Khi thời tiết chuyển mùa nóng lạnh thất thường sẽ làm cho cơ thể bạn dễ mệt mỏi và khó thích ứng kịp thời với sự thay đổi nhiệt độ nhanh chóng. Cần hiểu rõ những bệnh thường gặp và có cách bảo vệ sức khỏe cho những người thân yêu trong gia đình mình tốt nhất bạn nhé!
NHỮNG BỆNH PHỔ BIÊN THƯỜNG GẶP KHI THỜI TIẾT GIAO MÙA
Thời tiết giao mùa là thời điểm rất dễ khiến các thành viên trong gia đình bạn gặp các vấn đề về sức khỏ
bệnh phổ biến thường gặp khi thời tiết giao giữa mùa xuân và mùa hè mà bạn cần chú ý!
Rôm sảy
Khi thời tiết bắt đầu trở nóng và ẩm ướt, các tuyến mồ hôi hoạt động nhiều, làm tắc nghẽn các tuyến mồ hôi, gây viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy.
Đề phòng bệnh khá đơn giản, bạn nên tắm rửa sạch bằng xà bông hoặc chanh để làm sạch da, ngăn không cho vi khuẩn bám trên lỗ chân lông.
Trường hợp nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa corticoide như eumovate, dermovate, temprosone…
Sốt
Sốt là vấn đề thường gặp nhất vào thời điểm chớm hè, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Rất nhiều trẻ đang chơi bình thường tự nhiên lên cơn sốt, cha mẹ cần chú ý tới việc bù nước và hạ sốt cho trẻ.
Nếu không bù nước tốt, trẻ sẽ bị mất nước điện giải, cộng với thân nhiệt cao sẽ dẫn tới các biến chứng như co giật, hôn mê… đe dọa đến tính mạng của trẻ. Khi bị sốt, người bệnh cần được mặc áo quần mỏng, chườm mát, tắm nước ấm.
Ngộ độc thực phẩm
Thực phẩm có thể dễ dàng hư hỏng khi thời tiết nóng. Bên cạnh đó, thời điểm này đang là mùa sinh nở của ruồi, muỗi… nên rất dễ lây lan các mầm bệnh qua đường tiêu hóa.
Đặc biệt với trẻ nhỏ, do không tự ý thức được vệ sinh thực phẩm nên rất dễ bị ngộ độc thực phẩm hơn mọi lứa tuổi khác.
Biểu hiện chung là nôn, đau bụng từng cơn, tiêu chảy liên tục (trên 3 lần trong 4 giờ), phân lỏng sền sệt hoặc toàn nước có khi lẫn máu hoặc chất nhầy như mũi. Rối loạn điện giải, đôi khi kèm theo tức ngực, khó thở…
Vi trùng gây bệnh hay gặp nhất là vi trùng đường ruột như tụ cầu vàng, lỵ amib… Ngộ độc thực phẩm rất nguy hiểm, vì nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới tử vong.
Đề phòng: Bạn cần chọn những thực phẩm đảm bảo an toàn, vệ sinh. Chế biến thực phẩm đúng cách, ăn nóng ngay khi chế biến, thức ăn thừa cần bảo quản lạnh. Trước khi ăn và chế biến nên rửa tay sạch sẽ.
Chọn thực phẩm sạch để tránh ngộ độc gây hại cho sức khỏe
Say nắng
Đây là hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng.
Nó còn có tác hại trực tiếp lên gien, kéo theo các đột biến có đặc tính di truyền; làm gia tăng sự lão hóa, tạo điều kiện cho ung thư xuất hiện. Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não – làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ não.
Đề phòng: Bạn không nên ở ngoài nắng quá lâu, nhất là trong khoảng thời gian từ 11 giờ sáng đến 3 giờ chiều.
Nên uống nhiều nước và ăn những thức ăn có thể hỗ trợ cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi…), vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ…), vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh…).
Tiêu chảy
Uống nước và ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc không an toàn có thể gây tiêu chảy. Tác nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả…) hoặc vi rút, nấm… Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi.
Đề phòng: Không ăn uống thực phẩm kém chất lượng, hoa quả cần rửa sạch và gọt vỏ trước khi ăn. Sau bữa ăn, uống 8 – 10 ly nước mỗi ngày.
Đau mắt
Nhiệt độ tăng cao có thể làm cho mắt bị khô, kết hợp với bụi và khói ô nhiễm, khiến cho mắt dễ bị đỏ và đau.
Phòng bệnh bằng cách luôn bảo vệ cho mắt khỏi khói, bụi bằng cách đeo kính mát, bịt khẩu trang khi ra đường.
Mỗi ngày nên dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mắt hàng ngày sau khi đi bụi, tiếp xúc với hóa chất, nước hồ bơi… Không đưa tay lên dụi mắt hoặc quệt vào mắt. Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Nếu không bù nước tốt, trẻ sẽ bị mất nước điện giải
Bệnh sởi
Sởi là một bệnh truyền nhiễm do vi rút gây ra và dễ bùng phát thành dịch, bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh thường xuất hiện vào mùa hè và lây truyền theo đường hô hấp.
Những trẻ chưa có hoặc không có đủ đáp ứng miễn dịch với sởi thường rất dễ mắc bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
Các biểu hiện đặc trưng của sởi bao gồm viêm long kết mạc mắt, niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa, sau đó phát ban đặc hiệu ngoài da, thường để lại nhiều biến chứng nặng cho trẻ em nếu không được điều trị kịp thời.
Đề phòng: Với bệnh sởi, bạn cần đưa trẻ đi tiêm chủng đầy đủ. Khi phát hiện có trẻ mắc sởi, cần cách ly trẻ bệnh với các trẻ lành. Người chăm sóc trẻ bệnh phải rửa tay trước và sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ lành.
Sốt xuất huyết
Tỷ lệ mắc bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu vào tháng 2 – 3, thời điểm muỗi sinh sôi và phát triển, cho tới tháng 9 – 10. Bệnh lây lan do muỗi đốt, vì thế thường gặp ở những nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém.
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, sau đó các triệu chứng xuất huyết dần xuất hiện.
Xuất huyết có thể tự nhiên dưới dạng chấm, nốt, bầm tím hoặc chảy máu cam, chân răng… Nếu không được điều trị đúng và đầy đủ rất dễ trụy mạch và tử vong.
Đề phòng: Với căn bệnh này không gì tốt hơn là phun thuốc diệt muỗi, phát quang bụi dậm, mắc màn trước khi đi ngủ
Bảo đảm an toàn thực phẩm là một trong hàng loạt biện pháp bảo vệ sức khỏe nói chung khi thời tiết giao mùa.
Thời tiết nóng ẩm khiến chúng ta không chỉ lo thực phẩm mau bị ôi thiu dẫn đến ngộ độc, mà còn e ngại tới hệ miễn nhiễm của cơ thể cũng bị suy yếu, trở nên nhạy cảm hơn đối với những thay đổi nóng-lạnh thất thường khi thời tiết giao mùa.
Những “hội chứng sức khỏe do thời tiết” cần chú ý và xử trí kịp thời thường thấy là:
Vợp bẻ (chuột rút): khi có những cơn vọp bẻ cơ bắp (lưng, bụng, tay, chân…), nhất là khi đang đổ nhiều mồ hôi trong khi vận động thì nên ngưng các hoạt động và nghỉ ngơi trong bóng râm trong vài giờ, uống nước trái cây hay nước tăng lực pha loãng. Nếu cơn vọp bẻ vẫn còn sau khi nghỉ ngơi thì nên đi bác sĩ khám ngay.
Mất sức do nhiệt độ cao: suy kiệt xảy ra sau vài ngày nắng nóng, nhất là những người cao tuổi và có triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, suy yếu và mệt mỏi, mất ngủ hay đêm trằn trọc thất thường. Nên nghỉ ngơi nơi thoáng mát, uống nước, nước trái cây hay nước tăng lực pha loảng. Nếu như các triệu chứng càng nặng hơn và kéo dài hơn một giờ thì cần gọi ngay bác sĩ.
Say nắng: thường do ánh nắng chiếu trực tiếp xuống đầu và hơi nóng chung quanh gây ra. Vì vậy, không nên phơi nắng vào các giờ từ 11h - 16h. Say nắng có biểu hiện là nhức đầu, buồn ngủ, buồn nôn, đôi khi ngất xỉu, sốt cao với những vùng phỏng trên da, nhất là trẻ em. Nên cho đối tượng vào bóng râm, lau mát hay té nước và quạt để hạ sốt hoặc cho tắm nước mát và gọi bác sĩ.
Cảm nắng: là trường hợp cấp cứu bởi lúc này thân nhiệt có thể tăng nhanh đến trên 40o C mà cơ thể không kiểm soát được. Thường đột ngột xảy ra cho những người cao tuổi, những người làm việc trong môi trường vận động khó khăn hay chơi thể thao. Da trở nên nóng, đỏ và khô, nhức đầu dữ dội, mất tập trung, thậm chí ngất xỉu. Lúc này là trường hợp khẩn cấp nên đưa ngay vào bệnh viện. Trong khi chờ đợi xe cấp cứu nên cho người bệnh vào bóng râm, lau nước và quạt mát.
Lưu ý: thuốc viên aspirin bị chống chỉ định trong trường hợp này.
Phải lưu ý những triệu chứng nào khi nhiệt độ bên ngoài tăng cao ?
Nhiệt độ tăng và bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, xây xẩm, chóng mặt, rối loạn ý thức, nôn ói, buồn nôn, vợp bẻ cơ bắp, tăng thân nhiệt, khát nước và nhức đầu dữ dội. Khi gặp một người có những biểu hiện mất thăng bằng, nói lảm nhảm, ngất xỉu hay co giật thì không nên tự ý cạo gió, cắt lễ mà nên cho vào bóng răm, cởi lột bớt quần áo, lau ướt, quạt mát và gọi cấp cứu ngay.
Các bác sĩ cũng khuyên chúng ta trong những đợt nắng nóng nên thường xuyên bù nước, nhiều hơn, nếu chúng ta ăn kém hơn ngày thường. Thân nhiệt càng tăng cao thì sự cân bằng nước cần phải được lưu ý hơn: bổ xung thêm 0,5 lít nếu nhiệt độ tăng từ 36oC lên 38oC. Riêng đối với người cao tuổi thì uống nước khoáng hay trà hoặc cà phê pha loãng cũng tốt. Mọi người nên uống nước trước khi có cảm giác khát. Tuy nhiên, đừng nên uống quá lạnh bởi cảm giác khát sẽ đến ngay sau đó.
Thực phẩm và cái nóng
Các chuyên gia khuyên: khi đi mua thực phẩm, nên chọn những mặt hàng đông lạnh sau cùng trước khi rời siêu thị (hoặc phải mang theo thùng giữ lạnh nếu phải về đoạn đường xa). Ngòoài ra, không nên để thực phẩm rã đông từ từ bằng nhiệt độ phòng, cũng như không đông lạnh lại thực phẩm đã rã đông… Đó luôn là biện pháp an toàn cơ bản đối với thực phẩm; vì trong quá trình tan chảy, với nhiệt độ nóng bên ngoài và trong thời gian vài ba tiếng, vi khuẩn sẽ tăng sinh rất nhanh. Bảo quản trong tủ hay ngăn lạnh là biện pháp tối ưu để đảm bảo sự an toàn thực phẩm, giữ cho thực phẩm được tươi ngon lâu hơn và ngăn vi khuẩn và vi sinh vật tăng sinh, chứ không giết chết chúng, chỉ trong thời gian quy định ngắn, nếu như chúng ta theo đúng các lời khuyên. Nhiệt độ lý tưởng là giữa 0o và 4o C, vì nhiệt độ này là ngưỡng thấp hơn nhiệt độ tối thiểu để cho vi khuẩn salmonelle (và nhiều vi khuẩn gây bệnh khác) tăng sinh. Chuỗi giữ lạnh của thực phẩm sẽ bị phá vỡ khi nhiệt độ tăng lên hơn 4 o C, khi được mang ra bên ngoài nhiệt độ phòng.
Khi từ siêu thị về đến nhà, trước hết chúng ta nên cho ngay các thực phẩm đã trữ lạnh, dễ hư giập, cá và thịt tươi sống, thức ăn chín, thực phẩm từ trứng sống như sốt mayonnaise, các loại nước sốt có thịt… vào nơi có nhiệt độ cao nhất trong tủ lạnh (ngăn dưới gần hộc rau quả), không chồng chất lên nhau để cho hơi lạnh lưu thông tốt; cho các sản phẩm đông lạnh vào hộc trữ đông. Ở các ngăn trên cùng có thể để thịt, cá xông khói, thịt cá muối, rau quả chín, chế phẩm sữa lên men (phô mai, yaourt…).
Thường xuyên kiểm tra nhiệt độ tủ và hộc đông lạnh. Nhiệt độ vùng lạnh nhất nên có nhiệt độ dưới 4o C. Nếu như tủ lạnh được đặt trong nhà bếp, nơi có nhiệt độ cao hơn các phòng khác, hoặc thường xuyên mở tủ lạnh, hoặc đã lâu bạn chưa rã tuyết cho hộc lạnh, cần vệ sinh hộc lạnh (cứ nửa tháng một lần với nước xà bông và dung dịch nước pha javel hay giấm loãng). Chứa thức ăn quá nhiều trong tủ có thể làm nhiệt độ có thể không còn như lúc đầu bạn điều chỉnh. Đối với những tủ lạnh không có hệ thống đo nhiệt độ thì tốt nhất là nên dùng cây đo nhiệt để kiểm tra
Hạn chế kéo dài thời gian từ lúc rã đông đến lúc chế biến và từ lúc nấu chín đến lúc bảo quản phần còn lại.
Hạn chế để thực phẩm dễ hỏng ở nhiệt độ phòng mà tốt nhất là bảo quản trong tủ lạnh.
Dùng ngay các loại thực phẩm dễ hỏng sau khi chế biến. Thức ăn còn dư lại nếu để ở ngoài quá lâu thì không nên cho vào tủ lạnh nữa, nên dùng hết hoặc loại bỏ.
Chú ý tuân thủ hạn sử dụng của sản phẩm. Đối với tất cả các loại thực phẩm thì màu sắc và mùi vị khác lạ là dấu hiệu báo động quá trình thoái hóa và ôi thiu.
Nên bỏ chút thời gian để đọc nhãn hàng và ghi chú
Ưu điểm của việc mua hàng siêu thị là có thể chọn lựa, đọc kỹ nhãn hàng tùy ý mà không bị lườm nguýt bởi những “ánh mắt mang hình viên đạn”. Các sản phẩm
ngoài hạn sủ dụng, kiểm tra chất lượng còn có ghi chú nên hay không nên giữ lạnh. Đối với các sản phẩm lạnh đóng gói thì sẽ có ghi chú DLC (sử dụng đến
ngày…), còn sản phẩm đông lạnh sẽ có ghi chú DLUO (sử dụng trước ngày...).
Những ngày thời tiết thất thường, hãy bảo vệ sức khỏe của bạn bằng những thực phẩm tuyệt vời sau nhé.
Salat
- Salat món ăn bổ dưỡng cho cơ thể
Đây là một món ăn ngon, đầy đủ calo với thực phẩm tươi mới, giải phóng năng lượng thừa trong khoảng thời gian nhanh nhất. Salad rau củ rất cần thiết đối với sức khỏe con người, nếu ăn salad một cách thường xuyên thì bạn sẽ nhận được một lượng dồi dào các vitamin C và E, axit folic và chất beta carotene trong máu.
Đậu phụ
- Đậu phụ món ăn vàng cho sức khỏe
Đậu phụ là món ăn phổ biến phù hợp với đa số khẩu vị của người Việt Nam. Thành phần trong đậu phụ chưa rất nhiều dưỡng chất và nguyên tố vi lượng cần thiết cho cơ thể: sắt, canxi, magiê. Đây là món ăn giúp gia tăng nữ tính, giảm chứng bệnh tim mạch, rối loạn tiền mãn kinh, ung thư và loãng xương.
Sữa chua
- Sữa chua món ăn giúp cơ thể khỏe và đẹp
Sữa chua chứa các loại vi khuẩn có lợi cho tiêu hóa, giàu hàm lượng vitamin E và C đây là khoáng chất vô cùng tốt cho da. Theo các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản sữa chua chứa rất nhiều canxi giúp ngăn ngừa bệnh sâu răng. Vì vậy sữa chua là loại thực phẩm mà hằng ngày chúng ta nên sử dụng.
Cải búp (Collard Greens)
Cải búp (còn gọi là cải rổ) giàu chất xơ, kali, vitamin A và C. Đặc biệt, cải búp còn là loại rau có hàm lượng can xi cao hơn so với các loại rau xanh khác. Chúng lại có hương vị nhẹ hơn so với các loại cải khác.
Cải búp có nhiều công thức chế biến, quá trình nấu chín lá rau có thể làm giảm số lượng vitamin C, tuy nhiên lại làm tăng nguồn cung cấp chất chống oxy hóa.
Hành lá
So với họ hàng là hành tây hay hẹ, hành lá có hương vị nhẹ nhàng hơn. Chất chống oxy hóa được tìm thấy trong họ hàng gia đình hành và tỏi đóng vai trò quan trọng trong phòng chống ung thư. Để tăng cường lợi ích từ hành lá, bạn có thể thêm hai muỗng canh hành lá trong món ăn, cắt nhỏ, rắc thêm lên món ăn hay salad.
Củ cải trắng
Củ cải trắng giàu chất xơ, kali, vitamin C và chất chống oxy hóa. Lá của củ cải cũng có thể chế biến thành nhiều món bởi nó cũng nhiều chất dinh dưỡng như vitamin K, sắt, can xi...
Củ cải đỏ
Cùng họ cải bắp, củ cải đỏ giàu chất xơ, vitamin C, folate và kali, rất ít calo.
Cây atisô
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA), cây atisô là một trong 10 thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giàu chất xơ, cũng như các vitamin phổ biến khác trong rau xanh, như vitamin C và K. Loại rau này có mức độ natri tự nhiên cao hơn trung bình, do đó bạn không cần thêm muối khi chế biến.
Táo tàu đỏ
Táo tàu có chứa một số lượng lớn các chất chống dị ứng như cyclic adenosine monophosphate, có thể ngăn chặn sự xuất hiện các triệu chứng của bệnh dị ứng.
Khi xuất hiện các triệu chứng dị ứng, bạn có thể dùng táo tàu nấu canh, chè, hấp nóng hoặc thậm chí ăn không. Mà táo tàu đỏ tốt hơn táo tàu đen. Táo tầu đỏ có thể nuôi dưỡng máu và cải thiện chất lượng của các tế bào màu đỏ để cải thiện hiến pháp dị ứng vật lý và nuôi dưỡng da.
Canh sườn
Thịt lợn có chứa hàm lượng lớn vitamin, nó có thể cải thiện tình trạng khô và nuôi dưỡng làn da của con người. Vì vậy, ăn súp vào mùa xuân rất tốt cho cơ thể con người. Theo nghiên cứu, cách nấu ăn tốt nhất của thịt lợn là nấu canh sườn với cà rốt hoặc tảo bẹ để làm giảm sự hấp thu cholesterol cho cơ thể con người.
Sữa chua
Sữa chua và các sản phẩm lên men khác có thể làm tăng sức khỏe cho con người, giúp tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn có ích phát triển, để làm cho đường tiêu hóa khỏe hơn, hấp thu các thành phần dinh dưỡng tốt hơn. Trong sữa chua có các yếu tố giữ cho da khỏe và mịn màng như vitamin A, vitamin E; canxi và sắt tham gia vào quá trình tạo máu cũng được hấp thu tốt hơn, giúp cho lượng hồng cầu đến nuôi dưỡng da luôn đầy đủ, tạo sắc thái hồng hào, đủ dinh dưỡng cho da. Ngoài ra, sữa chua có thể đối phó với các khó chịu trong mùa xuân
Cà rốt
Cà rốt chứa nhiều beta-carotene có thể được chuyển đổi thành vitamin A trong cơ thể con người. Vitamin A có thể bảo vệ lớp biểu bì của da duy trì độ đàn hồi và độ bóng. Việc thiếu vitamin A thậm chí có thể gây ra khô và lão hóa của da.
Cam, chanh
Cam, chanh đều có chứa nhiều vitamin C, có tác dụng chống lại hoạt tính của histamin, một chất gây dị ứng mạnh trong cơ chế gây ra dị ứng, giảm được hiện tượng mề đay, giúp tăng cường hệ miễn dịch để chống lại vi khuẩn. Ngoài ra, những loại quả này cũng giàu flavonoid có tác dụng như kháng sinh.
Nước trái cây họ cam chanh không chỉ cung cấp vitamin C cho các tế bào chống khuẩn mà còn có thể tiêu diệt virus trong màng dịch nhầy ở mũi và ở cổ họng, giảm chứng dị ứng.
Mật ong
Vào mùa xuân, cơ thể rất dễ bị mất nước. Mọi người có thể bổ sung nước bằng cách uống một cốc nước mật ong vào buổi sáng và buổi tối. Bên cạnh đó, mật ong giúp thư giãn ruột, ngăn ngừa cảm lạnh và loại bỏ các độc tố cho cơ thể con người. Hơn nữa, một lượng mật ong thích hợp có thể giúp mọi người đối phó với bệnh hen suyễn và ngứa.
Áo màu bã trầu trang nhã cho ngày giao mùa
Cách chữa cảm cúm hiệu quả
Làm gì để tăng sức đề kháng cho trẻ
Bà bầu quyến rũ khi giao mùa
Tự may áo choàng cho bé lúc giao mùa
(st)