Các liệu pháp bấm huyệt chữa ho khan bằng đông y sẽ được chúng tôi hướng dẫn tỉ mỉ dưới đây, bạn hãy áp dụng chữa ho nhé!
Liệu pháp ủ ấm lòng bàn chân hoặc kích thích huyệt dũng tuyền có hiệu quả trị ho rất nhanh chóng.
Hiện nay, những thay đổi khắc nghiệt của thời tiết đang làm gia tăng số người mắc các chứng ho mà đa phần người bệnh đã được chẩn khám và dùng thuốc nhưng ho vẫn tiếp tục kéo dài. Trong những trường hợp này, một số liệu pháp ủ ấm lòng bàn chân hoặc kích thích huyệt dũng tuyền có hiệu quả rất nhanh chóng.
Phép chữa theo Đông y
Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể để tống xuất những vật lạ, có thể là chất dịch nhầy hoặc vi khuẩn đang khu trú trên đường thở. Ho là một dấu hiệu thường gặp của các chứng cảm cúm thông thường do nhiễm trùng đường hô hấp. Vấn đề là nhiều khi cảm cúm đã qua đi nhưng triệu chứng ho vẫn không dứt, dù người bệnh đã đi khám bác sĩ, đã dùng thuốc kháng sinh. Các chứng ho kéo dài, đôi khi ho khan, không đờm, không sốt nhưng gây khó chịu trong giao tiếp, hay dễ xảy ra ở những người có cơ địa dễ bị kích ứng với những thay đổi của thời tiết.
Y học dân gian có một cách đơn giản để chữa trị chứng ho dai dẳng này, chủ yếu là làm ấm vùng bàn chân bằng cách xoa dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ vào trước khi đi ngủ. Cách chữa này cũng đặc biệt hiệu quả đối với các chứng ho do lạnh thường xảy ra vào mùa đông, mùa xuân ở trẻ em và nhiều người cao tuổi. Các chứng ho thường xảy ra về đêm, gần sáng, gây khó ngủ, mệt mỏi, mất sức.
Day huyệt dũng tuyền.
Trong cách chữa trên, ủ ấm lòng bàn chân giúp tăng cường lưu thông khí huyết xuống phía dưới tạo hiệu ứng giáng khí. Xoa dầu nóng giúp kích hoạt huyệt dũng tuyền. Dũng tuyền là tỉnh huyệt của đường kinh túc thiếu âm thận, huyệt đặc trị để trừ hư hỏa, giáng khí nghịch.
Cách làm
Chuẩn bị 1 đôi vớ và 1 lọ dầu nóng hoặc dầu cù là. Chỉ cần loại vớ thường, vớ ngắn, tránh loại vớ bó chặt ở miệng vớ để ống chân được thoải mái. Trước khi ngủ, hãy thoa dầu vào vùng huyệt dũng tuyền ở lòng bàn chân trước khi mang vớ vào và để qua đêm trong khi ngủ. Thực hành liên tục từ 3 – 5 đêm. Động tác đơn giản nhưng hiệu quả rất kỳ diệu. Nhiều trường hợp hiệu quả có thể thấy được ngay sau đêm đầu tiên. Huyệt dũng tuyền ở chỗ lõm giữa lòng bàn chân, tại điểm nối 2/5 trước và 3/5 sau của đoạn thẳng nối từ đầu ngón chân thứ hai đến bờ sau của gót chân.
Giữ cho đầu mát chân ấm là một nguyên tắc quan trọng để giữ gìn sức khỏe và đối trị lại các chứng khí nghịch gây nhức đầu, mất ngủ, áp huyết cao, lở miệng, ho dai dẳng lâu ngày… Ngâm chân nước nóng, đắp thuốc huyệt dũng tuyền là những liệu pháp dân gian ứng dụng cơ chế này. Xoa dầu và mang vớ ủ ấm bàn chân đơn giản hơn nhưng có thể bảo vệ độ ấm của bàn chân xuyên suốt qua đêm trong lúc ngủ. Cách làm này không chỉ chữa được ho dai dẳng mà còn hữu ích với các chứng khó ngủ, áp huyết cao và có giá trị phòng bệnh rất cao đối với người cao tuổi và trẻ em.
Tự xoa bóp phòng chống hen phế quản
Hen phế quản là một căn bệnh mạn tính và khó chữa, sự can thiệp trực tiếp của thầy thuốc chỉ được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định, bởi vậy việc người bệnh nắm được vị trí một số huyệt vị và tự tiến hành các thao tác day bấm huyệt nhằm mục đích hỗ trợ điều trị cắt cơn và dự phòng tái phát có một ý nghĩa thực tiễn rất lớn. Bài viết này xin được giới thiệu một quy trình tự xoa bóp phòng chống hen phế quản để bạn đọc tham khảo và vận dụng.
Xát day vùng cổ
Dùng tay xát nóng và day bóp vùng cổ trong 1 phút. Tiếp đó, xát vùng ngực trước từ xương đòn đến ngang mũi ức trong 2 phút sao cho vùng này nóng lên là được. Cuối cùng, dùng tay xát mạng sườn theo hướng chếch của xương sườn, tay phải xát bên trái và ngược lại, mỗi bên 1 phút.
Day ấn huyệt thiên đột
Dùng ngón tay giữa day ấn huyệt thiên đột trong 1 phút. Vị trí huyệt thiên đột: chỗ lõm sát bờ trên xương ức.
Day ấn huyệt vân môn
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt vân môn trong 1 phút. Vị trí huyệt vân môn: ở chỗ lõm giữa đầu trong xương cánh tay và xương đòn, cách đường trục giữa cơ thể 6 thốn.
Day ấn huyệt đản trung
Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay giữa day ấn huyệt đản trung trong 1 phút. Vị trí huyệt đản trung: điểm gặp nhau của đường dọc giữa xương ức với đường ngang qua 2 núm vú (ở đàn ông) hay đường ngang qua bờ trên 2 khớp ức sườn thứ 5 (ở đàn bà).
Day ấn huyệt xích trạch
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt xích trạch trong 1 phút. Vị trí huyệt xích trạch: gấp cẳng tay vào cánh tay để xác định nếp nhăn da tương ứng với khớp khuỷu, sờ vùng giữa nếp nhăn này thấy một gân to của cơ hai đầu cánh tay, huyệt nằm ở chỗ lõm cạnh bờ ngoài gân này.
Day ấn huyệt ngư tế
Dùng ngón tay cái day ấn huyệt ngư tế trong 1 phút. Vị trí huyệt ngư tế: lấy ở chỗ tiếp giáp của da gan tay và mu tay, ngang giữa chiều dài xương bàn tay thứ nhất.
Day ấn huyệt khí hải
Dùng ngón tay trỏ day ấn huyệt khí hải trong 1 phút. Vị trí huyệt khí hải: từ rốn đo thẳng xuống dưới 1,5 thốn hoặc từ điểm giữa bờ trên xương mu đo thẳng lên 3,5 thốn.
Day ấn huyệt túc tam lý
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt túc tam lý trong 1 phút. Vị trí huyệt túc tam lý: sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra 1 khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.
Day ấn huyệt phong long
Dùng hai ngón tay cái day ấn đồng thời hai huyệt phong long trong 1 phút. Vị trí huyệt phong long: ở trên mắt cá ngoài 8 thốn, trong khe cơ hiện rõ khi vểnh và xoay bàn chân ra ngoài.
Quy trình trên phải được tiến hành kiên trì và đều đặn từ 1- 2 lần trong ngày. Khi có cơn hen có thể tiến hành xoa bóp tăng cường với cường độ và thời gian lớn hơn. Khi làm, cần chú ý giữ ấm và tránh gió lùa cho người bệnh.
Xoa bấm huyệt chữa chứng viêm họng
Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn tính và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng. Viêm họng là bệnh rất hay gặp trong mùa đông do thời tiết lạnh và hanh khô kéo dài. Bên cạnh đó, hút thuốc lá, nghiện rượu nặng, hoặc phải sống trong môi trường nhiều bụi, khí độc,… là những yếu tố thuận lợi làm mắc bệnh. Nếu không được điều trị triệt để sẽ dẫn đến viêm họng mạn tính hoặc gây viêm phế quản, phổi…
Người bệnh có cảm giác vướng víu, ngứa rát thường xuyên trong họng; ho và khạc đờm (quánh dính hoặc trắng nhầy) thường xuyên, nhất là sáng sớm, khi ngủ dậy. Do ngứa họng nên người bệnh hay khạc nhổ, ho khan, đặng hắng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và công việc. Gặp điều kiện thuận lợi như những ngày trời rét đậm hoặc sức đề kháng của cơ thể giảm sút, bệnh có thể nặng lên thành một đợt viêm họng cấp (người bệnh có đau họng, sốt, ho khạc đờm đặc…).
Theo đông y, viêm họng thuộc phạm vi chứng tý, gọi là hầu tý. Nguyên nhân là do phong hàn, phong nhiệt hoặc khí táo. Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp đơn giản của Đông y giúp giảm bớt những triệu chứng của viêm họng mạn tính và đề phòng những đợt cấp hoặc biến chứng của viêm họng. Ngoài việc uống thuốc, nên kiên trì thực hiện xoa bóp hằng ngày sẽ có hiệu quả.
Vuốt hai bên họng: Dùng ngón tay cái day ấn huyệt liêm tuyền khoảng 3 phút.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ vuốt hai bên cạnh họng từ trên xuống khoảng 3 phút.
Dùng ngón tay cái và ngón trỏ tay phải đặt nhẹ hai bên xương sụn họng (chỗ yết hầu) lắc chậm rãi sang phải, sang trái khoảng 30 lần.
Xoa day huyệt phong trì: Dùng hai ngón tay cái ấn vào huyệt phong trì và day khoảng 2 phút.
Xoa huyệt dũng tuyền: Để chân trái lên đầu gối chân phải, dùng tay phải xoa mạnh lòng bàn chân trái, nhanh và mạnh dần đến khi cảm giác nóng lên thì thôi. Sau đó đổi chân xoa bằng tay trái.
Để phòng bệnh, cần thực hiện những điều sau:
- Súc miệng hằng ngày bằng nước muối loãng và ngậm chanh muối, gừng muối, quất hấp đường phèn hoặc mật ong.
- Phòng ở và nơi làm việc phải đủ ấm, tránh làm việc trong môi trường nhiều khói bụi, hóa chất. Cần giữ ấm đặc biệt là cổ và ngực, đeo khẩu trang khi đi ra ngoài trời.- Kiêng hút thuốc lá và hạn chế rượu. Ăn đủ chất dinh dưỡng để cơ thể có sức đề kháng, tránh các thức ăn cay, mặn.
- Tránh bị cảm cúm và viêm mũi họng cấp. Khi bị viêm họng cấp hoặc đợt cấp của viêm họng mạn tính, cần dùng thuốc của y học hiện đại theo chỉ định của bác sĩ.
Vị trí huyệt:
- Liêm tuyền: Chính giữa bờ trên sụn giáp trạng, trên lằn chỉ ngang chỗ cuống hầy, ở trên khe của xương móng và sụn giáp trạng.
- Phong trì: Ở chỗ lõm của bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ.
Dưới lòng bàn chân, huyệt ở điểm nối 2/5 trước với 3/5 sau của đoạn đầu ngón chân thứ hai và giữa bờ sau gót chân, lỗ hõm dưới bàn chân.
CÁC BÀI THUỐC CHỮA BỆNH HO HIỆU QUẢ
1. Chữa ho bằng tân di
Tân di 5 – 7 cái, sắc kỹ lấy nước, chế thêm mật ong uống ấm.
Điều cần lưu ý là, khi dùng tân di phải chùi sạch lông, nếu không thì phải cho vào túi vải buộc kín miệng mà sắc để tránh gây ho và gây ngứa.
2. Ho nhiều đờm, nước tiểu có albumin
Dùng Ðảng sâm 6-12g (tới 30g), nước 750ml, sắc còn 250ml, chia 2-3 lần uống trong ngày.
3. Chữa ho gà bằng địa liền
Địa liền 300g, lá Chanh 300g, vỏ rễ Dâu (tẩm mật ong) 1000g. Rau sam tươi 1000g, Rau má tươi 1000g, lá Tía tô 500g, đường kính vừa đủ, nấu với 12 lít nước, có còn 4 lít. Trẻ em mỗi ngày uống 15-30 ml.
4.Chữa ho nhiều đờm nóng bằng thiên môn
Thiên môn bỏ lõi, sao vàng 20g, Bách bộ rửa sạch, bỏ lõi, tẩm nước gừng sao qua 10g, vỏ rễ Dâu, cạo bỏ vỏ ngoài, tẩm mật nướng chín 10g, cùng sắc uống.
5.Chữa ho, viêm họng:
Nhai hạt Mướp đắng nuốt nước.
6. Chữa ho lâu không khỏi bằng hạt tiêu
Tiêu 6 hạt tán nhỏ, quả thận lợn 1 đôi, cắt miếng. Nấu lấy nước uống.
7. Trẻ em bị ho:
Dùng lá hẹ hấp với đường đặt trong nồi cơm hoặc đun cách thủy lấy nước cho uống.
8. Chữa ho có nhiều đờm:
Vỏ Bưởi 10g, thêm đường kính, pha uống dần dần.
9. Chữa ho khan ít đờm bằng đu đủ với mật ong
Đơn thuốc & cách dùng : Dùng 1 quả đu đủ chín, gọt bỏ vỏ, thái lát, cho mật ong vào hấp chín. Tác dụng thanh nhiệt, nhuận phổi, tăng cường khí huyết.
10. Chữa ho nhiều đờm nóng bằng thiên môn
Thiên môn bỏ lõi, sao vàng 20g, Bách bộ rửa sạch, bỏ lõi, tẩm nước gừng sao qua 10g, vỏ rễ Dâu, cạo bỏ vỏ ngoài, tẩm mật nướng chín 10g, cùng sắc uống.
(ST)