Tác dụng chữa bệnh của bí đao

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Tác dụng chữa bệnh của bí đao

19/04/2015 02:09 AM
748

Bí đao còn gọi là bí xanh, bí phấn, đông qua, bạch qua, chẩm qua...; Là một loại quả dùng làm rau và chế biến mứt rất thông dụng. Trong thành phần của nó tuyệt đại bộ phận là nước, hàm lượng dinh dưỡng tương đối thấp và không chứa lipid. Cứ 100g bí đao có 0,4g protid, 2,4g glucid, 19mg canxi, 12mg phospho, 0,3mg sắt và nhiều loại vitamin như Caroten, B1, B2, B3, C...



Theo y học cổ truyền, bí đao vị ngọt nhạt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt hóa đàm (giải nhiệt và làm tan đờm), trừ phiền chỉ khát (làm mát ruột và hết khát), lợi niệu tiêu thũng (lợi tiểu, làm hết phù), giải độc và giảm béo. Thường được dùng để chữa các chứng bệnh như đàm nhiệt suyễn khái (Bệnh lý hô hấp có ho và khạc đờm do nhiệt), nhiệt bệnh phiền khát, tiêu khát (tiểu đường), thủy thũng (phù do bệnh thận, bệnh gan, phù khi mang thai...), tiểu tiện bất lợi, tả lỵ do nhiệt, mụn nhọt, béo phì... Bởi vậy, trong thời tiết nóng bức của mùa hè, việc dùng bí đao thường xuyên vừa có tác dụng giải khát vừa phòng chống bệnh tật rất tốt. Tuy nhiên, ngoài dùng làm rau ăn, phương thức chế biến bí đao thành các loại nước giải khát còn ít người biết đến. Bài viết dưới đây xin được giới thiệu cùng bạn đọc một số ví dụ điển hình.

* Cách 1: Bí đao 500g gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch rồi thái miếng, cho vào máy ép lấy nước, hòa thêm một chút muối, chia uống vài lần trong ngày. Công dụng: ích tỳ, giải nhiệt tiêu độc, lợi niệu trừ phù. Dùng làm nước giải khát về mùa hè rất tốt, có tác dụng phòng chống cảm nắng, cảm nóng, mụn nhọt, lở ngứa, rôm sảy...

* Cách 2: Bí đao 500g, dưa hấu 500g, đường trắng vừa đủ. Bí đao gọt vỏ, bỏ ruột, rửa thật sạch; Dưa hấu lấy ruột, bỏ hạt; Hai thứ thái miếng, dùng máy ép lấy nước rồi chế thêm một chút đường trắng, chia uống nhiều lần trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải thử, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng. Dùng để giải nhiệt, phòng chống say nắng, say nóng. Theo y học cổ truyền, dưa hấu có công dụng giải say nắng, làm hết khát, trừ phiền, lợi thủy, cầm lỵ... Hai loại quả phối hợp với nhau tạo nên một thứ nước giải khát chữa bệnh lý tưởng trong mùa hè.

* Cách 3: Bí đao 100g, bình quả (loại táo quả to nhập khẩu từ Trung Quốc và các nước Ðông Âu) 800g, cà rốt 200g, đường phèn 100g, trần bì 20g. Bí đao gọt vỏ bỏ ruột, thái miếng; Bình quả rửa sạch, bỏ ruột, thái miếng; Cà rốt cạo vỏ, thái miếng; Trần bì ngâm nước cho mềm rồi thái chỉ. Tất cả cho vào nồi, đổ vừa nước, nấu trong 30 phút, chế thêm đường phèn, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt hóa đàm, trừ phiền chỉ khát, lợi niệu tiêu thũng, trợ tiêu hóa, ích tỳ chỉ tả. Theo y học cổ truyền, bình quả có công dụng sinh tân chỉ khát, kiện tỳ ích vị, giải nhiệt thanh tâm; Cà rốt có công dụng bổ tỳ tiêu thực, lợi tràng đạo, bổ can minh mục, thanh nhiệt giải độc, hạ khí chỉ khái.

* Cách 4: Vỏ bí đao 100g, tàm đậu (đậu răng ngựa) 100g, nước 2.000ml. Tất cả cho vào nồi nấu trong 2 giờ rồi bỏ bã lấy nước uống trong ngày. Công dụng: kiện tỳ trừ thấp, lợi thủy tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, đậu răng ngựa vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ ích vị, lợi tiểu tiện và cầm máu, thường được dùng làm thực phẩm cho những người tỳ vị hư yếu, ăn chậm tiêu, phù thũng, tiểu tiện bất lợi, nôn ra máu, phụ nữ có thai không đau bụng mà thỉnh thoảng ra máu (thai lậu).

* Cách 5: Bí đao 200g, lá sen 1 cái, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng; Lá sen thái vụn. Hai thứ cho vào nồi nấu trong 1 giờ, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát. Công dụng: thanh nhiệt, giải thử trừ phiền, lợi thủy tiêu thũng, sinh tân chỉ khát. Dùng rất tốt cho những người bị mụn nhọt, viêm loét miệng lưỡi, béo phì, rối loạn lipid máu... Theo y học cổ truyền, lá sen vị hơi đắng, tính bình, có công dụng thanh nhiệt giải thử, khai vị thăng thanh, chỉ huyết, làm nhẹ mình.

* Cách 6: Bí đao 200g, xa tiền tử 10g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng cho vào nồi nấu cùng xa tiền tử trong 60 phút rồi bỏ bã, pha thêm một chút muối, dùng làm nước giải khát trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi tiểu. Theo y học cổ truyền, xa tiền tử vị ngọt, tính lạnh, có công dụng thanh nhiệt lợi tiểu, trừ thấp hóa đàm, chỉ tả. Hai thứ phối hợp với nhau tạo nên một loại nước giải khát có tác dụng thanh nhiệt lợi tiểu rất tốt.

* Cách 7: Bí đao 500g, xích tiểu đậu 100g, nước 1.000ml. Bí đao rửa sạch, thái miếng, đem nấu với xích tiểu đậu trong 60 phút, chế thêm một chút muối hoặc đường, dùng làm nước giải khát hàng ngày. Công dụng: lợi tiểu tiêu thũng. Theo y học cổ truyền, xích tiểu đậu vị ngọt, tính bình, có công dụng kiện tỳ lợi thấp, tán huyết giải độc; Thường dùng làm thực phẩm cho những người bị phù thũng, cước khí, sản phụ thiếu sữa, hoàng đản (vàng da), tiểu tiện bất lợi, trĩ, viêm ruột đi lỏng...

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hàm lượng natri trong bí đao rất thấp nên có tác dụng trị liệu rất tốt đối với chứng xơ vữa động mạch, bệnh động mạch vành, huyết áp cao, viêm thận, phù nề... Hạt bí đao chứa uroenzim, calabasinin... có tác dụng thanh phế nhiệt, loại mủ, tiêu đờm, lợi thấp, rất thích hợp cho việc trị liệu các bệnh lý đường hô hấp.


Bí đao (BĐ) là một loại thức ăn được y văn kim cổ ca tụng nhiều về công năng lợi tiểu tiêu thũng, tháo nước trong toàn thân do giải quyết được “bí đái”. Nhưng còn chữa được rất nhiều bệnh khác từ đơn giản đến phức tạp, nhất là vào mùa hè. Hè lại là chính vụ của BĐ nên dễ có BĐ tươi sử dụng cho công hiệu mạnh hơn. Đồng thời hè cũng gây nên nhiều bệnh lý cần có tính chất công năng của BĐ.

BĐ trong đông y

BĐ có ưu điểm dễ bảo quản, có thể để dành cho cả thời gian dài trái vụ. Nghĩa là lúc nào ta cũng có BĐ để phục vụ cho phòng chữa bệnh ở cộng đồng. BĐ luôn có các dạng túi, thái lát phơi khô, hay tán thành bột và còn chế thành nước (đông qua thủy). BĐ có thể cung cấp cho ta thức ăn ngon, mát bổ dưới dạng khô (sào thịt), dạng lỏng nước (luộc, nấu canh tôm). Chúng đều có tác dụng cải thiện sức khỏe ngày hè cho mọi lứa tuổi. Các bộ phận của cây BĐ đều được dùng làm món ăn và thuốc: quả (gồm cuống, vỏ, thịt, hột), thân, lá, hoa…

BĐ còn có tên bí xanh (vỏ màu xanh có hoặc không có phấn). Vùng Nghệ Tĩnh gọi BĐ là quả bim. Tên Hán là đông qua. Tên khoa học của BĐ là Benincasa cerifera Savi. Họ bầu bí Cucurbitaceae.

Trong sách cổ, BĐ còn có nhiều tên khác: bạch qua (dưa trắng), thủy chi (Thần nông bản thảo), địa chi (quảng nhã…). Về tính năng, công dụng tập hợp từ nhiều sách cổ cho thấy: đông qua vị ngọt, tính hàn, vào các kinh phế, vị, bàng quang, tiểu tràng, không có độc tính. Có tác dụng rõ rệt kiện tỳ, ích khí, tiêu thủy. Ăn bí xanh lâu dài có thể tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân chống mập phì. BĐ thích hợp cho người bị khí hư, tỳ yếu, béo bệu, phù thũng cục bộ hoặc toàn thân. Bí xanh đã được ghi trong những phương thuốc bí truyền làm đẹp của mỹ nhân, cung phi. Trong Trung dược học bản thảo nói rõ thêm tính khử thấp, trừ nhiệt (hạ sốt cao), Hải Thượng Lãn Ông viết trong Y tông tâm lĩnh: BĐ giải khát, thanh tâm hư nhiệt phiền, tiêu úng thũng trướng và lợi thủy…

Thành phần hóa học:100g bí đao có 0,4g protein, 2,4g đường bột, 19mg canxi, 12mg photpho, 0,3mg sắt, 0,01mg caroten, 0,01mg vitamin B1, 0,02mg B2, 0,3mg PP, 16mg C. Do lượng natri trong bí đao rất thấp nên dùng tốt cho trường hợp xơ cứng mạch máu, huyết áp cao, bệnh thận phù thũng…

Một số cách dùng

Phòng chữa bệnh mùa hè:

Nắng nóng, nồm ẩm gây nhiều mỏi mệt, uể oải, thân thể nặng nề, đau đầu, tiểu vàng, ăn không tiêu các loại ôn bệnh. Có thể bị trúng thử (cảm nắng, cảm thử).

Đơn giản, hiệu quả là chỉ có BĐ với cà chua, vài lát gừng giã dập.

Dùng canh bí đao chỉ có bí hoặc với riêu cua, tôm nõn khô… Nước luộc gà nấu canh bí… (Sách nội trợ có nhiều công thức).

Canh mùa hè chống nóng nực, háo khát phòng cảm cúm dịch (viêm não, sốt xuất huyết…). BĐ chỉ cạo sơ qua vỏ, thái miếng 500g, nấm rơm tươi 50g, đậu xanh, thịt lợn nạc, gia vị.

Có thể phối hợp thêm cho trường hợp cần tác dụng mạnh hơn. Cho thêm ý dĩ, bạch biển đậu, lá sen thái chỉ…

Ở Trung Quốc, nhiều nơi có tập quán vào những ngày hè oi bức mọi người đều uống nước nấu bí đao.

Đông qua thủy (nước BĐ) chữa sốt cao. Dùng khạp to, bí đao cắt thành miếng nhỏ cho đầy khạp, không cho nước hoặc rất ít. Đậy kín rồi trát xi-măng cho kín, hạ thổ thì tốt hơn. Sau một thời gian khoảng 1-20 năm BĐ biến thành nước. Khi dùng không cần đun nấu lại. Để càng lâu càng tốt.

Bệnh tiết niệu sinh dục:

Tiểu không thông, tiểu đục do thấp nhiệt bàng quang: nấu bí cả vỏ xanh. Uống nước ăn cái.

Phù toàn thân: BĐ, hành củ nấu với cá chép.

Phù khi có thai: BĐ và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối).

Bạch đới: hạt BĐ lâu năm rang nghiền bột uống 15g mỗi lần, vào lúc đói.

Bệnh đái tháo đường:

- BĐ 2.500g cắt đầu làm nắp cho vào trong 30g bột hoàng liên. Đậy nắp găm chặt bằng tăm. Nấu chín nhừ, để nguội, ép lấy nước uống ngày 3 lần.

- BĐ 30g, vỏ BĐ 30g, hoàng liên 9g sắc lấy nước uống.

Ho gà, viêm phế quản cấp và mãn: hạt BĐ 15g trộn với đường phèn giã mịn nhào với mật ong uống với nước đun sôi để nguội. Ngày 2-3 lần.

Hen suyễn: quả BĐ còn cuống, bổ ra cho đường phèn hấp chín. Ăn hết khoảng 4 quả mới thấy rõ hiệu quả. Có thể thêm gừng.

Mũi chảy nước hôi (viêm mũi): BĐ, ý dĩ mỗi thứ 40g, nấu nước uống hàng ngày.

Ngộ độc thức ăn (tôm, cá, cá nóc…): BĐ tươi, giã nát, vắt lấy nước thật nhiều để uống.

Giữ da mặt đẹp: quả BĐ, rượu 1.500g, nước 100g, mật ong 500g.

Dùng dao tre nứa gọt vỏ bí. Cắt thành miếng nhỏ, nước, rượu cho vào nồi hầm nát nhuyễn, lọc lấy nước cô thành cao rồi cho mật vào đun lại. Để nguội cho vào lọ nút kín dùng dần vào buổi tối xoa mặt.

Tàn nhang: hạt BĐ 350g, hạt sen 30g, Bạch chỉ 15g. Tất cả nghiền mịn. Hàng ngày uống sau bữa cơm. Chiêu bằng nước đun sôi để nguội.

Sụn lưng do lao động: vỏ BĐ đốt thành than tán bột uống với rượu. Mỗi lần 6g.

Phạm phòng (Phòng sự quá độ gây ốm yếu mệt mỏi, suy nhược): vỏ BĐ sao vàng 12g, sắc uống. Ngày 3 lần.

Phối hợp trong ung thư gan có báng: BĐ 300g, canh sườn lợn 1000ml. Dầu ăn 60g, muối ăn 3g, rượu gạo 9g. BĐ bỏ vỏ, ruột, cắt miếng vuông xào, rồi cho canh sườn lợn nấu sôi nhỏ lửa 15’, thêm gia vị rượu nấu 3’. Ăn tất cả ngày 1 lần, liền một tuần.

Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật: thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g. Nấm hương vụ đông 20g. Giăm bông 30g. Đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g. Các thứ tẩm gia vị cho chín rồi tưới dầu lên.

Ung thư họng: BĐ tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho BĐ vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.

Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt BĐ) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi: đông qua nhân 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư tế bào nhung lông thượng bì, chửa trứng: đông qua nhân 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, a giao 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.

Thuốc trường thọ

Theo Thực liệu bản thảo: BĐ ích khí, trừ đầy ngực, tan nhiệt bốc lên mặt. Theo Lý Thạc đời Tống (Trung Quốc) ăn lâu dài hạt bí xanh (bỏ vỏ) có thể trường thọ. Bỏ hạt bí vào túi lụa, luộc sôi trong nước một giờ lấy ra phơi khô. Làm 3 lần như vậy rồi ngâm vào giấm gạo một đêm, phơi khô, tán bột. Ngày uống một thìa canh.

Như trên đã nói BĐ tiêu mỡ, giảm cân, cũng là cách phòng chống mỡ máu cao, xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch gây tử vong cao.




Tham khảo thêm công dụng làm đẹp khó tin của bí đao




Ảnh minh họa. (Nguồn: Đẹp/Vietnam+)

Bí đao hay còn gọi là bí xanh, không những chứa nhiều vitamin mà còn có tác dụng giúp chị em làm đẹp da, chống béo phì, giữ eo thon.

Bí đao vốn có vị ngọt mát, nhiều viatmin E nên có công dụng rất tốt trong việc làm sáng da, giúp da mềm mại, không bị khô. Ngoài ra, bí đao còn có tác dụng làm da hết ngứa, giảm các vết nhăn và vết nám. Từ xa xưa, các thầy thuốc thường truyền nhau bí quyết dùng bí đao để chữa bệnh ngoài da và làm đẹp da mặt.

Chống béo phì

Theo các nhà dinh dưỡng học, trong bí đao không có chất béo. Hợp chất hóa học hyterin-caperin trong bí đao có khả năng ngăn không cho đường chuyển hóa thành mỡ trong cơ thể, nên cơ thể sẽ không bị tích lũy mỡ dẫn đến béo phì. Với những chị em lo lắng về nguy cơ tăng cân, hãy dùng bí đao để chế biến thành món ăn hàng ngày, vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng trong làm đẹp.

Giữ eo thon

Thịt quả bí đao chứa nhiều chất xơ dạng sợi rất có lợi cho ruột. Ngoài ra, các vitamin B9, vitamin C, vitamin E, vitamin A và các khoáng chất như: kali, phospho, magiê có trong bí đao cũng góp phần giúp chị em giữ gìn vòng eo thon gọn, không tích mỡ ở bụng. Vỏ bí đao được cho là chứa nhiều vitamin và chất khoáng, nên có thể ăn cả vỏ, nhất là vỏ bí đao khi quả còn non.

Với những chị em lo lắng về nguy cơ tăng kí, hãy dùng bí đao để chế biến thành món ăn hàng ngày, vừa ngon miệng lại có nhiều tác dụng trong làm đẹp.

Tác dụng khác của bí đao

Theo Đông y thì bí đao có vị ngọt, tính hàn, nên khi ăn không có độc tính, mà còn có tác dụng kiện tỳ, ích khí, tiêu trừ nước thừa trong cơ thể, giảm cân. Hàm lượng dầu thực vật trong bí đao cao nên rất có lợi cho da và tóc. Hoa bí đao được dùng để chăm sóc da và vóc dáng.

Cao bí đao - phương thuốc làm đẹp bí truyền

Cao bí đao được coi là phương thuốc bí truyền làm đẹp của các mỹ nhân từ xưa. Cao bí đao có nhiều công dụng như giữ ẩm cho da, làm cho da căng mịn, sáng hồng, bớt dầu, bong mụn cám và mụn đầu đen.

Ngoài ra, cao bí đao còn thích hợp với những chị em đang bị mụn trứng cá ở tuổi dậy thì và những người có da mặt bị sần sùi, chân lông to, da mặt xỉn màu.

Nguyên liệu chuẩn bị: để có 500g cao bí đao cần có 500g bí đao (bỏ vỏ và ruột), 1,5 lít rượu, 1 lít nước và 0,5kg mật ong. Tốt nhất nên chọn loại bí vừa tầm, ít xơ và không bị xốp.

Cách làm: bí đao xắt miếng cho vào hỗn hợp rượu và nước rồi đun vừa lửa khoảng sáu giờ cho tới khi còn khoảng một bát nước thì nhấc ra, nghiền nhỏ. Nghiền kỹ rồi lọc qua vải màn cho mịn.

Đổ chỗ bí vừa lọc được vào nồi, cho thêm mật ong vào đun khoảng 2 giờ, vừa đun vừa khuấy đều tay. Để kiểm tra xem cao đã được chưa, quết một chút cao lên tay, xoa xoa mà không thấy dính quá là được. Khi cao nguội, cho vào lọ, đậy kín để mỗi tối dùng xoa mặt.

Cao bí đao có ưu điểm là lành tính, không có hóa chất bảo quản nên không lo hư tổn da về sau, lại thích hợp với mọi loại da, đặc biệt thích hợp với những ai thích dưỡng da bằng phương pháp Đông y./.

Công dụng của bí đao trong ăn uống và trị bệnh

Bí đao hay bí  xanh (tên khoa học là Benincasa hispada) là loài thực vật thuộc họ Bầu bí dạng dây leo, trái ăn được, thường dùng nấu lên như một loại rau. Bản địa của bí đao là vùng Đông Nam Á nhưng nay phổ biến trồng khắp từ Nam Á sang Đông Á

Cây bí đao cần sức nóng mới mọc nhưng trái của nó thì chịu được nhiệt độ thấp, có thể để qua mùa đông mà không hư mặc dù dây bí đao chỉ mọc năm một, đến đông thì tàn. Lá bí đao xòe, hình bầu có lông giáp, bề ngang 10-20 cm. Hoa bí đao sắc vàng, mọc đơn.

Go to fullsize image

Go to fullsize image

Khi còn non, trái bí đao màu xanh lục có lông tơ. Với thời gian trái ngả màu nhạt dần, lốm đốm "sao" trắng và thêm lớp phấn như sáp. Trái bí đao già có thể dài đến 2 m, hình trụ, trong có nhiều hạt dáng dẹp. Bí đao thường trồng bằng giàn nhưng cũng có thể để bò trên mặt đất như dưa.

Trong trái bí đao có nhiều chất dinh dưỡng và hoạt chất sinh học quý. Trong 100g thịt trái bí đao có: protein O,4g, các chất đường bột 2,4g, canxi 19mg, phôtpho 12mg, sắt 0,3mg, carôten 0,01mg, vitamin B1 0,01 mg, vitamin B2 0,02mg, vitamin PP 0,3mg, vitamin C 16mg và nhiêu hoạt chất sinh học khác

Chế biến món ăn từ trái bí đao

Vào mùa chay, bí đao thường được nấu với nấm rơm, tàu hủ, khi nấu xong cho vào một ít ngò gai xắt mịn, dầu phi với củ kiệu cho vàng, là chúng ta đã có món canh chay thơm ngon rồi...

Ở những hội thi về những món ăn chay, trái bí đao được chế biến thành nhiều món ăn từ sự sáng tạo, ngoài ra nó cũng được cắt tỉa thành những tác phẩm vô cùng đặc sắc, tạo nên bức tranh nghệ thuật độc đáo, như: tác phẩm rồng bay phụng múa, hay loan phượng giao duyên... Rồi cũng có thể tỉa thành những đóa hồng, hấp hơi chín, ghim vào khoanh bí, đặt lên thố canh mới thực hiện xong, cho ít lá ngò được tải ra cho giống lá bèo, để món ăn thêm phần sinh động.

Ngoài ra món “hỉ lạc” cũng không kém phần hấp dẫn, đó là lựa mua mì căn, cắt khoanh tròn, ướp với gia vị, cho thêm chút xíu sa tế, phi dầu cho thơm rồi để mì căn vào xào chín. Sau cùng cắt khoanh bí đao, khoét bỏ phần ruột, sao cho vừa với khoanh mì căn, ráp hai phần này vào, hấp chín, món ăn này có vị hơi lạt, khi hấp cho thêm ngò và cần tây...

Nếu nói về món “Bí đao kho lạt” thì cũng rất dễ thực hiện, cứ phi dầu cho thơm, rồi cho vào nước tương ngon, một ít nước chín, muối, tiêu, đường, bột ngọt, cọng ngò, cần tàu, sau đó mới cho tàu hủ chiên cắt miếng, củ cải trắng, nấm rơm, cà chua, sau cùng là bí đao xắt miếng lớn, đợi sôi, cho thêm ngò gai, rồi tắt lửa là ta đã có món ăn chay ngày đó rồi.Còn món “gỏi bí đao” bạn cũng nên thực hiện thử, bí đao được xắt thành cọng, rửa sạch, để ráo, chần sơ với nước sôi có ít muối, không chín quá, mì căn luộc chín xé sợi, tàu hủ ki chiên phồng, bẻ từng miếng nhỏ, nấm rơm luộc chín, đậu phộng (nếu có), muỗng canh hành dầu, chút chanh đường, rau thơm... Các thứ trộn đều nhau. Thế là xong!!!

Ngoài ra, ngày tết nó cũng là món mứt truyền thống, rồi trong bữa ăn hàng ngày cũng là một món canh khi nấu chung với thịt, tép, cá thát lát, vị ngọt tự nhiên của nó giúp ta có bữa cơm ngon khi món canh này đi kèm với cá hay thịt kho tiêu...

Đọt non, lá và ngọn bí đao cũng có thể hái dùng như rau.

Bí đao một vị thuốc

Đại bộ phận trái bí đao là nước và không có chất béo. Các nghiên cứu hiện đại cho thấy trong bí đao hàm lượng natri rất thấp, nên có tác dụng trị liệu tốt đối với những bệnh xơ cứng động mạch, bệnh động mạch vành tim, bệnh tăng huyết áp, viêm thận, phù thũng...

Đặc biệt, bí đao còn là một vị thuốc với tên là "đông qua", đã được sử dụng từ rất lâu đời trong Đông y .. Tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh của bí đao đã được ghi lại trongThần Nông bản thảo kinh - bộ sách thuốc cổ nhất của Đông y được viết ra từ đầu Thiên niên kỷ thứ nhất.

Toàn bộ cây bí đao ---thân, lá, quả, vỏ quả, hạt --- đều là những vị thuốc. Theo Đông y: thịt trái bí đao có vị ngọt, tính hơi lạnh, vào các kinh tỳ, vị, đại tràng và tiểu tràng, có tác dụng lợi thủy, thanh nhiệt, tiêu đờm, giải độc, dùng để chữa các chứng: phù thũng, ho suyễn, tiểu tiện nhỏ giọt, sốt nóng, tiểu đường... Hạt bí đao có vị ngọt, tính mát, vào kinh can; có tác dụng nhuận phế, hóa đờm, tiêu thũng dùng để chữa các chứng: sưng phổi (phế ung), ho nóng nhiêu đờm (đờm nhiệt khái thấu), thủy thũng, cước khí, trĩ lở loét,... Vỏ trái bí đao có vị ngọt nhạt, tính mát, vào các kinh tỳ và phê; có tác dụng lợi thủy, tiêu thũng, dùng chữa chứng: ung thũng, thủy thũng, ỉa chảy... Lá bí đao dùng để chữa tiểu đường, sốt rét, tả lị, thũng độc... Dây bí đao (thân) vị đắng, tính lạnh, có tác dụng hoạt lạc thông kinh, hòa khí huyết, trừ phong thấp...

Dưới đây là một số  áp dụng cụ thể

- Chữa đái không thông do bàng quang nhiệt, hoặc đái đục ra chất nhầy: Vỏ bí đao sắc đặc, uống nhiều đái sẽ thông (theo Nam Dược Thần Hiệu của Tuệ Tĩnh).

- Chữa phù thũng (cả mình mẩy và mặt đều phù): Bí đao, hành củ, nấu với cá chép ăn thì sẽ khỏi (Nam Dược Thần Hiệu)

Cũng có thể làm như sau: Vỏ bí đao tươi 30g (khô 10g) sắc đặc uống hàng ngày 2 - 3 lần. Uống nhiều cũng không có tác dụng phụ (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Chữa phù khi có thai: Bí đao và đậu đỏ lượng bằng nhau (khoảng 40g) nấu canh ăn (không cho muối

- Chữa ung nhọt ở phổi hoặc đại tràng (phế ung, tràng ung): Hạt bí đao, bồ công ạnh, kim ngân hoa, ý dĩ (sống), lá diếp cá, mỗi thứ 40g rễ lau 20g; hạt đào cát cánh, cam thảo mỗi thứ 10g sắc uống (Tổ thực phổ hòa Trung thảo dược phương).

- Chữa chín mé đầu ngón tay sưng đau: Lấy lá bí đao giã nát, xào với giấm, đắp rịt vào chỗ đau, khô lại thay (kinh nghiệm dân gian).

- Trị cảm nắng, phiền khát: Lấy bí đao giã vắt lấy nước, uống nhiều lần sẽ đỡ (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Ho gà, viêm chi khí quản: Hạt bí đao 15g, trộn thêm ít đường phèncùng giã nát, chiêu nước sôi vào uống ngày 2 - 3 lần (Tố thực phổ hòa Trung tháo dược phương).

- Chữa chứng tiêu khát (đái tháo đường - Khát uống nước nhiều, tiểu tiện nhiều): Thịt trái  bí đao 30g, vỏ trái bí đao 30g, hoàng liên 9g sắc uống (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Chữa hen suyễn: Lấy tr ái bí non (khi cuống hoa chưa rụng), đem bổ ra nhét đường phèn vào trong, cho vào nồi hấp chín (Sách Trung y bí nghiệm phương hối biên nói rằng ăn 4 - 5 quả sẽ khỏi; có thể thử dùng).

- Chữa tàn nhang, làm đẹp da mặt: Hạt bí 350g, hạt sen 30g, bạch chỉ 15g, tất cả nghiền mịn. Hàng ngày sau bữa cơm, uống một thìa bột đó và chiêu bằng nước sôi (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).

- Thuốc làm đẹp da mặt: Bí đao 1 quả rượu 1500g, nước 1000g, mật ong 500g. Dùng dao tre cạo hết vỏ và cắt bí thành những miếng nhỏ; cho vào nồi đồng, cho rượu và nước vào đun đến khi bí nát nhừ; cho vào rá tre có lót vải lọc lấy nước cốt. Cho nước cốt vào nồi cô thành cao đặc, sau đó cho mật vào đun thêm vài phút. Khi nguội cho vào lọ nút kín, dùng dần. Hàng ngày dùng đũa tre lấy ra một chút, trộn đều với nước bọt, bôi lên mặt và lấy tay xoa đều.

Chú ý: Không cho thuốc tiếp xúc với đồ sắt, làm mất tác dụng (Tố thực phổ hòa Trung thảo dược phương).                                                                                                              --Trị trúng độc do ăn cá nóc, tôm và các loại cá khác: Lấy bí đao tươi giã nát, vắt lấy nước, uống thật nhiều (Thực vật dược dụng chỉ nam).

- Trị xụn lưng do lao động: vỏ bí đao đốt thành than tán bột uống với rượu. Mỗi lần 6g.

- Trị phạm phòng (Phòng sự quá độ gây ốm yếu mệt mỏi, suy nhược): vỏ bí đao sao vàng 12g, sắc uống. Ngày 3 lần.

- Trị các chứng ung thư

Phối hợp trong ung thư gan có báng: Bí đao 300g, canh sườn lợn 1000ml. Dầu ăn 60g, muối ăn 3g, rượu gạo 9g. BĐ bỏ vỏ, ruột, cắt miếng vuông xào, rồi cho canh sườn lợn nấu sôi nhỏ lửa 15’, thêm gia vị rượu nấu 3’. Ăn tất cả ngày 1 lần, liền một tuần.

Ung thư gan trong thời gian xạ trị và sau phẫu thuật  Thịt chân giò 100g, măng vụ đông 100g. Nấm hương vụ đông 20g. Giăm bông 30g. Đậu xanh 10-20 hạt. Muối < 4g, dầu vừng 50g. Rượu vang 5g. Các thứ tẩm gia vị cho chín rồi tưới dầu lên.

Ung thư họng: Bí đao tươi 300g, hạt ý dĩ 50g, dầu ăn, gia vị. Nấu ý dĩ trước cho bung ra mới cho bí đao vào nấu chín, gia vị. Ăn cái uống nước. Chia 2 lần ăn hết trong ngày.

Ung thư trực tràng, kết tràng: đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, đại hoàng 10g, đan bì 16g, đào nhân 10g, phác tiêu 8g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư phổi: Đông qua nhân (hạt bí đao) 15g, sa sâm 15g, sơn dược 20g, cáp phấn 15g, ý dĩ 20g, phục linh 20g, tử sâm 20g, bạch cấp 16g, bối mẫu 10g, đông trùng hạ thảo 5g, chính cam thảo 6g, tam thất 4g, bạch anh 30g, đông qua nhân 20g, lô căn tươi 20g, ý dĩ 30g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ung thư tế bào nhung lông thượng bì, chửa trứng: Đông qua nhân 30g, xích tiểu đậu 30g, ngư tinh thảo 30g, bại tương thảo 15g, a giao 15g, tử thảo 10g, đương quy 20g, cam thảo 10g. Sắc uống mỗi ngày 1 thang.


Bài thuốc từ bí đao chữa bệnh tiểu đường 


Thuốc từ bí đao có vị ngọt, tính hơi hàn, không độc, quy kinh tỳ, vị, đại trường, tiểu trường.

Có thể sử dụng bí đao để chữa các bệnh sau:

-  Tiêu khát do nhiệt tích từ lâu dùng bí đao gọt vỏ, ăn 2-3 lạng một ngày,  dùng 5-7 ngày. Nếu tiêu khát không ngừng, bí đao gọt vỏ cho vào hũ đậy kín, chôn nơi đất ẩm khoảng một tháng lấy lên dùng nước trong vắt, uống hàng ngày  hoặc đem đốt chín ép lấy nước uống.

- Nếu tiêu khát kèm theo cốt chưng (nóng trong xương) dùng bí đao bỏ ruột, lấy bột hoàng liên cho vào đầy đem đồ lên như đồ xôi, khi chín nhừ, nghiền mịn, hoàn viên  bằng hạt ngô, mỗi lần uống 30-40 viên với nước sắc bí đao.

- Trường hợp tiêu khát, đi tiểu nhiều dùng hạt bí đao 12g, hoàng liên 12g, mạch môn đông 12g, sắc uống.

- Nếu tiêu khát mới mắc bệnh ở mức độ nhẹ dùng Lá bí đao 30-40 g sắc uống.

Chữa bệnh thương hàn, đi lỵ khát nước dùng bí đao bọc đất dày 10cm  nướng cho chín rồi ép lấy nước uống

Làm lợi thủy, thanh thấp nhiệt chữa các chứng bì phu thủy thũng, sưng đỏ, dùng vỏ quả bí đao 15-20 g, sắc uống.

Trị mụn nhọt, sang lở:

- Chữa nhọt lớn ở lưng, cắt bí đao thành lát dày 1-2 cm, úp lên chỗ sưng, khi lát bí đó hỏng thì thay lát khác, nhọt sẽ nhanh tiêu.

- Nếu ung nhọt ở trong, dùng hạt bí đao phơi khô sắc uống ngày 2-3 lần, mỗi lần 20g, tác dụng bài nùng, thúc mủ, làm tiêu ung nhọt, chữa tràng vị ủng tắc.

Bài thuốc từ bí đao chữa bệnh tiểu đường - 1

Bí đao có nhiều công dụng với sức khỏe. (Ảnh minh họa)

- Trường hợp mụn nhọt sang lở ngoài da lâu ngày, dùng lá bí đao giã nát đắp vào mỗi ngày 1 lần trong vài ngày sẽ khỏi. Nếu lở ngứa, lòi dom dùng dây bí đao sắc đặc thấm rửa, ngâm hàng ngày.

Trị phong ngứa, ban chẩn ở mặt: Dùng hạt bí đao, đào nhân đồng lượng nghiền thật mịn, thêm mật ong  xoa mặt, ngày 3-4 lần sẽ khỏi. Nếu có vết sạm đen trên mặt dùng dây bí đao sắc đặc rửa nhiều lần trong ngày.

Làm trơn nhuận da cơ, giữ nhan sắc:

- Muốn da trắng, đẹp, trẻ mãi không già, dùng hạt bí đao bỏ vỏ tán bột, hoàn viên bằng hạt ngô với mật ong, mỗi lần uống 30- 40 viên, ngày hai lần, vào lúc đói.

- Để da mặt luôn tươi nhuận, đẹp dung nhan, dùng hạt bí đao bỏ vỏ 5 phần, đào hoa 4 phần, quất hồng bì 2 phần, nghiền nhỏ, trộn đều, uống một thìa cà phê sau bữa ăn, ngày 3 lần. Nếu muốn trắng hơn gia thêm hạt bí đao,  muốn hồng hơn gia thêm đào hoa



Công dụng chữa bệnh của quả lựu
Sử dụng bột sắn dây như thế nào cho đúng
Công dụng của hoa hồng
Công dụng chữa bệnh của nhân sâm
Công dụng chữa bệnh của nhân sâm
Tác dụng của hoa tam thất


(st)



Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý