Chẳng có vợ chồng nào không cãi nhau cả, tuy nhiên, có những đôi cãi nhau nhiều quá mà dẫn đến chia tay; trong khi đó, có đôi càng cãi lại càng yêu nhau hơn.
Cách tuyệt vời để xả stress sau khi cãi nhau với chồng
Đến khi mệt nhoài mới trở về nhà, Như chỉ nghĩ đến giấc ngủ, chẳng còn tâm trí nào chán chồng nữa. Sáng hôm sau, Như dậy sớm chuẩn bị đồ ăn sáng cho chồng con như bình thường.
Như chia sẻ: “Hồi mới kết hôn và đang mang bầu, mỗi lần giận chồng là mình ‘chiến tranh lạnh’, khóc lóc tủi thân, đêm không ngủ nổi. Sáng ra đi làm phát ngại với đồng nghiệp vì mắt sưng húp. Số lần muốn ly hôn với chồng thì nhiều không kể xiết. Thế mà cũng không giải quyết được chuyện gì. Giờ thấy mình chẳng việc gì phải thế. Giận chồng thì chơi với con, hai mẹ con đi ăn uống, mua sắm, tinh thần thoải mái, tối về ngủ ngon”.
Từ khi có con, Như dành hết tâm trí và sức lực cho con. Hơn nữa, Như cũng hạn chế xung đột với chồng vì lo ảnh hưởng đến con cái. Chuyện gì thỏa thuận được thì phải nhẹ nhàng. Khi nào muốn to tiếng thì cũng cần chọn địa điểm. Có lúc, hai vợ chồng phóng xe ầm ầm ra đường, lời qua tiếng lại một hồi rồi lại về chăm con.
Cũng nhất quyết không một mình ngồi ôm nỗi buồn, Trà (Quận 2, TP HCM) mỗi lần cãi cọ với chồng là đưa con đi công viên chơi. Có khi, hai mẹ con chỉ đi dạo một vòng, chụp vài kiểu ảnh cho con, Trà thấy tâm trạng đã tốt lên rất nhiều. Trà cho biết, ngày xưa “chiến tranh” với chồng là cô chỉ ngồi nhà ôm gối khóc. Trà tự thấy mình luôn trong tâm trạng mệt mỏi, tinh thần sa sút, sắc mặt xanh xao. Bây giờ, cô tự nghĩ ra nhiều cách để cân bằng và sớm vượt qua stress.
Mẹ con mình cùng đi mua sắm, để bố ở nhà cho bõ ghét!
“Là vợ chồng thì mâu thuẫn là điều không tránh được. Phụ nữ hay cả nghĩ và thường muốn được ly hôn mỗi khi bất đồng. Quan trọng là làm sao mình tránh được cảm xúc tiêu cực ấy” – Trà chia sẻ.
Ngoài chuyện chăm con, Trà còn dành thời gian cho bản thân mình, gặp bạn bè, làm đẹp, đi bơi… khiến cô luôn vui vẻ và yêu đời. Hình ảnh mới mẻ của Trà còn có tác động tích cực đến chồng. Trà kể, chồng cô thấy vợ khỏe mạnh, bớt “khóc nhè”, ít cằn nhằn thì tôn trọng và yêu thương vợ hơn. Không phải lúc nào cũng ngồi khóc lóc, kể khổ là chồng biết hối lỗi. Chính bản lĩnh và cách sống độc lập của Trà đã khiến chồng dễ chịu. Quan trọng là khi cả hai cùng dịu xuống thì mọi việc được thu xếp nhanh hơn.
Thu (Thanh Hóa) hồi mang bầu, cứ cãi nhau là chạy về bên ngoại “sụt sùi”, dọa chia tay. Chồng sang đón, Thu cũng dỗi dai, quyết không về. Mẹ đẻ Thu bảo: “Yêu nhau 5-6 năm trời còn chẳng bỏ được nhau. Bây giờ bụng bầu lùm lùm, có giỏi thì bỏ xem nào? Nếu con biết là không ly dị được thì đừng làm khổ mình”. Cũng tự thấy có làm căng ra cũng không đâu vào đâu nên những lần sau, xung đột với chồng là Thu về ngoại, khóc một hồi rồi nấu nướng, ăn uống với mẹ. Chồng sang đón, Thu về ngay. Chồng không sang đón, cô tự đi về chứ nhất định không để chồng một nơi – vợ một nẻo.
Nên xả stress
Khi công việc căng thẳng, người ta thường được khuyên cần biết xả stress. Trong mối quan hệ gia đình cũng vậy, những lúc bực tức, giận dỗi nhau thì mỗi bên cần có cách giải tỏa. Phụ nữ hay chọn cách khóc lóc, kể lể hoặc hành hạ bản thân (bỏ ăn, bỏ uống)…. Khi buồn, chị em có thể khóc nhưng khóc xong thì nên chuyển qua hoạt động khác, không nên ngồi gặm nhấm nỗi buồn, dẫn tới ức chế.
Có người thấy việc đưa con đi chơi giúp họ sảng khoái. Có người chọn cách trò chuyện với người thân, bạn bè. Cũng có người thấy làm việc nhà, đọc sách, xem phim giúp họ nhẹ bớt nỗi lòng. Chỉ có chính người vợ mới biết làm gì để bản thân luôn vui vẻ, khỏe mạnh. Tất nhiên, cần dung hòa giữa chuyện làm đẹp, thư giãn và chăm sóc chồng, con. Mỗi khi cãi cọ, phải biết dừng, biết tiến đúng lúc, biết giải tỏa, không ngấm ngầm tích tụ ức chế. Nếu thấy có gì không thỏa đáng thì cần trao đổi ngay với chồng, khi tâm trạng khá hơn.
Cãi nhau với chồng cũng cần nghệ thuật
Các ông chồng thường tắm xong là vứt quần áo bẩn trên sàn nhà tắm, hoặc luôn kêu ca vợ mua quần áo mới chỉ tổ phí tiền…
Chẳng có vợ chồng nào không cãi nhau cả, tuy nhiên, có những đôi cãi nhau nhiều quá mà dẫn đến chia tay; trong khi đó, có đôi càng cãi lại càng yêu nhau hơn.
1. Không bới móc chuyện cũ
Khi vợ chồng cãi nhau, kị nhất là nhắc lại chuyện không hay từ thuở nào rồi kết luận bằng một câu: “Thà tôi sống độc thân còn hơn thế này!”. Các chuyên gia tâm lý khuyên trước khi bạn mở miệng ra để cãi nhau với vợ/chồng, hãy tự đặt câu hỏi cho chính mình trước:
- Rốt cuộc có chuyện gì khiến mình phải tức giận thế này?
- Chuyện này liệu có thể giải quyết bằng cách cãi nhau không?
Trả lời xong hai câu hỏi trên thì đảm bảo sẽ có rất nhiều trường hợp bạn phát hiện ra, chuyện này chẳng đáng để hai vợ chồng phải to tiếng.
2. Lùi một bước để tiến một bước
Đàn ông vốn thích nghe nói ngọt, vì thế, nếu bạn nói thẳng nói thật với chồng những sự thật trần trụi hoặc những kỷ niệm không mấy hay ho thì có lẽ anh ấy sẽ rất khó nghe lọt tai. Các bà vợ ơi, hãy trung thành với câu slogan “Lấy nhu thắng cương”. Chồng bạn bận việc, đến gặp nhóm bạn của bạn muộn rồi cũng vội vàng đi ngay sau khi chào hỏi mọi người dăm ba câu. Bạn phát cáu, cự nự ngay với chồng: “Anh lúc nào cũng chẳng coi ai ra gì! Bạn bè 5-7 năm mới gặp nhau mà anh lại lạnh nhạt như vậy!”…
Khi giận chồng trước mặt bạn bè, tốt nhất bạn nên nhịn, ngậm bồ hòn làm ngọt rồi về nhà đóng cửa bảo nhau sau. Trong trường hợp trên, nếu bạn nhẹ nhàng nói với chồng và coi như mình là nguyên nhân của sự chậm trễ đó thì sau khi về nhà, anh ấy sẽ suy nghĩ đến sự chịu đựng của bạn. Đến lúc đã ở nhà thì bạn hãy “tiến lên một bước” nhé, anh ấy sẽ còn biết ơn vì bạn đã giữ thể diện cho anh ấy trước đám đông đấy.
3. Bí quyết 3 “không”
Nhiều cặp vợ chồng mỗi khi cãi nhau xong là cứ như vừa trải qua một trận đấu căng thẳng và bắt đầu một cuộc chiến tranh lạnh kéo dài. Nếu cứ như vậy thì làm sao mà giải quyết được vấn đề và làm sao mà thông cảm cho nhau được? Các chuyên gia tâm lý đã đưa ra bí quyết 3 “không” mà các bạn nên tham khảo:
- Không nói về “đối phương”! Khi cãi nhau, vợ chồng hay chỉ trích những câu đại loại như: “Tại sao anh/cô lại đối xử với tôi như vậy?”, “Anh/cô lại vẫn cái tật cũ ấy!” Khi nói về nhau như vậy, vô tình ta đã đẩy “phe kia” vào tình thế phải tự vệ, vì đó là phản ứng tự nhiên đầu tiên, và sau đó sẽ là tâm lý phản công. Mà khi đã có tâm lý này rồi thì không thể nào nhượng bộ được đâu.
- Không tỏ thái độ bất cần! “Anh không đưa tôi đi chơi thì càng tốt, tôi càng có tự do!” Các bà vợ rất hay nói câu này mỗi khi giận chồng. Nên bỏ ngay đi nhé vì câu nói này rất kích động, thậm chí làm tổn thương anh ấy, và có khả năng tình yêu sẽ bị giảm đi rất nhiều sau câu nói này đấy.
- Không ngắt lời! Các bà vợ mỗi lần giận thường không muốn nghe chồng nói gì. Nếu bạn cũng vậy thì nên thay đổi thói quen xấu này nhé. Khi đàn ông nếu đã mở miệng giải thích thì bạn hãy lắng nghe họ cho hết và đặc biệt, phải chú ý đừng ngắt lời. Chỉ một lần ngắt lời thôi, sau này bạn sẽ không nghe thấy anh ấy trình bày quan điểm gì nữa đâu.
4. Chiến tranh lạnh – con dao hai lưỡi
Sau mỗi cuộc cãi vã, nhiều cặp vợ chồng rơi vào chiến tranh lạnh một thời gian: không nghe điện thoại, không nói chuyện, không nhìn mặt nhau. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyên bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì đó không phải là cách hữu hiệu nhất để trừng phạt ai cả, ngược lại còn khiến cho bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi, không khí gia đình nặng nề, khó chịu và để lâu còn ảnh hưởng không tốt đến tình cảm vợ chồng.
Giận hờn, cãi vã là những gia vị cho đời sống vợ chồng, chỉ cần bạn hãy cố gắng có cách đối diện với chúng thật hiệu quả để từ đó có thể hiểu nhau nhiều hơn, để quý trọng hơn những khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau!
Vợ chồng cãi nhau xưng hô thế nào?
Đang cãi cọ như nảy lửa bỗng chồng buông một câu “Mày im đi”. Lan choáng váng vì lần đầu tiên cô bị chồng gọi như thế. Còn giờ, cô cũng xưng “tao” mỗi lần cãi nhau với chồng.
Đó là một chuyện thấy nhiều trong các gia đình hay xảy ra cãi vã. Một thống kê mới đây cho thấy vợ chồng thường xuyên có những bất đồng quan điểm. Có thể chỉ bắt nguồn từ những mâu thuẫn trong nuôi dạy con hoặc việc vặt trong nhà, chuyện ca thán của người vợ, chuyện đi làm về muộn, ít ăn cơm ở nhà của chồng… có thể là khó tin nhưng cứ trung bình 2 ngày một lần xảy ra cãi cọ từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn trong mỗi gia đình đặc biệt những gia đình đã có con.
Không ít ông chồng thường gọi vợ là “cún yêu”, hay “vợ yêu”… nhưng đó là những chuyện xưa của hồi mới yêu nhau hay thời gian còn là vợ chồng son. Còn sau đó, cứ mỗi lần nổi cơn điên vì ghen tuông hay ngà ngà men rượu là anh ta sẵn sàng gọi vợ là “con kia” hay “mày”… Nhiều người vợ lúc đầu vô cùng choáng váng với cách xưng hô thay đổi chóng mặt đó nhưng sau quen dần và cũng “mày- tao” mỗi lần cãi nhau với chồng.
Một người vợ bộc bạch: “Lúc đầu hơi ngượng mồm và cảm thấy bẽ bàng nhưng sau dần quen cứ mỗi lần cãi nhau với chồng là lại tự nhiên tuôn ra cách gọi như thế”.
Cách xưng hô đó thì quả thực gây sốc với những ai mới bị lần đầu, nhưng có lần đầu chắc chắn có những lần sau đó là một thực tế khó tránh. Có cặp vợ chồng xưng hô nhẹ nhàng hơn như “tôi - cô” trong lúc cãi nhau nhưng với những người vợ nhạy cảm thì điều đó cũng đã trở thành một sự xúc phạm.
Trường hợp Linh – Giang là một ví dụ, chuyện lẽ ra không có gì to tát chỉ xoay quanh việc Linh định đưa con về ông bà ngoại chơi mấy ngày nghỉ, Giang không đồng ý nhưng lại nói gay gắt và động chạm tới cả bố mẹ đẻ của Linh. Như những lần trước có chuyện căng thẳng Linh thường nói một lúc thì nước mắt ngắn dài làm Gian không làm căng được nữa. Lần này không, Linh đanh mặt lại nói “ Anh nói gì? Anh nói lại tôi xem nào”. Thế rồi Giang được thể càng bốc hỏa lên xưng hô “tôi - cô” quyết liệt. Và, kết quả của trận cãi vã đó là việc Giang phi xe bỏ đi còn Linh nằm nhà khóc rưng rức.
Thường ngày, tuy đã kết hôn gần 3 năm nhưng hai vợ chồng xưng hô rất tình cảm “anh anh, em em” vậy mà lần này nghe tiếng “cô - tôi” sao lạnh lùng và xa cách quá, có cảm tưởng tình nghĩa vợ chồng không còn gì nữa”, Linh tâm sự.
Ngược lại với nhiều gia đình, vợ chồng Hiệp - Hòa lại có cách xưng hô rất lạ. Ngày thường thì “tớ - cậu” đôi khi vợ còn gọi “ê ku” với chồng hay chồng gọi vợ là “mẹ hĩm” vì hai người ngang tuổi nhau nên có cách xưng hô thoải mái như thế. Và đến khi vợ nói “Anh! Em muốn nói chuyện” hoặc chồng nói “Em ơi! Anh bảo chuyện này” thì lúc đó chắc chắn là sắp có chuyện dù lớn hay nhỏ.
Thiết nghĩ, người Việt ta trong lúc tán tỉnh yêu đương đã đa dạng các kiểu gọi nào là “mèo lười”, “vợ yêu”, “cún cưng”, bà xã”, “ông xã”… nhưng khi kết hôn rồi đặc biệt là có con người ta sinh ra thêm nhiều cách gọi khác như “bố cu”, “mẹ hĩm”, “mẹ sề” hay “em yêu”, “chồng yêu”, “mình mình - tớ tớ”… mặn nồng là thế, tình cảm là thế vậy sao khi cãi vã chuyện gì lại nỡ buông những cách gọi thiếu tôn trọng nhau. Điều này làm cho mỗi người đều cảm thấy bị xúc phạm, thiếu tôn trọng và mâu thuẫn sẽ càng cao hơn.
“Lời đã nói ra không thể lấy lại được” nên dù sau khi nói “mày - tao”, hai người có cố gắng thế nào cũng khó xóa mờ sự tổn thương do câu xưng hô kia gây ra. Ngoài ra, thường khi đã có thể nói một lần, hai lần... người ta dễ thành thói quen và cứ như vậy sẽ khiến vợ chồng trở nên coi thường nhau thực sự. Đây là một tấm gương xấu cho con cái mà không lời răn dạy nào có thể sửa chữa được.
Cách xưng hô “tôi - cô” cũng khiến cả hai cảm thấy xa lạ với nhau. Thường, người ta vẫn lý luận rằng, khi đã bực tức khi sao có thể nói năng ngọt ngào với nhau. Nhưng thực tế, trong cuộc sống vợ chồng, cãi cọ cũng cần có nghệ thuật. Nhiều cuộc đôi co kết thúc, người trong cuộc cảm thấy ức chế, thậm chí còn mang cảm giác bực bội, thù ghét bạn đời. Nhưng nếu biết cách, nhiều khi tranh cãi xong, vợ chồng lại hiểu nhau hơn, đồng thời giải quyết được vấn đề khúc mắc và cùng nhau rút kinh nghiệm trong cuộc sống chung.
Tôi xin kể ra đây một trường hợp có thật ở gần nhà tôi. Cô vợ trong lần bực nhau với chồng, chị ta tức không chịu nổi nên lớn tiếng xưng hô “tôi” với chồng. Lúc đó người chồng nghiêm nghị nhưng vẫn nhẹ nhàng nói: “Em à! Em xưng hô như thế anh thấy không ổn, chướng tai lắm. Nếu anh nói thế em có buồn không?” Chị dù hơi ngượng nhưng cố chống chế: “Không xưng hô thế thì cãi nhau khó lắm” Anh hơi mỉm cười: “Thế thì thôi, không cãi nhau nữa là xong”. Sau lần đó chị ta bỗng thấy yêu chồng và phục chồng nhiều hơn, dù có bực tức cũng không bao giờ nghĩ đến chuyện xưng hô như thế nữa.
Nhìn chung, cách xưng hô của vợ chồng khi xảy ra bức xúc còn nhiều điều đáng bàn, lúc nóng giận có khi là “anh anh - tôi tôi” hoặc “ông - tôi”… không kiềm chế nổi, nhưng cách xưng “mày - tao” thì tuyệt đối không được có trong gia đình. Sự kiềm chế này phải từ cả hai phía. Có trường hợp rất đáng buồn cười nhưng đáng để học tập. Trong khi vợ cứ nói, cứ tức giận, chồng chỉ nhăn mặt bảo: “Thôi, xin bà, cho em xin, em thua rồi” Thế là lại hòa vợ chồng nhìn nhau cười và hết giận.
Tất nhiên, sau những lần như thế, dù vợ đã nguôi giận, chồng thì hài hước trong nói chuyện và xưng hô nhưng vợ chồng cũng cần ngồi lại cùng tìm ra vấn đề và không để có lần giận giữ tiếp theo. Việc này không khó chỉ cần vợ chồng cố gắng lắng nghe sẽ hiểu nhau hơn và một điều đặc biệt nữa là muốn gìn giữ hạnh phúc gia đình thì cần một chút hài hước, cuộc sống của gia đình sẽ nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Và một nguyên tắc đầu tiên để tránh xung đột kéo dài chính là thể hiện sự tôn trọng nhau trong cách xưng hô.
8 điều nên tránh khi cãi nhau với chàng
Đừng gọi các nickname của chàng
Giả dụ chàng có những tên thân mật ở nhà bố mẹ hay gọi, hoặc bạn bè của chàng có gọi chàng bằng một biệt danh nào đó (nhất là biệt danh có gắn với tên bố mẹ chàng) thì khi cãi nhau dù bực mình đến mấy bạn cũng không nên mang ra “rủa”. Nên nhớ cãi nhau là tìm ra đúng sai vấn đề đang tranh luận chứ không phải là xỉ nhục và bêu riếu lẫn nhau.
Đừng hạ thấp cảm giác của chàng
Khi cãi nhau chắc chắn là chàng rất bực mình, vì vậy, đừng bao giờ hỏi lại chàng rằng “Anh đang đùa đấy à?” Chàng sẽ nghĩ rằng bạn là một cô gái có vấn đề về thần kinh khi không thể phân biệt được lúc nào chàng nóng giận hay lúc nào đùa vui. Điều đó sẽ khiến chàng càng thêm tức giận.
Đừng lôi kéo bố mẹ người thân chàng vào “cuộc chiến”
Bạn có bực mình chàng đến đâu thì đây cũng là cuộc nói chuyện giữa hai người, không nhất thiết phải lôi những người nhà chàng vào câu chuyện. Nhất là nếu bạn lại có ý định chê trách gì họ thì thật không hay một chút nào. Đừng tranh thủ việc cãi nhau với chàng để nói xấu gia đình chàng như vậy. Chàng sẽ rất bực mình bạn về điều này.
Đừng tỏ ra bất cần đời
“Anh thích làm gì thì làm, từ giờ tôi không thèm quan tâm nữa” – Đó là câu tuyệt đối không nên nói khi cãi nhau. Nói như vậy nghĩa là bạn đã chính thức xác nhận việc sau cãi nhau là “đường ai nấy đi”. Nên nhớ cãi nhau là để tìm ra đúng sai khi mâu thuẫn chứ không có nghĩa cãi nhau là để chấm dứt một tình yêu.
Đừng phê phán những gì anh ấy đã làm sai trước đó
Chuyện nào ra chuyện nấy, tại sao bạn lại lôi những chuyện từ thời xa xưa ra để chỉ trích chàng đã hành động không đẹp? Nên nhớ chỉ nói những chuyện đã khiến hai người mâu thuẫn thì mới dễ giải quyết vấn đề. Không nên làm câu chuyện trở nên rắc rối và phức tạp với quá nhiều câu chuyện như vậy.
Đừng tranh thủ mang điểm xấu của chàng ra "đấu tố"
Chàng có một số tật xấu như hút thuốc, uống rượu, hay quên, tiêu tiền thoải mái hay một vài điểm xấu trên cơ thể thì đó cũng không phải là cái cớ gây nên mâu thuẫn này của hai bạn. Tuyệt đối không nên chỉ trích kiểu như: "Anh chỉ là một thằng gầy gò xấu xí" hay "Anh thu nhập chẳng đáng là bao". Điều đó động chạm đến lòng tự trọng của chàng và chàng sẽ cho bạn "đi ngay" vì điều đó.
Đừng tranh thủ "lên nước"
Bạn có vẻ đang trên đà thắng của "cuộc chiến", nhân đó bạn chỉ ra cho chàng luôn một loạt những điều nên làm và không nên làm. Điều đó là sai lầm, hãy nhớ, đàn ông không thích được "dạy dỗ" dù anh ấy có làm gì sai. Còn nếu bạn muốn góp ý cho chàng thì hãy tìm một dịp nào đó thật đặc biệt khi anh ấy vui vẻ để nhẹ nhàng khuyên nhủ.
Đừng tỏ ra "cao giá"
"Tôi có hàng vạn thằng theo đuổi, anh chẳng là gì đâu" - Đó là câu tuyệt đối không nên nói với chàng khi cãi nhau. Chàng sẽ cảm thấy bạn thật kênh kiệu và anh ấy thua xa những người theo đuổi bạn. Lòng tự trọng của chàng bị tổn thương và chàng sẽ không tha thứ cho bạn vì điều đó.
Vợ chồng cãi nhau cũng cần phải học
Không nên lầm tưởng rằng một cuộc hôn nhân mỹ mãn tức là vợ chồng không bao giờ cãi nhau.
Trên thực tế, cãi nhau cũng cần phải có học vấn, hãy cũng khám phá điều bí mật đó. Vợ chồng không chỉ khác nhau về giới tính mà còn có những điểm khác biệt về tính cách, quan niệm và thói quen. Khi yêu mỗi người đều có cơ hội để che giấu những điểm khác biệt đó; thế nhưng khi đã bước vào cuộc sống hôn nhân, sớm tối bên nhau, thường xuyên va chạm thì dù ít dù nhiều cũng không tránh khỏi có những lúc mâu thuẫn, bất đồng. Đó là điều hết sức bình thường, không có gì đáng ngạc nhiên, cũng không nên cho rằng có mâu thuẫn tức là hai người không hợp nhau. Trên thực tế, đôi bên nên nhìn nhận việc tranh cãi từ góc độ tích cực. Những người “biết” cãi nhau (tức hiểu rõ nguyên tắc khi cãi nhau) thì tình cảm giữa hai người sẽ ngày càng tốt đẹp mà số lần cãi nhau sẽ càng ngày càng ít. 1. Tranh cãi là vấn đề “góc độ”, “quan điểm” chứ không phải vấn đề “đúng sai”.
Nguyên nhân khiến vợ chồng cãi nhau thường là do nghĩ rằng sự việc chỉ có một đáp án duy nhất. Tâm lý của người tham gia vào cuộc tranh cãi chỉ là để khẳng định “Việc này nhất định là tôi đúng, anh sai”. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ cả hai người đều nghĩ như vậy vì thế mà cãi nhau không dứt.
Trên thực tế không có bất cứ một đáp án cố định nào cho những vấn đề tranh cãi hay bất hoà trong gia đình bởi trong mỗi cuộc tranh cãi đều thuần tuý là vấn đề quan điểm chứ không phải vấn đề đúng sai. Những người biết cãi nhau là những người cố gắng lĩnh hội ý kiến thực sự của đối phương hoặc đi so sánh sự khác biệt về quan điểm của hai người. Ngược lại những người không biết cãi nhau sẽ lại cực lực tìm cách bác bỏ ý kiến của đối phương để chứng minh rằng mình đúng khiến cho đôi bên đều chịu thua thiệt.
Vợ chồng cãi nhau nên nói đến cái tình chứ đừng nói lý
Thông thường đặc trưng của tranh cãi là cãi lý vì thế khi cãi nhau đôi bên thường có tâm lý ra sức tìm ra lỗi về ngôn ngữ và logic của đối phương, và chỉ chăm chăm nhằm vào những lỗi đó khiến đối phương không thể nào chống đỡ nổi. Thế nhưng cãi lý sẽ làm tổn thương đến tình cảm. Vì thế khi cãi nhau, vợ chồng nên xử sự sao cho có tình, điều này còn mang tính xây dựng hơn nhiều so với việc áp dụng phương pháp phân tích và biện luận trong khi tranh cãi.
Không bao giờ cãi nhau trước mặt người thứ 3
Vì muốn chứng minh mình là đúng, những người trong cuộc thường hay tìm đến người thứ 3 để kể lể với hy vọng người khác sẽ ủng hộ mình; không những thế, họ còn không ngừng chỉ ra những cái không phải của đối phương để mong nhận được sự đồng tình của càng nhiều người ngoài cuộc. Thói quen này sẽ làm tổn hại nghiêm trọng đến tình cảm vợ chồng vì thế các cặp vợ chồng nên hết sức tránh nếu không người bị hại lại chính là bản thân mình.
Những người biết tranh cãi là những người chỉ muốn hai vợ chồng đối mặt cùng nhau giải quyết xung đột, không thích tranh cãi trước mặt bố mẹ, bạn bè hay đồng nghiệp.
Vợ chồng cãi nhau dù ai thắng ai thua thì trên thực tế cũng không có khái niệm người thắng cuộc mà cả hai đều là kẻ bại trận. Nếu bất đắc dĩ phải cãi nhau thì cũng chỉ nên dừng ở một điểm nào đó, đừng bao giờ cố gắng để thắng trong trận “đấu khẩu” này.
Theo kết quả nghiên cứu của Abused Wives (chuyên gia người Mỹ) về phụ nữ bị ngược đãi thì đặc trưng chung của những người phụ nữ hay bị chồng đánh là họ luôn là người chiến thắng trong cuộc chiến bằng miệng với các đức ông chồng. Các ông chồng không thể giành chiến thắng về mặt ngôn ngữ đành phải dùng nắm đấm để đòi lại.
Người biết cãi nhau là người luôn biết chừa đường rút cho đối phương trong khi người không biết cãi nhau lại luôn muốn ép đối phương đến đường cùng.
Nói rõ chân tướng sự việc, không làm mình làm mẩy thái quá
Cãi nhau bao giờ cũng có nguyên nhân. Người biết cãi nhau sẽ tập trung vào việc nói rõ sự việc để giúp đối phương hiểu rõ được tình hình và mong muốn của mình. Ngược lại, người không biết cãi nhau lại thích làm mình làm mẩy một cách thái quá để thể hiện rằng mình đang tức giận vì thế họ thường dùng những hình dung từ cực đoan, quá trớn để chọc giận đối phương.
Dũng cảm nhận sai trước
Cãi nhau là mâu thuẫn do bất đồng quan điểm vì thế những người chín chắn sẽ luôn tìm mọi cách để tránh cãi nhau. Phương pháp tốt nhất để không xảy ra những trận đấu khẩu chính là thừa nhận ý kiến của đối phương, cho rằng ý kiến của đối phương tốt hơn của mình. Để có thể làm được điều này bạn cần phải có đủ sự tự tin, phải là người chín chắn mới làm được, điều này rất đáng được mọi người học tập.
Nhượng bộ người bạn đời của mình không phải là một sự tổn thất mà là sự thu hoạch. Tuy nhiên nếu thấy đối phương nhượng bộ trước bạn cũng đừng bao giờ nói: “Đã biết là sai mà bây giờ mới chịu thừa nhận”, ngược lại bạn càng nên khích lệ và tôn trọng người bạn đời của mình, có như thế nếu lần sau còn xảy ra tranh cãi thì đối phương sẽ càng sẵn lòng nhượng bộ.
Cách đối phó khi chàng nổi giận
Tuyệt đối không xuống nước làm lành sau khi cãi cọ
Nếu bạn không phải là một cao thủ "chiến tranh lạnh" thì điều này sẽ khiến bạn mất đi không ít điểm trong tình huống “xem ai sẽ lên tiếng trước” này. Ở thời điểm này tất nhiên bạn sẽ cảm thấy thời gian trôi đi vô cùng chậm chạp. Sự tức giận, oan ức, phẫn nộ khiến bạn ngột ngạt, mặt khác bạn sẽ hoài nghi về tình cảm mà chàng dành cho mình, lo lắng về hậu quả sau cuộc chiến tranh lạnh… Tốt nhất bạn nên lựa chọn nói chuyện thắng thắn với chàng khi hai người đã lấy lại bình tĩnh hoặc tiếp tục làm mọi chuyện cho ra nhẽ. Nếu không sự im lặng khủng khiếp có thể khiến bạn phát điên!
Hãy ghi lại những điều mà hai người cùng thống nhất trước khi xảy ra cuộc chiến tranh, ví dụ như thay nhau lên tiếng trong suốt 24h sau khi cãi cọ. Đặt chúng ở vị trí dễ nhìn thấy nhất để nhắc nhở cả hai. Với anh chàng bướng bỉnh sẽ khó thực hiện được hiệp ước này, điều đó có nghĩa là tờ giấy ghi nhớ đã phát huy tác dụng của mình. Hãy để chàng biết cảm nhận của bạn khi hai người có mâu thuẫn, kết quả chỉ khiến người thì tức giận, người thì mệt mỏi. Thay vào đó cả hai cùng thẳng thắn chia sẻ suy nghĩ của bản thân và cùng tìm cách giải quyết vấn đề.
Anh cần giải thích rõ vấn đề "muốn nói với em"
Thực tế nếu bạn vẫn bướng bỉnh và nhất quyết yêu cầu chàng giải thích mọi vấn đề đến cuối cùng thì chỉ khiến chàng thấy chán nản thậm chí muốn trốn tránh sự việc. Đôi khi đòi hỏi thái quá sẽ khiến chàng căng thẳng hơn. 80% nam giới khó thay đổi quan điểm bản thân một khi chúng được hình thành từ trước đó, ngay lúc này nếu bạn một mực yêu cầu chàng thú nhận quan điểm sai lầm của mình thì sẽ rất khó khăn!
Anh nói đúng, nhưng…
Nếu chàng yêu cầu bạn nói rõ quan điểm của bạn thì chớ nên lặp lại hoàn toàn quan điểm ban đầu và nói lại cho chàng biết. Hãy bắt đầu từ quan điểm của chàng, nhắm trúng điểm chàng tâm đắc “em đồng ý với điều anh nói nhưng…”. Lúc này chàng sẽ tự mình phát hiện ra vấn đề và tìm cách giải quyết thích hợp nhất. Chỉ cần 3 từ “Anh đã đúng” sẽ giúp chàng tự tin hơn, “nhưng” sẽ khiến tâm trạng chàng bình tình lắng nghe ý kiến của bạn!
Anh nhất định muốn…
Điều này cho thấy chàng bạn khá bảo thủ và gia trưởng. Nếu phát hiện ý kiến của chàng và bạn không đồng nhất, nhất định chàng sẽ thuyết phục bạn từ bỏ ý kiến của bản thân, hoặc ngay cả khi bạn không tán thành cũng không mấy ảnh hưởng đến quyết định của chàng!
Chúng mình cùng nhau… nhé
Cùng nhau chia sẻ mọi cảm xúc, tình cảm, công việc với chàng là điều mà bạn cần xúc tiến. Bạn cần hiểu chàng cần gì, muốn gì và cùng chàng đưa ra quyết định quan trọng nhất. Khi muốn đưa ra ý kiến phản đối, bạn không nên xuất phát từ quan điểm bản thân, hãy bắt đầu từ việc đánh giá quyết định chàng đưa ra. Để chàng hiểu mọi chuyện bạn làm đều xuất phát từ ý kiến, suy nghĩ của chàng, quan trọng hơn để chàng thấy được sự chia sẻ và tương hỗ giữa hai người rất đáng được trân trọng!
Có nên xoa dịu cơn giận bằng sex?
Có không ít cặp đôi thường xoa dịu những cơn tức giận bằng sex thay vì giải quyết từ căn nguyên của nó.
Vì trên thực tế, khi một cặp đôi đang trong trạng thái căng thẳng, họ khó có thể thỏa mãn cho nhau. Do đó, hình thức giải toả tức giận bằng sex không giúp giải quyết vấn đề mà chỉ làm mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, thậm chí gây hậu quả khó lường.
Vợ giận vẫn lao vào... “yêu”
Chị Trần Huyền Trang, phường Phong Châu, thị xã Phú Thọ, Phú Thọ thổ lộ: “Tôi ghét nhất là mỗi lần làm tôi giận dỗi, anh ấy vẫn cư xử như mình vô tội, không hay biết gì đến tâm trạng của tôi. Đêm đến, anh ấy bất chấp việc vợ đang giận, ép tôi “yêu” bằng được. Tôi chống cự cũng không thể lại được với sức của anh ấy và cũng ngại to tiếng sẽ làm bố mẹ chồng phòng bên nghe thấy.
Trong khi với tôi, tâm trạng không vui thì không hề có chút tâm sức nào cho “chuyện đó”. Nhiều lúc phát cáu tôi nói với anh ấy: “Anh để em yên. Anh vô lý vừa thôi”. Không ngờ anh ấy lại nói với giọng tưng tửng: “Này, vợ của người ta, người ta muốn làm gì mà chẳng được. Nhất lại là chuyện cả hai cùng có lợi”.
Đôi khi tôi phó mặc anh ấy muốn làm gì thì làm, chẳng cần quan tâm nhưng anh ấy cũng cứ kệ làm theo ý của anh ấy. “Xong việc” anh ấy lăn ra ngáy khò khò. Khiến tôi đã buồn lại càng tủi thân hơn vì những cuộc “yêu” kiểu đó không hề mang lại cảm xúc thăng hoa mà nó chỉ khiến tôi thấy cuộc sống vợ chồng thật bẽ bàng bên đức lang quân quá vô tâm, ích kỷ”.
Cũng mang tâm trạng ấm ức với chồng chị Lê Thị Duyên, phường Khai Quang, thị xã Vĩnh Yên tâm sự: “Tôi có chồng và hai con. Chúng tôi đến với nhau vì tình yêu nhưng sau 6 năm chung sống tình yêu trong tôi mòn dần vì cách hành xử thiếu tôn trọng của anh ấy.
Anh ấy thừa biết, tôi không dễ dàng gì trong chuyện gối chăn vì “cô nhỏ” thiếu ẩm ướt nên rất cần đến màn dạo đầu, sự khơi gợi. Nhưng đằng này, anh ấy bỏ qua những mong mỏi mà những khi tình cảm tôi đã nói với anh ấy. Lúc nào anh ấy cũng chỉ nhanh nhanh chóng chóng “hành sự”, không có khúc dạo đầu hay kết thúc gì cả và nhất là lúc tôi giận dỗi anh ấy cũng lao vào “chiếm đoạt” bất chấp tâm trạng không đồng thuận của vợ.
Chồng tôi đã hình thành một thói quen vô cùng tồi tệ. Mỗi khi quan hệ, anh ấy hầu như không dành thời gian cho màn dạo đầu. Tồi tệ hơn, anh ấy còn không quan tâm liệu tôi có đạt cực khoái. Thoả mãn xong, anh ta lăn ra ngáy. Đã bao lần tôi khóc trắng đêm”.
Chỉ nên ân ái khi mâu thuẫn được giải quyết
“Cách hạ hoả bằng sex là liều thuốc kém chất lượng nhất vì khi đó cả hai đều bỏ qua khúc dạo đầu mau chóng lao vào hiệp chính để hoàn thành mọi việc, trốn tránh cuộc cãi vã vừa diễn ra vài phút trước.
Tuy nhiên, chắc chắn cả hai đều không thể được tận hưởng cảm giác thăng hoa trong tình trạng căng thẳng, bực tức.
Vì vậy, cả hai bạn đều rất khó kích thích khi “yêu” vào thời điểm này. Và thường xuyên lặp lại hành động này chàng dễ bị rối loạn cương dương và nàng dễ bị lãnh cảm.
Còn tất nhiên sau khi đã làm lành thì cuộc hàn gắn diễn ra trên giường sẽ khiến “chuyện chăn gối” trở nên “nóng” hơn”.
Có nên xoa dịu cơn giận bằng sex?, Tình yêu - Giới tính, lam lanh bang sex, sex, lam tinh, an ai, chuyen vo chong, chuyen phong the, tinh yeu gioi tinh
Có nên lấy sex để làm lành?
Phụ nữ lấy chồng đâu chỉ để sinh con và rửa bát, mà còn để tận hưởng lạc thú tình yêu. Thế nhưng như phần lớn đàn ông chỉ nghĩ đến sự hưởng thụ của bản thân, chẳng cần biết vợ mình đã kịp cảm thấy gì chưa sau mỗi cuộc ân ái. Các bà vợ sẽ có cảm giác buồn tủi hơn nếu khi chồng khiến mình “bốc hoả” vẫn lao vào yêu như không có chuyện gì xảy ra.
BS. Chuyên gia tư vấn Phạm Thị Vui, Trung tâm tư vấn sức khoẻ sinh sản, sức khoẻ đời sống và nhi khoa Hiếu Thảo khuyên: “Lửa giận dữ của nửa kia sẽ mau chóng được “dập tắt” khi một trong hai người chịu nhún nhường, làm lành với đối phương trước bằng cách ôm, hôn, giải thích, xin lỗi (nếu bạn có lỗi). Nếu trong lúc nàng vẫn chưa hạ hoả mà bạn vẫn cố tình cưỡng đoạt sẽ thúc đẩy nàng nghĩ rằng bạn chỉ coi cô ấy là phương tiện để thoả mãn”.
Không phải cứ ân ái xong là mâu thuẫn sẽ được giải quyết. Nếu không muốn mọi chuyện trở nên tệ hại hơn, bạn chỉ nên lên giường khi mọi thứ đã được dàn xếp ổn thỏa và cả hai cảm thấy thoải mái. Trong trường hợp chồng liên tục mắc sai lầm giải quyết cơn giận bằng sex bạn cũng vì cuộc sống lâu dài thay vì nổi giận, hãy cho chồng biết bạn cảm thấy bị tổn thương thế nào. Nếu vẫn còn yêu thương bạn anh ấy sẽ thay đổi”.
BS. Nguyễn Trọng Thích, Trung tâm tư vấn Y tế BS. Nguyễn Quang Hồng cũng cho rằng: “Cách hạ hoả bằng sex là liều thuốc kém chất lượng nhất vì khi đó cả hai đều bỏ qua khúc dạo đầu mau chóng lao vào hiệp chính để hoàn thành mọi việc, trốn tránh cuộc cãi vã vừa diễn ra vài phút trước. Tuy nhiên, chắc chắn cả hai đều không thể được tận hưởng cảm giác thăng hoa trong tình trạng căng thẳng, bực tức. Vì vậy, cả hai bạn đều rất khó kích thích khi “yêu” vào thời điểm này. Và thường xuyên lặp lại hành động này chàng dễ bị rối loạn cương dương và nàng dễ bị lãnh cảm. Còn tất nhiên sau khi đã làm lành thì cuộc hàn gắn diễn ra trên giường sẽ khiến “chuyện chăn gối” trở nên “nóng” hơn”.
Các chuyên gia cũng khuyên rằng, sau một cuộc tranh luận nảy lửa các cặp đôi cần không gian để lấy lại bình tĩnh. Có thể tự đặt ra những câu hỏi về nguyên nhân gây ra sự đấu khẩu ấy, làm thế nào để giải quyết tình thế một cách tốt hơn hay sự thoả hiệp và những câu trả lời sáng tạo có thể giúp cả hai bình tĩnh, sáng suốt hơn trong những lần tranh luận sau. Khi ấy, cả hai đều cùng bị đưa tới những cảm giác cao độ và biến đổi từ cảm giác tức giận sang đam mê. Những điều tốt lành sẽ tới và mỗi cặp đôi sẽ tìm lại được sự thân mật của tình cảm vợ chồng.
Những lúc như vậy, càng cần tạo dấu ấn đặc biệt của tình yêu đối với nhau. Có thể cùng nhau tìm hiểu những cách giải quyết khác nhau mà không phải tranh luận gay gắt. Những cuộc “thương lượng” riêng tư giữa hai vợ chồng có khả năng tái thiết và làm mới tình cảm. Học cách chung sống hoà bình và hoà hợp là giải pháp giảm bớt nảy sinh mâu thuẫn.
(ST)