Chữa chứng bệnh đau nửa đầu khỏi hẳn

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Chữa chứng bệnh đau nửa đầu khỏi hẳn

19/04/2015 05:58 AM
388


Chữa chứng bệnh đau nửa đầu khỏi hẳn. Nguyên nhân chứng đau nửa đầu (migraine) đến nay vẫn chưa được làm rõ. Có 10% dân số mắc bệnh này, trong đó phụ nữ mắc gấp ba lần nam.  Bệnh có biểu hiện lúc đầu là hoa mắt, giảm thị lực, nhức mắt... Đau nửa đầu là chứng bệnh ảnh hưởng nhiều tới chất lượng sống và cần được điều trị kịp thời.









 

CHỮA CHỨNG BỆNH ĐAU NỬA ĐẦU

Để giải tỏa cơn đau nửa đầu, bạn có thể áp dụng nhiều cách, từ dùng thuốc cho đến thay đổi lối sống của mình.

 Ảnh: minh họa - Internet

Bệnh đau nửa đầu thường với những cơn đau tái diễn liên tục dù không nguy hiểm đến tính mạng song nếu để kéo dài nhiều ngày sẽ làm suy giảm nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh. Đa phần người mắc chứng này bị ảnh hưởng lớn đến tinh thần, sức lao động cũng như chất lượng sống của mình.

Kiểm soát, cắt cơn

Các bác sĩ chuyên khoa cho hay, không có biện pháp điều trị khỏi hoàn toàn bệnh đau nửa đầu, nhưng có thể kiểm soát bằng cách cắt cơn đau và dự phòng cơn đau đầu.

Để điều trị cơn đau đầu, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng thuốc giảm đau thông thường đối với những người bị đau nhẹ hoặc vừa phải. Song đối với các trường hợp đau nặng, vừa phải dùng thuốc chống viêm giảm đau và cả thuốc dự phòng cơn đau.

Để điều trị chứng đau nửa đầu có thể dùng thuốc ergotamine, sumatriptan và rizatriptan. Ngoài ra có thể dùng các loại thuốc ngăn ngừa để giảm tần số cơn đau nửa đầu. Nếu cơn đau nhẹ, chỉ cần dùng thuốc giảm đau thông thường, kiểu như Panadol hay Alaxan. Thuốc giảm đau thường được dùng khi bắt đầu cơn đau gồm: aspirn, acetaminophen. Nếu cơn đau nặng, có thể cắt cơn bằng Tamik. Tuy nhiên, nếu cơn đau liên tục và dai dẳng, chị em cần đến ngay bệnh viện để điện não đồ, chụp X quang cắt lớp.

Đối với phụ nữ, liệu pháp hormene có thể giúp giảm cơn đau nửa đầu có liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi bị đau, hãy cố nghỉ ngơi trong căn phòng tối và mát hoặc đi tắm dưới vòi hoa sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giảm nhẹ sự khó chịu. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với những cơn đau dữ dội và kéo dài. Đó là những triệu chứng ban đầu của các căn bệnh nguy hiểm đang đe dọa sức khoẻ bạn như: Các bệnh não và tim mạch (xuất huyết não, huyết áp thấp, huyết áp cao, thiếu máu não, nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch...); Các bệnh nội tiết: rối loạn kinh nguyệt, rong kinh; Các bệnh về mắt, về răng, bệnh viêm tai giữa, bệnh viêm xoang...

Theo TS.BS Phương Thảo (Khoa Nội Thần kinh - Bệnh viện Nhân dân Gia Định, TP HCM), các bệnh lý vùng tai mũi họng như viêm tai giữa, viêm tai xương chủm, và một số đau đầu có tính chất khu trú rất nguy hiểm như: U não, dị dạng mạch não... Những xét nghiệm này nhằm bảo đảm đây đúng là bệnh đau nửa đầu chứ không phải do những nguyên nhân nguy hiểm khác như trên.

Liệu pháp phòng ngừa

Bên cạnh việc dùng thuốc tây, trong một số trường hợp người ta sử dụng thuốc Nam để ngừa chứng đau nửa đầu. Các chuyên gia y tế cho rằng, dùng thuốc là một biện pháp, còn để chứng bệnh được chữa khỏi triệt để, cần sự thay đổi lối sống. Lối sống lành mạnh, cách làm việc hiệu quả, tinh thần thoải mái là liều thuốc tốt nhất để đẩy lùi chứng đau nửa đầu.

Theo đó, việc thay đổi lối sống cần áp dụng đầu tiên là ăn chế độ ăn lành mạnh và giữ cho cân nặng của bạn dưới tầm kiểm soát. Những người hay hút thuốc, uống rượu, béo phì... thường có khuynh hướng dễ bị đau nửa đầu hơn. Nếu trong cuộc sống không thể tránh khỏi stress, bạn hãy học cách khắc phục nó tốt hơn. Hãy học cách thư giãn và ngủ tốt hơn.

Để ngăn ngừa đau nửa đầu, khi mắc một trong các bệnh về tai mũi họng, răng, bệnh nhiễm khuẩn, thoái hóa đốt sống, huyết áp tăng hoặc huyết áp thấp cần được thăm khám để điều trị dứt điểm. Cần vệ sinh răng, miệng, họng hằng ngày; bỏ thuốc lá và không uống rượu. Khi bị đau, bạn hãy cố nghỉ ngơi trong một căn phòng tối và mát hay đi tắm dưới vòi sen. Đắp khăn lạnh lên trán cũng có thể giúp giảm nhẹ sự khó chịu. Một ly nước bổ dưỡng, mát xa cổ, sau gáy và cơ... cũng có thể có ích cho bạn.

Điều trị bệnh đau nửa đầu không đơn giản, bởi không có loại thuốc nào có thể điều trị lành bệnh hoàn toàn mà chỉ có những loại thuốc cắt cơn đau và phòng ngừa cơn đau, điều quan trọng là sự tuân thủ điều trị của bệnh nhân.

Tuy nhiên, để có thể giảm tần suất tái phát và giảm cường độ của cơn đau nửa đầu, bệnh nhân cần thay đổi lối sống, giảm áp lực công việc, tránh những căng thẳng trong cuộc sống hàng ngày, cố gắng giữ cho mình có một tinh thần lạc quan yêu đời. Người bệnh cũng cần phải điều chỉnh khẩu phần ăn, tránh ăn những thức ăn có thể gây khởi phát cơn đau nửa đầu (tôm, cua, cá, sò, ốc, chocolate, ca cao, pho mát, bơ hoặc uống một số thức uống có cồn như rượu vang đỏ), chuyên cần tập luyện thể dục thể thao, đi bộ, yoga, dưỡng sinh, khí công...

Điều trị đau nửa đầu thường sẽ kết hợp giữa thuốc điều trị các yếu tố gây nguy cơ cao làm đau nửa đầu với thuốc giảm đau, hướng thần. PGS.TS Bùi Khắc Hậu, Đại học Y Hà Nội khuyến cáo: Việc dùng thuốc gì, hàm lượng và liều lượng bao nhiều phải do chính bác sĩ khám bệnh cho mình kê đơn, tuyệt đối không tự động mua thuốc hoặc do sự mách bảo của bạn bè, người thân mà mua thuốc dùng thì sẽ lợi bất cập hại. Vì đa số các thuốc điều trị bệnh đau nửa đầu đều có nhiều tác dụng phụ.

Cách dùng thuốc

Những yếu tố nội tiết liên quan rất nhiều đến cơn đau nửa đầu ở nữ. Bằng chứng là ở người vốn đã có bệnh đau nửa đầu thì cơn thường tăng lên trong thời kỳ hành kinh, nặng lên khi dùng thủ thuật cắt buồng trứng hoặc khi dùng thuốc tránh thai; trái lại khi mang thai bệnh nhẹ đi nhiều. Ở người chưa bị bệnh đau nửa đầu khi dùng thuốc tránh thai, bệnh có thể xuất hiện.

Để kiểm soát hội chứng đau nửa đầu khi cơn đau thưa, dùng các loại thuốc chữa triệu chứng. Nhóm thuốc hay được dùng là kháng viêm không sterioid như aspirin (hoặc paracetamol, ibuprofen, diclofenac). Thuốc ức chế chất dẫn truyền đau prostaglandin làm giảm cơn đau. Cũng có thể dùng ergotammin (hoặc dihydroergotamin), thuốc làm co mạnh mạch ngoại vi từ đó tác dụng trực tiếp đến quá trình bệnh lý đau.
 

 Đau nửa đầu là chứng bệnh hay gặp ở nữ giới.
Đau nửa đầu là chứng bệnh hay gặp ở nữ giới.

Khi cơn đau dày có thể dùng các thuốc phòng ngừa, nhằm tránh cơn đau tái phát. Các thuốc này có tác dụng trực tiếp đến các yếu tố tạo ra cơn đau. Có thể dùng thuốc flunarizin ngăn chặn sự tích tụ ion canxi trong tế bào thần kinh, pizotifen chống lại sự tăng cường chất trung gian hóa học. Cơn đau nửa đầu thường xuất hiện theo chu kỳ. Khi cơn đau sắp xuất hiện, người bệnh nhạy cảm có thể nhận biết với những biểu hiện ban đầu ở mắt. Có thể uống thuốc phòng ngừa nhưng uống thuốc ngừa cơn đau vào đúng thời điểm cần thiết chứ không dùng thường xuyên để phòng bệnh. Vì nếu dùng thường xuyên sẽ độc. Ngay cả ergotamin cũng có thể uống trước để ngừa cơn đau như vậy nhưng không uống thường xuyên để phòng bệnh vì dùng kéo dài sẽ gây co mạch (dẫn đến hoại tử).

Và những lưu ý

Khi hành kinh thì cơn đau nửa đầu tăng lên. Sắp đến ngày có kinh cần theo dõi sát, nếu thấy xuất hiện các dấu hiệu khác thường ở mắt thì cần uống thuốc ngay. Uống thuốc sớm thì cơn đau có thể không xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng nhẹ.

Phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh thường có các rối loạn vận mạch, có người còn bị các bệnh về tim mạch. Các thuốc chống đau nửa đầu nhóm triptan, chẳng hạn như rizatriptan được khuyến cáo không dùng trong bệnh thiếu máu cục bộ tim (đau thắt ngực, có tiền sử nhồi máu cơ tim, thiếu máu cục bộ thầm lặng có bằng chứng); co thắt động mạch vành (đau thắt ngực prinzmetal); tăng huyết áp không kiểm soát được và các bệnh tim mạch khác. Các thuốc khác trong nhóm như naratriptan, sumatriptan cũng có các tác hại trên tim mạch tương tự, tuy mức độ có khác rizatriptan. Vì vậy, phụ nữ ở tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh không dùng hoặc phải rất cẩn thận khi dùng một số loại thuốc trong nhóm triptan. Tốt nhất là nên khám tầm soát các bệnh tim mạch trước khi quyết định dùng các thuốc thuộc nhóm này.

Phụ nữ khi sinh có thể đã dùng ergometrin (một hoạt chất lấy từ nấm cựa gà) để cầm máu sau sinh. Nếu có cơn đau nửa đầu thì nhất thiết không được dùng thuốc đau nửa đầu triptan vì việc dùng cùng lúc (hoặc vừa mới dùng xong ergometrin) sẽ gây tương tác bất lợi.

Khi có thai cần kiêng hoặc dùng thận trọng một số thuốc chữa đau nửa đầu như aspirin. Thuốc ức chế việc tiết prostaglandin nên gây ngộ độc trên tim phổi và thận của thai, gây ức chế tập kết tiểu cầu tăng nguy cơ chảy máu ở cả mẹ và thai, nguy hiểm nhất là gây đóng sớm ống động mạch thai nhi làm tăng huyết áp động mạch phổi và suy hô hấp trẻ sơ sinh. Gần đây, các nhà nghiên cứu Canada nhận thấy, việc dùng aspirin (và ibuprofen) làm tăng nguy cơ dị tật thai. Vì thế không dùng cho người có thai, nhất là 3 tháng đầu và cuối thai kỳ. Aspirin còn gây ức chế co bóp tử cung trì hoãn việc chuyển dạ, vào thời kỳ sắp sinh càng không được dùng thuốc này. Các kháng viêm không steroid khác tuy không gây hại nhiều như aspirin nhưng cũng có một số tác hại cho thai theo cơ chế tương tự, vì thế cũng không được dùng. Ergotamin tăng cường co bóp tử cung gây sẩy thai, không dùng cho người mang thai. Thông thường khi mang thai bệnh nhẹ hẳn, nhưng nếu vẫn bị đau nửa đầu có thể dùng một số thuốc trong nhóm triptan nhưng thận trọng (vì thông tin tác dụng nhóm thuốc này trên thai chưa đầy đủ).

Với người cho con bú, cần thận trọng khi dùng các thuốc trên trong thời gian cho con bú (các thuốc này tiết qua sữa, mức gây hại cho trẻ).

Với người rong kinh, băng huyết (khi hành kinh hay đẻ): không dùng aspirin vì thuốc ức chế tập kết tiểu cầu làm tăng sự chảy máu.

Nếu thấy xuất hiện cơn đau nửa đầu trong lần đầu hoặc thấy cơn đau nửa đầu cũ nặng lên khi dùng thuốc tránh thai thì nên ngừng thuốc tránh thai, thay thế bằng biện pháp tránh thai khác.

Trong một số trường hợp đau nửa đầu (hành kinh, cắt buồng trứng, mang thai), việc dùng thuốc đau nữa đầu cần tham khảo thêm ý kiến thầy thuốc chuyên khoa nội tiết để có các phối hợp điều trị nội tiết.
Đau nửa đầu không gây nguy hiểm lớn nhưng dai dẳng, nặng lên theo thời gian, ảnh hưởng đến lao động học tập. Cần tham khảo bác sĩ, dược sĩ chọn lựa thuốc thích hợp, có sẵn thuốc để chữa kịp thời cơn đau, tốt hơn nữa là nhận biết và uống thuốc ngừa cơn, làm cho cơn đau ít xuất hiện hoặc xuất hiện nhưng nhẹ hơn.
 

THAM KHẢO CÁCH CHỮA CHỨNG ĐAU NỬA ĐẦU HIỆU QUẢ

Chữa khỏi chứng đau nửa đầu gần 20 năm nhờ chuối

 Một bà mẹ tại Anh bị mắc chứng đau nửa đầu trong gần 20 năm qua đã được chữa khỏi sau khi ăn...chuối.

Lisa Poyner, 38 tuổi, sống tại Worthing, West Sussex, Anh bị chứng đau nửa đầu gần 20 năm trước và cô đã cố gắng chữa trị bằng hàng chục loại thuốc khác nhau nhưng tình trạng vẫn không thuyên giảm.


Cô Poyner cho biết: “Tôi đã thử rất nhiều các loại thuốc trước đây, tuy nhiên, không có loại thuốc nào hiệu quả bằng việc ăn chuối mỗi ngày, dù tôi thậm chí không thực sự thích chuối cho lắm. Nếu tôi cảm thấy có dấu hiệu của đau nửa đầu, chỉ cần dừng lại và ăn một trái chuối thì triệu chứng đau sẽ giảm hoàn toàn”.

 Cô Poyner với nụ cười hạnh phúc bên 2 đứa con trai của mình.

Điều kỳ lạ ở chỗ, chuối đã giúp cô Poyner khắc phục chứng đau nửa đầu toàn diện nhất. Bởi chứng đau nửa đầu nguy hiểm có thể khiến cơ thể cô bất động, chân tay tê cứng, tầm nhìn bị rối loạn nghiêm trọng.

Cô Poyner bị chứng đau nửa đầu từ thời niên thiếu, tuy nhiên khi sinh con trai ở độ tuổi 20, căn bệnh này trở nên tồi tệ hơn nhiều so với trước đó.

Mãi đến sau này, cô mới nhận ra rằng mỗi khi bổ sung thêm thành phần carbohydrate vào chế độ ăn uống, đặc biệt là chuối có thể giúp cô ngăn chặn hiệu quả chứng đau nửa đầu, đồng thời giúp ổn định lượng đường trong máu.

“Tôi rất sợ bị chứng đau nửa đầu khi ở bên cạnh các con tôi, bởi chúng đang còn rất bé, do đó chuối là chính là liều thuốc hiệu quả nhất giúp tôi lấy lại cuộc sống bình thường”, cô Poyner nói thêm.

Tình dục giúp chữa bệnh đau nửa đầu

Một nghiên cứu mới của Đức tại ĐH Munster tìm thấy rằng tình dục có thể chữa bệnh đau nửa đầu hữu hiệu không khác thuốc.

Các nhà nghiên cứu người Đức đã tuyển chọn 800 người bị chứng đau nửa đầu và hơn 200 mắc chứng đau đầu từng cụm. Các xét nghiệm sơ bộ cho thấy rằng 50% những người bị chứng đau nửa đầu cảm thấy cơn đau của họ giảm hẳn khi họ ham muốn một đối tượng nào đó. Các nhà nghiên cứu cho rằng tình dục kích thích sự phóng endorphins vốn là thuốc giảm đau tự nhiên của cơ thể, có thể làm giảm hoặc thậm chí loại bỏ nhức đầu.

ững bài thuốc dân gian chữa bệnh đau nửa đầu

Đau nửa đầu là một cơn bệnh khó chịu đang hành hạ rất nhiều người, không phân biệt giới tính, nguồn gốc, tuổi tác, và đang có xu hướng ngày càng tăng lên…

Đau nửa đầu là một cơn bệnh khó chịu đang hành hạ rất nhiều người, không phân biệt giới tính, nguồn gốc, tuổi tác, và có xu hướng ngày càng tăng lên…

Đau nửa đầu còn gọi là migraine, dân gian thường gọi là “bán đầu thống” bao gồm những cơn đau kịch phát, tái diễn không theo chu kỳ nhất định, thường kèm theo những rối loạn về thị giác và rối loạn tiêu hóa.

Bệnh nhân thường trải qua một giai đoạn suy sụp về tinh thần, buồn phiền, bứt rứt, biếng ăn, hoa mắt, buồn nôn. Những triệu chứng này có thể xảy ra liền trước cơn nhức đầu hoặc đồng thời với những cơn nhức đầu. Trong khi nhức đầu, bệnh nhân thường thấy buồn nôn, s�� ánh sáng, sợ tiếng ồn, sợ những kích thích và muốn được yên tĩnh. Cơn nhức đầu xảy ra ở một bên đầu, bên phải hoặc bên trái và thường chỉ xảy ra ở một bên đó đối với mỗi bệnh nhân. Hãn hữu ở một số rất ít bệnh nhân cơn nhức đầu có thể xảy ra ở bên đối diện hoặc nhức cả hai bên.

Những bài thuốc giúp chữa bệnh đâu nửa đầu:

1/ Tiêu dao thang là một cổ phương có tác dụng hòa giải thường được dùng để chữa nhức đầu ở kinh Thiếu Dương. Thang dược này cũng thường được dùng để chữa những chứng bệnh suy nhược thần kinh, kinh nguyệt không đều, biếng ăn, khó ngủ, hay căng thẳng cáu gắt, đau tức hai hông sườn. Bài thuốc gồm: Sài hồ, Bạc hà, Sinh khương để sơ tiết Can khí, thư giải tà khí ở kinh lạc; Đương qui, Bạch thược để dưỡng huyết; Bạch linh, Bạch truật, Cam thảo để kiện Tỳ hòa Vị.

Sài hồ 12 gr Bạch thược 12 gr

Đương quy 12 gr Bạch truật 12 gr

Phục linh 12 gr Bạc hà 4 gr

Cam thảo 4 gr Sinh khương 4 gr

(nướng qua)

Riêng vị Bạc hà phải bỏ vào sau cùng khi sắp lấy thuốc ra khỏi bếp. Sắc ba chén còn lại hơn nữa chén, uống thuốc lúc còn nóng. Chỉ cần uống một hoặc vài thang trước khi dùng những thang bổ âm ở phần sau.

2/ Lý Âm Tiễn là một cổ phương có tác dụng bổ âm dưỡng huyết. Thục địa để bổ âm, Đương quy dưỡng huyết, Cam thảo hòa trung, Can khương sao đen, tẩm đồng tiện để liễm nạp dương khí ở trung và hạ tiêu, trừ hư hỏa.

Thục địa 16 gr

Đương quy 12 gr

Can khương 8 gr (sao ngoài đen, ruột ở giữa còn vàng, sao xong tẩm đồng tiện)

Cam thảo 4 gr (nướng)

Sắc ba chén còn lại gần một chén, chia làm hai lần uống trong một ngày, uống lúc thuốc còn nóng.

3/ Tập Dương án của Hải Thượng Lãn Ông có ghi lại một phương thuốc đã chữa thành công cho một bệnh nhân nữ 34 tuổi bị nhức đầu trên 8 năm mà ông đã chẩn đoán là nhức đầu do âm hư khí uất.

Thục địa 320 gr Ngưu tất 80 gr

Đương quy 240 gr Ngủ vị 40 gr

Xuyên khung 120 gr (sao, tẩm đồng tiện)

Đây là một thang đại dược có phân lượng lớn, sắc đặc, chia ra uống làm vài lần trong một ngày. Y án có ghi rõ cách uống cho bệnh nhân nói trên. Uống sau khi đã làm việc được một lúc cho người nóng lên. Đối với người bệnh còn tương đối khỏe mạnh, cách uống này nhằm lợi dụng dương khí của người bệnh đang được phát động khi đang làm việc phối hợp với sức thuốc còn nóng để phát tán tà khí ở kinh lạc mà không cần những vị thuốc để giải biểu. Trong bài thuốc này Thục địa để bổ âm, Đương quy để dưỡng huyết, Xuyên khung để khai uất, sơ tiết Can khí, tẩm đồng tiện để giáng hư hỏa, Ngưu tất dẫn thuốc trở xuống, Ngủ vị để liễm nạp dương khí.

Day bấm huyệt chữa đau đầu















Nếu đau đầu do phong hàn gây ra thường có biểu hiện: Đau đầu, cứng cổ, gặp gió đau tăng, đau nhức mình mẩy, không ra mồ hôi, miệng không khát, rêu lưỡi trắng mỏng. Để điều trị phải dùng phép sơ phong tán hàn.

Nếu đau đầu do phong nhiệt gây ra, thường có biểu hiện: Đầu đau nặng như muốn vỡ ra, phát sốt, khát nước, mặt đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng. Để điều trị phải dùng phép sơ phong thanh nhiệt.

Nếu đau đầu do can dương thương cang thường có biểu hiện: Đau một bên, chóng mặt, mắt, mặt nóng đỏ, miệng đắng, phiền táo, dễ giận dữ. Để điều trị phải dùng phép bình can tiềm dương.

Nếu đau đầu do đàm trọc thường có biểu hiện: Đau một bên đầu, tinh thần không tỉnh táo, bụng đầy, ngực tức, lợm giọng, buồn nôn, ăn kém. Để điều trị phải dùng phép hóa đàm, giáng nghịch.

Y học cổ truyền có thể chữa đau đầu bằng thuốc, đồng thời có thể day bấm huyệt, xoa bóp chữa đau đầu có hiệu quả. Sau đây xin giới thiệu cách chữa đau đầu bằng day, bấm huyệt:

Thao tác: Để người bệnh ngồi hay nằm, thầy thuốc đứng phía sau người bệnh hay ngồi phía đầu giường, lần lượt thực hiện các động tác: phân, hợp vùng trán, thái dương. Làm từ trên xuống từ trong ra ngoài. Day vùng cổ gáy xuống tới đốt sống 3. Mỗi động tác 3 - 5 phút, sau đó bấm huyệt phong trì, bách hội, thái dương, ấn đường và hợp cốc, thời gian làm 20 - 30 phút, ngày 1 lần, có thể làm 1 - 7 lần.

Giải thích: Thao tác:

Phân, hợp: Khi phân thì dùng ngón tay cái hay đầu 3 ngón 2, 3, 4 hoặc ô mô út, đặt sát nhau, kéo đều ra 2 bên. Nếu từ 2 bên kéo vào là hợp. Động tác phân hợp có thể làm trên trán, đầu mắt, bụng, lưng, ngực.

Day: Lấy ô mô cái, ô mô út hay gốc bàn tay ấn xuống da vùng huyệt người bệnh, di động theo đường tròn thuận chiều kim đồng hồ. Tay thầy thuốc và da người bệnh như dính vào nhau, làm cho da người bệnh di động theo tay thầy thuốc, làm khoan thai: sức ấn vừa sức chịu đựng của người bệnh, có thể tác động trực tiếp vào nơi đau.

Day và xoa hay dùng trong điều trị đau sưng.

Bấm, điểm: Dùng đầu ngón tay cái hay đầu ngón tay trỏ, cả 2 bên phải và trái, tác động lên huyệt, hay vị trí nhất định của cơ thể. Chú ý móng tay phải cắt ngắn, tránh gây xước, rách da. Muốn tạo lực bấm sâu cần gấp vuông góc đốt ngón 1 và 2. Bấm và điểm có tác dụng thấm sâu: tuy nhiên bấm thì giữ lực ấn lâu hơn, điểm thì lực tăng dần tác động nhanh, đột ngột hơn.

Huyệt vị cần tác động để chữa đau đầu

Bách hội: Nằm ở giao điểm giữa đường ngang qua đỉnh vành tai và đường học qua giữa đầu, sờ vào đó có 1 khe lõm nhỏ.

Thái dương: Phía sau điểm giữa đoạn nối đuôi lông mày và đuôi mắt, ước chừng 1 thốn nơi chỗ hõm sát cạnh ngoài. Mỏm ổ mắt xương gò má.

Phong trì: Huyệt nằm ở chỗ hõm do bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang bám vào đáy hộp sọ tạo nên.

Hợp cốc: Giữa 2 xương bàn tay thứ 1 và thứ 2, ở mu bàn tay gần điểm giữa bên quay của xương bàn tay thứ 2.

Ấn đường: Giữa đường nối 2 đầu lông mày.








Thuốc trị bệnh đau nửa đầu
Chữa bệnh đau nửa đầu bằng đông y hiệu nghiệm
10 thực phẩm "vàng" chữa bệnh đau đầu
Biện pháp chữa bệnh đau nửa đầu hiệu quả nhất .
Tìm hiểu về bệnh đau nửa đầu khiến bạn buồn
Chữa bệnh đau nửa đầu bằng bài thuốc dân gian






(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý