Mẫu đơn là một dược thảo quý có tác dụng chữa trị nhiều chứng bệnh, đồng thời là cây cảnh có hoa rất đẹp, nên còn có tên là hoa vương, thiên hương quốc sắc, phú quý hoa. Cây sống lâu năm, cao 1-1,5m, rễ phát triển thành củ. Lá thường chia thành 3 lá chét, lá chét giữa lại chia thành 3 thùy, mặt trên xanh, mặt dưới có lông màu trắng nhạt. Hoa mọc đơn độc ở đầu cành, rất to, đường kính đạt tới 15-20cm; màu đỏ, tía hoặc trắng rất đẹp, mùi thơm gần giống mùi của hoa hồng.
Cây hoa mẫu đơn nguồn gốc ở Trung Quốc, đã có thời gian được nhập giống vào nước ta và thử nghiệm di thực thuần hóa tại vùng khí hậu mát ở Sa-pa. Cây ra hoa rất đẹp nhưng khó kết hạt nên không phát triển được. Trước đây đã lâu, vào dịp Tết, nước ta có nhập từ Trung Quốc cả cây để làm cảnh, nhưng giá rất đắt. Gần đây, không nhập cây mà chỉ nhập mẫu đơn bì - là vỏ rễ phơi hay sấy khô dùng làm thuốc, được thu hoạch ở những cây đã trồng từ 3-5 năm.
TÁC DỤNG DƯỢC LÝ
Mẫu đơn bì và hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống viêm, chống thấp khớp, an thần, hạ sốt, giảm đau, chống loét dạ dày, chống dị ứng và chống co giật. Ngoài ra còn có tác dụng gây giãn mạch vành tim và mạch ở cơ chân, gây hạ huyết áp, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống ảnh hưởng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật.
Trong thực nghiệm phản xạ có điều kiện, mẫu đơn bì và hoạt chất paeoniflorin có khả năng giảm sự suy yếu nhận thức gây ra bởi scopolamin trong việc tìm lối ra qua mê cung ở chuột cống trắng và trong việc phân biệt sự chói sáng ở chuột cống già. Trên lâm sàng, có khả năng điều trị rối loạn nhận thức, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi.
Hoạt chất paeonol của mẫu đơn bì có tác dụng kháng khuẩn khá mạnh, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, chống huyết khối, chống viêm, an thần, giảm đau và chống đột biến. Ngoài ra còn một hoạt chất khác có tác dụng kháng siêu vi khuẩn. Mẫu đơn bì còn ức chế men aldose reductase, làm giảm tích lũy sorbitol trong tế bào, do vậy làm giảm những biến chứng mạn tính của bệnh đái tháo đường như bệnh võng mạc, bệnh thần kinh và bệnh thận. Mẫu đơn bì cũng ức chế men monoamin oxydase, do vậy có khả năng điều trị bệnh trầm cảm.
CÔNG DỤNG
Trong y học cổ truyền Việt Nam, mẫu đơn bì được dùng làm thuốc trấn kinh, giảm đau, chữa nóng âm ỉ kéo dài, sốt về chiều và đêm, không có mồ hôi, hoặc đơn sưng, huyết ứ phát sốt, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau kinh, kinh nguyệt không đều và bệnh phụ khoa sau khi sinh. Ngày dùng 6-12g dưới dạng thuốc sắc.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc và nhiều nước phương Ðông, mẫu đơn bì được dùng làm thuốc hạ nhiệt, chống viêm, giảm đau, chống co thắt trong điều trị nhức đầu, chóng mặt, viêm rễ thần kinh, đau kinh, bế kinh, đau bụng, đau ngực, các bệnh có co giật, thoát mạch, để dự phòng và điều trị các bệnh huyết khối tắc mạch, chuột rút cơ bắp chân, bệnh gan, dị ứng, sa sút trí tuệ ở người cao tuổi và dùng làm thuốc chống đông máu.
Nhân dân một số nước còn dùng mẫu đơn bì chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, lở loét, trị bỏng và gây vô sinh. Không dùng cho phụ nữ mang thai vì có thể gây sẩy thai.
Trong Đông y thường thu hoạch những cây mẫu đơn đã trồng được 3-5 năm. Dùng vỏ rễ phơi hay sấy khô để làm dược liệu bào chế thành thuốc nên có tên thuốc là mẫu đơn bì.
Các kết quả nghiên cứu về dược lý ở mẫu đơn bì cho thấy chứa hoạt chất paeoniflorin có tác dụng chống co thắt cơ trơn, chống viêm, chống thấp khớp, an thần, hạ sốt, giảm đau, chống loét dạ dày, chống dị ứng và chống co giật. Thuốc này còn có tác dụng gây giãn mạch vành và mạch ở cơ chân, gây hạ huyết áp, ức chế sự ngưng tập tiểu cầu, ức chế sự đông máu rải rác trong mạch và bảo vệ gan chống tác dụng độc hại gan của hóa chất trong thực nghiệm trên động vật.
Trong y học cổ truyền Việt Nam, mẫu đơn bì được dùng làm thuốc trấn kinh, giảm đau, chữa nóng âm ỉ kéo dài, sốt về chiều và đêm, không có mồ hôi, hoặc đơn sưng, huyết ứ phát sốt, nhức đầu, đau lưng, đau khớp, đau kinh, kinh nguyệt không đều và bệnh phụ khoa sau khi đẻ. Ngày dùng 6 - 12g, dạng thuốc sắc.
Để tham khảo và áp dụng, dưới đây xin giới thiệu những phương tiêu biểu chữa trị có hiệu quả.
Chữa di tinh, suy nhược thần kinh, nhức đầu, mất ngủ: mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g; sơn thù, hoài sơn mỗi vị 12g; trạch tả, phục linh, phụ tử chế mỗi vị 8g; nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
- Chữa hen phế quản khi hết cơn hen: mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g, hoài sơn 12g; sơn thù 8g, phục linh 8g, trạch tả 8g. Sắc uống ngày một thang, hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g.
- Chữa viêm khớp cấp: mẫu đơn bì 10g, huyền sâm 20g; tiền hồ 12g, hoàng cầm 12g, tri mẫu 12g, kỷ tử 12g, sinh địa 12g, mạch môn 12g, thạch hộc 12g, thăng ma 8g; đậu khấu 6g, xạ can 6g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa tăng huyết áp: mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g, hoài sơn 12g; sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đương quy 8g, bạch thược 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 - 3 lần.
BÀI THUỐC CÓ MẪU ÐƠN BÌ
1. Chữa suy nhược thần kinh, nhức đầu, mất ngủ, di tinh:
Mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g; Sơn thù, hoài sơn, mỗi vị 12g; Trạch tả, phục linh, phụ tử chế, mỗi vị 8g; Nhục quế 4g. Sắc uống ngày một thang.
2. Chữa hen phế quản khi hết cơn hen:
Mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g, hoài sơn 12g; Sơn thù, phục linh, trạch tả, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang hoặc làm hoàn uống mỗi ngày 20g.
3. Chữa viêm khớp cấp:
Mẫu đơn bì 10g, huyền sâm 20g; Tiền hồ, hoàng cầm, tri mẫu, kỷ tử, sinh địa, mạch môn, thạch hộc, mỗi vị 12g; Thăng ma 8g; Ðậu khấu, xạ can, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày một thang.
4. Chữa tăng huyết áp:
Mẫu đơn bì 8g, thục địa 16g, hoài sơn 12g; Sơn thù, trạch tả, phục linh, đương quy, bạch thược mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
5. Chữa đau nhức do máu kém lưu thông, gây thiếu máu:
Mẫu đơn bì 100g, đương quy 1.000g; Hoài sơn, ngọc trúc, hà thủ ô đỏ, đan sâm mỗi vị 200g; Bạch linh, mạch môn, trạch tả mỗi vị 100g; Thanh bì, chỉ thực, thù nhục, mỗi vị 50g. Tán bột làm viên nặng 5g. Ngày uống 4-6g.
6. Chữa viêm loét dạ dày tá tràng:
Mẫu đơn bì 8g, bạch thược 12g; Thanh bì, chi tử, bối mẫu, trạch tả, hoàng liên, mỗi vị 8g; Trần bì 6g, ngô thù 4g. Sắc uống ngày một thang.
7. Chữa viêm gan siêu vi khuẩn cấp tính:
Mẫu đơn bì 16g, nhân trần 40g, sinh địa 24g, chi tử 16g; Hoàng liên, đan sâm, huyền sâm, thăng ma, thạch hộc, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
8. Chữa xơ gan cổ trướng:
Mẫu đơn bì 8g, rễ cỏ tranh 20g; Thục địa, hoài sơn, bạch truật, địa cốt bì, mỗi vị 12g; Sơn thù, trạch tả, phục linh, đương quy, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
9. Chữa suy nhược thần kinh:
Mẫu đơn bì 8g; Kỷ tử, thục địa, hoài sơn, câu đằng, sa sâm, mạch môn, mỗi vị 12g; Cúc hoa, sơn thù, trạch tả, phục linh, táo nhân, bá tử nhân, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
10. Chữa đái tháo đường:
Mẫu đơn bì 12g; Thục địa, hoài sơn, mỗi vị 20g; Kỷ tử, thạch hộc, mỗi vị 12g; Sơn thù, thiên hoa phấn, sa sâm, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
11. Chữa viêm tắc động mạch:
Mẫu đơn bì 12g; Cam thảo, đương quy, mỗi vị 20g; Kim ngân hoa, xích thược, qua lâu nhân, ngưu tất, mỗi vị 16g; Huyền sâm, đào nhân, đan sâm, mỗi vị 12g; Binh lang, chỉ xác, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
12. Chữa đau kinh:
Mẫu đơn bì, đào nhân, hồng hoa, huyền hồ sách, hương phụ, mỗi vị 8g; Mộc hương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.
13. Chữa rong huyết:
Mẫu đơn bì 12g, hoa cây cỏ nến (bồ hoàng), sao đen 20g; Ðịa du, a giao, huyết dụ, bạch thược, sinh địa, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
14. Chữa đơn độc, sưng tấy, sưng vú, viêm tinh hoàn:
Mẫu đơn bì, đơn đỏ, huyết giác, cam thảo dây, đơn châu chấu, chó đẻ răng cưa, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mộc thông, hoàng đằng, chi tử, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa đau nhức do máu kém lưu thông, gây thiếu máu: mẫu đơn bì 100g, đương quy 1.000g; hoài sơn, ngọc trúc, hà thủ ô đỏ, đan sâm mỗi vị 200g; bạch linh, mạch môn, trạch tả mỗi vị 100g; thanh bì, chỉ thực, thù nhục mỗi vị 50g. Tán bột làm hoàn mỗi viên nặng 5g. Ngày uống 4 - 6g.
- Chữa viêm loét dạ dày - tá tràng: mẫu đơn bì 8g, bạch thược 12g; thanh bì 8g, chi tử 8g, bối mẫu 8g, trạch tả 8g, hoàng liên 8g, trần bì 6g, ngô thù 4g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa viêm gan siêu vi khuẩn cấp tính: mẫu đơn bì 16g, nhân trần 40g, sinh địa 24g, chi tử 16g; hoàng liên 12g, đan sâm 12g, huyền sâm 12g, thăng ma 12g, thạch hộc 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa xơ gan cổ trướng: mẫu đơn bì 8g, rễ cỏ tranh 20g; thục địa 12g, hoài sơn 12g, bạch truật 12g, địa cốt bì 12g; sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, đương quy 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa suy nhược thần kinh: mẫu đơn bì 8g; kỷ tử 12g, thục địa 12g, hoài sơn 12g, câu đằng 12g, sa sâm 12g, mạch môn 12g; cúc hoa 8g, sơn thù 8g, trạch tả 8g, phục linh 8g, táo nhân 8g, bá tử nhân 8g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa đái tháo đường: mẫu đơn bì 12g; thục địa 20g, hoài sơn 20g, kỷ tử 12g, thạch hộc 12g; sơn thù 8g, thiên hoa phấn 8g, sa sâm 8g. Sắc uống ngày một thang, chia 2.
- Chữa viêm tắc động mạch: mẫu đơn bì 12g; cam thảo 20g, đương quy 20g, kim ngân hoa 16g, xích thược 16g, qua lâu nhân 16g, ngưu tất 16g; huyền sâm 12g, đào nhân 12g, đan sâm 12g; binh lang 8g, chỉ xác 8g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
- Chữa đau bụng kinh: mẫu đơn bì, đào nhân, hồng hoa, huyền hồ sách, hương phụ, mỗi vị 8g, mộc hương 6g, cam thảo 4g. Sắc uống trong ngày.
- Chữa rong huyết: mẫu đơn bì 12g, hoa cây cỏ nến (bồ hoàng) sao đen 20g; địa du, a giao, huyết dụ, bạch thược, sinh địa mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
- Chữa đơn độc sưng tấy, sưng vú, viêm tinh hoàn: mẫu đơn bì, đơn đỏ, huyết giác, cam thảo dây, đơn châu chấu, chó đẻ răng cưa, huyền sâm, mạch môn, ngưu tất, mộc thông, hoàng đằng, chi tử mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.
Không chỉ là cây cảnh đẹp, mẫu đơn còn là dược liệu quý trong y học cổ truyền. Bộ phận dùng làm thuốc là vỏ rễ của cây mẫu đơn được trồng từ 3 - 5 năm (còn gọi mẫu đơn bì).
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, được di thực vào nước ta trồng tại Sa Pa.
Theo Đông y, mẫu đơn có tính mát, vị cay ngọt đắng, chủ trị thanh nhiệt, mát huyết, tiêu ứ, hòa huyết, trị nhiệt vào phần huyết, phát ban, kinh giản, nôn, chảy máu cam, đại tiện ra máu, nóng trong xương, kinh bế, trưng hà, ung nhọt, lở loét, bị giập gãy xương, trúng phong co quắp, động kinh, đẹp nhan sắc, thông huyết mạch, tiêu máu ứ, trừ phong tý.
Cách dùng: sắc uống 1 lần 10-12g hoặc làm hoàn, tán.
Cây mẫu đơn bì.
Cách dùng mẫu đơn bì làm thuốc
Trị thương hàn nhiệt độc: phát lở loét như hạt đậu: mẫu đơn bì 10g, sơn chi tử 3g, hoàng cầm (bỏ lõi đen) 6g, đại hoàng sao 6g, ma hoàng (bỏ rễ và đốt) 6g. Tất cả tán nhỏ, mỗi lần dùng 5g sắc với 200ml nước, còn lại 100ml, bỏ bã, uống ấm.
Trị thương hàn và ôn bệnh: chảy máu cam, nôn ra máu không ngừng, mặt vàng, đại tiện phân đen: tê giác 40g, sinh địa 320g, bạch thược 120g, mẫu đơn bì 80g. Các vị cắt nhỏ, đổ 900ml nước sắc còn 300ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị tăng huyết áp:mẫu đơn bì 60g, nước 400ml sắc còn 150ml, chia uống 3 lần trong ngày.
Trị viêm mũi dị ứng:mẫu đơn bì 100g, nước 300ml sắc còn 100ml, mỗi tối uống 50ml. Uống 10 ngày là một liệu trình.
Trị phụ nữ nóng trong xương: kinh mạch không thông, gầy yếu: mẫu đơn bì 60g, nhục quế 40g, mộc thông (cắt, sao) 40g, bạch thược 60g, miết giáp (nướng giấm) 80g, rễ khổ qua 60g, đào nhân 40g (bỏ vỏ, đầu nhọn, sao). Tất cả tán nhỏ. Mỗi lần lấy 5g nấu với 300ml nước còn 150ml, bỏ bã, chia 2 lần uống ấm.
Trị trường ung: bụng dưới sưng bĩ, đau phát sốt, ra mồ hôi trộm, sợ lạnh, mạch trì khẩn: đại hoàng 160g, mẫu đơn bì 40g, đào nhân 50 hạt, mang tiêu 30g. Đổ 600ml nước sắc còn 150ml, bỏ bã, cho mang tiêu vào, đun sôi lại, uống nóng.
Trị vùng hạ bộ lở loét: vết lở loét như hang, rãnh; vết đâm lở loét bên trong, không ra máu: mẫu đơn bì tán nhỏ, ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.
Chữa bìu sa sệ, bên to bên nhỏ: mẫu đơn bì, phòng phong lượng bằng nhau, nghiền nhỏ. Mỗi lần uống 8g với rượu.
Kiêng kỵ: người huyết hư có lạnh, phụ nữ có thai, kinh nguyệt quá nhiều cẩn thận khi dùng. Người ra mồ hôi trộm nhiều hoặc vị khí hư lạnh, tướng hỏa suy không dùng.
Điều hòa kinh nguyệt bằng hoa mẫu đơn
Hoa mẫu đơn có tính bình, vị đắng, đi vào hai kinh của cơ thể là tâm và can. Hoa có công dụng điều kinh hoạt huyết, khư ứ hành trệ, thường được dùng chữa cho phụ nữ bị tình trạng trục trặc về kinh nguyệt.
Hoa mẫu đơn thường được các gia đình trồng tô điểm ở sân nhà, nhưng ít người biết về bài thuốc từ hoa.
Miền Bắc hay gọi là hoa mẫu đơn, miền nam gọi là hoa trang. Hoa có các màu đỏ, trắng, vàng. Hoa thường được người dân trong nước trồng trước nhà, dưới chân các bàn thiên (nơi thắp hương) ngoài sân.
Hoa thường mọc tự nhiên ở những vùng đồi núi. Ở một số nước Đông Nam Á, như Thái Lan, hoa mẫu đơn màu đỏ dạng thấp thường được trồng hai bên bờ rào.
|
Theo lương y Vũ Quốc Trung, về y học cổ truyền, hoa mẫu đơn có tính bình, vị đắng, đi vào hai kinh của cơ thể là tâm và can.
Hoa có công dụng điều kinh hoạt huyết, khư ứ hành trệ, thường được dùng chữa cho phụ nữ bị tình trạng trục trặc về kinh nguyệt, và cả dùng chữa trật đả (trật tay chân) tổn thương, đau ở vùng lưng và eo. Vỏ của thân cây hoa, y học cổ truyền dùng làm vị thuốc có tên gọi là đan bì.
Một số bài thuốc
Trường hợp phụ nữ bị thống kinh (đau bụng khi hành kinh), đau đầu, thì có thể dùng 10 gr hoa mẫu đơn đem sắc (nấu) lấy nước uống (có thể cho vào một ít đường cát trắng).
Chị em có tình trạng trước mỗi kỳ kinh hay bị đau bụng, đau vùng bụng dưới, có thể dùng bài thuốc: lấy 10 gr hoa mẫu đơn, 10 gr hoa biển đậu đem nấu lấy nước uống thay cho trà trong ngày.
Chị em đến kỳ kinh mà không có kinh, tay chân lạnh, kèm đau vùng eo và bụng; hoặc bị chứng xích bạch đới (khí hư ở phụ nữ) có thể dùng 10 gr hoa mẫu đơn, 10 gr hoa quế đem nấu lấy nước uống thay cho trà để cải thiện bệnh. Có thể cho vào ít đường để dễ uống.
Sản phụ sau sinh bị tình trạng chảy máu cam, có thể dùng vỏ của thân cây hoa mẫu đơn (đông y gọi là vị thuốc mẫu đơn bì hay đan bì) cùng các vị thuốc khác: bồ hoàng, trắc bách diệp, hoàng cầm, bạch linh (mỗi loại bằng nhau, 8 gr) đem nấu lấy nước uống thay trà.
Để giúp điều kinh hoạt huyết, cải thiện kỳ kinh của phụ nữ không thuận, có thể dùng bài thuốc sau: một ít hoa mẫu đơn, cùng 8 gr vị thuốc đương quy, 12 gr thục địa, 6 gr bạch thược, 20 gr xuyên khung. Hoa mẫu đơn rửa sạch rồi cùng các vị thuốc, nửa lít nước cho vào nồi, nấu đến sôi, hạ lửa nhỏ nấu thêm mươi phút nữa, gạn lấy nước, bỏ bã thuốc. Dùng nước này đem nấu với cá, nêm nếm gia vị vừa dùng.
Nam giới bị tình trạng hạ bộ nổi mụn nhọt, có thể dùng bột nghiền từ vỏ thân cây hoa mẫu đơn, bằng cách: một ngày dùng 3 lần, mỗi lần 4 gr uống với nước.
Tham khảo thêm tác dụng của hoa mẫu đơn trong phong thủy và truyền thuyết về hoa mẫu đơn
Hoa Mẫu Đơn, ngày xưa, ngày nay và tác dụng trong phong thủy
Mẫu đơn là loài hoa vương giả sang trọng ở Trung Quốc biểu tượng cho sự giàu có, thịnh vượng, sắc đẹp. Ở Nhật Bản, Mẫu Đơn tượng trưng cho cuộc hôn nhân hạnh phúc với nhiều con cháu. Còn trong ngôn ngữ loài hoa phương Tây, nhờ những đặc tính y học tuyệt vời, Mẫu đơn còn được xem như một loại dược thảo chữa bệnh và mang ý nghĩa “sự e lệ”.
Mẫu đơn có nguồn gốc từ Trung Quốc và Tây Tạng, là một trong những cây hoa được con người biết đến từ rất sớm, cách đây đã gần 4000 năm.
Những Thông Tin Thú Vị Về Hoa Mẫu Đơn
Khi những nhà truyền giáo đạo Phật đến Nhật Bản, họ đã đem theo kiến thức về những bông hoa Mẫu đơn này. Người Nhật luôn là một dân tộc yêu hoa, nên bông hoa đẹp mới đến nhanh chóng trở thành một phần trong văn hóa của họ. Mẫu đơn là bông hoa của Tháng Sáu ở Nhật Bản. Từ Trung Hoa và Nhật Bản, nó chu du sang tận đỉnh núi Olympus, tìm cho mình một cái tên.
Tên tiếng Việt : Hoa Mẫu Đơn
Tên Trung Quốc : Sho-Yo (hay Shao-Yao)
Tên tiếng Anh : Peony
Tên tiếng Pháp : Pivoine officinale
Tên Latin : Paeonia officinalis
Tên khoa học : Paeonia lactiflora
Họ : Paeoniaceae
Peony được đặt tên theo Paeon, một thầy thuốc học trò của Thần Y Asclepius trong thần thoại Hy Lạp.Ông được nữ thần Leto (mẹ của thần Mặt Trời Apollo) mách bảo cách lấy được chiếc rễ thần kỳ mọc trên đỉnh Olympus mà nó có thể xoa dịu được cơn đau của người phụ nữ khi sanh nở. Asclepius trở nên ghen tức với Paeon. Để cứu Paeon thoát chết vì sự phẫn nộ của Asclepius, thần Zeus đã biến ông thành một bông hoa Mẫu đơn.
Ngày nay, Mẫu đơn là biểu tượng của sự thịnh vượng, phồn vinh. Từ xa xưa, loài hoa vương giả này chỉ thuộc sở hữu của giới quý tộc giàu có ở Trung Quốc. Bông hoa quốc sắc thiên hương này từng rất được ưu ái qua nhiều triều đại, với mệnh danh “Chúa của muôn hoa”. Nhất là giai đoạn từ thế kỷ 5 đến thế kỷ 13 sau Công Nguyên. Mẫu đơn được ca tụng trong văn thơ, nhạc và tranh vẽ lúc bấy giờ.
Thành phố Lạc Dương (tiếng La Tinh là Luoyang, 1 trong 4 thành phố cổ kính nhất Trung Quốc), nổi tiếng về nhiều chủng loại Mẫu đơn phong phú, rực rỡ sắc màu nhờ thời tiết ôn hòa và đất đai thích hợp. Ngày 21/9/1982, người dân Luoyang chính thức chọn Mẫu đơn là biểu tượng hoa của thành phố mình. Tháng 4 là tháng của Hoa Mẫu Đơn, thật sự là mùa vui cho những người yêu hoa ở xứ sở này. Hoa Mẫu đơn nở đẹp lộng lẫy, hương thơm, sắc màu hoa hiện diện khắp nơi trong thành phố. Và lễ hội Mẫu đơn Louyang – Luoyang Peony Festival được tổ chức từ 15/4 – 25/4 hằng năm là một lễ hội văn hóa lớn, niềm tự hào của cư dân Luoyang. Suốt mùa lễ hội, tưng bừng những đèn lồng sặc sỡ, các hoạt động kinh tế cũng khá nhộn nhịp, không khí vui tươi và gây một ấn tượng sâu sắc cho tất cả các du khách trên khắp thế giới đến chơi. Ở Luoyang có những loài Mẫu đơn quý hiếm, màu sắc thay đổi lạ, hay cả những bông hoa lớn đến hàng trăm cánh, sống đã hàng trăm tuổi.
Sẽ là thiếu sót nếu không kể đến những khả năng kỳ diệu lạ thường của cây hoa mà người ta đã lưu truyền trong dân gian. Dược tính của Mẫu đơn chủ yếu ở rễ và hạt. Rễ cây có tính kháng sinh, giúp giảm đau, trị bỏng, làm giảm huyết áp, giúp trẻ mọc răng, chữa bệnh vàng da, dị ứng, thận…Hạt hoa từng được xem như một loại gia vị thông dụng. Những tập tục mê tín còn tin rằng nếu đeo một vòng cổ kết bằng hạt Mẫu đơn, bạn sẽ tránh được các bệnh như hủi, động kinh, mất trí và nó còn xua tan những cơn ác mộng, như một lá bùa hộ mạng bảo vệ người ta chống lại ma quỷ hay những thế lực của bóng đêm !
Khoảng năm 77 sau Công Nguyên, trong cuốn sách Pliny’’s Natural History đã mô tả chi tiết về cây hoa và 20 bệnh chữa bằng những bộ phận của nó. Không lâu sau đó, Dioscoride cũng đã viết một luận án về những cây thảo dược, trong đó có Peony. Vì là một cây thuốc quan trọng, dược liệu Mẫu đơn được sản xuất với lượng lớn hằng năm nhằm đáp ứng nhu cầu ở Trung Quốc và thể giới.
Hoa Mẫu đơn – Peony còn là biểu tượng hoa của tiểu bang Indiana – Hoa Kỳ từ ngày 13/3/1957
Trên giỏ Hoa Mẫu Đơn này gậy như ý cách điệu (vương trượng), biểu tượng của tình duyên, phú quý và cả quyền lực
Những Tích Truyện Xa Xưa Về Hoa Mẫu Đơn
Chuyện Thứ Nhất
Ngày xưa… ở một làng miền núi có một bà mẹ. Bà mẹ sinh được mười người con trai. Làng của mẹ bị giặc chiếm đóng. Người cha của mười anh con trai bị giặc giết ngay từ ngày đầu tiên, khi chúng tiến vào làng. Mười người con trai của bà vào đội quân chống giặc ở trong núi. Người con trai cả là chủ tướng của đội quân. Đội quân nay đã làm cho bọn giặc thất điên bát đảo. Đã nhiều lần giặc mở những trận càn quét mà không sao tiêu diệt được đội quân của cái làng bé nhỏ ấy.
Tên tướng giặc sai quân bắt bà mẹ đến, hắn bảo:
- Này mụ già, mụ hãy khuyên các con mụ trở về. Ta sẽ cho con mụ làm tướng. Bằng không, ta sẽ giết mụ.
Bà mẹ nhìn thẳng vào mắt tên tướng giặc, nói lớn:
- Hỡi quân độc ác! Hẳn nhà ngươi cũng có một bà mẹ. Mẹ ngươi chắc không bao giờ dạy người phản bội lại quê hương. Là một người chân chính, ta cũng không thể dạy các con ta phản bội lại quê nhà.
Hai câu thơ bằng tiếng Hán và Hoa Mẫu Đơn…
Bọn giặc trói mẹ trên một ngọn đồi rồi cho quân mai phục hòng bắt được những người con của mẹ đến cứu. Chúng bảo bà mẹ hãy đứng dậy mà gọi con, chúng sẽ tha. Tiếng người mẹ:
- Hỡi các con của mẹ! Hỡi những người con của quê hương. Ta nhân danh người mẹ, ra lệnh cho các con không được vì ta mà phản bội quê hương.
Mệnh lệnh của người mẹ là mệnh lệnh trái tim, mệnh lệnh của tình yêu vĩ đại. Mệnh lệnh đó lan khắp núi rừng. Bọn giặc run sợ. Những người con của mẹ thì thêm sức mạnh chiến đấu. Giặc bịt miệng bà mẹ. Chúng đổ nhựa thông và nhựa trám lên đầu bà và châm lửa đốt. Ngọn lửa cháy sáng cả một vùng…
Cặp voi trấn trạch, hút tài lộc và giỏ hoa mẫu đơn, một biểu tượng kết hợp rất hay…
Khi bọn giặc đi rồi, dân làng lên đồi tìm chỗ bà mẹ bị hành hình, người ta thấy trái tim của người mẹ vẫn nguyên vẹn và nóng bỏng. Dân làng chôn mẹ ngay trên đỉnh đồi. Đêm đêm, từ ngôi mộ, trái tim mẹ vẫn phát sáng cả một vùng trời.
Mùa xuân đến. Từ ngôi mộ, trái tim ấy mọc lên một cái cây. Cây ra hoa. Bông hoa đỏ chót hình ngọn lửa bốc lên từ trái tim người mẹ. Và cũng từ ngày ấy có một loại hoa mang tên Mẫu Đơn. Cây hoa tượng trưng cho người mẹ đã chiến đấu bằng một trái tim…
Chuyện Thứ Hai
Chuyện kể rằng, vào đời Đường Cao Tông, do say đắm Võ Hậu, lúc Vua băng hà do con trai (Hoàng Thái Tử) còn nhỏ, Võ Hậu chuyên quyền nhiếp chánh hãm hại công thần, tự xưng vương, đổi nhà Đường thành nhà Đại Châu, xưng hiệu Võ Tắc Thiên hoàng đế. Một hôm, Võ Tắc Thiên (được biết nhiều qua phim ảnh dã sử của Trung Hoa) khi ngự du vườn thượng uyển nhìn cỏ cây xác xơ, trơ trọi liễu đào, ủ rũ điêu tàn, liền truyền lệnh bằng bài tứ tuyệt khắc ngay cửa vườn:
Lai triều du thượng uyển – Hỏa tốc báo xuân trị
Bách hoa liên dạ phát – Mạc đãi hiểu phong xuỵ
Dịch nghĩa:
Bãi triều du thượng uyển – Gấp gấp báo xuân haỵ
Hoa nở hết đêm nay – Đừng chờ môn gió sớm.
Hình ảnh gậy như ý cách điệu và hoa mẫu đơn, sự kết hợp mới nhất hiện nay cho các vật phẩm phong thủy chế tác từ bột đá
Linh ứng thay! Trăm hoa phụng mệnh, chỉ trong một đêm bừng nở khắp vườn, mùi thơm sực nức nhân gian! Rạng sáng hôm sau, Võ Tắc Thiên dạo vườn trông muôn hồng ngàn tía ngoan ngoãn đua chen nở rộ, lấy làm tự mãn cho rằng quyền uy tột đỉnh. Bất giác, bà Chúa bạo dâm Võ Tắc Thiên nhìn cây Hoa Mẫu Đơn bất tuân thượng mệnh, thân cây khẳng khiu cứng cỏi, không hoa lá. Giận thay cho loài hoa ngoan cố, Võ Tắc Thiên ra lệnh đày Mẫu Đơn xuống tận Giang Nam (!). Nhưng lạ thay, khi tới vùng đất nghèo nàn hơn hoa lại nở rộ và vẻ đẹp luôn rực rỡ làm đắm đuối lòng người, và từ đó ngay cả sử sách Trung Hoa cũng ghi nhận vùng Giang Nam luôn xuất hiện nhiều tuyệt sắc giai nhân, những mỹ nữ có sắc đẹp nghiêng thành đổ nước. Cũng từ đó, vùng Giang Bắc thiếu vắng loài hoa vương giả, một biểu trưng cho quốc sắc thiên hương…
Người đương thời thấy vậy dệt bài Phú Ngọc Lâu Xuân Tứ nhằm thương hại và tán thán vẻ đẹp, sự khẳng khái của hoa Mẫu Đơn, thà chịu cảnh phong trần lưu lạc tự giải phóng cuộc đời chớ không làm vương giả chốn kinh đô, chịu giam mình trong vườn hoa tù hãm của bạo chúa, đem sắc đẹp hương thơm ban rải cho mọi người để được dự phần thanh cao.
Về sau người ta dùng từ “quốc sắc thiên hương” (sắc nước hương trời) để hình dung hoa mẫu đơn. Hoặc có cách phác họa khác là: “Thiên hạ chân hoa độc mẫu đơn” (chỉ có mẫu đơn mới xứng đáng là hoa thật trong thiên hạ).
Hình tượng Hoa Mẫu Đơn và Tác Dụng Trong Phong Thủy ngày nay
Với vẻ đẹp của Hoa Mẫu Đơn, người đời ví đây là biểu tượng của phú quý, trong các dịp khai trương, người ta hay tặng nhau tượng hoặc tranh mẫu đơn để chúc nhau ngày càng phú quý, giàu sang…
Hoa Mẫu Đơn được mệnh danh là bà chúa của các loài hoa. Loài hoa này thể hiện vẻ đẹp sang trọng, quý phái, sức hấp dẫn nồng nàn, cảm xúc của sức trẻ toát ra mạnh mẽ. Tinh hoa nó toát ra đem lại vẻ đẹp, sức quyến rũ và may mắn trong tình yêu. Nên khi đặt tượng hoặc tranh hoa mẫu đơn tại cung tình duyên (Tây-nam) trong phòng ngủ là một việc rất đáng làm!
Do đó, trong các thế giới của Vật Phẩm Phong Thủy, Hoa Mẫu Đơn được gọi là vật phẩm cho phú quý, tình duyên.
Tác dụng chữa bệnh của cây bách bệnh
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ mực
Tác dụng chữa bệnh của cây giảo cổ lam
Tác dụng chữa bệnh của cây ba kích
Tác dụng chữa bệnh của cây cỏ ngọt
Tác dụng chữa bệnh của cây bạch hoa xà
(st)