gian truân lận đận của ảnh trong nghề nghiệp lẫn trong cuộc sống, tôi càng quyết định đến với ảnh, mong ước bù đắp được cho ảnh những gì đã mất.
“Và chị đã quyết định đúng?”. Chị Uyên cười, không trả lời câu hỏi này của tôi, mà chỉ cho biết: từ ngày về làm vợ, chị không làm người mẫu nữa mà chuyển sang kinh doanh bất động sản. Chị vui lòng ở nhà chăm sóc con cái, lo lắng “hậu phương” cho Bảo Chung yên tâm theo đuổi nghề nghiệp.
Tôi đưa mắt nhìn Bảo Chung đang chơi đùa với cô con gái yêu, anh làm ngơ như không để ý đến cuộc trò chuyện giữa chúng tôi, nhưng tôi nghĩ rằng chắc anh thừa biết chị Uyên đnói gì về mình. “Chị ấy đến với anh là muốn bù đắp cho anh đấy, anh hề tốt phước ạ!”
- Vậy mà lúc đó anh chịu chuyển qua làm “gia vị” sao?
Khoảng năm 1960, có một chú bé 5 tuổi được cha mẹ đưa vô chùa tá túc. Tuổi thơ trôi qua trong cửa thiền nghèo khó nhưng tràn ngập niềm vui vì có mấy chú tiểu khác làm bạn, tha hồ đùa nghịch. Và tuổi thơ êm đềm với lời kinh ngân nga sớm hôm cũng đặt những nét trong trẻo đầu tiên vào tâm hồn của một danh hài...
Đó là Bảo Chung, người từng đoạt 2 huy chương vàng cuộc thi Danh hài TP.HCM năm 1996 và 2000. Gọi anh “danh hài” là có căn cứ đàng hoàng. Nhưng cái vụ làm chú tiểu trong chùa thì... ngạc nhiên hết biết!
Chú tiểu ham vui
Gương mặt “giang hồ” với hai con mắt to thô lố vậy thì làm sao có thể “tu hành”? Bảo Chung cười tí toét: “Gia đình tui có truyền thống đứa con nào tới 5 tuổi cũng được ba má đem gởi vô chùa tới 10 tuổi mới cho về. Nhưng mấy ông anh của tui ở hổng nổi, chừng 1 - 2 năm là dzọt, chỉ có tui làm đúng “nghĩa vụ”. Tại tui có máu “bụi đời” sẵn rồi, được xa nhà là khoái, vô chùa có cả đống bạn, vui quá trời!”.
Kép chánh vào vai hề
Cậu bé 10 tuổi sau đó trở về gia đình, lại rơi vào một cái nôi khác cũng êm đềm không kém - cái nôi cải lương. Mấy ông anh trong nhà đều biết đàn vọng cổ, nên dạy cho đứa em hát suốt ngày. Thế là 18 tuổi Bảo Chung theo gánh hát luôn, đã từng lên tới kép chánh, kép mùi. Có lẽ con đường nghệ thuật của anh sẽ không rẽ ngang sang nghiệp hài nếu không có một đêm...
Đêm ấy, gánh Bảo Toàn đang hát ở Quy Nhơn với tuồng Lâm Sanh Xuân Nương mà anh hề từ Sài Gòn không ra kịp. Bầu gánh nhờ Bảo Chung thay vai giùm. Đường đường là kép chánh mà bảo phải đóng hề, anh cảm thấy bị xúc phạm. Ông bầu năn nỉ: “Lương kép chánh 15 ngàn đồng/đêm, tôi trả lương anh đêm nay 21 ngàn đồng”. Bảo Chung nghĩ bụng, đóng thì đóng, nhưng ngày mai xin nghỉ, vì giận. Không ngờ, đêm ấy khán giả cười muốn vỡ bụng vì vai thằng Tí của “hề Bảo Chung”. Ông bầu liền năn nỉ anh diễn thêm một đêm nữa. Nể lời, anh lại đóng tiếp. Thế là từ đó anh rẽ luôn sang hài, rời bỏ đoàn tỉnh về “đại bang” Sài Gòn 3, Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang, cặp kè với “sư phụ” Văn Chung danh tiếng như cồn.
Nhưng Bảo Chung thật sự được làng sân khấu nể phục khi anh tham gia cuộc thi Danh hài TP.HCM năm 1996 tại Nhà hát Hòa Bình với tiểu phẩm Bao Công kỳ cục án. Mãi đến bây giờ nhiều người vẫn còn ấn tượng và huy chương vàng trao cho anh thật xứng đáng.
Nhưng ít ai biết, Bảo Chung đã từng khổ sở vì tiểu phẩm này. Khi rời Nhà hát Trần Hữu Trang ra lập nhóm tấu hài riêng, anh đem tiểu phẩm đi duyệt mà không được. Anh phải lặn lội ra Bắc diễn, né xa Sài Gòn. Đêm đầu tiên ở Vinh, khán giả im ru không cười một tiếng. Đêm sau ra Hà Nội, anh lên sân khấu mà run như cầy sấy. Không ngờ, người Hà Nội vỗ tay như pháo. Hóa ra Bảo Chung đã thêm thắt vào đó nhiều bài hát, câu thơ rất duyên dáng, sinh động. Thế là liền một tháng trời, Cung Văn hóa Việt - Xô mời anh diễn suốt.
Máu liều lại nổi lên
Hăng máu sau thành công của Bao Công kỳ cục án, Bảo Chung làm luôn một loạt tiểu phẩm châm biếm, và anh lại gặp “nạn”. Liên khúc tình xa của anh viết câu chuyện một người anh ra nước ngoài lao động vất vả gửi tiền về mà người em ở Việt Nam lại lấy tiền đó đi hút chích ma túy. Một tờ báo tương lên một câu rằng: “Bảo Chung làm nhục quốc thể”.
Nói chung, dư luận khi ấy bảo anh ca ngợi Việt kiều, nói xấu Việt Nam. Bảo Chung đùng đùng lên tiếng tự bảo vệ mình. May mà chuyện cũng qua. Đôi lúc anh buồn, muốn dừng lại; nhưng cái máu liều lại nổi lên, lại tiếp tục viết, diễn và châm biếm. Tiểu phẩm Tiên Sài Gòn chê cười chuyện đường sá ổ gà, dơ bẩn đã giúp anh đoạt tiếp huy chương vàng cuộc thi danh hài năm 2000. Từ đó cứ thấy cái gì trái tai gai mắt là anh lại đem lên sân khấu.
Nhưng Bảo Chung lại xa dần Sài Gòn, gần như đi diễn ở tỉnh và nước ngoài quanh năm. Anh đi Mỹ, Úc, Canada, Thụy Sĩ, Đan Mạch, Hà Lan, Ba Lan, Đức... Còn ở tỉnh, cát-sê anh thuộc hàng rất cao. Anh cười: “Phải nuôi vợ nuôi con chớ. Lương tỉnh một đêm bằng 5 lần lương thành phố”.
Tôi trêu anh sao ham con quá - vợ trước có 2 đứa con đã lớn, vợ sau lại có thêm 3 đứa, anh cười khì: “Ông bà mình nói không có của thì có con, vui cửa vui nhà. Tôi theo xưa chị ơi, thích gia đình đông đúc. Vợ tôi hiện giờ – Thụy Uyên cũng đi hát được, vì trước kia là diễn viên. Cả ba đứa con cũng tham gia đóng trong album. Mai mốt chắc lập luôn gánh hát!”. Lúc này “bà xã” Thụy Uyên đang đi hát ở Mỹ, ba đứa con gửi bà ngoại trông giùm, còn anh vừa đi tỉnh về, cũng chuẩn bị xuất ngoại.
Xem ra Bảo Chung rất chăm chút cho gia đình, chí thú làm ăn, khác hẳn vẻ ngoài “giang hồ”. Anh kêu ly cà phê đen, rồi bỏ đó, kêu thêm ly trà đá uống ngon lành. Anh bẽn lẽn: “Làm cho... ra vẻ thôi chứ hổng ghiền!”. Dường như có những nét mâu thuẫn thật lạ trong một con người
Những scandal của Minh Hằng
Scandal của Cường đola
Những mối tình của ca sỹ Minh Hằng
Những mối tình của Cường Đô la đại gia
Những cuộc tình tay ba của sao Việt
Tâm sự của ca sĩ Thanh Thảo
(st)