Chữa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh hết bệnh

seminoon seminoon @seminoon

Chữa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh hết bệnh

19/04/2015 06:00 AM
273

Chữa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em nhanh hết bệnh. Tiêu chảy (TC) là bệnh rất phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, TC là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh tật và tử vong cho trẻ em. Sau đây là cách chữa bệnh cho trẻ.






CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY CẤP Ở TRẺ EM


 Ảnh minh họa


Để rút ngắn thời gian tiêu chảy, giảm bớt tỷ lệ suy dinh dưỡng và tử vong, việc bồi phụ nước và điện giải bằng đường uống và chế độ dinh dưỡng hợp lý đóng vai trò quan trọng. Nuôi dưỡng có tác dụng thúc đẩy sự hồi phục sớm niêm mạc ruột, chức năng tụy và sản xuất các men disac charidase ở vi nhung mao làm cho chức năng tiêu hóa, hấp thu các chất dinh dưỡng chóng hồi phục.

Tiêu chảy cấp là trẻ đi ngoài khởi đầu cấp tính, phân lỏng hoặc tóe nước, ngày > 3 lần, kéo dài không quá 14 ngày (thường dưới 7 ngày).

 Nguyên nhân các yếu tố nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy

 Các yếu tố nguy cơ

- Tuổi:

Hầu hết các đợt tiêu chảy cấp xảy ra trong 2 năm đầu của cuộc sống, cao nhất ở trẻ 6 - 11 tháng tuổi, lứa tuổi này trẻ bắt đầu chuyển sang ăn sam, kháng thể thụ động từ mẹ truyền sang giảm đi, kháng thể chủ động chưa có.

- Tình trạng dinh dưỡng:

Trẻ bị suy dinh dưỡng dễ mắc tiêu chảy, các đợt tiêu chảy thường kéo dài, dễ bị tử vong, nhất là các trẻ bị suy dinh dưỡng nặng.

-. Tình trạng suy giảm miễn dịch:

Trẻ bị suy giảm miễn dịch tạm thời như sau sởi, thủy đậu...

- Các tập quán ăn uống không hợp lý:

- Cho trẻ bú bình :  bình sữa dễ bị ô nhiễm bởi các vi khuẩn đường ruột, khó rửa sạch, trẻ bú không hết để lâu vi khuẩn phát triển dễ gây tiêu chảy.

+ Trẻ không được bú mẹ trong 6 tháng đầu, đặc biệt là không được bú sữa non ngay sau đẻ.

+ Thức ăn bị ô nhiễm do nấu, không chín hoặc nấu để lâu bị ô nhiễm, hoặc thức ăn đã bị ôi thiu trước khi chế biến.

- Nước uống bị nhiễm bẩn do nguồn nước bị ô nhiễm, uống nước chưa đun sôi.

- Không rửa tay sau khi đi ngoài, không rửa tay trước khi chế biến thức ăn cho trẻ.

- Xử lý phân không tốt.

Nguyên nhân:

- Do virus:

- Rotavirus là tác nhân chính gây bệnh tiêu chảy ở trẻ em, chiếm 60%. ít nhất 1/3 số trẻ dưới 2 tuổi ít nhất bị một đợt tiêu chảy do Rotavirus.

- Các virus khác: Adenovirus, Norwalk virus cũng gây tiêu chảy.

- Do vi khuẩn

- E.coli: Gây 25% tiêu chảy cấp

- Trực trùng lị Shigella là tác nhân gây lỵ trong 60% các đợt lỵ

- Salmonella không gây thương hàn

- Campylobacter jejuni

- Vi khuẩn tả Vibrio cholerae 01

- Do ký sinh trùng:

- Entamoeba hítolytica

- Giardia lambia

- Cryptosporidiu

Hậu quả của tiêu chảy : Mất  nước và điện giải, làm giảm khối lượng tuần hoàn dẫn đến truỵ tim mạch và có thể tử vong.

Trong điều trị tiêu chảy điều quan trọng nhất là bù lượng nước, điện giải và chế độ ăn của trẻ.

- Hồi phục nước và điện giải

Tùy theo mức độ mất nước mà điều trị tại nhà hoặc đưa trẻ đến cơ sở y tế

- Mất nước mức độ A (mất nước nhẹ) điều trị tại nhà bằng cách cho trẻ uống nước nhiều hơn bình thường bằng dung dịch ORS, nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như nước cháo muối, nước gạo rang, nước cà cốt + muối, nước chuối, hồng xiêm..

- Mất nước mức độ B(mất nước vừa) Trẻ cần được điều trị tại cơ sở y tế. Cách điều trị tốt nhất là cho uống ORS, số lượng dịch cần cho uống sau mỗi lần đi ngoài là:

- Trẻ dưới 2 tuổi: 50 - 100 ml

- Trẻ 2 - 10 tuổi: 100 - 200 ml

- Trẻ 10 tuổi trở lên uống theo nhu cầu: Số lượng dịch cần cho trẻ uống trong 4 giờ đầu có thể tính như sau: Số lượng dịch (ml) = Cân nặng (kg) x 75.

- Cách cho trẻ uống

- Trẻ < 2 tuổi cho uống từng ngụm bằng cốc.

- Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2 - 3 phút.

Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước nếu xuất hiện mất nước nặng (mất nước độ C) cần đưa trẻ đi bệnh viện để điều trị phục hồi nước và điện giải bằng đường tĩnh mạch (truyền dịch).

- Các loại dịch dùng trong điều trị tiêu chảy:

Dung dịch điều trị tiêu chảy:
 

Cách pha chế:
 
- Oresol là dung dịch tốt nhất điều trị tiêu chảy (một gói ORS có chứa: glucoza 20g, NaCl 3,5g, KCl 1,5g, NaHCO3 2,5g). Một gói oresol hòa tan hoàn toàn với một lít nước đun sôi để nguội. Nếu để dung dịch quá 24 giờ thì cần đổ đi và pha dung dịch mới.
 
- Nước cháo muối: một nắm gạo, một nhúm muối và 6 bát ăn cơm nước sạch (tương đương 1,2 lít nước), đun nhừ lọc qua giá cho trẻ uống dần.
 
- Nước gạo rang: 50g gạo rang vàng, cho một thìa gạt cà phê muối nghiền nát với một lít nước sôi để nguội, cho trẻ uống dần.
 
Cách cho uống:
 
- Trẻ dưới 2 tuổi cho uống ít một bằng thìa. Với trẻ lớn hơn có thể cho uống từng ngụm nhỏ. Nếu trẻ nôn, đợi 10 phút sau rồi tiếp tục cho uống, nhưng cho uống chậm hơn, uống từng thìa cách nhau 2-3 phút.
 
- Sau 4 giờ đánh giá lại tình trạng mất nước: nếu có các dấu hiệu nặng cần đưa trẻ đến cơ sở y tế để điều trị phục hồi nước và điện giải.
 
Dinh dưỡng cho trẻ:
 
Trẻ dưới 6 tháng tuổi còn bú mẹ: cho trẻ tiếp tục bú mẹ bình thường, tăng số bữa bú.
 
Trẻ lớn hơn: cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không nên bắt trẻ nhịn, kiêng khem. Thức ăn cần mềm, nấu kỹ, ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh. Nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài...
 
Tránh dùng các loại thực phẩm sau:
 
- Thực phẩm ít chất dinh dưỡng, nhiều chất xơ và khó tiêu hóa như: măng, rau cần, ngô và đỗ nguyên hạt.
 
- Các loại nước có ga gây khó tiêu, đầy bụng.
 
Phòng tiêu chảy:
 
- Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu, cho ăn thêm sau 6 tháng: sữa mẹ bảo đảm vệ sinh, đáp ứng đủ nhu  cầu dinh dưỡng, có chứa kháng thể tăng cường miễn dịch mà chi phí lại thấp.
 
- Cho trẻ ăn sam sau 6 tháng với thức ăn đủ dinh dưỡng.
 
- Sử dụng nguồn nước sạch cho ăn uống và vệ sinh.
 
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi chăm sóc hoặc chế biến thức ăn cho trẻ, và sau khi đi ngoài, thay tã cho trẻ.
 
- Sử dụng hố xí hợp vệ sinh.
 
- Tiêm phòng sởi.  
 
Trên đây là một số thông tin cơ bản giúp bạn xử trí khi bé bị tiêu chảy cấp. Trường hợp bé đã uống thuốc mà vẫn không đỡ như vậy, bạn nên đua bé đi khám lại để bác sĩ giúp bạn tìm nguyên nhân và cách điều trị hiệu quả hơn.

-. ORS(orerol) hoặc hydrit

Là dung dịch tốt nhất để điều trị mất nước (1 gói ORS có chứa: Glucose: 20g, natri clorid 3,5g, kali clorid 1,5g, natri bicarbonat 2,5g).

Cách pha dung dịch ORS: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi pha. Đổ bột trong gói vào một cái bình hoặc ấm tích sạch, đong 1 lít nước sạch đun sôi để nguội đổ vào bình chứa, ngoáy kỹ đến khi bột tan hoàn toàn, đậy bình lại cho trẻ uống trong vòng 24 giờ. Đổ dung dịch đã pha đi khi đã quá 24 giờ và lại pha dung dịch mới.

Hoặc có thể dùng loại gói nhỏ, mỗi gói pha với 200ml cho trẻ uống dần

Nếu dùng viên hydrit hoặc gói bột : pha 1 v hoặc 1 gói với 200ml cho trẻ uống dần

Có thể dùng các dung dịch bồi phụ nước và điện giải tự chế tại nhà như sau :

-Nước  cháo muối

Dùng 1 nắm gạo (50g), 1 nhúm muối (3,5 g) và 6 bát ăn cơm nước sạch, đun nhừ, lọc qua rá cho trẻ uống dần.

- Nước gạo rang muối

Gạo rang vàng 50 g, cho 1 thìa gạt cà phê muối ăn (3,5 g) + 6 bát ăn cơm nước nấu nhừ, lọc qua giá cho trẻ uống dần.

- Nước chuối, hồng xiêm

Chuối hoặc hồng xiêm 5 quả xay hoặc nghiền nát với 1 lít nước sôi để nguội, cho 1 thìa gạt muối (3,5g) cho trẻ uống dần.

Trường hợp trẻ mất nước nặng : Trẻ vật vã kích thích hoặc li bì, uông nước bị nôn, đi đái ít, khóc không ra nước mắt, da nhăn nheo, mắt trũng, môi khô phải đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để truyền dịch

. Chế độ ăn khi trẻ bị tiêu chảy

Mặc dầu trong thời gian bị tiêu chảy cấp, quá trình hấp thu thức ăn có giảm hơn bình thường, nhưng lượng hấp thu qua ruột vẫn được khoảng 60%, do vậy trong suốt quá trình tiêu chảy cần cho trẻ ăn đủ khẩu phần, không được bắt trẻ nhịn, kiêng khem, thì trọng lượng cơ thể sẽ tiếp tục tăng với tốc độ gần như bình thường. Nếu không ăn đủ khẩu phần trẻ sẽ bị sụt cân dẫn đến suy dinh dưỡng.

- Các thực phẩm nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy

- Gạo (bột gạo), khoai tây

- Thịt gà nạc, thịt lợn nạc, cá nạc

- Sữa đậu tương (đậu nành), sữa chua, sữa có ít hoặc không có lactose

- Dầu thực vật

- Cà rốt, hồng xiêm, chuối, táo

- Tùy theo lứa tuổi và chế độ ăn của trẻ trước khi bị tiêu chảy để sử dụng chế độ ăn thích hợp.

+ Trẻ nhỏ dưới 6 tháng tuổi đang bú mẹ: Tiếp tục cho bú bình thường và tăng số lần bú. Nếu trẻ không có sữa mẹ thì cho trẻ ăn sữa bò hoặc sữa bột công thức mà trước đó trẻ vẫn ăn nhưng phải pha loãng 1/2 trong vòng 2 ngày.

+ Trẻ từ 6 tháng tuổi: Ngoài sữa mẹ và sữa thay thế như trên cần cho trẻ ăn thêm nhiều lần và từng ít một các thức ăn giàu chất dinh dưỡng như thịt nạc, cá nạc, trứng, sữa... và cho thêm một ít dầu, mỡ để tăng thêm năng lượng của khẩu phần.Thức ăn cần mềm, nấu kĩ, nấu loãng hơn bình thường và cho ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm, nếu phải cho trẻ ăn những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi cho ăn. Cho trẻ ăn thêm quả chín hoặc nước quả như: chuối, cam, xoài, đu đủ, hồng xiêm... để tăng thêm lượng kali, beta, caroten, vitamin C...

- Các thực phẩm không nên dùng khi trẻ bị tiêu chảy:

- Tránh dùng các loại nước giải khát công nghiệp, các loại thức ăn có chứa nhiều đường vì những thức uống, ăn này có thể làm tăng tiêu chảy do tăng áp lực thẩm thấu trong lòng ruột kéo nước trong tế bào vào lòng ruột.

- Tránh dùng các loại thực phẩm có nhiều xơ hoặc ít chất dinh dưỡng như: Các loại rau thô (măng, rau cần), tinh bột nguyên hạt (ngô, đỗ) khó tiêu hóa.

- Số lượng thức ăn:

- Cần khuyến khích trẻ ăn càng nhiều càng tốt, trẻ nhỏ cho ăn 6 lần/ngày hoặc nhiều hơn.

- Sau khi khỏi tiêu chảy, để giúp cho trẻ hồi phục nhanh và tránh suy dinh dưỡng cần cho trẻ ăn thêm mỗi ngày 1 bữa trong 2 tuần liền.

Sử dụng các loại thức ăn không hợp vệ sinh dễ gây bệnh (hình mình họa)
Sử dụng các loại thức ăn không hợp vệ sinh dễ gây bệnh (hình mình họa)

Những lưu ý khi điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em

Trong điều chị tiêu chảy cấp ở trẻ em, cần chú trọng các nguyên tắc sau:

Uống nhiều nước hơn bình thường: nếu trẻ còn bú cần cho bú nhiều và lâu hơn. Cần cho trẻ uống thêm dung dịch bù nước (ORS) sau mỗi lần đi tiêu lỏng hay sau khi nôn ói. Ngoài ORS, trẻ trên 6 tháng tuổi còn có thể uống nước súp, nước cơm, nước cháo, nước dừa, nước hoa quả tươi không đường, nước chín để nguội.

Tiếp tục cho ăn:Nếu trẻ đang bú mẹ thì tiếp tục cho bú thường xuyên hơn và bú lâu hơn. Ở trẻ lớn hơn thì khẩu phần ăn hàng ngày nên được tiếp tục và tăng dần lên. Ở những trẻ có nôn ói thì khẩu phần ăn nên được chia ra làm nhiều bữa nhỏ. Sau khi hết tiêu chảy nên cho bé ăn nhiều hơn để hồi phục lại dinh dưỡng cho bé.

Bổ sung kẽm:các nhân viên y tế sẽ cho bé uống bổ sung kẽm dưới dạng viên hoặc nước, uống l0-14 ngày. Kẽm góp phần giúp giảm thời gian và độ nặng của tiêu chảy, đồng thời giúp giảm nguy cơ tiêu chảy trong thời gian tới.

Qua một số nghiên cứu được tiến hành rộng rãi cho thấy Smecta® (diosmectite) cũng giúp thúc đẩy nhanh quá trình hồi phục, giảm lượng phân thải ra và rút ngắn thời gian tiêu chảy.

Ngoài ra,  cần đưa trẻ trở lại ngay cơ sở y tế nếu trẻ có một trong các dấu hiệu sau: Trẻ không ăn uống được và bỏ bú, sốt cao hơn, trẻ rất khát nước hoặc trong phân có máu.

Phòng ngừa bệnh tiêu chảy ở trẻ em

Để phòng ngừa và giảm bớt nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ em, các bậc phụ huynh cần chú ý: Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất trong 6 tháng đầu đời. Khi cho trẻ ăn cần đảm bảo vệ sinh thực phẩm, nguồn nước, cho trẻ rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng trước và sau khi ăn. Đặc biệt, cần cho trẻ tiêm phòng đầy đủ các loại vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng. Uống vắc-xin ngừa tiêu chảy do rotavirus.






Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy
Mẹo cực hay chữa tiêu chảy cho bà bầu
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất





(ST)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý