Chữa bệnh đau dạ dày bằng phương pháp tự nhiên hiệu nghiệm

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh đau dạ dày bằng phương pháp tự nhiên hiệu nghiệm

19/04/2015 05:48 AM
819

Chữa bệnh đau dạ dày bằng phương pháp tự nhiên hiệu nghiệm. Ăn nhiều ngũ cốc thô và thực hành lắc tay là những giải pháp tốt để chữa viêm loét dạ dày do tác dụng tổng hợp của việc tăng cường nhu động ruột, kích thích tiêu hoá, kháng viêm và điều hoà thần kinh giao cảm.







CÁCH CHŨA DAU DẠ DÀY BẰNG PHƯƠNG PHÁP TỤ NHIÊN

Đau dạ dày (bao tử) là một bệnh khá phổ biến trong cộng đồng và bao đời nay. Trong dân gian cũng có nhiều bài thuốc hay chữa dứt điểm được căn bệnh thường gặp và dễ tái phát này.

Tuy nhiên, những bài thuốc dân dã không phải “thang thuốc” nào cũng trị đúng bệnh mà có những bài thuốc bị… lạc đường, thậm chí nguy hiểm khi đau bệnh này mà uống thuốc kia

Dưới đây là một vài quan niệm nhầm lẫn về thuốc Nam khi chữa dạ dày thông qua sự hướng dẫn, trả lời của DS Lê Kim Phụng, nguyên giảng viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM

1. Người ta thường nói nghệ đen (tán thành bột) trộn với mật ong chữa bệnh viêm, loét dạ dày hay hơn cả nghệ vàng, có đúng không? Bột nghệ đen và nghệ vàng chữa dạ dày vị nào hay hơn?

+ Nghệ vàng có tác dụng chống loét dạ dày, giảm tiết dịch vị và nhờ tinh dầu nghệ có tính kiềm nên giúp làm giảm độ acid của dịch vị, nghệ vàng còn có tác dụng chống viêm và làm lành vết loét nên dân gian hay dùng chung với mật ong để chữa loét dạ dày do thừa dịch vị. Mật ong cũng có tác dụng làm êm dịu tránh kích ứng ở dạ dày

- Nghệ đen có tác dụng phá ứ tiêu tích mạnh nên không được dùng cho phụ nữ có thai, dùng nghệ đen chữa bế kinh, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh, ăn uống khó tiêu, đầy bụng, nôn mửa.




Những thực phẩm “khó tiêu hóa” đối với dạ dày. Ảnh minh họa NM

2. Cây nha đam có chữa được bệnh dạ dày? Nếu có thì nên sử dụng ra sao ?

+ Nhựa từ lô hội (nha đam) có tác dụng kích thích tiêu hóa, nhuận tràng, tẩy xổ, dùng chữa chứng táo bón, nó còn giúp ức chế men pepsin và acid hydrochloric không cho tiết ra nhiều gây viêm loét dạ dày. Mỗi ngày dùng khoảng 10 g lá tươi, gọt vỏ, lấy lớp nhựa trong đun sôi trong nước rồi uống.

3. Nước ép bắp cải có chữa dạ dày ? Người ta bảo uống 1/2 cốc nước bắp cải ép vào mỗi sáng sớm và trước khi đi ngủ, bệnh sẽ giảm rõ rệt, đúng không ?

+ Đúng, vì trong bắp cải có chứa vitamin U (ulcer) có tác dụng chống loét dạ dày.




4. Cây mía có trợ giúp tiêu hóa ? Dùng nước mía, rượu nho mỗi thứ một ly, trộn đều, uống ngày hai lần vào buổi sáng và tối để chữa đau dạ dày, có đúng không ?


+ Không, vì rượu không thích hợp cho người đau dạ dày, uống chung với nước mía nhiều đường càng dễ gây hiện tượng lên men gây no hơi sình bụng và không tốt cho dạ dày.

5. Lấy quả chuối hột già xắt mỏng, phơi khô trong bóng râm rồi tán bột. Ngày uống ba lần trước mỗi bữa ăn, mỗi lần hai muỗng cà phê bột chuối uống với nước nóng. Dùng nhiều ngày liên tục bệnh đau dạ dày sẽ khỏi ?

+ Ở Ấn Độ, người ta dùng quả chuối xanh để chữa loét dạ dày. Chỉ cần dùng quả chuối sứ xanh, không cần chuối hột, phơi khô ở nhiệt độ thấp rồi đem tán thành bột, dùng chuối chín chấm vào bột rồi ăn hoặc pha nước uống, chuối có tác dụng kích thích sự tăng trưởng của màng nhày lót bên trong dạ dày, làm cho màng nhày dày lên và lành các vết loét. Mỗi ngày cho vào khẩu phần ăn một ít bột chuối sẽ tránh viêm loét dạ dày

6. Làm sạch dạ dày rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó tháo chỉ, pha chế thêm gia vị rồi ăn để chữa dạ dày ?

+ Bao tử heo chữa tiêu chảy kiết lỵ cam tích. Chữa người thận hư di tinh, người yếu dạ dày dẫn đến tiêu lỏng thì hầm chung hạt sen ăn (liều khoảng 10 g là được)

7. Người ta bảo: Dùng dạ dày nhím (còn chứa thức ăn bên trong) đem phơi hoặc sấy khô rồi tán thành bột mịn, uống với nước cơm, mỗi ngày uống 10 g vào lúc đói để chữa bệnh đau dạ dày ? Có đúng không

+ Bao tử nhím ( không cần phải còn thức ăn bên trong ) dùng chữa đầy hơi sình bụng ăn không tiêu

8. Ăn chuối nhất là chuối tiêu xanh, lúc bụng đói có thể gây cồn cào đầy bụng, khó tiêu, nhất là ở người đã có bệnh viêm dạ dày tá tràng nhưng ăn các loại chuối khác như chuối già, chuối cau… chọn chuối chín khi no thì nó có tác dụng bảo vệ dạ dày do trung hòa acid dạ dày? Có đúng không

+ Rất sai lầm nếu đang đói bụng bạn ăn một quả chuối tiêu và uống một cốc nước. Trong chuối tiêu có chứa nhiều Mg, khi đó sẽ làm lượng Mg tăng cao, làm mất sự cân bằng giữa Ca và Mg trong máu, gây nguy cơ các bệnh về tim mạch. Nên ăn theo cách đã trình bày trên để chống đau dạ dày

9. Dùng quả sung sao khô, tán bột, mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần 2-3 muỗng cà phê hoặc ăn 3-5 quả sung chín mỗi ngày để chữa dạ dày, đúng hay sai ?

+ Sai. Chỉ dùng nhựa sung chữa các bệnh ngoài da như đinh nhọt, ghẻ lở, nhức đầu, liệt mặt, đắp dán, phụ nữ bị tắt tia sữa

10. Dùng chè dây chữa các bệnh liên quan đến dạ dày như ợ chua, ợ hơi, đau rát thượng vị… Chè dây còn làm sạch xoắn khuẩn Helicobarter Pylori (HP) sống trong niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng ? Có đúng không ?

+ Chè dây có chứa một hoạt chất là flavonoid có tác dụng chống viêm nên có tác dụng giảm viêm niêm mạc dạ dày, một tác dụng nữa của chè dây với bệnh nhân viêm loét dạ dày - hành tá tràng là làm sạch vi khuẩn HP (Helicobarter Pylori), đây là loại xoắn khuẩn, sống trên lớp nhày niêm mạc dạ dày và gây ra bệnh này. Chế phẩm Ampelop của Traphaco có tác dụng diệt HP này.

11. Lá mơ giã nhuyễn lấy nước cốt uống chữa bệnh dạ dày ?

+ Dân gian hay dùng lá mơ làm thuốc chữa lỵ nhờ tinh dầu có tác dụng kháng sinh đường ruột. Họ còn lấy lá mơ phơi khô tán mịn nhồi chung bột gạo gói bánh ăn cho bổ dạ dày và giúp tiêu hóa dễ dàng. Uống nước cốt thì sẽ gây kích ứng thêm không có lợi
Y học cổ truyền có những bài thuốc chữa được bệnh của bạn tùy theo thể bệnh với các triệu chứng khác nhau mà bạn có thể áp dụng:

- Thể can vị tính nhiệt: Vùng dạ dày (thượng vị) đầy tức, ngược sườn đầy trướng, ợ hơi, nôn chua. Dùng bài thuốc: bạch thược 10g; chích thảo 6g; hương phụ 10g; trần bì 10g; chỉ xác 10g; xuyên khung 10g; sài hồ 12g;

- Thể âm vị hư tổn: Vùng dạ dày đau nóng, ăn vào giảm đau, tâm phiền, miệng đắng, lòng bàn tay, bàn chân, mỏ ác nóng, ăn ít, đại tiện táo. Dùng bài thuốc: bạch biển đậu 12g; lá dâu 12g; ngọc trúc 12g; cam thảo 4g; mạch môn 12g; sa sâm 12g;

- Thể tỳ hư khí hãm: Vùng dạ dày đau âm ỉ, ưa xoa bóp, ăn vào bụng đầy trướng, người mỏi mệt, khí ngắn (đoản hơi), bụng dưới đầy, sa xuống. Dùng bài thuốc: Bạch truật 12g; nhân sâm 10g; trần bì 8g; cam thảo 6g; sài hồ 10g; xuyên khung 12g; hoàng kỳ 16g; thăng ma 6g;

Các bài thuốc trên sắc uống 1 thang/ngày. Sắc hai lần, mỗi lần cho 3 bát nước (750ml) sắc còn 1 bát (250ml), trộn 2 lần sắc với nhau uống 4 lần trong ngày, sau bữa ăn.

Ăn sữa chua, vì trong sữa chua có chứa đầy đủ các vi khuẩn tự nhiên khỏe mạnh có thể giúp dịu đau dạ dày. Đau dạ dày thường được gây ra do thiếu vi khuẩn giúp phân hủy thức ăn, có nghĩa là các axit và dịch vị trong dạ dày sẽ bị giam đi đáng kể, làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra khó khăn hơn.
Lấy một miếng củ rừng từ gốc nhai, hoặc uống các nước ép của các cây dược liệu. Gừng đã được sử dụng trong y học tự nhiên để chữa trị đau dạ dày, buồn nôn và tiêu hóa đã hỗ trợ trong nhiều thế kỷ và có thể nhanh chóng giảm đau 1 cách tự nhiên.
Vắt nước từ một trái chanh tươi vào một cốc nước nóng và uống. nước nóng giúp dạ dày tiêu hóa tốt và chanh giúp phá vỡ các thực phẩm, ngoài ra nó còn giúp co các acid dạ dày làm việc dễ dàng hơn và làm giảm đau bụng 1 cách tự nhiên và hiệu quả.
Thêm năm hoặc sáu giọt dầu hoa oải hương vào một vài chén gạo, khuấy cho đến khi chúng hòa tan. Đặt gạo trong một ống và có 1 đầu bịch. Đặt cái ống này trên 1 cái lò cho đến khi nó nóng và đặt nó vào trong vùng bụng mà bạn cảm giác đau. Cách điều trị này sẽ giúp cho cơn đau chóng giảm, và ngoài ra còn giúp cho các triệu chứng kinh nguyệt hoạt động tốt.

CÁCH MÓN CHỮA DAU DẠ DÀY RẤT TỐT

Sinh tố sâm cao ly: Sâm cao ly (lấy thân lá) vừa đủ dùng rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành nước sinh tố. Trước khi uống đem đun ấm, ngày dùng 2 lần, có tác dụng giúp giảm đau, lành sẹo vết loét dạ dày, ruột.

Nộm cà, tỏi: Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả.

Canh rau hẹ: Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ, chần qua nước sôi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lấy ra hòa cùng nước sôi uống.

Canh ngô, đậu que: Ngô 50g, đậu que trắng 50g, đu đủ 20g. Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ lấy nước uống, ngày uống 3 lần với người bị viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.

Sinh tố khoai tây: Khoai tây 2 củ gọt vỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ cải thiện có hiệu quả viêm loét dạ dày, ruột, loét hành tá tràng.

Nước sinh tố cải thìa: Cải thìa một nắm nhỏ, đường trắng vừa đủ dùng. Rau cải thìa rửa sạch, cắt đoạn. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tra đường thành nước sinh tố để dùng chữa viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.

Rượu nho, rau mùi: Rau mùi một nắm to, rượu nho 2 chai. Rau mùi rửa sạch. Cho rau mùi vào bình rượu ngâm, nút kín, 6 ngày sau có thể đem ra uống được, ngày dùng 3 lần, một lần một chén nhỏ, dùng liền trong 3 tháng. Chữa đau dạ dày hoặc yếu dạ.

Bột táo, khoai tây: Táo 100g, khoai tây 100g. Táo và khoai tây đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn. Ngày ăn một lần vào lúc 2 – 3 giờ chiều. Ăn liên tục trong vài tháng có thể khống chế viêm dạ dày và các lo���i viêm loét đường ruột.

Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do phản ứng của dạ dày với thức ăn bị ô nhiễm, với thuốc men, hóa chất… gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường có biểu hiện bỏng rát như nóng ruột, đau quặn thắt giống như khi quá đói, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu… Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một số thực phẩm sau đây sẽ có tác dụng làm giảm bớt hoặc phòng ngừa được bệnh.

rau cải chữa dạ dày

rau cải chữa dạ dày

Bắp cải: Là loại thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng làm mát ruột nên sẽ giảm được cảm giác nóng, rát ở dạ dày.

Cam thảo: Làm giảm lượng axít có trong cơ thể, giúp các tế bào ở thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng chống lại vi trùng xâm nhập. Nhai hoặc uống cam thảo hằng ngày thì rất tốt.

Trà xanh: Rất có tác dụng trong việc chống vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa và chống cả quá trình ôxy hóa.

Chuối: Mặc dù không làm giảm lượng axít trong cơ thể nhưng lại có tác dụng như một hàng rào vững chắc ngăn không cho axít thâm nhập vào dạ dày, khống chế tình trạng ăn mòn, gây viêm tấy các bộ phận tiêu hóa. Nếu ăn chuối hằng ngày có thể ngăn ngừa được 75% nguy cơ bị viêm loét.

Đậu đỏ và đậu trắng: Được coi là loại thuốc thiên nhiên tốt nhất trong việc chống axít trong cơ thể. Nên luộc đậu khi ăn.

Dạ dày lợn – hạt sen: hạt sen bỏ tâm 40 hạt, dạ dày lợn 1 cái, gia vị và dầu thực vật vừa đủ. Dạ dày làm sạch rồi cho hạt sen vào khâu kín, đem hầm nhừ, sau đó thái chỉ, chế thêm gia vị, trộn lẫn hạt sen rồi ăn.


Một số bài thuốc chữa bệnh bằng đu đủ:
- Viêm dạ dày: Đu đủ 30 gam, táo tây 30 gam, mía 30 gam, sắc uống.
- Tỳ vị hư nhược: Đu đủ 30 gam, củ mài 15 gam, sơn tra 6 gam, gạo nếp 100 gam, nấu cháo ăn ngày 2 lần (sáng - chiều).
- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 gam, ngưu tất 15 gam, hoàng kỳ 10 gam, đỗ tương 15 gam, câu kỳ tử 10 gam, cam thảo 3 gam, sắc uống.
- Ho do phế hư: Đu đủ 100 gam, đường phèn 20-30 gam, hầm ăn.
- Mụn nhọt: Lá đu đủ giã nát, đắp.
Nếu đau dạ dày quanh năm hãy lấy 3 - 4 quả đu đủ tươi rửa sạch rồi ép lấy nước chia làm 3 lần uống; ăn khoảng mấy chục quả đu đủ thì bệnh đau dạ dày có thể khỏi hẳn.

Rượu vang nho đựng trong bình miệng rộng rồi cho rau thơm đã rửa sạch vào (tỷ lệ 1:1), đóng kín miệng bình lại trong 6 ngày sau đó lấy ra uống mỗi buổi uống 1 cốc vào các buổi sáng, trưa, tối, uống liền trong 3 tháng, bệnh đau dạ dày sẽ khỏi; rau thơm vẫn còn màu xanh thì ăn vào lại càng tốt.

Mật ong 0,5kg đun bằng lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy cho đến khi hơi có bọt mật ong có màu vàng sậm, rắc 1,5 lạng bột mì vào khuấy đều, rồi lại cho tiếp 2 lạng bột soda cho tới khi tan bọt là được, tiếp đó đổ vào đồ đựng bằng sứ hoặc thuỷ tinh; mỗi lần 1 thìa uống trước lúc ăn cơm 20 phút; cách này chữa viêm dạ dày mãn tính và loét dạ dày.

Tim lợn thái miếng mỏng 3 - 4 mm, rắc đều bột tiêu trắng lên trên (20 - 30 hạt), hấp chín; ăn món này vào buổi sáng lúc bụng đói, mỗi ngày 1 quả tim lợn, nói chung 7 ngày sẽ khỏi, cách này chữa viêm dạ dày.

Táo đỏ rửa sạch rồi rang cho đến khi vỏ ngoài có màu đen, không cháy là được, lấy 3, 4 quả pha vào nước sôi để uống, nếu cần hãy cho một lượng đường vừa phải.

Những người bị mắc bệnh dạ dày dạng ít dịch vị chua nếu thường xuyên ăn dấm sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn và chữa được bệnh dạ dày.

Khoai tây gọt bỏ vỏ, ép lấy nước, đun sôi lên để lấy nước uống, mỗi ngày 3 lần, mỗi lần 1 thìa nhỏ, uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ trợ giúp chữa trị loét dạ dày và hành tá tràng.

Thịt gà 150g, ức cánh gà 30g, gừng tươi 2 lát, táo đỏ 2 quả, cho thêm nước vào rồi đun lên để ăn; món này chữa loét dạ dày và hành tá tràng; đồng thời có tác dụng tốt trong chữa trị đau chướng dạ dày do vị khí hư nhược, dịch vị quá nhiều gây ra.

Đậu phụ 500g, đường đỏ 125g rồi cho nước vào đun sôi, chia ra làm nhiều lần để uống; cách này chữa xuất huyết dạ dày.

Vỏ trứng gà 10 cái rang vàng bằng lửa nhỏ trong nồi sắt nhưng không được rang cháy; sau đó nghiền thành bột, mỗi ngày uống khoảng 1/10 (tức là tương đương với 1 cái vỏ trứng), chia làm 2 - 3 lần uống hết, uống trước khi ăn cơm hoặc sau khi ăn cơm bằng nước ấm; uống liên tục nhiều ngày sẽ trị được loét hành tá tràng.

Lấy lòng lợn hoặc trứng gà hầm với lạc thành món ăn sẽ chữa được loét dạ dày.

Hàng ngày uống Vitamin E 3 lần, mỗi lần 100mg, , uống liên tục 2 - 3 tuần sẽ có hiệu quả chữa trị đối với loét dạ dày.


Nếu bạn bị chứng ít ngủ, hay hồi hộp, hãy lấy đu đủ chín, chuối, củ cà rốt mỗi thứ 100 g; xay trong nước dừa non nạo. Thêm mật ong cho đủ ngọt, uống cách ngày.

Trong 100 g đu đủ có 74-80 mg vitamin C và 500-1.250 IU caroten. Đu đủ còn có các vitamin B1, B2, các acid gây men và khoáng chất như kali, canxi, magiê, sắt và kẽm.

Ăn đu đủ thường xuyên có tác dụng bổ máu, giúp hồi phục gan ở người bị sốt rét. Do có nhiều sinh tố C và caroten nên đu đủ có tác dụng chống oxy hóa, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Người ta còn dùng nhiều bộ phận của cây đu đủ để làm thức ăn và làm thuốc. Đu đủ xanh hầm với mọi loại thịt động vật đều làm cho thịt mềm. Ở nước ta, bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ thường ăn chân giò hầm với đu đủ xanh để có nhiều sữa.

Dân gian dùng hạt đu đủ đực chữa hen phế quản bằng cách chưng hoặc hấp cơm cho trẻ uống. Có công trình nghiên cứu còn cho rằng hạt đu đủ có thể chữa bệnh tim...

Ở Ấn Độ, Srilanka và Mailaysia, người ta dùng lá, hạt và quả đu đủ xanh để phá thai. Các công trình nghiên cứu cho thấy tác dụng ngừa thai có được là do chất nhựa papain, có nhiều trong quả xanh, lá, hạt đu đủ. Quả đu đủ đã chín ít nhựa thì không còn tác dụng đó nữa.

Gần đây, một số nhà khoa học cho rằng, tác dụng trên là do nhựa đu đủ đã phá hủy progesterol là trợ thai tố. Khi vào cơ thể, tác dụng của nhựa sẽ tăng mạnh 25 lần so với khi ở ngoài.

Một số bài thuốc:

- Chữa gai cột sống: Hạt đu đủ đem xát cho sạch phần nhớt bao quanh, giã nát trong túi vải rồi đắp lên vùng đau. Mỗi lần chỉ đắp tối đa 30 phút và theo dõi để tránh bị bỏng. Ngày làm một lần, liên tục trong 20-30 ngày.

- Trị giun kim: Ăn đu đủ chín vào buổi sáng lúc đói, liên tục 3-5 hôm.

- Viêm dạ dày mãn tính: Đu đủ, táo tây, mía mỗi thứ 30 g sắc uống.

- Ho do phế hư: Đu đủ 100 g, đường phèn 20 g hầm ăn.

- Tỳ vị hư nhược (ăn không tiêu, táo bón): Đu đủ 30 g, khoai mài 15 g, sơn tra 6 g, nấu cháo.

- Đau lưng mỏi gối: Đu đủ 30 g, ngưu tất 15 g, kỷ tử 10 g, cam thảo 3 g sắc uống

CHỮA ĐAU DẠ DÀY BẰNG CHUỐI XANH HIÊU QUẢ


Chuối già (hay còn gọi là chuối tiêu) là cây ăn trái phổ biến và quan trọng của vùng nhiệt đới. Đây là loại cây ưa ẩm và ưa sáng, không chịu được nhiệt độ lạnh dưới 100C và sương muối. Chuối ra hoa và kết trái gần như quanh năm. Quả chuối không có hạt. Trồng bằng cây con sinh ra từ cây mẹ. Chồi mọc lên từ thân ngầm dưới mặt đất. Cây mẹ có thể sinh ra 5 – 6 cây con. Quả chuối tiêu có giá trị dinh dưỡng

cao. Quả chuối xanh có nhiều tinh bột. Khi chuối chín chuyển thành đường (suctose, glucose, fructose). Protein trong chuối chiếm tỷ lệ 2,71%, chủ yếu là albumin, globulin. Chuối có chứa nhiều acid amin cần thiết, ít dầu béo, giàu vitamin và các chất khoáng (Ca, Fe, K, Mg, Na, P). Ngoài ra còn có một số ít các chất vi lượng (I, Al, Zn, Co, As). Đồng thời chuối còn có các enzym giúp tiêu hóa thức ăn như amylase, irvertase, protease, catalase, peroxidase, lipase, oxygenase, photphatase, acidascobis oxidase …

 Ngược lại với lời đồn đại trên, chuối tiêu còn xanh chữa được bệnh đau dạ dày. Theo y học cổ truyền, bột chuối tiêu xanh có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày do làm giảm tiết dịch vị, kích thích sự tăng trưởng của màng nhầy lót bên trong dạ dày bằng cách tạo thêm những tế bào sản xuất chất nhầy, làm cho màng nhầy dày lên chống lại khả năng gây loét và hàn gắn các vết loét đã có. Người ta thường lấy thịt chuối tiêu xanh cắt, thái lát mỏng, sấy khô ở nhiệt độ < 500C, tán thành bột mịn. Ăn hàng ngày với liều 20 – 30 g để phòng và trị bệnh đau dạ dày.

 Quả chuối tiêu chín có vị ngọt, tính rất lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, nhuận phế, chỉ khát, nhuận tràng, giải độc. Quả chuối tiêu chín thúc đẩy sự lên da non ở các vết thương tổn của ruột trong niêm ruột kết có loét, chống các rối loạn ở ruột và dạ dày. Đặc biệt là chống các bệnh tiêu chảy cấp tính và mạn tính, bệnh viêm ruột, táo bón, thiếu vitamin C. Chuối không nên dùng cho người tiểu đường vì giàu hydrat carbon nếu không có ý kiến của thầy thuốc.

 Chuối tiêu không gây ra bệnh đau bao tử, đồng thời không làm cho bệnh đau bao tử nặng thêm. Ngược lại, nó làm cho các vết loét bớt loét, tăng cường hấp thu thức ăn, giải độc, bổ dưỡng, làm cho mau lành bệnh.

 Lưu tâm một điều, chuối chín tính rất hàn. Do đó, không nên sử dụng cho người có chứng tỳ vị hư hàn. Ăn vào, người bệnh sẽ có triệu chứng rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy và có thể bị đau bụng lâm râm hay dữ dội. Sau khi đi cầu ra hết phân và uống ly trà gừng nóng, bệnh nhân sẽ hết đau và thôi tiêu chảy.

 Vì vậy, khi bạn bị hội chứng dạ dày tá tràng, bạn hãy tìm đến thầy thuốc y học cổ truyền để cho bạn lời khuyên: Bạn có thể ăn chuối tiêu chín được hay không bạn nhé!

Chuối xanh cùng mật ong chữa đau dạ dày

Xin mách bạn một bài thuốc theo kinh nghiệm dân gian chữa đau dạ dày rất tốt, dễ sử dụng, dễ chế biến mà lại rẻ tiền.


Nguyên liệu


* Chuối xanh (chuối tiêu loại bánh tẻ): 2 nải (chuối non hơn chuối bung một chút, trong ruột quả còn chất nhày).

* Mật ong

Cách làm: Chuối xanh tước bỏ vỏ ngoài, ngâm nước cho ra bớt chất nhựa, chất chát. Sau khi ngâm xong, thái lát mỏng, phơi, sấy khô và tán thành bột.

Cách dùng: Có thể dùng riêng, chiêu với nước uống (phải chiêu nhiều nước vì bột chuối khó uống), ngày uống từ 1 – 2 thìa canh hoặc trộn với Mật ong, vê thành viên uống hay dùng thìa cà phê xúc uống.

Bản thân tôi đã sử dụng bài thuốc này để chữa cho chính mình và đã khỏi bệnh, từ năm 1987 đến nay tôi không còn đau nữa. Mong rằng bài thuốc này luôn hữu ích với những ai bị bệnh dạ dày.

Chuối tiêu

Quả chuối tiêu xanh thường được thái mỏng, ăn ghém với các loại rau thơm trong món gỏi cá, nộm sứa để bớt tanh và đề phòng đi lỏng. Nhựa quả chuối xanh mới cắt khỏi cây dùng bôi chữa hắc lào.

Một số nhà khoa học đã chứng minh rằng, chuối tiêu xanh được dùng hằng ngày dưới dạng bột chữa chứng loét dạ dày rất hiệu quả. Nó có tác dụng kích thích sự phát triển của lớp màng nhày trong dạ dày, ngăn cản sự tấn công của dịch vị vào thành dạ dày và tạo điều kiện cho các vết loét chóng lành. Họ kết luận, một khẩu phần ăn hằng ngày có chuối tiêu xanh chắc chắn giúp tránh được bệnh loét dạ dày.

Các bác sĩ dinh dưỡng ở Anh lại coi tinh bột của quả chuối tiêu xanh là nhân tố quan trọng có tác dụng phòng ngừa ung thư đường ruột.

Chuối hột (chuối chát)

Có tác dụng chữa sỏi bàng quang: Quả chuối hột xanh đem thái mỏng, sấy khô, sao vàng, hạ thổ trong vài ngày. Mỗi lần lấy 50-100 g, sắc với 400 ml nước còn 100 ml, uống làm 2-3 lần vào lúc no.

Có thể dùng dạng nước hãm như pha trà uống; hoặc tán dược liệu thành bột, rây mịn, uống mỗi ngày 30-50 g chia làm hai lần. Những người bị đau dạ dày không nên uống nước sắc quá đặc mà pha loãng, uống làm nhiều lần trong ngày.

Chuối tây

Ở Nam Bộ, người ta hay cho trẻ em bị tiêu chảy ăn quả chuối tây xanh luộc chín và nhận thấy có kết quả tốt. Có thể lấy quả chuối tây già chưa chín, gọt bỏ vỏ, rửa sạch bằng nước muối, cắt thành miếng mỏng, phơi hoặc sấy cho thật khô, tán nhỏ, rây bột mịn. Dùng bột này trộn với bột gạo, quấy cho trẻ ăn.

Một số bệnh viện đã nấu bột chuối tây xanh theo công thức sau: Bột chuối (50 g) hòa với nước, nấu chín, rồi thêm đường kính (50 g) và muối ăn, khuấy đều, để nguội, cho trẻ ăn hết trong một ngày. Bột chuối tây xanh chữa được tiêu chảy là do trong quả có nhiều tanin. Các muối trong quả chuối cũng có tác dụng bù đắp lượng muối của cơ thể mất đi trong quá trình bị bệnh. Bột này cũng có khả năng phòng tiêu chảy, chống rối loạn tiêu hóa, đầy hơi và ợ  chua.

CÁC MÓN NÊN HẠN CHẾ KHI BỊ ĐAU DẠ DÀY



              Thịt mỡ

Khi nói đến các triệu chứng viêm loét đại tràng, thịt quá nhiều mỡ có thể là “tin xấu”. Hãy chọn những miếng nhiều nạc, khi ăn cố gắng nhai kỹ. Thịt ở dạng nghiền, chẳng hạn như thịt viên, nước xốt thịt… nói chung dễ dung nạp hơn một miếng cắt thô, như bít tết chẳng hạn.

Cà phê và trà

Cà phê có thể khiến bạn đi tiểu nhiều ngay cả khi bạn không bị bệnh đường ruột gây viêm như viêm loét đại tràng, và có thể khiến việc kiểm soát triệu chứng trở nên đặc biệt khó khăn đối với người bị bệnh này. Tác động cũng như vậy đối với trà và các thức uống có caffeine khác, cũng như những sản phẩm chứa guarana, một chất kích thích thường được tìm thấy trong các loại nước uống tăng lực.

Thực phẩm nhiều chất béo

Đồ gia vị và nước xốt nhiều chất béo đôi khi có thể kích hoạt những triệu chứng viêm loét đại tràng. Một số người thậm chí gặp rắc rối với bơ đậu phộng, vốn cũng chứa nhiều chất béo lành mạnh.

Chocolate

Đường và caffeine, 2 thành phần nổi trội nhất của chocolate, có thể góp phần gây co thắt bụng và làm tăng số lần đi tiêu ở người bị viêm loét đại tràng, đặc biệt trong lúc bệnh đang bùng phát.

Rượu bia

Nhiều loại rượu khác nhau tác động tới cơ thể bạn theo nhiều cách khác nhau, nhưng nói chung, chúng có thể kích thích ruột và gây tiêu chảy. Có những bệnh nhân thường bị đầy hơi và chướng bụng nếu uống bia hoặc nước giải khát có ga.

Hạt

Có thể gây khó chịu trong tiêu hóa cũng như trong cử động ruột nếu không được nghiền hoặc phân hủy thích hợp. Nhưng trừ phi bạn bị dị ứng, bạn không nên từ bỏ hoàn toàn những loại hạt có lợi cho sức khỏe.

Bạn cũng cần lưu ý khi sử dụng các sản phẩm sữa. Nếu cơ thể bạn không dung nạp lactose, ăn các sản phẩm sữa có thể gây ra những triệu chứng như bệnh viêm đường ruột. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa những ai mắc bệnh về ruột đều phải kiêng sữa. Theo các chuyên gia, tình trạng không dung nạp lactose có liên quan đến một enzyme cụ thể. “Cách duy nhất để biết là thử uống một ly sữa hay dùng một ít sản phẩm từ sữa và để ý xem bạn có cảm thấy tệ hơn sau đó hay không”, Giáo sư chuyên ngành dạ dày – ruột Sunanda Kane thuộc Bệnh viện Mayo (Mỹ) tư vấn.







hữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Chữa bệnh bằng mật ong
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Tác dụng của tỏi ngâm mật ong
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Tác dụng chữa bệnh của mật gấu -
Tác dụng của mật ong





(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý