Hướng dẫn các kiểu dáng của Bonsai
-
1
Dáng trực
Thân cây thẳng, thân thẳng đứng, mang tính chất không thay đổi, thon dần từ gốc đến ngọn.
-
2
Dáng trực lắc:
Dáng này hay gặp ngoài thực tế nhất, thân cây lắc từ dưới và thon dần lên ngọn.
-
3
Dáng xiên
Thân cây nằm xiên dần bên trái hoặc phải và cũng thon dần từ gốc đến ngọn.
-
4
Dáng bay:
Kiểu này giống nhu 1 cây ở sườn núi ngoài thiên nhiên. Các nhánh thấp nhất mọc ở dưới mép chậu cho đến khỏang tầm giữa lưng chậu.
-
5
Dáng thác đổ:
Kiểu này có các nhánh thấp nhất thấp hơn đáy chậu, Tạo dáng sao cho như 1 ngọn thác chảy qua ghềng là đẹp nhất:
-
6
Dáng chổi.
Thân cây thẳng, cành mọc trải rộng ra ngoài tạo thành tán hình vòm
-
7
Dáng gió lùa:
Cây có dáng như là đang nằm trong vùng có gió mạnh, kiểu này nhìn thì có vẻ dễ làm nhưng nên chú ý kiểu cành bị gió bão thổi như thế nào để làm cho tự nhiên.
Hướng dẫn cách ghép rễ cho bonsai
Rễ là thành phần không thể thiếu của thực vật. Rễ có các chức năng: Làm cho cây đứng vững trên mặt đất. Hút nước và muối khoáng để nuôi cây và phát triển.
Đối với tác phẩm bonsai, rễ còn là yếu tố làm tăng thêm vẻ đẹp, cũng như tạo cảm giác già cỗi (nhất là rễ lồi trên mặt đất). Do đó một cây bonsai hoàn chỉnh phải có một bộ rễ hoàn chỉnh, không thể khiếm khuyết (tất nhiên để che lấp sự khiếm khuyết đó người ta sẽ sử dụng nhiều cách như dùng cỏ, rêu, đá để che chắn). Nhưng tôi thiết nghĩ là chúng ta nên tạo nơi khiếm khuyết đó một số rễ cần và đủ. Để làm được điều này chỉ còn cách là ghép rễ.
Chủng loại cây ghép rễ:
Nói chung tất cả các chủng loại cây dùng làm bonsai đều có thể ghép rễ, thí dụ: cần thăng, mai chiếu thủy, gừa, sanh, si, sộp v.v… miễn là chúng cùng loài với nhau.
Phương pháp ghép rễ:
Trước hết ta chọn một cây nhỏ cùng chủng loại với gốc sao cho tương đối phù hợp với dáng thế của cây và ý muốn dàn dựng bộ rễ nơi khiếm khuyết đó. Nhổ cây bonsai ra khỏi chậu và giũ sạch đất, kết hợp với tỉa bớt cành lá. Dùng một lưỡi khoan – vừa bằng đường kính cây nhỏ mà ta muốn lấy làm rễ – khoan xuyên gốc cây bonsai nơi mà ta muốn rễ mọc ra từ đó.
Sau đó ta nhét cây con vào lỗ đã khoan cho xuyên suốt gốc cây và ló ra ngoài từ 2cm – 3cm, lấy dây buộc chặt để cố định rễ ghép ở nơi muốn ghép. Lấy mỡ bò trộn ký ninh hoặc mác-tít trét kín khe hở ở hai đầu để nước không ngấm vào. Xong trồng lại vào chậu đã thay phân đất mới kết hợp sửa bộ rễ cũ và mới theo ý muốn. Tưới cây và để vào nơi thoáng mát, khuất gió khoảng một tháng rồi chuyển dần ra nắng.
Cây con dùng làm rễ sẽ nẩy chồi khắp nơi ở cả hai đầu và ta để cho nó phát triển tự do. Trong vòng 4 – 6 tháng thì cây con dùng làm rễ sẽ lớn dần ra bít kín những khe hở và dính liền da với gốc ghép. Sau đó ta cắt nốt 2cm – 3cm phần ló ra cho sát gốc ghép và lảy hết những cành lá mọc ở rễ ghép. Như thế ta đã có được một bộ rễ như ý vì đã dính liền với nhau nên chúng nuôi sống lẫn nhau. Với phương pháp này ta có thể ghép cùng lúc 3 – 4 rễ quanh gốc.
Lúc đầu mới nhìn ta dễ phân biệt ra rễ ghép vì nó có màu sáng hơn gốc. Nhưng càng về lâu thì màu rễ và gốc sẽ giống nhau nên rất khó phân biệt. Chúng tôi đã thành công trên các chủng loại cần thăng, mai chiếu thủy, các giống Ficus và các chủng loại khác. Chúc các bạn thử nghiệm thành công để có một tác phẩm.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây xanh bonsai già như ý
Bước vào vườn cây cảnh bonsai bạn có thể thấy những cây già trong chậu cảnh đã sống mấy chục năm, thậm chí là mấy trăm năm, sao lại có sinh khí bừng bừng như vậy, cành khoẻ, lá xanh, nhiều tư thế đẹp mắt. Tại sao những cây nhỏ chưa cao đến 1 mét này lại có tuổi lớn như vậy? Các bạn biết không, tất cả đều không phải tự nhiên đâu nhé, vì tuổi cây cảnh càng cao thì càng quý, gốc càng to thì chứng tỏ cây càng nhiều tuổi và đặc biệt nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ xum xuê, tuy nhiên để trồng được cây cảnh đẹp cả dáng và thế thì phải mất hàng chục năm chăm sóc đấy nhé. Hôm nay www.chauhoa.vn sẽ giới thiệu đến các bạn cách chăm sóc cây xanh bonsai già như ý nhé!
Đa số mọi người không có nhiều kiến thức về
cây xanh bonsai thì thường nghĩ rằng chúng được trồng đầu tiên trong chậu, nhưng thật ra không phải như vật, đa số tổ tiên của chúng là sinh trưởng ở vùng núi cao hoang dã, hoặc do con người chặt phá, hoặc do già, ruột rỗng, phần than của phần trên cây bị chặt đổ hoặc mục nát mà không tồn tại được, nhưng mầm ngủ yên lâu dài trên phần gốc của cành và phần dưới đất vẫn còn sống.
Do đó các nghệ nhân làm vườn đã lợi dụng đặc tính này, đưa những cây không có phong thái đó kết hợp với phần dưới, khôi phục lại và sửa cắt toàn bộ cành, dùng đất tốt để nuôi dưỡng cho thích hợp và tiến hành nuôi dưỡng tỉ mỉ. Như vậy, những mầm đã ngủ lâu giờ lại khôi phục sức sống, dần dần đâm chồi trên cành và ra lá. Sau đó, dùng phương pháp nhân tạo để uốn vòng hoặc uốn cong những cành non mới ra thành các tư thế tuyệt đẹp, rồi lại chuyển vào trong chậu cảnh, hình thành nên các cây xanh bonsai có trăm nghìn tư thế, già dặn, cứng cáp đầy sức sống.
Theo các nhà chuyên môn, tuổi cây xanh bonsai càng cao thì càng quý, gốc càng to thì chứng tỏ cây càng nhiều tuổi và đặc biệt nếu gốc có nhiều rễ nổi, rễ xum xuê thì giá trị càng cao, tuy nhiên để trồng được cây cảnh đẹp cả dáng và thế thì phải mất hàng chục năm chăm sóc.
Bên cạnh đó thì cũng có những cây xanh bonsai từ nhỏ đã được trồng ở trong chậu, người ta thường gò cành, cắt tỉa đều kìm chế sự phát triển của nó, để nó có kiểu dáng đẹp. Từ hình dáng của cây có những cây trồng lâu ngày trong chậu quả thực là rất nhỏ, nhưng xét về hình thế rắn rỏi của chúng, có thể dễ dàng thấy rằng tuổi của chúng không nhỏ, thông thường ít nhất cũng sống được vài năm, vài chục năm, thậm chí vài trăm năm.
Có một số cây xanh bonsai như mai vàng được trồng lâu năm trong chậu, hình thành nên những cành cây rắn rỏi, ra hoa hàng năm, nhưng không cho chúng phát triển thành cây to, trong nghệ thuật trồng vườn được gọi là “Thân mai”. Dùng thân mai làm cây cảnh, còn một nghệ thuật khác nữa là cắt dọc thân mai ra làm hai nửa, đem một nửa đi trồng trong chậu, nó vẫn có thể ra hoa hàng năm như thường, có vẻ đẹp rất riêng, trong nghệ thuật làm vườn gọi là “Bổ mai”…..
Nhưng nói chung đó là những biện pháp truyền thống để có thể tạo cây xanh bonsai già như ý muốn, việc làm đó tốn rất nhiều thời gian, nhưng hiện nay chỉ cẩn sử dụng các loại thuốc hóa học chuyên dụng cho cây bonsai là các bạn đã có thể nhanh chóng có được cây cảnh bonsai như ý muốn. Chế phẩm thuốc mà www.chauhoa.vn muốn giới thiệu đến các bạn đó là chế phẩm hoá học CUTF, từ khi sử dụng thuốc chỉ sau từ 1-2 năm cây cảnh đã già hoá, cây chuyển sang màu xanh nhạt như rêu, vỏ sần sùi, gốc phát triển to, rễ nôi xum xuê, dáng, thế đẹp như cây đã trồng 10 năm.
Sử dụng chế phẩm hoá học CUTF rất đơn giản, chỉ cần phun trực tiếp lên thân cây xanh bonsai, kết hợp với kỹ thuật cắt tỉa, khoan, gọt, tạo dáng, thế sẽ giúp cây cảnh đẹp như ý muốn, đồng thời nâng cao giá trị cây cảnh lên gấp nhiều lần.
Ngày nay khi khoa học kỹ thuật càng phát triển thì càng hỗ trợ con người hơn trong nhiều lĩnh vực và trồng cây xanh bonsai cũng được sự hỗ trợ rất lớn, vì không cần tốn quá nhiều thời gian là cây cảnh bonsai của bạn có thể trở nên già cõi theo ý muốn của mình, mang lại giá trị kinh tế rất lớn cho các nhà vườn. Nếu yêu thích bonsai thì giờ đây các bạn đã có thể thỏa ước mơ của mình rồi đấy nhé. Chúc các bạn thành công.
Với ý tưởng thông minh này, bạn có thể biến những hàng rào, lan can cứng nhắc thành khu vườn đầy màu sắc, đem thiên nhiên trong lành vào nhà bạn.
Cách chăm sóc cây cảnh trong nhà chuẩn nhất .
Cách chăm sóc cây cảnh trong chậu
Phong thủy cây cảnh trong nhà
Ý nghĩa của các loại cây cảnh
Hóa giải phong thủy bằng cây cảnh
(St)