Ăn gì chữa bệnh đau dạ dày?.Bổ sung những thực phẩm có lợi là biện pháp đẩy nhanh quá trình tiêu hóa và loại bỏ rắc rối với dạ dày.
Ăn gì chữa bệnh đau dạ dày
Các cơn đau dạ dày chỉ có thể được điều trị bằng cách loại bỏ các nguyên nhân cơ bản gây khó chịu cho dạ dày. Nhiều người mua các loại thuốc theo lời khuyên của dược sĩ và bắt đầu tự dùng thuốc. Tuy nhiên, một ghi nhớ dành cho tất cả chúng ta là, cần tham khảo kĩ lưỡng ý kiến bác sĩ trước khi uống bất kỳ loại thuốc nào.
Các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân bằng cách kiểm tra sức khỏe của bệnh nhân cũng như kiểm tra lịch sử bệnh tật và thói quen ăn uống của bệnh nhân. Nếu cần thiết sẽ tiến hành thử nghiệm lâm sàng như xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu và thử nghiệm phân, X-quang hoặc siêu âm bụng, bari thuốc xổ…
Khi nguyên nhân gây ra đau bụng là loét dạ dày loét thì các bác sĩ sẽ cho thuốc kháng axit để giảm mức độ axit trong dạ dày. Thêm thuốc kháng sinh để tiêu diệt vi khuẩn khác nhau như H. pylori. Những loại thuốc này giúp chữa trị các vết loét và ngăn chặn nguy cơ hình thành các vết loét mới.
Trong trường hợp, đó là do hội chứng ruột kích thích, thì thuốc kháng axit không có tác dụng nhiều. Người bệnh nên tăng lượng chất lỏng. Chất lỏng là rất cần thiết để chữa bệnh đau dạ dày, không nhất thiết chỉ là nước miễn là chất lỏng đó không gây khó chịu cho dạ dày.
Những gì không nên ăn khi bị đau dạ dày?
Bệnh đau dạ dày không nên ăn gì?
Táo và dưa hấu không tốt cho người bệnh dạ dày
Ở một số người, cơn đau bụng có thể xảy ra ở toàn bộ vùng bụng, làm cho bụng cứng lên và nhạy cảm hơn. Các triệu chứng khác của chứng đau dạ dày là đầy hơi, buồn nôn, nôn mửa, mùi vị chua trong miệng… nặng hơn nữa thì có thể ói ra máu hoặc máu đi kèm với phân.
Những nguyên nhân gây khó chịu ở dạ dày
Các nguyên nhân thường gặp nhất là hội chứng rối loạn tiêu hóa (ruột kích thích), loét dạ dày và bệnh trào ngược axit. Trong hội chứng ruột kích thích, có một kích thích liên tục trong ruột già của bệnh nhân, gây đau ở bụng. Trong khi ăn thực phẩm, một số thay đổi trong chuyển động xảy ra trong ruột và làm cho cơn đau tăng thêm.
Có rất nhiều điểm giống nhau giữa các triệu chứng của bệnh loét dạ dày và trào ngược axit. Loét dạ dày là do chủ yếu là do một loại vi khuẩn có tên Helicobacter pylori gây ra. Trào ngược axit xảy ra khi các axit dư thừa của dạ dày được đẩy lên đến các đường ống thực quản thông qua một số lỗ ở phần cơ trên của dạ dày. Thông thường, axít được đẩy vào dạ dày bởi một số trọng lượng thêm vào dạ dày, ví dụ như khi mang thai hoặc béo phì. Trong một số trường hợp hiếm gặp, các loại bệnh như viêm loét đại tràng và bệnh Crohn cũng có thể dẫn đến đau bụng sau khi ăn. Uống rượu, hút thuốc lá, cà phê và các loại thuốc như NSAID (Non-steroidal thuốc chống viêm) cũng gây ra tình trạng tương tự.
Nếu bạn thường xuyên bị chứng đau bụng sau khi ăn thì tốt hơn hết nên giảm thiểu ăn các thức ăn rắn. Có một số loại thực phẩm có thể làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa và do đó, bạn nên tránh hoặc ăn với số lượng hạn chế. Bạn nên chọn các loại thực phẩm dễ tiêu hóa như ngũ cốc.
Một số loại thực phẩm dưới đây được coi là không tốt cho dạ dày và nên tránh hoặc ăn với số lượng vừa phải:
- Các loại rau như bắp cải, súp lơ, bông cải xanh, cải Brussels
- Trái cây như táo, dưa hấu cũng không tốt cho dạ dày.
- Cả hai loại hạt tiêu đỏ và hạt tiêu đen gây kích ứng trong ruột. Vì vậy, bạn nên tránh xa chúng.
- Gia vị thực phẩm và thực phẩm chiên thường ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tiêu hóa và nên được bỏ qua để làm cho dạ dày tốt hơn.
- Trái cây có múi, các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo cao như hành, cà phê, sô cô la và rượu cần tuyệt đối không ăn tránh tình trạng đau bụng dưới. Điều này là bởi vì, tất cả các chất này có xu hướng làm thư giãn các cơ bắp phía trên của dạ dày, và có thể làm cho cơn đau trầm trọng thêm.
Những người có thói quen ăn rất nhanh dễ bị đau bụng sau khi ăn bất cứ thứ gì. Do đó, cần nhai kĩ trước thức ăn trước khi nuốt. Các vấn đề căng thẳng cũng góp phần làm xuất hiện cơn đau dạ dày, thậm chí làm cho nặng hơn. Tất cả những gì chúng ta phải làm là xác định những nguyên nhân cụ thể để điều trị phù hợpa
|
Cần ăn uống hợp lý để tránh phải... nhập viện! |
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia đã trao đổi về một số “bí kíp” ăn uống để trị bệnh viêm loét dạ dày…
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, có 4 nguyên nhân chính gây nên các bệnh lý dạ dày: Thứ nhất, do chế độ ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng; chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài; nghiện rượu, thuốc lá... Thứ hai, do thuốc và các hóa chất, thường gặp là acid, bụi kim loại, các loại thuốc giảm đau, kháng viêm, corticoid. Thứ 3, do nguyên nhân thần kinh, thường gặp ở người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng. Thứ tư, do nguyên nhân nội tiết đái tháo đường, hạ đường huyết, xơ gan…
Trong số các bệnh lý trên thì bệnh đau dạ dày do nhiễm khuẩn Helicobacter pylory (gọi tắt là HP) là một trong những nguyên nhân hàng đầu. Việt Nam thuộc vùng có tỷ lệ nhiễm HP cao (> 70% ở người lớn và > 39% ở trẻ nhỏ). Cơ chế bệnh sinh chủ yếu là do một số enzym do HP giải phóng ra gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Theo nghiên cứu, HP có mặt ở 75% loét dạ dày và 90% loét hành tá tràng. Đường lây truyền của HP chủ yếu qua thức ăn và nước uống; người ta cũng tìm thấy HP trong nước bọt nên có thể lây qua đường miệng (ví dụ khi hôn nhau…).
Vậy người bị bệnh đau dạ dày cần có chế độ ăn uống thế nào?
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên tắc đầu tiên là thức ăn phải nấu chín, ninh nhừ, không nên dùng thực phẩm ăn sống. Khi ăn người bệnh phải nhai kỹ, ăn chậm, không ăn quá no một lúc và chia thành nhiều bữa (4 – 5 bữa) để giúp trung hòa acid, mỗi bữa nên ăn nhẹ để khỏi gây căng dạ dày. Ăn đúng bữa, đúng giờ, không ăn quá khuya trước lúc ngủ ít nhất 4 giờ, không ăn quá no hoặc nhịn đói quá lâu, không nên ăn quá nhiều canh dùng với cơm. Không nên sử dụng quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, cay, nóng. Chế độ ăn phải đầy đủ chất dinh dưỡng, không uống rượu, hút thuốc. Chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tránh làm việc quá sức, ăn xong không nên lao động nặng, chạy nhảy ngay; hạn chế căng thẳng lo âu kéo dài, phiềm muộn quá đáng.
Những thức ăn nên dùng gồm sữa, trứng có tác dụng đệm trung hòa acid trong dạ dày và các thực phẩm giàu đạm như thịt, cá nạc (nên chế biến luộc, hấp, om thì dễ hấp thu). Rau củ non luộc hoặc nấu dạng súp, thực phẩm ít mùi vị như tinh bột (cơm nát, cơm nếp nát, bánh mì, các loại khoai củ, cháo). Đặc biệt là khẩu phần ăn nên có sữa chua (như Wel Yo Family…) nhằm bổ sung vi khuẩn có ích BB12 giúp tăng axit luminal, tiết ra protein diệt khuẩn và ức chế các vi khuẩn có hại, làm giảm sự phát triển, sự bám dính của các loại vi khuẩn như Ecoli, Yersinia và nhất là vi khuẩn HP.
Trao đổi với PV, ông Mikkel Jungersen - Viện khoa học CHR Hansen Đan Mạch - đơn vị là cha đẻ tìm ra BB12, cho biết: “Việc cung cấp lợi khuẩn vào cơ thể một cách thường xuyên không chỉ giúp ta ngăn ngừa sự phát triển của khuẩn HP trong hệ tiêu hóa mà còn phòng chống bệnh cảm thông thường. Các nghiên cứu trên thế giới đã chứng minh rằng hơn 70% nguyên nhân gây ra bệnh đau dạ dày là do HP, do vậy việc cách ly, ngăn ngừa khuẩn HP phát triển là một cách phòng ngừa bệnh đau dạ dày hiệu quả nhất.”
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết thêm: Người bệnh viêm loét dạ dày khi nấu ăn nên thái nhỏ thực phẩm, nghiền nát, xay sẽ làm giảm được kích thích bài tiết dịch vị và vận chuyển thức ăn qua dạ dày nhanh chóng. Nhiệt độ thức ăn tốt nhất để dễ tiêu hóa và hấp thu là khoảng 40 – 50 độ C. Trong bữa ăn chỉ uống 100 – 200 ml nước sẽ giúp thức ăn được tiêu hóa tốt nhất. Nếu trường hợp tiêu chảy, mồ hôi nhiều thì có thể uống nhiều hơn nhưng phải uống ngoài bữa ăn.
Viêm dạ dày có nhiều nguyên nhân, nhưng phổ biến là do phản ứng của dạ dày với thức ăn bị ô nhiễm, với thuốc men, hóa chất… gây viêm nhiễm niêm mạc dạ dày. Người bệnh thường có biểu hiện bỏng rát như nóng ruột, đau quặn thắt giống như khi quá đói, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu… Nhiều công trình nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ăn một số thực phẩm sau đây sẽ có tác dụng làm giảm bớt hoặc phòng ngừa được bệnh.
Những thực phẩm "đánh tan" bệnh dạ dày
Bắp cải: Là loại thực phẩm giàu vitamin, có tác dụng làm mát ruột nên sẽ giảm được cảm giác nóng, rát ở dạ dày. Cam thảo: Làm giảm lượng axít có trong cơ thể, giúp các tế bào ở thành dạ dày tăng thêm sức đề kháng chống lại vi trùng xâm nhập. Nhai hoặc uống cam thảo hằng ngày thì rất tốt. Trà xanh: Rất có tác dụng trong việc chống vi khuẩn xâm nhập vào các cơ quan tiêu hóa và chống cả quá trình ôxy hóa. Chuối: Mặc dù không làm giảm lượng axít trong cơ thể nhưng lại có tác dụng như một hàng rào vững chắc ngăn không cho axít thâm nhập vào dạ dày, khống chế tình trạng ăn mòn, gây viêm tấy các bộ phận tiêu hóa. Nếu ăn chuối hằng ngày có thể ngăn ngừa được 75% nguy cơ bị viêm loét. Đậu đỏ và đậu trắng: Được coi là loại thuốc thiên nhiên tốt nhất trong việc chống axít trong cơ thể. Nên luộc đậu khi ăn.
Các bác sĩ cũng lưu ý, thức ăn phải bảo đảm vệ sinh, nên ăn ít một ở thể loãng và ăn thành nhiều bữa; kiêng thịt mỡ, bơ và những món có dầu mỡ vì rất khó tiêu, buộc dạ dày phải tăng co bóp. Các thức ăn, đồ uống như sữa đậu nành, đường mía, sữa bò, nước giải khát có ga, lạc và các món gây đầy hơi cũng nên hạn chế dùng.
Hội chứng dạ dày-tá tràng là một trong những biểu hiện thường gặp nhất trong các bệnh lý đường tiêu hóa. Đây là hội chứng gồm nhiều triệu chứng khác nhau như: đau vùng thượng vị, ăn không tiêu, đầy bụng, cảm giác mau no, buồn nôn, nôn và ợ hơi sau ăn…
Do nhiều nguyên nhân gây ra (viêm, loét, bệnh dạ dày chức năng…) nên cách điều trị bệnh cũng khác nhau tùy điều kiện sức khỏe từng người. Để hạn chế những khó chịu mà căn bệnh này gây ra, bạn chú ý bổ sung một số thực phẩm có lợi sau vào thực đơn hàng ngày:
Chuối
Xếp đầu tiên trong danh mục những thực phẩm thân thiện với dạ dày, chuối có khả năng trung hòa hàm lượng axit vượt ngưỡng cho phép trong dịch dạ dày và giảm nguy cơ viêm tấy, sưng phồng đường ruột.
Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Thực phẩm thô
Ăn nhiều thực phẩm thô thay cho thực phẩm tinh lọc là giải pháp chính trong chế độ dinh dưỡng đối với người bị rối loạn tiêu hóa, các chứng bệnh về đau/ loét dạ dày. Thực phẩm thô hay các loại hạt toàn phần bao gồm gạo lức, nếp lức, bắp, các loại đậu; một số hạt có chất béo như mè, hạt điều, hạt bí còn nguyên lớp màng ngoài của hạt…
Sở dĩ nên bổ sung các thực phẩm thô vì trong chúng có nhiều chất xơ, sinh tố và chất khoáng, những sinh tố nhóm B cần thiết cho nhu cầu chuyển hóa các chất và tiêu hóa thức ăn. Thêm vào đó, hạt thô có nhiều chất chống oxy hóa quan trọng bảo vệ lớp màng tế bào ở thành trong của dạ dày.
Táo giúp giảm các triệu chứng tiêu chảy
Táo
Táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin - một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.
Bánh mì nướng
Giống với các loại thực phẩm thô, bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo. Tuy nhiên, lưu ý nhỏ là bạn hãy tránh xa bơ và mứt cho đến khi dạ dày của bạn làm việc tốt hơn.
Bánh mì nướng tạo thêm các axit trong dạ dày, khiến bạn cảm thấy dễ chịu hơn và không chứa quá nhiều chất béo.
Canh/ Soup
Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.
Trà thảo mộc
Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine - chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.
Nước dừa
Là chất lỏng tinh khiết nhất đứng thứ hai sau nước tinh khiết, nước dừa chứa nhiều các chất điện phân, canxi, kali, magie…và các chất khoáng tốt cho cơ thể, giúp giảm các vấn đề về tiết niệu và tiêu diệt các vi khuẩn đường ruột.
Gừng
Thêm gừng vào thực đơn hàng ngày, uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Các món ăn chữa bệnh đau dạ dày
- Sinh tố sâm cao ly: Sâm cao ly (lấy thân lá) vừa đủ dùng rửa sạch, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn thành nước sinh tố. Trước khi uống đem đun ấm, ngày dùng 2 lần, có tác dụng giúp giảm đau, lành sẹo vết loét dạ dày, ruột.
- Nộm cà, tỏi: Cà tím 1 quả, tỏi, xì dầu, giấm vừa đủ. Cà rửa sạch, bỏ cuống, thái nhỏ, chần qua nước sôi. Tỏi đập dập băm nhỏ, cho vào bát cà, tra xì dầu, giấm trộn đều. Cà có giá trị chữa bệnh rất cao, có thể làm cho dạ dày và ruột bớt nhiệt, chữa viêm dạ dày, ruột có hiệu quả.
- Canh rau hẹ: Rau hẹ rửa sạch, thái nhỏ, chần qua nước sôi, cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, sau đó lấy ra hòa cùng nước sôi uống.
- Canh ngô, đậu que: Ngô 50g, đậu que trắng 50g, đu đủ 20g. Rửa sạch các nguyên liệu trên cho vào nồi, đổ nước ninh kỹ lấy nước uống, ngày uống 3 lần với người bị viêm dạ dày cấp tính và mạn tính.
- Sinh tố khoai tây: Khoai tây 2 củ gọt vỏ rửa sạch, thái miếng nhỏ cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn. Ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ cải thiện có hiệu quả viêm loét dạ dày, ruột, loét hành tá tràng.
- Nước sinh tố cải thìa: Cải thìa một nắm nhỏ, đường trắng vừa đủ dùng. Rau cải thìa rửa sạch, cắt đoạn. Cho vào máy xay sinh tố xay nhuyễn, tra đường thành nước sinh tố để dùng chữa viêm loét dạ dày, chảy máu dạ dày.
- Rượu nho, rau mùi: Rau mùi một nắm to, rượu nho 2 chai. Rau mùi rửa sạch. Cho rau mùi vào bình rượu ngâm, nút kín, 6 ngày sau có thể đem ra uống được, ngày dùng 3 lần, một lần một chén nhỏ, dùng liền trong 3 tháng. Chữa đau dạ dày hoặc yếu dạ.
- Bột táo, khoai tây: Táo 100g, khoai tây 100g. Táo và khoai tây đem rửa sạch, gọt bỏ vỏ, giã nhuyễn. Ngày ăn một lần vào lúc 2 - 3 giờ chiều. Ăn liên tục trong vài tháng có thể khống chế viêm dạ dày và các loại viêm loét đường ruột.
Chữa đau dạ dày bằng nghệ và mật ong
Chữa bệnh bằng mật ong
Cách chữa đau dạ dày hiệu quả
Bài thuốc dân gian chữa viêm loét dạ dày hiệu quả
Tác dụng của tỏi ngâm mật ong
Ăn kiêng khi bị đau dạ dày
Tác dụng chữa bệnh của mật gấu -
Tác dụng của mật ong
(ST)