Khoai lang là vị thuốc phòng chữa bệnh đã được dùng từ lâu trong dân gian, có nơi gọi nó là “Sâm Nam”. Chúng ta cùng tìm hiểu tác dụng khi ăn khoai lang nhé!
CÔNG DỤNG TUYỆT VỜI CỦA KHOAI LANG
Khoai lang là nguồn cung cấp nhiều beta-carotene (vitamin AJ cũng như magiê, kim và các loại vitamin và chất khoáng khác. Phần thịt khoai đã sấy khô có thể thay thế khoai tây trong hầu hết các cóng thức nấu ăn, hơn nữa nó có thời gian nấu và hâm nóng lại ngắn hơn.
Khoai lang là loại thức ăn tuyệt vời dành cho trẻ em vì chứa rất nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin A, C và vitamin nhóm B. Về khoáng chất, khoai lang chứa rất nhiều khoáng chất trong đó có kali và manhê; khoai lang cũng chứa rất nhiều chất xơ. Khoai lang được xếp vào loại thực phẩm có tính kháng viêm rất cao, giúp phòng chống bệnh mãn tính không lây.
Phòng và điều trị bệnh táo bón từ khoai lang
Ngoài giá trị ăn uống, khoai lang còn là cây thuốc điều trị bệnh táo bón rất công hiệu. Bộ phận được dùng làm thuốc là củ khoai, lá non và tinh bột.
Cách dùng như sau: tốt nhất là dùng nước từ củ khoai lang - rửa sạch củ, gọt vỏ, nghiền nát bằng một dụng cụ sạch rồi bọc vào gạc sạch, vắt lấy nước uống.
Buổi sáng lúc đói bụng uống nửa cốc to nước củ khoai lang, còn trước mỗi bữa ăn uống nửa cốc. Uống liền trong 2 - 3 ngày sẽ hết táo bón.
Trong một số trường hợp đặc biệt như táo bón trong bệnh trĩ, táo bón nặng lâu ngày cần uống một thời gian dài hơn 10 - 15 ngày. Uống nước khoai lang không gây đại tiện lỏng, không có tác dụng phụ, chỉ làm cho phân mềm, dễ tiêu hóa và đi ngoài hơn.
TUYỆT CHIÊU GIẢM BÉO VỚI KHOAI LANG
Nhớ hồi con gái, phải ăn uống kiêng khem kĩ lắm mình mới giữ được vóc dáng "chuẩn" đấy, vì mình thuộc tuýp người cực kì dễ tăng cân mà. Chỉ cần ăn nhiều một chút thôi là cân nặng tăng vù vù ngay. Vậy nên khỏi cần nói các mẹ cũng hình dung ra lúc bầu bí mình mập ú ra sao rồi phải không? Vài ngày trước khi sinh, mình ì ạch trèo lên bàn cân, thấy kim quay đến chóng cả mặt và dừng lại ở con số 75! Trong khi trước đó mình chưa bao giờ nặng tới 50kg cả. Nhưng lúc ấy mình vẫn cười tươi, tặc lưỡi tự nhủ rằng sinh xong sẽ lấy lại vóc dáng sau.
Thế nhưng mọi việc chẳng hề đơn giản như mình nghĩ chút nào. Có con rồi, mình quay cuồng cả ngày với bao nhiêu việc lặt vặt, không còn thời gian mà tập luyện nữa. Đã vậy lại vẫn phải ăn nhiều để có sữa cho con bú, và kết quả là mình tròn vo như quả bóng ấy, cảm giác như có thể lăn được. Ông xã thì cứ thấy mình là nhe răng cười, trêu vợ: "Nhìn em anh lại nghĩ đến...con lật đật không có eo!" khiến mình ức lắm! Mình hừng hực quyết tâm sẽ nhanh chóng lấy lại được vóc dáng "chuẩn không cần chỉnh" như ngày xưa để "lão" sáng mắt ra.
Nhưng nói vậy thôi chứ công cuộc giảm cân của mình xem ra gian nan lắm! Ban đầu mình "gạ gẫm" ông xã dậy sớm trông con cho vợ tập tành. Bình thường ngại dậy sớm là thế nhưng nghĩ đến thân hình hơi quá khổ của vợ nên anh đồng ý luôn. Tuy chồng nhiệt tình hưởng ứng như vậy nhưng được vài ngày thì kế hoạch của mình phá sản, vì hôm thì cu Tít ị khi mẹ đang dở bài tập, bố lóng ngóng không biết làm thế nào nên đành gọi mẹ "ra tay"; hôm khác thì con khóc nhè đòi "ti", và tất nhiên bố cũng không thể giúp vụ này rồi. Mình thấy nản kinh khủng, vì chẳng biết phải giữ thân hình "lật đật không có eo" này đến khi nào nữa. Thời gian tập luyện với mình bây giờ quá là xa xỉ.
Mình cũng nghĩ đến phương án ăn kiêng rồi nhưng cả nhà gạt đi ngay, bảo dù thế nào cũng phải có đủ sữa cho cu Tít bú. Vậy là hết cách vì mình cũng sợ con bị thiếu sữa lắm. Nghĩ mà buồn phiền, mình cứ trăn trở không biết làm cách nào để cơ thể thon gọn lại nữa. Cho đến khi mình tình cờ phát hiện ra một phương pháp cực kì hay, đó là dùng... khoai lang!
Không biết có mẹ nào sinh xong mà bị táo bón không nhỉ? Chứ mình thì khổ sở vì nó lắm. Mẹ chồng mình thương nên hay mua khoai lang về, bảo mình ăn cho đỡ táo. Ban đầu mình cũng tỏ ra ái ngại vì sợ ăn khoai sẽ béo, nhưng mẹ bảo chẳng phải thế đâu, khoai lang vừa giúp nhuận tràng lại có thể giảm cân đáng kể nữa. Thấy mình có vẻ không tin nên mẹ bảo: "Con cứ chịu khó ăn khoai thay 1 bát cơm vào bữa chính, vừa không lo thiếu chất mà giảm cân nhanh lắm đấy! Lần trước chị dâu sinh cũng ăn như thế nên lúc đi làm là dáng dấp đã nhỏ nhắn như hồi con gái rồi". Nghe mẹ nói thế mà mình mừng quá, vội vàng gọi cho chị dâu để hỏi cặn kẽ. Chị bảo: "Đơn giản lắm, chỉ cần luộc, hấp,...hoặc nướng khoai để ăn cùng với bữa ăn chính. Mỗi bữa ăn chỉ cần giảm đi 1-2 bát cơm và thay vào đó là một vài củ khoai lang. Khoai lang vừa giàu dinh dưỡng nhưng lại giúp tiêu hao năng lượng dư thừa tích tụ trong cơ thể. Vì thế nên ăn khoai giúp giảm mỡ nhanh chóng, nhất là vòng eo sẽ thon gọn lại đáng kể...".
Vậy là ngày nào mình cũng ăn khoai lang kèm vào các bữa ăn trong ngày, hi vọng cơ thể sẽ bớt "sồ xề" và có "eo ót" hơn. Để không ngán, mình thay đổi cách chế biến liên tục. Thay vì chỉ hấp hay luộc,... mình còn làm các loại bánh từ khoai lang nữa, nên gần như bữa chính mình chỉ ăn 1 bát cơm. Mình cũng chú ý đến chế độ ăn với nhiều rau xanh, rồi tính toán cẩn thận sao cho lượng thức ăn hàng ngày chỉ vừa đủ chứ không dư thừa. Kiên trì như vậy nên tới khi đi làm mình cũng chỉ còn hơn 50kg một chút, ai cũng khen mình giảm cân nhanh đấy! Tuy vẫn mập mạp hơn trước đây đôi chút, nhưng mình khá hài lòng vì vòng eo đã gọn gàng trở lại, nên mặc đồ vẫn rất ổn các mẹ ạ.
Chắc các mẹ thấy ngạc nhiên vì khoai lang nghe có vẻ "tầm thường" mà tác dụng lại lớn như vậy đúng không? Ban đầu mình cũng nghĩ như vậy, nhưng tìm hiểu mới biết, loại củ này cực kì có lợi cho sức khỏe đấy! Với lượng vitamin A, B, C, E và protein, tinh bột, các axit amin và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết như: canxi, magie, sắt, kẽm… nên ăn khoai lang các mẹ không lo bị thiếu chất nhé. Đặc biệt là khoai lang còn chứa một lượng phong phú chất xơ có tác dụng kích thích dạ dày co bóp, tiêu hóa thức ăn nhanh và hiệu quả, đẩy lùi tình trạng táo bón và tích mỡ bụng. Khoai lang còn có thể giúp nhuận tràng lợi tiểu, làm tiêu hao năng lượng dư thừa tích trữ trong cơ thể, có ảnh hưởng tích cực tới vòng eo của các mẹ sau sinh. Vì thế, ăn khoai lang là cách tuyệt vời để giữ dáng cho các mẹ mới sinh đấy!
"Chiêu" giảm cân từ khoai lang thật đơn giản và hiệu quả phải không các mẹ? Nên mình chia sẻ để mọi người cùng áp dụng nhé! Chúc các mẹ mau chóng lấy lại vóc dáng thon gọn như thời con gái!
LỢI ÍCH CỦA KHOAI LANG VỚI BÀ BẦU
Các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất.
Giá trị dinh dưỡng của các thành phần có trong khoai lang
Trong củ khoai lang bao gồm một lượng lớn tinh bột, các acid amin, beta carotene, vitamin C, B1 và hơn 10 loại nguyên tố vi lượng cần thiết cho sức khỏe con người như canxi, phospho, kẽm, sắt,magie, natri, kali,… Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng đã gọi khoai lang là loại “thực phẩm cân bằng dinh dưỡng nhất”.
Về dinh dưỡng, khoai lang được xem là loại thực phẩm rất tốt cho việc đa dạng chất bột đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Khi so sánh, người ta cũng thấy khoai lang cung cấp một lượng năng lượng tương đương với cơm hay khoai tây. Việc ăn bổ sung khoai lang cũng là một cách bổ sung thêm bột đường và năng lượng.
Ngoài ra, của và rau khoai lang có còn những giá trị chữa bệnh nên từ lâu trong dân gian có nơi còn gọi khoai lang là " Sâm nam".
*Khoai lang có rất nhiều loại:
- Có loại củ to, vỏ trắng, ruột trắng hoặc ruột vàng sẫm, ưu điểm là có nhiều chất tinh bột.
- Khoai lang bí: là loại củ dài, vỏ đỏ, ruột vàng tươi.
- Khoai lang Nhật:vỏ đỏ, ruột vàng rất thơm, ngon.
- Khoai lang ngọc nữ: vỏ tím, ruột tím…
Khi ăn, các mẹ nên chọn khoai vỏ đỏ, ruột vàng vì mùi vị thơm ngon, ở Đà Lạt giống khoai này còn được coi như đặc sản. Còn nếu các mẹ muốn dùng để giải cảm hoặc chữa táo bón thì nên mua khoai lang vỏ trắng, ruột trắng.
Những tác dụng tuyệt vời của khoai lang dành cho bà bầu
Kích thích tiêu hóa, trị táo bón
Hiện tượng táo bón là tình trạng phổ biến ở các mẹ bầu. Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón.
Ăn khoai lang ở mức độ vừa phải (100g/ngày) rất có lợi cho hệ tiêu hóa vì thành phần vitamin C và các acid amin giúp kích thích nhu động ruột, làm quá trình tiêu hóa thức ăn trở nên dễ dàng hơn. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.
Chống viêm nhiễm
Các mẹ bầu trong thời kì mang thai thường dễ mắc các bệnh viêm nhiễm. Nguyên nhân là do sức đề kháng của phụ nữ trong giai đoạn này bị giảm sút. Nếu thế các mẹ bầu hãy nhớ dùng khoai lang nhé. Trong khoai lang có chứa nhiều vitamin C, vitamin B6, beta carotene và mangan có khả năng chống viêm nhiễm đấy các mẹ ạ!. Các nhà khoa học trên thế giới đã nhận thấy tác dụng giảm viêm nhiễm trong mô não và mô thần kinh ở khắp cơ thể khi chúng ta ăn khoai lang.
Khoai lang là thực phẩm giàu chất xơ, có khả năng phòng ngừa và điều trị táo bón rất tốt cho bà bầu (Hình minh họa)
Phòng chống cảm cúm
Vào những ngày thời tiết giá lạnh như thế này, ai cũng sợ mình có thể sẽ bị cúm và đặc biệt là các bà bầu. Khi bị cúm trong quá trình mang thai, các bà bầu thường rất lo lắng vì việc sử dụng các loại thuốc tây có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.
Trong khoai lang có một lớn beta carotene, giúp cơ thể chúng ta chế tạo đủ các tế bào bạch cầu, ngăn chặn sự nhiễm trùng do virus cúm gây ra.Vì vậy, nếu nhỡ không may bị cảm cúm, các mẹ bầu cũng đừng quá lo lắng, các mẹ hãy thử chế biến một vài món ăn hoặc dùng những phương thuốc từ khoai lang thử xem sao nhé!
Giải cảm sốt
Còn khi các bà bầu đã bị cảm sốt thì có thể sử dụng khoai lang trắng đã được phơi khô, kết hợp với gừng tươi, sắc uống hoặc nấu cháo khoai lang ăn.Cùng với đó là việc kết hợp với chế độ nghỉ ngơi hợp lý, làm mát cơ thể để hạ nhiệt.
Cân bằng lượng đường trong máu
Những phụ nữ bị tiểu đường trong thời kì thai nghén thường rất băn khoăn không biết nên ăn gì để tốt cho cả mẹ và con. Lúc này các chị em đừng quên món khoai lang vì chất carotenoid trong khoai lang có khả năng giúp cơ thể cân bằng lượng đường có trong máu. Lượng chất xơ hòa tan ở trong khoai lang còn hỗ trợ việc hạ thấp lượng đường và cholesterol trong máu. Chất axít chlorogenic cũng có thể giúp tăng cường khả năng chống nhiễm khuẩn, ngăn ngừa tổn thương DNA và các chất liệu di truyền khác.Những bà bầu có tiền sử tiểu đường nên quan tâm tới loại thực phẩm hữu ích này.
Phòng ngừa bệnh viêm khớp
Viêm khớp do thiếu canxi là tình trạng gặp phải ở phụ nữ nói chung chứ không riêng gì các bà bầu.Chất beta cryptoxanthin dồi dào trong khoai lang có tác dụng phòng ngừa các bệnh viêm nhiễm mạn tính như viêm khớp, thấp khớp.
Ngoài ra, beta cryptoxanthin còn giúp tăng cường độ chắc khỏe của xương, tăng cường hệ miễn dịch và làm đẹp da. Thêm vào đó, vitamin C có trong khoai lang còn giúp duy trì lượng collagen để làm săn chắc da và giảm thiểu sự phát triển của bệnh viêm khớp.
Qủa thật, phụ nữ chúng mình chưa ngờ tới những công dụng vừa làm đẹp, lại chữa được bệnh rất hữu ích của khoai lang như vậy phải không?
Chữa viêm tuyến vú
Phụ nữ sau khi sinh thường bị viêm tuyến vú do tắc tia sữa khiến hai bầu vú đau nhức, khó chịu. Các mẹ có thể dùng củ khoai lang trắng gọt vỏ, giã nhuyễn đắp lên vú. Hoặc nếu bị thiếu sữa thì dùng lá khoai lang non xào với thịt lợn ăn trong ngày. Đây là những bài thuốc chữa bệnh của Đông y, cách làm khá đơn giản mà lại có tác dụng rất tốt để làm thông sữa đó các mẹ.
NHỮNG LƯU Ý KHI SỬ DỤNG KHOAI LANG
Lựa chọn:
Các mẹ nên chọn củ khoai lang còn cứng, tươi, không bị thâm, dập hay bị nứt. Các mẹ lưu ý là chỉ nên chọn củ cỡ vừa, đừng tham mà mua củ to quá vì dễ bị xơ.
Cách bảo quản :
Nên để khoai ở nơi thoáng mát, không bọc kín trong túi nilon khoai sẽ bị hấp hơi, cũng tránh đặt khoai ở chỗ ẩm thấp vì khoai sẽ mọc mầm, khi ăn rất độc hại, không tốt cho cơ thể. Nếu các mẹ bảo quản tốt có thể để khoai từ 7 – 10 ngày để dùng dần.
Sử dụng:
- Khoai lang chứa một lượng lớn vitamin A (tổng hợp từ beta-carotene) vì vậy khi ăn quá nhiều khoai lang và liên tục sẽ dẫn tới việc thừa viatamin A gây hiện tượng vàng da.
- Nên ăn khoai lang vào buổi trưa. Bởi vì sau khi ăn, canxi trong khoai lang cần phải mất 4-5h mới hấp thụ vào cơ thể, ánh sáng mặt trời lúc buổi chiều có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi này.Khi ăn khoai lang vào bữa trưa, canxi có thể được hấp thụ toàn bộ trước bữa tối, sẽ không ảnh hưởng tới sự hấp thụ canxi từ các thực phẩm khác khi ăn tối.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, làm trướng bụng. Vì vậy, các mẹ nhớ là không nên ăn lúc đói đâu đó.
- Khoai lang và quả hồng không nên ăn cùng với nhau, nếu ăn thì nên cách nhau khoảng 5h trở lên. Nếu ăn cùng, lượng đường trong khoai lang sẽ lên men trong dạ dày, khiến dịch vị dạ dày tiết ra nhiều hơn, phản ứng với chất tannin và pectin trong quả hồng sẽ gây ra sự kết tủa, nghiêm trọng hơn có thể khiến xuất huyết dạ dày hoặc viêm loét dạ dày.
CÁC MÓN ĂN NGON DỄ LÀM TỪ KHOAI LANG
Khoai lang luộc:
Cách chế biến khoai lang đơn giản nhất chính là món khoai luộc.Không những vậy món ăn đơn giản này có thể giúp các mẹ bầu giải quyết căn bệnh táo bón phiền phức một cách nhanh chóng nữa.
Để món khoai luộc thật ngon ngọt mà đơn giản các mẹ có thể áp dụng theo cách sau:
* Cho khoai vào nồi, thêm ít muối và nước cho vừa ngập khoai, luộc đến khi dùng đũa xiên mà khoai không bị nát. Chắt hết nước, đun một chút cho khoai hơi cháy sém là rất ngon và thơm.
Ngoài ra nếu ở nhà có nồi hấp cách thủy các mẹ cũng có thể làm theo cách sau:
* Cho khoai vào nồi có xửng để hấp, sắp những củ lớn phía dưới, củ nhỏ ở trên, để lửa lớn. Khi nước trong nồi sôi một lúc thì rắc đều lên khoai ít muối, hấp thêm vài phút rồi dùng đũa xiên qua để kiểm tra, khoai chín là được. Các mẹ cũng nhớ là việc hấp khoai giúp khoai ngọt hơn luộc đó nhé.
Khoai lang nướng
Một cách chế biến khoai rất đơn giản không kém đó là nướng khoai với lò vi sóng. Sau khi rửa sạch khoai, rồi để ráo nươc. Bật lò nướng hoặc lò vi sóng có chế độ nướng lên nhiệt độ 200 độ C, cho khoai vào nướng trong khoảng 45 phút. Đến khi xiên đũa vào thấy khoai mềm là được.Các mẹ lấy khoai ra để nguội, bóc vỏ và thưởng thức.
Thời tiết mùa đông lạnh giá, cầm trong tay một củ khoai lang nướng nóng hổi với mùi vị thơm, bùi còn gì thú vị nữa phải không các mẹ!
Củ khoai lang có thể chế biến rất nhiều món ăn hấp dẫn lại dễ làm (Hình minh họa)
Chè khoai lang:
Nguyên liệu:
2 củ khoai lang
3 thìa canh đường
3 thìa canh bột báng
2 thìa canh bột sắn dây
5 thìa canh nước cốt dừa
Cách làm:
Khoai gọt vỏ, cắt miếng vuông khoảng 1.5cm x 1.5cm, đem hấp chín.
Bột báng cho vào nồi luộc đến khi bột nở và trong. Khi bột chín các mẹ vớt ra cho vào bát nước lạnh.
Sau khi khoai được hấp chín, lấy một nửa cho vào nồi nghiền nát. Nửa còn lại ướp với 2 thìa đường cho ngấm.
Nghiền nát khoai xong, cho thêm khoảng 3 cốc nước vào, khuấy thật đều,sau đó cho nốt phần đường còn lại vào,khuấy đều tay lần nữa rồi đặt lên bếp đun sôi.
Sau khi nồi khoai nghiền đã sôi,các mẹ hòa tan bột sắn dây với chút nước lọc, rót từ từ vào nồi, khuấy đều sao cho chè sánh là được.
Cho khoai đã ướp đường vào nồi chè, đun thêm khoảng 2 phút là được. Khi ăn các mẹ múc chè ra bát, thêm bột báng, nước cốt dừa.
Khoai lang chiên mật ong
Nguyên liệu:
- 2 muỗng canh bột năng
- 3 - 4 muỗng canh mật ong
- ít vừng đen
- Dầu ăn để chiên.
Cách làm:
Khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ vừa ăn, cho vào chậu nước ngâm có bỏ chút muối để khoai không bị thâm đen.
Sau 10 phút,các mẹ vớt khoai ra, để ráo nước. Cho khoai vào một túi nylon, thêm 2 muỗng canh bột năng, túm chặt túi để túi phồng lên và lắc nhẹ cho bột bám đều vào các miếng khoai.
Đổ dầu vào chảo,để dầu nóng rồi cho khoai vào chiên đến khi khoai vàng đều thì vớt ra giấy thấm dầu. Chú ý, khi chiên khoai các mẹ phải cho dầu ăn ngập khoai nhé!
Khi đã chiên hết khoai, cho khoai vào một chiếc bát hoặc nồi to, cho mật ong vào trộn đều.
Rắc vừng đen lên ít nhiều tuỳ thích. Lấy ra đĩa ăn nóng.
Đẹp mắt ngon miệng với món chè khoai lang hai màu
Từng viên khoai dẻo dẻo bùi bùi quyện với nước cốt dừa béo ngậy, lẫn hương thơm thoang thoảng của lá dứa khiến món chè trở nên thật hấp dẫn; ăn nóng hay lạnh đều ngon.
Nguyên liệu:
Bước 1:
Khoai lang rửa sạch trong thau nước.
Bước 2:
Khoai chín mềm bạn lấy ra bỏ vỏ và bỏ bớt phần sượng rồi dùng thìa nghiền mịn hai loại khoai lang vào 2 thố khác nhau.
Bước 3:
Thố khoai lang tím bạn chỉ đổ khoảng 40gr bột năng, dùng tay trộn đều.
Vo tròn khoai lang tím thành những viên tròn. Khoai lang tím rất ngọt nhưng không được dẻo nên việc vo viên khá mất công, nếu thấy khô bạn châm vào khoảng 2 - 3 thìa nước lạnh để khoai dẻo, dễ nặn hơn.
Bước 4:
Lá dứa rửa sạch, cuộn tròn lại.
Nước cốt dừa đổ vào nồi, thêm muối, đường, bột bắp trộn đều rồi đun trên lửa nhỏ để nước cốt dừa đặc lại. Nếu không mua sẵn nước cốt dừa, bạn có thể dùng dừa tươi vắt lấy nước cốt.
Nước cốt dừa đặc lại bạn đổ ra bát để riêng.
Đun khoảng 1.5 lít nước với đường thốt nốt, thả lá dứa vào đun cùng cho nước được thơm.
Đường tan bạn nhanh tay đổ hai loại khoai đã vo tròn vào nồi, đun lửa nhỏ đến khi khoai nổi lên thì tắt bếp.
Đợi chè nguội bạn múc ra bát, bên trên chan 1 - 2 thìa nước cốt dừa ăn kèm.
Khoai lang tím khá khô và không dẻo như khoai lang vàng nên khi đun màu của khoai lang sẽ ra màu tím rất đẹp, viên khoai dù không được tròn nhưng ăn lại ngon. Nếu không có thời gian bạn dùng 1 loại khoai nấu chè cũng được.
(ST)