Chữa bệnh tiêu chảy khi mang thai an toàn cho mẹ và conTiêu chảy trong thời gian mang thai là một vấn đề cần được bạn quan tâm thích đáng. Tiêu chảy không phải là một bệnh nguy hiểm song cũng không nên coi thường.
Bị tiêu chảy khi mang thai – nguyên nhân và cách phòng tránh
Nguyên nhân: Do nhiễm khuẩn E.Coli được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn, nước uống.
Phòng tránh tiêu chảy ở bà bầu
-
Nhận diện chính xác độ an toàn các loại nhãn mác thực phẩm gồm thức ăn và đồ uống bạn tiêu thụ hàng ngày. Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.
-
Một số loại thực phẩm có độ an toàn với hệ tiêu hóa cao hơn những loại khác. Đó là ngũ cốc, sữa chua, khoai tây… Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định. Chất sắt được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa được hội chứng tiêu chảy khi mang thai.
-
Chỉ nên ăn những loại thức ăn đã được nấu chín kỹ.
-
Tránh những loại thức ăn có độ nhiễm khuẩn cao như: tiết canh, lòng lợn, gỏi, rau sống…
-
Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu…
-
Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
-
Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc… nếu bạn từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy vì những loại thực phẩm này.
Lưu ý khi bà bầu bị tiêu chảy
-
Nên uống nhiều nước: Tiêu chảy nhẹ sẽ khiến cơ thể bạn bị mất nước, khi ấy cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bạn.
-
Nghỉ ngơi nhiều hơn: Tiêu chảy là một chứng bệnh khá khó chịu nếu mắc phải. Bạn cũng cảm thấy mệt mỏi, vì vậy, nên tranh thủ nghỉ ngơi để bảo vệ sức khỏe của bản thân và thai nhi.
-
Nếu cơn đau bụng hoặc tiêu chảy kéo dài nhiều giờ đồng hồ, bạn nên nhanh chóng đi khám bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc điều trị tiêu chảy nếu không có chỉ định của bác sĩ.
Một số loại thực phẩm dễ gây tiêu chảy, ngộ độc
Cẩn thận với một số loại thức ăn chứa nhiều độc tố tự nhiên. Nếu bà bầu ăn phải sẽ có cảm giác nôn nao, đau bụng và cũng dẫn tới các triệu chứng khác như tiêu chảy, nôn, hôn mê, ngộ độc…
Sắn
Loại thực phẩm này chứa nhiều axit cyanydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, axit cyanydric sẽ gây nên tình trạng đau bụng, đi ngoài, nặng hơn nữa là ngộ độc thức ăn. Axit cyanydric tập trung nhiều ở hai đầu củ sắn.
Phòng ngừa: Tránh những loại sắn có vị đắng. Khi đun nấu, nên gọt vỏ sắn thật sạch, ngâm trong nước một thời gian, luộc thật chín và ăn ngay sau đó.
Nấm
Đây là loại thực phẩm rất bổ dưỡng với sức khỏe con người nói chung và sức khỏe bà bầu nói riêng. Tuy nhiên, nếu sơ ý ăn phải những loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Triệu chứng nhẹ khi ngộ độc nấm là đau đầu, đau bụng, tiêu chảy, nôn, nặng hơn, nó sẽ khiến bạn bị hôn mê, thậm chí tử vong.
Phòng ngừa: Không ăn những loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ, nhất là những loại nấm có màu sắc sặc sỡ.
Thịt cóc
Nếu biết cách chế biến và đun nấu thì thịt cóc là một món ăn hoàn toàn có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên, những vụ đau bụng, ngộ độc do ăn phải thịt cóc vẫn có khả năng xảy ra. Một loại chất độc có tên là Bufotoxin chứa nhiều trong da, gan, mật, trứng cóc và gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc cho người nếu ăn phải nó.
Phòng tránh: Nếu bạn không có kinh nghiệm trong chế biến thịt cóc, tốt nhất bạn không nên tự mình làm. Nên nhờ những người thành thạo trong chế biến thịt cóc sơ chế giúp. Cóc khi chế biến thành món ăn cần được loại bỏ đầu, chân, nội tạng, lột bỏ da và rửa thật sạch dưới vòi nước chảy. Không nên để chất nhầy từ thịt cóc dính vào chân, tay, dao, thớt… Bạn có thể bị ngộ độc nếu chất nhầy này lây lan sang các loại thức ăn khác.
Cá nóc
Cá nóc cũng an toàn với sức khỏe nếu được chế biến đúng cách. Tuy nhiên, độc tố ở cá nóc rất nguy hiểm vì chúng không bị phá hủy bởi nhiệt độ cao và gây đau bụng, ngộ độc cho con người rất nhanh.
Tốt nhất, bạn nên tránh cá nóc khi mang thai.
Củ dền
Nhiều người cho rằng củ dền có màu đỏ sẽ bổ máu và tốt cho thai nhi. Tuy nhiên, đó là màu sắc đặc trưng của loại thực phẩm này, không có liên quan tới việc cấu tạo hồng cầu hay bổ máu ở người.
Phòng tránh: Nước củ dền khi pha chung với sữa có thể dẫn tới đau bụng, ngộ độc natri cho cơ thể.
Cách điều trị bệnh tiêu chảy ở bà bầu
Phụ nữ mang thai bị tiêu chảy thì phân thường lỏng và nhiều nước. Việc đi tiêu diễn ra khoảng 3 lần trong ngày. Tiêu chảy có nhiều nguyên nhân có thể là di virus, vi khuẩn, nhiễm khuẩn kí sinh. Nguyên nhân chung khác dẫn tới tiêu chảy ở bà bầu là do căng thẳng, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày, dị ứng thức ăn, không dung nạp lactose.
Phần lớn các ca tiêu chảy thường được tự người bệnh chữa trị nhưng có một số ca do mất nước quá nhiều dẫn tới tình trạng cơ thể gặp nguy hiểm. Mất nước dẫn tới cơ thể bà bầu trở nên háo nước trong một thời gian ngắn.
Bạn nên gọi bác sĩ nếu gặp tình trạng như:
- Tiêu chảy nghiêm trọng trong vòng 2 ngày hoặc lâu hơn.
- Tiêu chảy kèm theo sốt và nôn mửa.
- Phân chứa máu.
- Tiêu chảy kèm theo bị đau bụng dữ dội.
- Không tiểu khoảng hơn 5 giờ.
Những triệu chứng của tiêu chảy
Thông thường, bà bầu thường bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kì.
Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: Nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút…
Tiêu chảy ở bà bầu có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Thông thường các bà bầu thường bị táo bón hơn là bị tiêu chảy. Vì khi hấp thụ vitamin tổng hợp trước khi mang thai, bà bầu hấp thụ nhiều sắt khiến cho việc đi tiêu khó hơn.
Khi tiêu chảy kèm theo các triệu chứng nguy hiểm trên thì bạn nên gọi bác sĩ vì tiêu chảy có thể liên quan tới việc sinh non.
Những lưu ý bệnh tiêu chảy ở phụ nữ có thai
Chữa tiêu chảy ở phụ nữ có thai thường khó khăn vì dùng thuốc ảnh hưởng cả mẹ và bào thai, vì vậy việc dùng thuốc cần thận trọng.
CẦN KHÁM CHỮA BỆNH TIÊU CHẢY TRƯỚC KHI CÓ THAI
Với những phụ nữ đã có bệnh tiêu chảy mạn tính, cần chữa khỏi bệnh, để tránh tái phát, ví dụ như bệnh loét đại tràng, bệnh Crohn, bệnh đại tràng chức năng, tiêu chảy do dị ứng thức ăn, tiêu chảy sau mổ dạ dày, ruột, bệnh kiết lỵ mạn tính…
Với những người bị tiêu chảy hay tái phát như tiêu chảy mạn tính do vi trùng, bệnh đại tràng chức năng, hoặc hay bị nhiễm trùng, nhiễm độc thức ăn thì cần phải chữa cho khỏi lâu dài.
Trước khi có thai nên xét nghiệm phân, để tìm vi trùng hoặc ký sinh trùng như Amíp và ngay cả trứng giun sán. Có những người lành mang vi trùng nhưng không bị bệnh, đến một lúc nào đó, gặp điều kiện thuận lợi, vi trùng phát triển và gây ra tiêu chảy. Những trường hợp như thế, có thể điều trị dự phòng từ khi chưa có thai. Tiêu chảy còn gặp ở những người bị bệnh nội tiết, viêm tụy mạn tính, bệnh khối, ung thư, rối loạn hấp thu… cần phải chữa trước các bệnh này để đến lúc có thai không bị diễn biến nặng.
CẦN CHÚ Ý DÙNG THUỐC TRONG CÁC GIAI ĐOẠN KHÁC NHAU CỦA THAI
Thai kỳ được chia ra 3 giai đoạn: 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Mỗi giai đoạn, việc dùng thuốc có thể thay đổi, có thuốc không dùng được trong 3 tháng đầu nhưng lại có thể dùng được vào 3 tháng cuối. Khi dùng thuốc trong những tháng đầu cần chú ý thuốc ảnh hưởng bào thai, có thể gây dị dạng. Nếu dùng thuốc trong 3 tháng cuối, có những thuốc gây xảy thai, vì vậy trước khi dùng thuốc nên đọc kỹ mục “Chống chỉ định” hoặc “Chú ý cho người mang thai”.
NẾU BỊ TIÊU CHẢY CẤP, CẦN LÀM GÌ ?
Trước hết, cần bù đủ nước và chất điện giải bằng đường uống như uống Orerol pha nước hoặc truyền dịch trong trường hợp mất nhiều nước. Có thể uống thuốc trợ sinh như Enterogermina. Phải sớm xác định nguyên nhân, xem có bị tiêu chảy nhiễm trùng không. Nếu thuộc loại tiêu chảy không nhiễm trùng thì không dùng kháng sinh, vì nhiều loại kháng sinh không được dùng, đặc biệt trong thai kỳ 3 tháng đầu. Các trường hợp tiêu chảy không nhiễm trùng gaồm có: do dùng thuốc nhuận tràng, do phản ứng, dị ứng thức ăn, do bệnh đại tràng kích thích…Nguyên nhân khác do siêu vi, do độc tố vi trùng, do ký sinh trùng. Triệu chứng thường không sốt, phân không có máu. Biện pháp điều trị là bù đủ nước và điện giải, dùng thuốc chống tiêu chảy không gây hại, và cần kiêng khem đúng.
Nếu có triệu chứng nhiễm trùng như sốt, phân có máu, có bạch cầu trong phân, xét nghiệm, cấy phân có vi trùng thì cần cân nhắc dùng kháng sinh. Dựa theo kháng sinh đồ, sẽ lựa chọn loại kháng sinh không gây hại.
CÁC THUỐC CÓ THỂ DÙNG
Bù chất điện giải bằng thuốc Orerol pha nước uống.Thuốc chống tiêu chảy như Attapulgite, Smecta, thuốc trợ sinh như Enterogermina. Kháng sinh được dùng như Ampicillin, Erythromycin
CÁC THUỐC KHÔNG ĐƯỢC DÙNG
Thuốc cầm tiêu chảy Loperamid, đặc biệt có thai 3 tháng đầu. Kháng sinh như nhóm sulfamid như trimethoprim-sulfamethoxazole, fluoroquinolon, metronidazol, tetracycline.
PHÒNG BỆNH
Bệnh tiêu chảy cấp do vi trùng thường lây bằng đường tiêu hóa, do ăn phải thức ăn có vi trùng. Nguồn lây từ nước và thực phẩm ô nhiễm, vì vậy người mang thai cần ăn chín, uống nước đun sôi, không ăn thức đã để lâu, thức ăn có mùi lạ, thức ăn để tủ lạnh lâu ngày.
Món ăn trị bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy
Bé bị tiêu chảy
Mẹo cực hay chữa tiêu chảy cho bà bầu
Khi bà bầu bị tiêu chảy nên ứng phó thế nào
Em bé bị tiêu chảy và những cách xử lý
Bệnh tiêu chảy ở trẻ nhỏ
Chế độ ăn cho trẻ bị tiêu chảy cấp
Làm sao để hết đau bụng tiêu chảy nhanh nhất
(ST)