Chơi bóng là thú vui của nhiều em nhỏ, giúp rèn luyện thể lực, trí tuệ. Tuy nhiên những món đồ chơi bằng nhựa khác tuy quen thuộc, phổ biến được nhiều trẻ em ưa thích, lại ẩn chứa đằng mối nguy hiểm khôn lường với sức khỏe, mà ít phụ huynh biết rõ.
Ảnh ngộ nghĩnh trẻ em ngoại thành Hà Nội chơi bóng
Sáu cầu thủ nhí chia thành hai đội thi đấu trong khoảng không gian chưa đến 30m2, tất cả đều thi đấu hết mình dưới nền sân bê tông . Hình ảnh được ghi lại tại vùng quê ngoại thành Thanh Oai, Hà Nội.
a |
Tan học buổi chiều, những em nhỏ xã Thanh Thùy (Thanh Oai, Hà Nội) lại bắt đầu đem bóng đến những nơi có khoảng sân rộng để vui đùa. |
Chỉ cần khoảng không gian nhỏ là các em thoải mái vùng vẫy. |
Trận đấu bắt đầu bằng việc phân chia đội. |
Trận bóng diễn ra sôi nổi từ khi bóng bắt đầu lăn. |
Hừng hực khí thế vào trận. |
Trận đấu diễn ra khá quyết liệt. |
Những pha va chạm bắt đầu xảy ra... |
... và sau đó là tranh bóng, dồn ép nhau vào chân tường. |
Phát động tấn công bằng một pha sút mạnh lên giữa khu vực sân. |
Khống chế bóng. |
Và sút thật mạnh. |
Một pha bắt bóng đẹp mắt, nhưng không tránh được cho đội mình một bàn thua. |
Niềm vui chiến thắng. |
Thua sớm, đội bị thủng lưới quyết tâm tấn công gỡ hòa. |
Cú sút căng như kẻ chỉ. |
Và cuối cùng tỷ số cũng được gỡ hòa. |
Trời nóng, các cầu thủ nhí còn cởi áo để thi đấu. |
Những mầm non bóng đá tương lai. |
Những đồ chơi cực độc gây bệnh cho trẻ em
Thú nhún là đồ chơi được rất nhiều trẻ em độ tuổi mầm non yêu thích. Qua thăm dò một số phụ huynh thì đa phần phụ huynh đều mua cho con mình món đồ chơi ấy.
Trước đó, các cơ quan truyền thông trong nước đưa tin về việc hàng nghìn đồ chơi thú nhún có xuất xứ Trung Quốc bị thu hồi ở nước ngoài vì chứa hàm lượng phthalate quá giới hạn cho phép.
TS. Hoàng Thị Kim Dung, Phó Viện trưởng Viện Công nghệ hóa học TP. HCM, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cho biết: Các hợp chất phthalate được sử dụng rộng rãi như chất hóa dẻo để làm mềm các vật liệu dễ vỡ, đặc biệt là một số polyme. Trong số các chất hóa dẻo gốc phthalate thì DOP và DBP là các loại chất hóa dẻo được sử dụng phổ biến nhất trong sản xuất sản phẩm nhựa PVC, PP và PE.
Về tác hại của phthalate đối với sức khỏe, TS. Dung nhấn mạnh: Phthalate có thể gây ung thư, hủy hoại thận, phá hủy hệ thống hormon của cơ thể. Đối với trẻ em, nguy cơ mắc các bệnh hen suyễn và dị ứng là rất cao. Một số hóa chất ảnh hưởng đến nội tiết đã được xác định, trong đó có chất hóa dẻo dibutylphtalate (DBP).
Theo nhận định của các chuyên gia, DOP có tác dụng giống như hormon nữ, vì thế rất có hại cho nam giới và đặc biệt là ở trẻ em khi cơ quan sinh dục chưa hoàn chỉnh. Nếu bị nhiễm chất này lâu dài, các bé trai có thể bị nữ tính hóa, vô sinh nam, còn trẻ em gái có nguy cơ dậy thì quá sớm...
Bóng bay thổi - có thể gây ung thư
Theo KS. Vũ Tân Cảnh, Phòng Nghiên cứu Vật liệu Polyme - Compozit, Viện Khoa học Vật liệu (Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam), nguyên liệu chính làm bóng bay được làm bằng mủ chích từ cây cao su cùng các hóa chất: lưu huỳnh, chất xúc tiến, bột màu, bột tan. Trong đó, lưu huỳnh được sử dụng nhằm mục đích lưu hóa mủ cao su giúp dẻo, dai, không bị dính.
Hệ lụy nặng nhất các chất này để lại là gây ung thư cho trẻ. “Chất này dễ dàng dây ra khi trẻ ngậm, thổi. Điều này dễ nhận thấy như khi trẻ cầm, thổi sẽ có màu trên tay, miệng. Chất bột có mùi hôi, hắc...”, KS Vũ Tân Cảnh khuyến cáo.
PGS.TS Trần Hồng Côn - Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cũng cho rằng bóng bay độc nhiều ở chất liệu và phẩm màu. Vì các bậc phụ huynh chưa biết nên “ấu trĩ” cho trẻ thổi bóng, chơi bóng và khả năng nhiễm độc càng cao.
Mặt khác, bóng bay cũng có nguy cơ làm trẻ hóc, nuốt phải khi thổi. Tuy nhiên, đây là hóc cơ học nên dù có bóng bay hay hạt nhãn... cũng vẫn khiến trẻ nguy hiểm.
“Nuôi” hạt nhựa nở trong nước – Nguy cơ ngộ độc
Đó là những hạt nhỏ li ti, cứng, nhiều màu sắc, chúng được bày bán dọc phố Hàng Mã, Lương Văn Can. Loại đồ chơi này khiến nhiều trẻ thích thú vì khi thả vào nước những hạt nhỏ này sẽ nở bung ra như: bông hoa, bướm, chim… lấp lánh, rất đẹp mắt.
Ban đầu, những hạt nhựa có kích thước nhỏ, khi ngâm vào nước hay dung dịch có thể nở ra đến 400%. Loại đồ chơi này, nếu nuốt phải, sẽ nở to phình rộng bên trong cơ thể, gây tắc nghẽn hệ thống tiêu hóa dẫn đến nôn mửa, khó chịu và mất nước, ngộ độc đe dọa tính mạng bệnh nhân.
Hạt nở có độc chứa chứa 1,4-butanediol, chất được chuyển hóa vào loại chất kích thích gamma-Hydroxybutyric acid (GHB, một chất gây mê được dùng làm chất kích thích để giải trí). Những trẻ em bị ảnh hưởng đã có các triệu chứng co giật - hiệu ứng phụ đôi khi gặp của việc dùng GHB quá liều.
Khi ở dạng cứng, hạt nở sẽ rất nguy hiểm cho trẻ nếu rơi vào mắt, gây viêm mạc, chưa kể những viên bi lấp lánh xinh xắn này làm trẻ dễ bỏ vào miệng nhai.
Tuýp keo thổi bóng - Gây ngộ độc cấp tính
Đó là một ống dài dẹt hai đầu, trẻ em có thể thổi thành hình bong bóng trong suốt, đẹp mắt. Loại keo này có mùi rất hăng, độc hại như mùi sơn, chỉ cần ngửi vài lần là có thể bị chóng mặt, đau đầu.
PGS.TS Phạm Gia Điền, Viện hóa học, Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam, cho biết: Các đồ chơi thổi bong bóng bằng dung dịch chủ yếu sử dụng các chất hoạt động bề mặt, sức căng bề mặt càng lớn quả bóng sẽ càng to, càng dai. Để làm tăng tính dai của những quả bóng này, nhà sản xuất có thể cho thêm một số chất, chủ yếu là glycerin, với tỷ lệ đậm đặc tùy độ dai mong muốn.
Các chất dẫn xuất có thể được dùng như aceton, butanol, izoamyl ancol, butyloeetat... thường là các chất bay hơi, hàm lượng lớn xâm nhập vào cơ thể có thể gây ngộ độc cấp tính. Hơn nữa, các quả bóng bằng màng dai này khi thổi to quá mức nếu bị nổ vỡ, nguy cơ bắn vào mắt, sẽ gây nguy hiểm rất lớn
Theo PGS.TS Phạm Gia Điền, muốn tạo màu sắc cho các quả bóng này, nhà sản xuất nhất thiết phải thêm vào các chất tạo màu. Để hạ giá thành sản phẩm nhiều người cũng không ngại sử dụng các chất tạo màu công nghiệp rất độc hại đối với cơ thể.
Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư
Kết quả kiểm nghiệm của Viện Khoa học vật liệu ứng dụng và Viện Công nghệ hóa học đối với 2 mẫu đèn lồng nhựa Trung Quốc đang bán trên thị trường cho thấy, muối cadimi trong sơn phủ có hàm lượng cao gấp 123 lần mức cho phép trong Bộ tiêu chuẩn an toàn đồ chơi trẻ em do Bộ Khoa học - công nghệ Việt Nam.
|
Đối với chất này, chỉ cần cầm, nắm đèn lồng trực tiếp là có thể bị nhiễm cidimi. Sau nhiều năm tiếp xúc đèn lồng nhiễm cidimi với hàm lượng quá cao sẽ tích lũy nhiều trong thận và phát bệnh.
Túi phát nổ - Trò chơi nguy hiểm cho mắt
Túi nổ sau khi có không khí vào thường được sản xuất dựa trên nguyên lý giải phóng khí. Dung dịch trong túi sẽ phồng lên khi có đầy khí, sau đó sẽ giải phóng khí tạo nên sức nổ xé tan bao bì bọc ngoài. Khi túi phát nổ, một dung dịch màu trắng đục, sền sệt lẫn mùi hôi bắn ra tung tóe.
Có nhiều chất hóa học để có thể sản xuất theo cơ chế sinh khí trên. Tuy nhiên, khả năng cao có thể nhà sản xuất sử dụng muối bicarbonat. Túi sẽ phồng và nổ khi đầy khí. Khi túi nổ, khí CO2 vẫn tiếp tục được giải phóng nên cho cảm giác nóng hay xèo xèo khi dính lên da và áo quần. Sau một thời gian, dung dịch này trở lại dạng muối.
PGS.TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, muối bicarbonat có tính chất tương tự thuốc muối vì thế có thể không ảnh hưởng đến cơ thể người nếu bắn vào da và quần áo.
Tuy nhiên, nếu bắn vào mắt sẽ cho cảm giác xót vì muối cần nước để hòa tan nên sẽ làm cạn phần nước trong mắt gây nên hiện tượng khô giác mạc. Nếu bị bắn vào mắt, mọi người cần rửa mắt bằng nước sạch kịp thời để tránh nguy hiểm cho mắt.
(St)