CÁCH CHỮA BỆNH HEN SUYỄN Ở TRẺ EM
Chẩn đoán bệnh hen phế quản khi có các dấu hiệu: thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại (đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm). Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít khi trẻ thở ra. Các yếu tố nguy cơ của bệnh hen, là các yếu tố làm cho cơn hen dễ xảy ra hơn, bao gồm: các dị nguyên mà người bệnh tiếp xúc (mạt bụi nhà, lông các con vật nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá, các loại hóa chất…), nhiễm trùng, nhiễm siêu vi đường hô hấp, không khí ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ, chế độ ăn, các loại thuốc, các cảm xúc quá mạnh, gắng sức…
Trẻ con có khi chỉ có biểu hiện ho kéo dài hoặc thở khò khè mỗi khi nhiễm trùng hô hấp cho nên thường bị bỏ sót chẩn đoán, chỉ được chẩn đoán là viêm tiểu phế quản, hoặc viêm phế quản dạng hen… đưa đến điều trị chưa đúng mức (chỉ dùng kháng sinh và thuốc giảm ho vốn là những thuốc không có chỉ định trong điều trị hen).
Đo chức năng phổi là phương tiện hữu dụng trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh hen. Các nghiệm pháp thường được sử dụng là phế dung ký (đo bằng máy, thường để trong các phòng khám hoặc phòng thăm dò chức năng) và lưu lượng đỉnh (đo bằng một dụng cụ gọn nhẹ có thể thực hiện tại nhà). Các nghiệm pháp này nhằm đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở, theo dõi kết quả điều trị, phát hiện sớm những dấu hiệu tiến triển xấu của bệnh hen. Bệnh hen suyễn là căn bệnh viêm phổi và đường hô hấp mãn tính. Khi trẻ bị hen suyễn, các đường hô hấp sẽ bị sưng tấy lên và gây khó khăn cho bé khi thở. Hen suyễn là một căn bệnh rất hay gặp ở trẻ em bởi thế các mẹ nên thường xuyên tìm đến sự tư vấn của các bác sĩ để có thể kịp thời ngăn chặn và điều trị sự tấn công của căn bệnh hen suyễn. Với phương pháp điều trị thích hợp, theo đúng như lời khuyên của bác sĩ, căn bệnh hen suyễn ở bé sẽ nhanh chóng bị đẩy lùi 2. Làm thế nào để biết được con mình có bị hen suyễn hay không? Để làm được điều này bạn phải cần đến sự hỗ trợ của các bác sĩ. Đối với trẻ dưới 2 tuổi rất khó để có thể chẩn đoán xem trẻ có bị mắc hen suyễn hay không, bởi vì hiện tượng thở khò khè, khó hở không chỉ xuất hiện khi bị hen suyễn mà còn xuất hiện trong một số bệnh khác liên quan đến đường hô hấp. Trong thực tế, nhiễm siêu vi đường hô hấp cũng có thể là nguyên nhân phổ biến nhất khiến cho trẻ thở khò khè.
Bạn là bệnh nhân hoặc bố mẹ của bệnh nhi hen cần:
- Hiểu được kế hoạch hành động về hen. Bất cứ một nghi ngờ thắc mắc gì thì đặt ra với bác sĩ của bạn.
- Dùng thuốc đều đặn như toa thuốc đã hướng dẫn. Với bố mẹ bệnh nhi hen phải theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc: đúng thuốc, đúng liều.
- Loại bỏ các yếu tố gây hen, nhất là khói thuốc lá do nghiện ngập hay hút thuốc thụ động.
- Định kỳ đến khám Bác sĩ để đánh giá lại hen, có thể tham gia Câu lạc bộ người hen, các phòng quản lý bệnh nhân hen để được hướng dẫn, chăm sóc và nâng cao các kiến thức về hen. Tốt nhất là nên đến khám định kỳ, thầy thuốc vẫn chăm sóc bạn, đã biết rõ độ nặng nhẹ của bệnh, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, môi trường sống của bạn.
- Bạn có thể đến thăm, khám bệnh sớm hơn dự định nếu bạn có triệu chứng không đáp ứng với sự tăng liều thuốc như kế hoạch hành động hen của bạn đã chỉ dẫn.
- Bạn có thể có lời khuyên đúng đắn về hen từ bác sĩ chuyên khoa của bạn chứ không phải từ bạn bè, thân thuộc hay hàng xóm. Hen của mỗi người khác nhau. Lời khuyên thích hợp với người này không nhất thiết có ích cho người khác.
Để đề phòng bệnh hen suyễn cho con:
- Trong lúc có thai mẹ không được hút thuốc.
- Nên cho con bú mẹ
- Điều quan trọng nhất là bảo vệ cháu bé tránh được các tác nhân kích thích đường hô hấp (chiếu lại các tác nhân).
Trong số đó đặc biệt chú ý đến khói thuốc và con mạt nhà.
Do đó trong nhà không được có khói thuốc lá
Con mạt nhà sống trong nệm, gối, giường ghế nên nệm gối của các cháu cần được bọc bằng loại vải không cho không khí vào và kéo bằng dây kéo.
Dẹp các gối, nệm, ghế, màn cửa không cần thiết trong phòng.
Giường ngủ nên lót một tấm lót đơn giản, giặt nước nóng và phơi nắng hàng tuần.
Phòng ngủ nên được chùi bằng khăn ấm hay máy hút bụi, không dùng chổi. Không nuôi chó, mèo.
Cơn hen nặng hay nhẹ tùy ở mỗi người, mỗi lúc. Một đứa trẻ lên cơn hen ngồi trên giường, mặt tím tái, đẫm mồ hôi, cố gắng hít thở khó khăn với những tiếng rít đặc trưng của bệnh. Cần an ủi cháu khi bác sĩ chưa tới và không được dùng thuốc gì nếu không được bác sĩ chỉ định từ trước.
Các thuốc chữa hen có tác dụng chủ yếu làm giãn phế quản để cho cơn hen dịu đi. Nếu cơn hen vẫn tiếp diễn, thì cần phải cho cháu vào bệnh viện.
Bệnh hen là một bệnh phải chữa trị lâu dài. Các cơn hen không giống nhau có thể một năm xảy ra đôi lần, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều lần trong một tháng, ảnh hưởng tới việc học hành và cuộc sống lâu dài của trẻ. Bởi vậy phải chữa trị tới cùng.
Tâm lý bi quan của trẻ bị bệnh cũng như sự lo âu của các người thân có ảnh hưởng xấu tới tinh thần và làm bệnh thêm trầm trọng Bởi vậy, việc động viên, khuyến khích an ủi người bệnh là những việc làm có tính chất tâm lý, nhưng lại rất cần thiết.
Bệnh suyễn (hay còn gọi là bệnh hen phế quản) là một bệnh mạn tính đường hô hấp thường gặp.
Chẩn đoán bệnh hen phế quản khi có các dấu hiệu: thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại (đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm). Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít khi trẻ thở ra. Các yếu tố nguy cơ của bệnh hen, là các yếu tố làm cho cơn hen dễ xảy ra hơn, bao gồm: các dị nguyên mà người bệnh tiếp xúc (mạt bụi nhà, lông các con vật nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá, các loại hóa chất...), nhiễm trùng, nhiễm siêu vi đường hô hấp, không khí ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ, chế độ ăn, các loại thuốc, các cảm xúc quá mạnh, gắng sức...
Trẻ con có khi chỉ có biểu hiện ho kéo dài hoặc thở khò khè mỗi khi nhiễm trùng hô hấp cho nên thường bị bỏ sót chẩn đoán, chỉ được chẩn đoán là viêm tiểu phế quản, hoặc viêm phế quản dạng hen... đưa đến điều trị chưa đúng mức (chỉ dùng kháng sinh và thuốc giảm ho vốn là những thuốc không có chỉ định trong điều trị hen).
Đo chức năng phổi là phương tiện hữu dụng trong chẩn đoán và theo dõi tiến triển bệnh hen. Các nghiệm pháp thường được sử dụng là phế dung ký (đo bằng máy, thường để trong các phòng khám hoặc phòng thăm dò chức năng) và lưu lượng đỉnh (đo bằng một dụng cụ gọn nhẹ có thể thực hiện tại nhà). Các nghiệm pháp này nhằm đánh giá mức độ tắc nghẽn đường thở, theo dõi kết quả điều trị, phát hiện sớm những dấu hiệu tiến triển xấu của bệnh hen.
CÁCH ĐIỀU TRỊ BỆNH HEN SUYỄN
Bạn là bệnh nhân hoặc bố mẹ của bệnh nhi hen cần:
- Hiểu được kế hoạch hành động về hen. Bất cứ một nghi ngờ thắc mắc gì thì đặt ra với bác sĩ của bạn.
- Dùng thuốc đều đặn như toa thuốc đã hướng dẫn. Với bố mẹ bệnh nhi hen phải theo dõi sát sao việc sử dụng thuốc: đúng thuốc, đúng liều.
- Loại bỏ các yếu tố gây hen, nhất là khói thuốc lá do nghiện ngập hay hút thuốc thụ động.
- Định kỳ đến khám Bác sĩ để đánh giá lại hen, có thể tham gia Câu lạc bộ người hen, các phòng quản lý bệnh nhân hen để được hướng dẫn, chăm sóc và nâng cao các kiến thức về hen. Tốt nhất là nên đến khám định kỳ, thầy thuốc vẫn chăm sóc bạn, đã biết rõ độ nặng nhẹ của bệnh, hoàn cảnh gia đình, nghề nghiệp, môi trường sống của bạn.
- Bạn có thể đến thăm, khám bệnh sớm hơn dự định nếu bạn có triệu chứng không đáp ứng với sự tăng liều thuốc như kế hoạch hành động hen của bạn đã chỉ dẫn.
- Bạn có thể có lời khuyên đúng đắn về hen từ bác sĩ chuyên khoa của bạn chứ không phải từ bạn bè, thân thuộc hay hàng xóm. Hen của mỗi người khác nhau. Lời khuyên thích hợp với người này không nhất thiết có ích cho người khác.
Để đề phòng bệnh suyễn cho con:
- Trong lúc có thai mẹ không được hút thuốc.
- Nên cho con bú mẹ
- Điều quan trọng nhất là bảo vệ cháu bé tránh được các tác nhân kích thích đường hô hấp (chiếu lại các tác nhân).
Trong số đó đặc biệt chú ý đến khói thuốc và con mạt nhà.
Do đó trong nhà không được có khói thuốc lá
Con mạt nhà sống trong nệm, gối, giường ghế nên nệm gối của các cháu cần được bọc bằng loại vải không cho không khí vào và kéo bằng dây kéo.
Dẹp các gối, nệm, ghế, màn cửa không cần thiết trong phòng.
Giường ngủ nên lót một tấm lót đơn giản, giặt nước nóng và phơi nắng hàng tuần.
Phòng ngủ nên được chùi bằng khăn ấm hay máy hút bụi, không dùng chổi. Không nuôi chó, mèo.
Cơn hen nặng hay nhẹ tùy ở mỗi người, mỗi lúc. Một đứa trẻ lên cơn hen ngồi trên giường, mặt tím tái, đẫm mồ hôi, cố gắng hít thở khó khăn với những tiếng rít đặc trưng của bệnh. Cần an ủi cháu khi bác sĩ chưa tới và không được dùng thuốc gì nếu không được bác sĩ chỉ định từ trước.
Các thuốc chữa hen có tác dụng chủ yếu làm giãn phế quản để cho cơn hen dịu đi. Nếu cơn hen vẫn tiếp diễn, thì cần phải cho cháu vào bệnh viện.
Bệnh hen là một bệnh phải chữa trị lâu dài. Các cơn hen không giống nhau có thể một năm xảy ra đôi lần, nhưng cũng có thể xảy ra nhiều lần trong một tháng, ảnh hưởng tới việc học hành và cuộc sống lâu dài của trẻ. Bởi vậy phải chữa trị tới cùng.
Tâm lý bi quan của trẻ bị bệnh cũng như sự lo âu của các người thân có ảnh hưởng xấu tới tinh thần và làm bệnh thêm trầm trọng Bởi vậy, việc động viên, khuyến khích an ủi người bệnh là những việc làm có tính chất tâm lý, nhưng lại rất cần thiết.
Tuy nhiên. Nếu bé nhà bạn thường xuyên bị ho và bị dị ứng hay eczema và trong gia đình bạn có tiền sử mắc bệnh hen suyễn ( đặc biệt là khi bố hoặc mẹ bị mắc hen suyễn) thì rất có thể bé nhà bạn đã mắc phải căn bệnh hen suyễn. Vào buổi tối, triệu chứng của căn bệnh hen suyễn thể hiện rất rõ.
Khi đưa con đi khám, bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe của bé cũng như tiền sử bệnh của gia đình để đi đến một kết luận chính xác nhất.
3. Điều trị bệnh hen suyễn như thế nào?
Khi con bạn bị hen suyễn, bạn nên tìm đến bác sĩ nhi khoa để bác sĩ cung cấp cho bạn những biện pháp tối ưu nhất để có thể ngăn chặn và ứng phó với căn bệnh hen suyễn.
Đầu tiên phải tìm ra những tác nhân gây bệnh và sau đó tìm cách giúp trẻ tránh khỏi những tác nhân này. Ví dụ như một vài đứa trẻ mắc hen suyễn khi bị ho, trong khi số khác lại mắc phải sau khi tiếp xúc với chất gây dị ứng hay các chất gây kích thích ( ví dụ như khói thuốc lá)
Để ngăn chặn sự tấn công của căn bệnh hen suyễn, các bác sĩ sẽ kê cho con bạn một hoặc nhiều đơn thuốc. Những loại thuốc này làm giảm nhanh chóng các cơn đau trong đường hô hấp, và giúp bé thở dễ dàng hơn. Những loại thuốc này có thể là albuterol, được sử dụng kết hợp với máy khí dung ( nebulizer) hay thuốc hen dạng hít ( MDI).
Máy khí dung là một máy chạy bằng pin hoặc điện, dùng để chuyển những loại thuốc dạng lỏng thành dạng khí giúp bé có thể hít không khí vào phổi qua một mặt nạ. Điều trị bằng máy khí dung thường chỉ mất 10 phút.
Thuốc hen dạng hít nằm trong một bình phun nhỏ. Bình phun này có một ống dài và kèm theo một chiếc mặt nạ. Thuốc albuterol sẽ được phun vào ống phun, đi vào mũi của trẻ và trẻ sẽ thở dễ dàng hơn thông qua chiếc mặt nạ. Phương pháp điều trị này chỉ cần chưa đến 1 phút là trẻ có thể thở dễ dàng.
Đây là hai thiết bị rất dễ để sử dụng. Nói chung, tính hiệu quả trong việc ngăn chặn sức tấn công của hai thiết bị này là ngang nhau.
Để giảm sức tấn công của căn bệnh hen suyễn, mẹ có thể cho bé sử dụng loại thuốc controller. Loại thuốc này bao gồm xteoit dạng hơi, giúp giảm sưng viêm và giúp bé thở dễ dàng hơn.
4. Làm thế nào để ngăn chặn sự phát triển của bệnh hen suyễn?
Nếu như căn bệnh hen suyễn là do di truyền thì không có biện pháp nào có thể ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Bạn sẽ không thể biết được liệu con mình có mặc phải bệnh hen suyễn hay không cho tới khi những triệu chứng nhất định xảy ra, như thở khò khè, ho liên tục. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể giảm tối thiểu mức độ nghiêm trọng của căn bệnh này, nếu thực hiện theo những chỉ dẫn sau:
- Không để trẻ hít phải khói thuốc lá. Về bản chất, khói thuốc lá không gây dị ứng nhưng khi hít vào nó sẽ gây sưng phổi.
- Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: Những chất gây ô nhiễm không khí như ozone có thể gây sưng phổi và khiến cho việc thở trở nên khó khăn hơn với những người có đường hô hấp nhạy cảm.
- Tránh sử dụng lò sưởi hoặc bếp lò. Khói từ những chiếc bếp lò có thể gây kích thích tới hệ thống hô hấp của trẻ.
- Nếu trẻ bị dị ứng với lông thú nuôi thì không cho trẻ tiếp xúc với thú nuôi.
- Giảm nấm mốc trong nhà. Lắp đặt những chiếc quạt gió hoặc mở cửa sổ trong nhà bếp khi nấu ăn, nhà tắm khi tắm. Nếu cần thiết, bạn nên lắp một chiếc điều hòa hay máy chống ẩm để giữ độ ẩm ở khoảng 35-50%. Không sử dụng đồ áo còn ẩm ướt để ngăn chặn nấm mốc phát triển.
CÁCH CHỮA BỆNH HẸN SUYỄN Ở TRẺ NHỎ
Chỉ với một loại củ đơn giản là nghệ trắng, già làng Hồ Văn Hinh (SN 1945, người Pa Cô, trú thôn Kỳ Ơi, xã A Túc, huyện Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị) có thể giúp người bệnh thoát khỏi căn bệnh nan y hen suyễn.
Củ nghệ trắng (củ Ta-ra-hau-hen theo tiếng Pa Cô)
“Bảo bối” vùng caoTheo lời già làng Hồ Văn Hinh bệnh hen suyễn là căn bệnh rất phổ biến đối với các dân tộc vùng cao do điều kiện sống còn nhiều khó khăn. Đơn cử như nguồn nước ô nhiễm, ăn uống mất vệ sinh hay hút thuốc lá nhiều dẫn đến ho khan lâu ngày cũng có thể biến chứng thành suyễn. Người bị bệnh hen suyễn thường có thể trạng gầy còm, sức lực yếu ớt và đặc biệt rất khó thở.“Người bị chứng bệnh này thể hiện rõ ở hơi thở khò khè, rất khó chịu đối với những người xung quanh. Không chỉ mệt mỏi, khó thở mà còn kèm theo ho dai dẳng suốt ngày, nhất là về buổi chiều xế”, già làng Hinh nói. Nghiêm trọng hơn, nếu không chữa trị kịp thời bệnh nhân hen suyễn sẽ bị biến chứng thành ho lao (hay còn gọi là bệnh lao) dẫn đến việc sức đề kháng kém đi, người bệnh yếu dần rồi tử vong.Trong khi điều kiện y tế tại các xã vùng cao như A Túc lại còn nhiều hạn chế nên tỉ lệ người chết vì lao hàng năm rất cao. Thế nhưng với già Hinh thì bệnh suyễn chỉ là “chuyện con ruồi”, xử lý dễ như trở bàn tay.Ông bật mí từ bao đời nay người Pa ô rất ít khi đến trạm y tế khám chữa bệnh hen suyễn, một phần do tập tục bấy lâu nay, phần chính là do đã tự chế được thuốc “đặc trị”. Hễ ai bị hen suyễn người ta đều trông cậy vào biệt tài của những lang y tốt bụng như già Hinh.Ông tiết lộ chữa trị bệnh này chỉ cần dùng một loại củ mà dân bản vẫn hay gọi là cây riềng trắng (tiếng Pa Cô là Tara-hau-hen). “Cây riềng trắng có củ gần giống với củ nghệ nhưng màu trắng nên mọi người vẫn gọi là cây nghệ trắng. Củ nghệ trắng có mùi khó ngửi, khó ăn”, già làng Hinh cho hay.Ông cho biết phương pháp dùng củ nghệ trắng chữa trị hết sức đơn giản: Rửa sạch củ nghệ trắng rồi thái mỏng cho người bệnh ăn. Cũng có thể cầm cả củ ăn dần từng ngày. Mỗi ngày người bệnh phải ăn đều đặn hai bữa vào sáng sớm và trưa, hoặc chiều tối. Tuỳ thuộc vào mức độ nặng nhẹ mà “thầy lang chân đất” Hồ Văn Hinh có thể cho người bệnh ăn củ nghệ trắng trong vòng 1 tuần - 1 tháng.Theo lời già làng này dù người bị bệnh nặng đến mấy chỉ cần ăn củ nghệ trắng tối đã một tháng sẽ khỏi. Già làng Hinh “bật mí” thêm chi tiết củ nghệ trắng sẽ phát huy hết giá trị khi sử dụng ở dạng tươi. “Ngoài ăn tươi, người bệnh có thể giã củ nghệ trắng lấy nước nhỏ vào mũi, họng hoặc luộc chín rồi ăn nếu thấy ngán quá”, ông nói.Biết phương pháp là vậy nhưng “thầy lang” Hồ Văn Hinh không thể lí giải tại sao củ nghệ trắng lại có tác dụng chữa trị hen suyễn. Ông chỉ biết rằng từ xa xưa ông cha mình đã áp dụng loại củ này và truyền lại cho đời con cháu. “Bài thuốc chữa hen suyễn này là tài sản gia truyền của gia đình già đã được lưu truyền hơn 5 đời nay. Cây nghệ trắng đặc biệt chỉ có ở vùng rừng núi chứ đồng bằng hiếm khi nhìn thấy. Từ nhỏ già đã được cha dạy lại như vậy nên bày cách cho bà con dân bản chứ không hiểu yếu tố khoa học, những cái chất có chứa trong củ nghệ trắng là gì”, ông lão bộc bạch.Một điều già làng Hinh lưu ý người chữa bệnh bằng loại củ này là trong quá trình chữa trị, bệnh nhân hen suyễn phải tuyệt đối kiêng cữ các thức ăn có vị tanh như thịt mèo, thịt dúi, thức ăn có nhiều mỡ lợn... Ông bật mí thêm rằng theo phong tục người Pa Cô, sau khi được chữa trị khỏi bệnh, người nhà bệnh nhân phải tiến hành lễ tạ thần linh gồm một con gà, một cốc rượu và hai cái bát ngay tại gốc cây nghệ đã giúp họ “đuổi được con bệnh ra khỏi cơ thể”.
Lang y xứ núi tốt bụngGià làng Hinh háo hức dẫn chúng tôi tham quan mấy chậu trồng cây thuốc trong vườn, gương mặt vui vẻ. “Đây là cây thuốc chữa trị chứng trương phì bụng, còn đây là cây chữa độc rắn cắn. Cây này chữa bệnh sởi ở trẻ em, cây này chữa bệnh táo bón. Tất cả cây thuốc này đều giã tươi cho bệnh nhân uống hoặc nhai nhuyễn đắp vào vết thương ...”, già làng Pa Cô vặt từng chiếc lá cây tỉ mỉ hướng dẫn.Không nhớ rõ đã chữa trị thành công cho bao nhiêu người bệnh nhưng điều đáng quý là ông không bao giờ nhận của ai bất cứ đồng tiền nào. Hỏi tại sao không nhận tiền, ông bộc trực giải thích: “Già không cần tiền. Dân bản ai cũng nghèo khó như nhau, lấy tiền đâu ra. Mình giúp được gì cho bà con thì giúp thôi, không có tiền bạc chi hết”.Thậm chí có nhiều trường hợp người bệnh không có tiền lên trạm y tế, bệnh viện già Hinh còn móc tiền túi giúp đỡ. Ngoài ra ông cũng thường xuyên vận động dân bản trong vùng nếu đau ốm phải đến cơ sở y tế khám và xin thuốc chứ không được chữa trị bằng các phương pháp mê tín dị đoan.Bộc bạch chuyện nghề, lang y Hồ Văn Hinh cho hay người bản địa vùng cao thường có nhiều bài thuốc dân gian rất hiệu quả. Tuy nhiên theo tục người Pa Cô, các thầy lang tuyệt đối không được tiết lộ những cây thuốc này. Theo quan niệm truyền thống của họ, nếu thầy lang nào vi phạm sẽ không được “thần linh phò hộ” và bị “mất hết phép thiêng”.Trở lại với câu chuyện già Hinh bật mí phương pháp chữa bệnh hen suyển cũng vậy. Ông nói lúc trước những người biết cây nghệ trắng thường dùng dao cạo sạch vỏ củ hoặc luộc chín mới cho người bệnh ăn để họ không thể nhận biết đó là loài củ gì. Thế tại sao già lại chỉ cho dân bản cây nghệ trắng chữa bệnh? Ông lão giải thích: “Già được chính quyền dạy rồi, già cũng tham gia cách mạng nên tư tưởng thoải mái rồi, biết việc cứu người là việc tốt chứ không nên giấu diếm như quan niệm của những người trước”.
ột số cách điều trị hen phế quản ở trẻ em
Một số cách điều trị hen phế quản ở trẻ em
Bệnh hen suyễn (hay còn gọi là bệnh hen phế quản) là một bệnh mạn tính đường hô hấp thường gặp.
Chẩn đoán bệnh hen phế quản khi có các dấu hiệu: thở khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại (đặc biệt ho nhiều hơn vào ban đêm). Ở trẻ em, có thể nghe thấy tiếng rít khi trẻ thở ra. Các yếu tố nguy cơ của bệnh hen, là các yếu tố làm cho cơn hen dễ xảy ra hơn, bao gồm: các dị nguyên mà người bệnh tiếp xúc (mạt bụi nhà, lông các con vật nuôi, phấn hoa, khói thuốc lá, các loại hóa chất…), nhiễm trùng, nhiễm siêu vi đường hô hấp, không khí ô nhiễm, thay đổi nhiệt độ, chế độ ăn, các loại thuốc, các cảm xúc quá mạnh, gắng sức…
Để điều trị bệnh hen phế quản:
1.Nguyên tắc:
Điều trị hen nhằm đạt 6 mục tiêu kiểm soát hen:
- Không có triệu chứng hen (hoặc có ít nhất)
- Không thức giấc do hen
- Không phải dùng thuốc cắt cơn( hoặc dùng ít nhất)
- Không hạn chế hoạt động thể lực và sinh hoạt của trẻ nhỏ
- Chức năng phổi ( PEF ; FEV1) trở lại bình thường
- Không có cơn kịch phát.
Điều trị hen bao gồm điề trị cắt cơn và điều trị dự phòng ngoài cơn hen
Thuốc điều trị hen có thể dùng tại chỗ ( hít , khí dung) uống hoặc tiêm. Tuy nhiên thuốc dùng tại chỗ có nhiều ưu điểm , trong đó thuốc corticosteroid dạng hít là thuốc dự phòng hen suyễn có hiệu quả nhất hiện nay
Không được xem thường mức độ nặng nhẹ của cơn kịch phát, vì dễ có nguy cơ tử vong cao . phát hiên sớm cơn hen cấp ở trẻ, xử lý đúng cách và khẩn trương cơn hen cấp.
Trẻ em nguy cơ tử vong liên quan đến hen cao hơn người lớn vì vậy cần theo dõi sát để chuyển đi cấp cứu kịp thời.
2. Các phương pháp điều trị hen:
- Dạng hít:
MDI( metered-dose inhaler) ống hít định liều
DPI(dry power inhaler) ống hít thuốc dạng bột khô
ICS ( inhaler glucocosteroides corticosteroid) dạng hít
- Dung dịch khí dung : Dùng máy xông khí dung
Thuốc căt cơn nhanh( thuốc làm giảm cơn hen).
Sabutamol (ventolin) hoặc Terbutaline( Bricanyl) thường được sử dụng để cắt cơn hen .
Các thuốc này làm giảm ngay cấc triệu chứng hen suyễn bằng cách giãn đường dẫn khí làm cho cơ thể dễ dàng hơn .
Thuốc kiểm soát dài hạn (ngăn ngừa bênh)
Việc ngăn ngừa bệnh thường sử dụng một loại thuốc Corticosteroid. Các laoị thuốc này giúp kiểm soát tình trạng viêm mạn tính đường hô hấp , làm giảm nguy cơ dẫn đến các cơn hen nặng. Phải dùng thuốc trong một thời gian dài , ngay cả khi trẻ cảm thấy khỏe mạnh
Thuốc tiêm: dạng dung dịch
Không được dùng trong đợt kịch phát của hen các thuốc sau đây:
- Thuốc an thần (không được dùng)
- Thuốc long đờm (có thể làm trẻ ho nặng hơn )
- Vật lý trị liệu vùng ngực ( có thể làm trẻ khó chịu hơn )
- Truyền quá nhiều dịch – kháng sinh (không chỉ định trong điều trị hen, chỉ sử dụng khi có bội nhiễm hoặc có bệnh nhiễm khuẩn kèm theo
- Epinephrin(adrenalin) có thể được chỉ định trong sốc phản vệ phù mạch , nhưng không dùng trong đợt hen kịch phát nếu đã có thuốc cường 2 tác dụng nhanh.
Một số điểm lưu ý:
Đối với trẻ dưới 5 tuổi : vì trẻ dưới 5 tuổi có những đặc điểm riêng về sinh lý bệnh cũng như diễn biến tự nhiên của bệnh khác với trẻ lớn, cần có sự phân tích toàn diện theo quyết định của thầy thuốc cho từng trẻ, không cứng nhắc theo một công thức chung cho tất cả những trẻ này
Glucocorticosteroid dạng hít được khuyến cáo sử dụng điều trị dự phòng ban đầu bắt đầu ngay ở bước 2 với liều thấp, một số trường hợp có thể cho đơn liều (một liều duy nhất ) trong ngày
Do vậy việc phân loại điều trị dự phòng cũng tùy trường hợp mà có chỉ định hợp lý. Phân loại theo kinh nghiệm của các nước châu âu và bắc mỹ cỏ thể áp dụng như sau:
- Hen ngắt quãng không thường xuyên ( infquent intermittent asthma) : Các cơn hen cấp xẩy ra cách nhau trên 6-8 tuần. cơn cấp thường xuất hiện sau nhiễm khuẩn hô hấp trên hoặc do tiếp xúc dị nguyên , môi trường. Giữa các cơn cấp , trẻ hoàn toàn bình thường , không cần điều trị dự phòng.
- Hen ngắt quãng thường xuyên ( frequent intermittent asthma ) các cơn hen cấp xảy ra cách nhau dưới 6 tuần . Có rất ít triệu chứng giữa các đợt cấp như khò khè, ho khi gắng sức. Điều trị dự phòng với ICS liều thấp không quá 200g/ngày hoặc kháng leukotrien
- Hen dai dẳng ( persistent asthma ) Trẻ có triệu chứng trong hầu hết các ngày làm ảnh hưởng giấc ngủ và các hoạt động thể lực. Cơn cấp có thể xảy ra như trong hen ngắt quãng : Điều trị dự phòng bằng ICS liều trung bình hoặc liều thấp kết hợp kháng leukotrien.
Bài thuốc dân gian chữa hen phế quản
Bệnh suyễn nên ăn gì?
Bệnh hen (Suyễn)
Bệnh hen suyễn ở trẻ em
Mẹo chữa hen phế quản đơn giản hiệu quả
Thức ăn cho người bị bệnh hen suyễn
Cách chăm sóc em bé bị hen phế quản nhanh khỏi
Tác dụng chữa bệnh của cây nhót
(ST)