Cách chữa bệnh gù lưng cho con phát triển cân đối. Trẻ bị loạn sản sụn có thể nhận biết dễ dàng không? Gù lưng là biểu hiện điển hình của bệnh, cột sống lưng gù cong đều, không có đỉnh gù nhọn. Hãy tham khảo để luy ý cho con nhé!
CÁCH CHỮA BỆNH GÙ LƯNG Ở TRẺ
Con bị gù lưng là do cha mẹ
Do ngồi học, ngồi chơi... không đúng tư thế trong thời gian liên tục, kéo dài, trẻ dễ bị gù lưng. Nhiều cha mẹ không để ý nhắc nhở con, đến khi phát hiện ra thì rất khó để chữa lại cho con một vóc dáng bình thường. Thông tin dưới đây sẽ có ích cho các bậc cha mẹ về vấn đề này.
Tuần trước thấy con đi học về kêu đau lưng, mẹ Thanh chỉ nghĩ do con ngồi nhiều, học nhiều.
Mấy hôm nay thấy con càng kêu đau hơn, đầu lại hơi chúi về phía trước, lưng hơi gù, chị Thanh mới thật sự lo lắng.
Đưa con đi khám, chị mới biết con bị gù lưng. Điều này khiến có cột sống của con nhô cao hơn những đứa trẻ bình thường khác, tức ngực, khó thở và đau vùng cột sống lưng. Nghe bác sỹ tư vấn, chị càng giật mình hơn vì bệnh của con là do cách bố mẹ chăm sóc không đúng.
Có trường hợp cha mẹ nóng vội, bắt trẻ ngồi, đi, đứng quá sớm khi cột sống còn non nớt, không đủ sức gánh đỡ cân nặng cơ thể, khiến trẻ có nguy cơ mắc các bệnh cột sống về sau. Trẻ 3 - 5 tuổi nếu ngồi xem ti vi quá lâu cũng dễ bị gù. Trẻ đến tuổi đi học nếu có thói quen ngồi học sai tư thế, bò ra bàn, ép ngực vào thành bàn, nghiêng đầu, vẹo cổ khi viết cũng dẫn tới biến dạng cột sống, làm bệnh gù lưng phát triển càng nặng.
Nếu ngồi sai tư thế, trẻ có thể bị cận và cong vẹo cột sống
Bố mẹ hãy thực hiện một bài kiểm tra cho trẻ đứng cạnh một bức tường một khoảng cách vừa phải, xem lưng, cột sống, đầu trẻ có nằm trên một đường thẳng song song với bức tường hay không. Nếu không, nghĩa là con bạn đang gặp rắc rối với cột sống, không bị gù lưng.
Để điều chỉnh lại cho con có một tư thế ngồi đúng, bố mẹ hãy lưu ý những điều sau nhé!
Quan sát xem con làm hành động nào nhiều nhất trong ngày, vì đó có thể là lý do khiến trẻ bị sai tư thế. Bất cứ một hoạt động nào như chơi game, xem tivi, học bài đều cần một chiếc ghế thích hợp. Trẻ có thể ngồi lâu một cách thoải mái, thậm chí có thể vừa nằm vừa chơi nếu phần lưng được chống đỡ tốt và không bị cong gập.
Những chiếc gối dựa lưng nhồi bằng vỏ đỗ khá hữu ích trong việc giúp bé đỡ mỏi cột sống hơn. Hãy kiểm tra gối: nếu chúng quá mềm sẽ không còn tác dụng, hãy luôn đảm bảo chúng được nhồi căng phồng.
Nếu trẻ ngồi ngả về phía máy tính, hãy tìm một chiếc ghế có tay vịn, có thể điều chỉnh được. Nó sẽ giúp trẻ có thể ngồi cao hơn thay vì luôn phải cong cột sống về phía trước. Đồng thời nên để màn hình ở ngang tầm mắt của trẻ và ở một khoảng cách hợp lý để chúng không phải nhìn quá gần hoặc quá xa.
Dạy trẻ cách giải lao hợp lý, đứng lên và đi lại xung quanh chỗ ngồi. Ngồi quá lâu sẽ không tốt cho sự lưu thông máu, gây tê và đau nhức chân tay. Một bài tập luyện đơn giản là nằm thẳng trên đất, đặt đầu lên một chiếc gối thấp có thể làm giảm mỏi lưng vì ngồi lâu.
Giảm tối đa lượng sách vở và những đồ vật nặng trong cặp con. Một chiếc cặp khổng lồ sẽ kéo lệch một bên vai, tốt nhất trẻ nên đeo ba lô để sức nặng được phân bố đều cả hai bên vai.
Chiếc gối đi ngủ cũngcao vừa đủ. Khuyên trẻ nên ngủ tư thế thẳng người, không nằm nghiêng sang một bên để cột sống luôn thẳng. Và tránh xa những chiếc đệm cứng, gối quá cao vì đó là nguyên nhân khiến bé bị đau lưng, vai cổ và ngủ không ngon giấc
Bệnh gù lưng: bệnh gù vẹo cột sống và cách điều trị
Đây là chứng bệnh khá phổ biến, có thể đeo đẳng suốt cả đời người. Nếu nhẹ, nó sẽ khiến ngoại hình mất cân đối, kém thẩm mỹ, hạn chế phần nào khả năng lao động. Trong trường hợp nặng, lồng ngực bệnh nhân sẽ bị lép do xương sườn xẹp, dung tích phổi giảm gây hạn chế sức thở và giảm tuổi thọ.Các thể gù vẹo thường gặp:
- Không biết nguyên nhân: Chiếm khoảng 70% số bệnh nhân.
- Bẩm sinh: Hình X-quang cho thấy thừa hay thiếu nửa đốt sống (khoảng 15%).
- Một khối cơ tương ứng bị liệt làm cột sống mất đối xứng, mất thăng bằng (khoảng 10%).
- Xương chậu bị mất thăng bằng, hai chân không dài bằng nhau, khiến cột sống bị cong (khoảng 5%).
Bằng mắt thường, các bậc cha mẹ có thể phát hiện được sự khác thường ở cột sống của con mình (nhìn từ phía sau lưng):
- Cột sống cong, nhẹ thì bị một chỗ, nặng 2-3 chỗ; có thể cong ở ngực, ở thắt lưng hoặc cả hai.
- Vai mất thăng bằng, mất đối xứng.
Nếu nghi ngờ, nên cho cháu bé đứng, gối thẳng không gấp, cúi gập người, trường hợp bị bệnh thì nơi gù nhô lên rất rõ (khi đứng thẳng thì khó nhận thấy hơn). Những gia đình có ông bà hay cha mẹ mắc bệnh này càng cần chú ý, vì có đến 1/3 tổng số bệnh nhân cong vẹo cột sống có nguyên nhân di truyền.
Nên chú ý là các cung cong có từ bao giờ, có nặng dần lên không, có bệnh gì khác làm một nhóm cơ nào bị yếu không, khung chậu hông có thăng bằng không, hai chân có so le không.
Nếu cột sống cong vẹo, trên da lại có nhiều vết nâu đỏ rải rác; ngón tay quắp, mô tay teo... thì đó là triệu chứng của một bệnh khác. Dù có bất cứ dấu hiệu khác thường nào cũng nên đưa trẻ đến khám ở cơ sở y tế có thầy thuốc chuyên khoa về chỉnh hình. Hồ sơ bệnh án, phim X-quang của trẻ cần được lưu trữ cẩn thận để có thể theo dõi sự tiến triển bệnh một cách liên tục. Ở các cháu bé bị vẹo cột sống trong thời gian 3-7 tuổi, bệnh sẽ phát triển rất nặng; rất cần được theo dõi liên tục và định kỳ thăm khám.
2) Tập động tác vươn duỗi cột xương sống
Duỗi thẳng người khi đứng vịn tường. Đứng xoay mặt vào tường, ngón chân cái cách tường khỏang nửa gang tay . Đưa thẳng 2 tay qua đầu vịn lên tường ... rồi tưởng tượng là dùng 2 tay để với lấy 1 vật gì đó ở trên tường cao hơn vị trí bàn tay mình 1 ti ... động tác này làm giãn và kẻo thẳng các đốt xương sống ... Giữ tư thế "với lấy vật cao cao hơn tầm tay" khỏang 5 giây (điếm 1-5) rồi thả lỏng cơ thể mà 2 tay vẫn vịn trên tường ... Lập lại khỏang 5 lần mỗi lân tập ... Đừng bao giờ dồn nén khi tập há .... 1 tuần đầu thì 5 lần vịnh tường duỗi thẳng người cho 1 lần tập , sau thì tăng lên từ từ cho đến 10 lần / 1 lần tập ... Có thể tập nhiều lần trong ngày, nhưng phải cho cơ thể mình có thời gian nghỉ ngơi và tự điều chỉnh
Duỗi thẳng người trong tư thế năm ngửa . Tương tự như cách duỗi người trong tư thế vịn tường thì em nằm ngửa (không có gối kê há), đưa 2 tay thẳng qua đầu (lưng/mu bàn tay chạm đất, lòng bàn tay hướng lên trần nhà) ... Duỗi căng tay và chân như mình vươn vai vậy đó ... giữ tư thế này trong 5 giây, ... rồi thả lỏng ... rồi duỗi người ... 5 lần cho mỗi lân tập !
3) Khi đứng, đi , hay ngồi ráng giữ thẳng cột xương sống theo khả năng của mình .... Có 1 cách là làm sao giữ thẳng là mình phải tưởng tượng là ngay đỉnh đầu của mình đang có 1 sợi dây và sợi dây đó treo cả con người mình lên trên không ... Em tưởng tượng hình ảnh thằng người nộm bằng gỗ đi, khi người ta cột sợi dây ở đỉnh đầu rồi treo lên thì từ điểm đỉnh đầu, cột sống xuống đến gót chân là ở trên cùng 1 mặt phẳng phải không? Minh cũng vậy ! Ráng tự nhủ và gìn giữ tướng đi tướng ngồi cho thẳng theo khả năng ma em có thể làm được
Rất mong chút ít hiểu biết của chị Lynn giúp được cho em .... Phải kiên nhẫn em há ... Trong khi luyện tập, khi nào thấy không khỏe thì nghỉ .... cho cơ thể có thời gian thích ứng và điều chỉnh lại .
Em nhớ thông tin chia xẻ cho mọi người và chị Lynn biết em ra sao, tiến triển thế nào há . Cầu mong vạn sự tốt lành và nhiều may mắn đến với em ."
Ở các nước có nền y học phát triển, việc điều trị dự phòng cong vẹo cột sống được thực hiện từ ở lứa tuổi nhỏ (3-7 tuổi). Trẻ được khuyến khích chơi các môn thể thao (bóng chuyền, leo dây, bơi lội), ngồi học với bàn ghế ngay ngắn, tư thế chuẩn. Với trẻ đã mắc bệnh, có thể dùng phương pháp kéo liên tục để giúp cho các cuộc mổ được thuận lợi hơn. Việc dùng áo chỉnh hình cũng đem lại hiệu quả tốt với điều kiện:
- Trẻ chấp nhận mang áo để điều trị.
- Gia đình hiểu biết, quan tâm thường xuyên đến trẻ để điều chỉnh áo liên tục và định kỳ.
- Có bác sĩ chuyên khoa chỉ định đúng, có kỹ thuật viên làm áo chuẩn và chuyên viên phục hồi chức năng hướng dẫn trẻ cách luyện tập, sử dụng áo.
Trong trường hợp chứng gù vẹo ngày càng nặng (đặc biệt là vào tuổi dậy thì: gái 13 tuổi, trai 14-15 tuổi), phương pháp nói trên chỉ có tác dụng hỗ trợ cho phẫu thuật. Khi qua tuổi dậy thì, xương đã rắn chắc và định hình, việc phẫu thuật sẽ rất nặng nề và phức tạp.
Phát hiện sớm bệnh gù lưng ở trẻ em
Giảm sự giãn nở của lồng ngực khi thở, gây giảm dung tích sống của phổi.
Đau ở cột sống lưng, mức độ thường nhẹ, đau có thể lan lên vùng cột sống cổ và xuống cột sống thắt lưng, về chiều đau nhiều hơn buổi sáng. Cũng có những người bị bệnh này nhưng không đau đớn gì. Không có triệu chứng chèn ép tủy hoặc rễ thần kinh. Trên phim Xquang nếu thấy hình ảnh bệnh lý như mô tả ở trên có thể chẩn đoán xác định bệnh. Cần chú ý phân biệt với viêm cột sống dính khớp, lao cột sống, thoái hoá cột sống.
Cách điều trị bệnh là gì?
Bệnh nhân nên cố gắng đi lại, sinh hoạt bình thường. Khi đau nhiều thì dùng thuốc giảm đau, đeo đai đỡ cột sống, điều trị lý trị liệu.
Trong độ tuổi thiếu niên: nên hạn chế tăng độ gù lưng, bệnh nhân cần phải nằm trên giường cứng, không gối đầu; tránh các gắng sức thể lực và thể thao, riêng môn bơi có thể thực hiện ở mức có giới hạn; phải nằm nghỉ vào buổi trưa ở tư thế nằm ngửa; dùng kết hợp một số thuốc giảm đau thông thường nếu đau lưng nặng lên. Liệu trình này không được áp dụng kéo dài quá 6 đến 9 tháng. Tiếp sau cho tiến hành các biện pháp nắn chỉnh cột sống do các thầy thuốc chuyên khoa chỉnh hình hướng dẫn.
Trong độ tuổi trưởng thành: thường xuất hiện chứng đau lưng khi các tổn thương, hư khớp thứ phát phát triển, nhất là ở những người bệnh có trạng thái tâm lý lo âu, rối loạn thần kinh chức năng. Cần cho chụp Xquang cột sống để làm cơ sở cho việc chỉ định các biện pháp điều trị thích hợp. Bệnh nhân phải nằm nghỉ tại giường, tiến hành các biện pháp: xoa bóp, thể dục liệu pháp. Có thể kết hợp dùng các thuốc giảm đau thông thường aspirin, alaxan... Đôi khi phải cho thêm các thuốc trấn tĩnh thần kinh.
Phòng bệnh cho trẻ bằng cách nào?
Để phòng bệnh gù lưng cho trẻ, các bậc cha mẹ cần chú ý ngay từ những bước đi chập chững của trẻ. Cần lựa chọn thời điểm thích hợp dạy trẻ tập đi và thực hiện được theo đúng khả năng của mình, tránh nóng vội, muốn trẻ ngồi, đi, đứng quá sớm khiến cột sống non nớt của trẻ phải gánh đỡ sức nặng của đầu và thân mình, dễ khiến trẻ mắc các bệnh cột sống về sau.
Khi trẻ đã biết đi, cần dạy trẻ đi một cách tự nhiên, giữ đầu thẳng, hai vai cân đối, ngực hơi ưỡn ra phía trước. Đây là giai đoạn đầu tiên cũng là một trong những bước quan trọng nhất tránh cho trẻ bị gù hay cong vẹo cột sống sau này. Khi trẻ bước vào tuổi đến trường, cần tạo cho trẻ thói quen ngồi học đúng tư thế. Trẻ em tuổi mẫu giáo nếu phải ngồi học hay xem vô tuyến lâu, cột sống rất dễ bị gù, vẹo do hệ cơ bắp chưa đủ sức đỡ được trọng lượng cơ thể trong thời gian dài.
Đối với trẻ lớn hơn, cấp tiểu học hay trung học cơ sở, trẻ thường hay ngồi bò ra bàn, ép ngực vào thành bàn, nghiêng vẹo cổ để viết nên dễ bị biến dạng cột sống. Nhiều học sinh bị cong vẹo cột sống hay gù, vai bị lệch, vai cao vai thấp do cột sống bị xoay. Do đó, trẻ cần được tạo những điều kiện sinh hoạt, vui chơi, hoạt động thoải mái để trẻ có thể thay đổi tư thế cột sống thường xuyên, kết hợp các hoạt động thể lực và nghỉ ngơi một cách hài hòa, hợp lý. Mỗi học sinh cũng cần được sắp xếp một vị trí ngồi trong lớp hợp lý để có thể nhìn rõ bảng mà không phải ưỡn hay dướn, ngó nghiêng người dễ dẫn đến bị cong vẹo cột sống.
Ở gia đình, cha mẹ cũng cần luôn quan sát, nhắc nhở trẻ đi đứng, ngồi học đúng tư thế. Nếu trẻ có những dấu hiệu khác thường thì kịp thời chấn chỉnh, tránh để thành tật do tư thế không đúng.
CÁCH LUYỆN TẬP TRÁNH BỆNH GÙ LƯNG
Gù lưng do tư thế là do cách ngồi học không đúng tư thế có thể do ảnh hưởng của bàn ghế không đúng kích thước, không phù hợp với lứa tuổi của cháu, hoặc do thiếu ánh sáng... Việc luyện tập để phòng tránh gù lưng tư thế là việc có thể thực hiện có hiệu quả bằng các phương pháp sau đây: Cháu nhờ bố làm một cái xà ngang chắc chắn, vừa tay nắm, ở tầm cao hơn người khi cháu giơ cao tay chừng 15 - 20cm, tại một nơi không bị nắng mưa. Buổi sáng sau khi tập thể dục, nghĩa là đã khởi động đầy đủ, cháu đu mình lên, hai tay nắm xà và buông thẳng người. Động tác này là dùng sức nặng cơ thể để kéo thẳng cột sống mà tránh được gù lưng.
)
Khi treo mình, cháu cần hít thở đều đặn, hai tay vẫn giữ thẳng, không lên gân. Buổi đầu chỉ giữ khoảng 5 phút, hoặc thấy hơi mỏi thì ngừng. Các buổi sau tăng dần thời gian và số lần thực hiện, như đu xà ngày 2 lần sáng và chiều hoặc xen kẽ giữa giờ học ở nhà, nhưng không tập đến mức nhức mỏi, dễ nản chí. Khi nằm, cháu nên tập nằm ngửa thẳng đầu, thân mình và 2 chân 2 tay duỗi thẳng. Chú ý, khi ngồi học ở lớp hay ở nhà đều giữ đúng tư thế, ngồi ngay ngắn, thẳng đầu, không khom lưng, cúi đầu, nghiêng người. Cháu cũng nên ăn các loại thức ăn chứa nhiều canxi như thịt, cá, tôm, cua, uống sữa để giúp cho xương chắc khỏe và phát triển tốt.
Lưu ý đối với những phụ nữ bị gù lưng khi mang thai
Gù lưng có thể gây ra những khó khăn gì cho thai kỳ?
Những người phụ nữ bị gù lưng thường có khoang ngực bị dị hình nên diện tích hô hấp bị thu hẹp, phổi không căng, bị xơ hóa, khiến cho sức cản của mạch máu phổi càng lớn. Khi mang thai hoạt động của lồng ngực càng bị hạn chế, phần diện tích hô hấp có hiệu quả trong phổi bị giảm bớt, làm giảm sự lưu thông trao đổi khí, gây ra các vết bầm tím và hiện tượng khó thở. Nếu xảy ra tình trạng đường hô hấp mắc các bệnh truyền nhiễm thì rất dễ dẫn đến tình trạng khó thở và bệnh tim bắt nguồn từ phổi, vô cùng nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy phụ nữ bị gù lưng khi mang thai cần phải làm gì?
Đối với những phụ nữ bị gù lưng, trước khi mang thai cần phải tiêm đầy đủ các vacxin phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, đồng thời cần kiểm tra sức khỏe tổng quát, đặc biệt là kiểm tra chức năng của tim và phổi xem có đảm bảo điều kiện để mang thai và sinh đẻ không.
Trong trường hợp người phụ nữ bị gù lưng nhưng đang mang thai thì cần phải tích cực phòng tránh các bệnh truyền nhiễm đường hô hấp, khi có dấu hiệu mang thai cần đến bệnh viện kiểm tra và theo dõi thai kỳ, bên cạnh việc kiểm tra thai thì cần kiểm tra tim và phổi của mẹ. Bên cạnh đó cần ngăn chặn tình trạng tim bị suy kiệt, chú ý nghỉ ngơi đầy đủ, tránh làm việc quá sức, nên bổ sung chất sắt và tăng cường dinh dưỡng, ngăn chặn tình trạng thiếu máu, chú ý giữ ấm cơ thể, tránh bị viêm phổi. Nếu như xuất hiện tình trạng nhịp tim tăng nhanh trong một thời gian dài (khoảng 110 lần/phút), triệu chứng ho lâu ngày và khó thở… thì nên tới bệnh viện kiểm tra, uống các loại thuốc trợ tim theo chỉ dẫn của bác sỹ.
Trong những tháng cuối của thai kỳ, những thai phụ này cần được theo dõi kỹ hơn và cần nghỉ ngơi nhiều hơn. Họ thường được chỉ định đẻ mổ để làm giảm bớt gánh nặng của tim và phổi, vì vậy sắp đến ngày sinh, thai phụ nên đến bệnh viện để chờ mổ đẻ.
Đau lưng khi ngồi lâu
Nguyên nhân, cách phòng và điều trị bệnh
Bệnh loãng xương ở trẻ em nguyên nhân và cách điều trị
Bệnh cong vẹo cột sống
Đau lưng sau khi sinh nguyên nhân và cách điều trị
Có nên cho trẻ sơ sinh nằm võng hay không
Công dụng của lá cây sa kê
(ST)