Chữa bệnh tiểu đường cao huyết áp chuẩn nhất.Một số người mắc bệnh đái tháo đường lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CAO HUYẾT ÁP
Tăng huyết áp và Đái tháo đường
Cao Huyết áp là một bệnh rất phổ biến hiện nay và nó có những biến chứng cực kì nguy hiểm. Bệnh đặc biệt có nguy cao hơn ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Cao Huyết áp là một bệnh rất phổ biến hiện nay và nó có những biến chứng cực kì nguy hiểm. Bệnh đặc biệt có nguy cao hơn ở những bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường (ĐTĐ).
Huyết áp là áp lực dòng máu trong lòng động mạch có hai trị số: Huyết áp (HA) tâm thu (tối đa) là áp lực máu cao nhất khi tim co bóp và HA tâm trương (tối thiểu) là áp lực máu thấp nhất khi tim dãn ra. thí dụ: 120/180 mmHg.
Huyết áp tốt nhất là 120/80 mmHg (12/8) nếu huyết áp cao hơn số trên là tăng huyết áp tâm thu và nếu cao hơn số dưới là tăng huyết áp tâm trương.
Cao huyết áp có thể có trước hoặc sau đái tháo đường (ĐTĐ). Khi bị bệnh đái tháo đường người bệnh có nguy cơ huyết áp cao gấp 1,5 đến 2 lần. Một số nghiên cứu cho thấy 60% người bị ĐTĐ sẽ bị bệnh huyết áp.
Phân độ cao huyết áp
Huyết áp
Tâm thu mmHg
Tâm trương mmHg
Bình thường
Dưới 120
Dưới 80
Tiền cao huyết áp
120-139
80-89
Cao huyết áp 1
140-159
90-99
Cao huyết áp 2
Trên 160
Trên 100
Cao huyết áp không có triệu chứng rõ ràng nên khi thấy hay nhức đầu, mệt mỏi, chóng mặt, yếu liệt thoáng qua hay bị chảy máu cam thì hãy nghĩ tới khả năng cao huyết áp. Để xác định huyết áp cao, phải đo huyết áp đúng kĩ thuật. Nếu huyết áp cao, đo lại 2-3 lần, cách nhau 5-10 phút rối lấy giá trị trung bình.
Làm gì khi đã bị cao huyết áp?
Phải thay đổi lối sống theo hướng tích cực: năng tập thể dục thể thao để tránh thừa cân, béo phì/ béo bụng, hạn chế ăn mặn, không hút thuốc lá, hạn chế rượu bia, sống cân bằng để giảm stress. Phải chủ động kiểm soát lượng đường và mỡ trong máu, tăng cường các yếu tố bảo vệ như: kali, magie, canxi và chất chống oxy hóa.
Những điều cần biết thêm về bệnh huyết áp cao
Cao huyết áp và đái tháo đường là những bệnh không thể trị dứt điểm (bệnh mãn tính)
Khi đã bị huyết áp cao phải tìm cách để đưa huyết áp về mức mục tiêu là khoảng 120-139/80-89 mm Hg. Khi chỉ số huyết áp dưới 125/75mmHg là dấu hiệu có biến chứng thận.
Cây vú sữa,trái thường dùng ngon lắm
Trị tiểu đường,có nhiều vị hết ngay
Còn lấy lá,sắc uống trừ cao máu
Tùy chứng bệnh, thuốc thì hết ráo
Bằng không thì,cây mắc cỡ,ngà voi
Cùng với cây ké đầu ngựa hợp vào
Cây chó đẻ,bốn thứ hòa chung sắc
Lấy nước uống hằng ngày tôi tin chắc
Một thời gian,tiểu đường sẽ hết ngay
Và siêng năng,ráng đi bộ hằng ngày
Thường vận động, đi một hai cây số
Bệnh huyết áp,tiểu đường dù hết tuyệt
Có nhiều ngươì, uống kết quả thành công
Toa thuốc nầy,hãy ghi nhớ nằm lòng
Hầu mách giúp cho kẻ đau làm phước.
CHỮA TIỂU ĐƯỜNG CAO HUYẾT ÁP BẰNG SINH TỐ
Ít người biết rằng ớt xanh Đà Lạt có tác dụng tốt cho những người béo phì trong việc ngăn chặn nguy cơ mắc các bệnh rối loạn chuyển hóa, chẳng hạn như tiểu đường. Nên thường xuyên dùng nó như một loại sinh tố.
Ớt xanh Đà Lạt chứa khá nhiều protid, đường, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP. Nó là loại rau quả chứa nhiều vitamin C nhất. Các chất trong loại quả này có tác dụng kích thích tuyến dịch vị, gia tăng sự bài tiết, vì thế tăng cường tác dụng tiêu hóa. Ngoài ra, còn kích thích tim đập nhanh, làm tăng tốc tuần hoàn, có tác dụng làm ấm, ức chế tích tụ mỡ, phòng ngừa béo phì. Ớt tính nóng, vị cay, có tác dụng tán hàn, kiện vị, tiêu thực, trị đau bụng do lạnh, nôn ói, tả lỵ.
Một số loại sinh tố khác cũng có ích cho bệnh nhân tiểu đường và cao huyết áp:
Táo: Có hàm lượng đường fruitose cao nhất trong các loại trái cây. Ngoài ra, nó còn có acid malic, acid tannic, chất xơ, canxi, phospho, sắt, pectin, kali, lipid, protid và nhiều loại vitamin rất tốt cho cơ thể. Theo Đông y, táo tính mát, vị ngọt chua, có công hiệu kiện tỳ, ích vị, trị các chứng buồn nôn, chán ăn, bổ dưỡng tâm khí, dùng trong chứng tinh thần uể oải. Nó còn có tác dụng sinh tân, nhuận táo, chỉ khát, dùng trị ho, tâm phiền miệng khát do nhiệt. D
Táo còn có tác dụng hấp thu vi khuẩn và độc tố, trị tiêu chảy. Bên cạnh đó, chất xơ, acid hữu cơ lại kích thích đường ruột, làm mềm phân nên giúp đại tiện thông. Táo chứa chất kali có lợi cho việc bài tiết natri, tốt cho người cao huyết áp. Acid hữu cơ trong táo còn kích thích bài tiết dịch vị, trợ giúp tiêu hóa.
Mướp đắng: Chứa nhiều chất xơ thô, canxi, phospho, sắt, beta-caroten, vitamin B1, B2, PP, C, nhiều loại acid amin, 5-HT..., đều là những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Mướp đắng tính hàn, vị đắng, có công dụng dưỡng huyết, bổ gan, thanh nhiệt, sáng mắt, giải độc, dùng trị các chứng bệnh nhiệt phiền khát, trúng nắng phát sốt, kiết lỵ, ung nhọt, đau mắt đỏ do nhiệt... Các thử nghiệm đã chứng minh loại quả này chứa một chất tựa như insulin, làm giảm đường huyết rõ rệt, có thể dùng làm thuốc trị bệnh tiểu đường.
Cần tây Đà Lạt: Chứa canxi, sắt, phospho, giàu protid - gấp đôi so với các loại rau khác. Cần tây còn chứa nhiều acid amin tự do, tinh dầu, mannitol, inositol, nhiều loại vitamin, giúp tăng cảm giác thèm ăn, xúc tiến tuần hoàn máu và bổ não. Cần tây tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, lợi thủy, trị đàm nhiều đầy ngực, lao hạch... Thử nghiệm đã chứng minh rau cần có tác dụng giảm áp rõ rệt, thời gian duy trì tùy theo liều lượng.
- Dưa leo: Chứa canxi, phospho, sắt, nhiều muối kali, chất nhầy, các acid amin, chất thơm, vitamin A, B1, B2, PP và C. Dưa leo tính mát, vị ngọt, tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi tiểu, trừ thấp, tiêu sưng.
Các món sinh tố trên đều có thể giúp phòng trị bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Tuy nhiên, nên cách 3 ngày dùng 1 lần vì hầu hết các loại trái cây đều mang tính mát (trừ ớt xanh). Việc dùng quá nhiều sẽ gây mất cân bằng hàn - nhiệt của cơ thể. Nên dùng cả phần vỏ của các loại trái cây trên để giữ được đầy đủ các hoạt chất.
THỰC PHẨM TỐT CHO NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG CAO HUYẾT ÁP
Một số người mắc bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) lại mắc luôn cả bệnh cao huyết áp, bởi vậy thực phẩm cho nhóm người này nhất thiết phải chú ý đến 2 yếu tố là giảm muối lẫn đường. Dưới đây là một số khuyến cáo có liên quan do hiệp hội nghiên cứu ĐTĐ Mỹ (ADF) giới thiệu.
1. Chú ý đến chất béo
Cao huyết áp ở người ĐTĐ không có nghĩa là phải tránh xa tất cả các chất béo mà phải đề phòng đến các loại mỡ bão hòa (saturated fats) bởi không có lợi cho cơ thể, gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng huyết áp. Vì lý do trên nên hạn chế nhóm mỡ từ động vật, mỡ trans-fat (mỡ chiên đi chiên lại), tăng cường các loại dầu thực vật, nhất là dầu ôliu. Hạn chế thực phẩm rán nướng trực tiếp trên ngọn lửa cao.
2. Chú ý về carbohydrate
Carbohydrate (viết tắt carb) là nguồn thực phẩm gồm đường, tinh bột và chất xơ, thực phẩm chủ đạo để sản xuất năng lượng cho cơ thể. Chúng rất quen thuộc nhưng lại là thủ phạm làm tăng hàm lượng đường trong máu và tăng huyết áp. Vì lý do này mà người bệnh chỉ nên ăn vừa phải, chia nhỏ thành nhiều bữa, không nên ăn quá nhiều, quá no và lâu ngày sẽ làm suy yếu mạch máu và gây bệnh. Ăn chậm nhai kỹ và nên kết hợp thực phẩm carb với rau xanh, trái cây để cân bằng năng lượng, calo cần thiết mỗi ngày.
3. Giảm tiêu thụ cholesterol
Để duy trì đồng thời cả huyết áp lẫn đường huyết, nên chọn thực phẩm có hàm lượng cholesterol tốt, tránh thực phẩm có hàm lượng cholesterol cao. Trong số những loại thực phẩm có hàm lượng cholesterol thấp và tốt thì rau xanh hoa quả được xếp đầu bảng, tiếp đến là nhóm thực phẩm nguyên chất, dạng củ, quả, hạt ít qua chế biến. Sử dụng sữa bò, dê cừu có hàm lượng mỡ thấp.
4. Nguồn protein
Một trong những tiêu chí sử dụng protein ở nhóm người mắc bệnh ĐTĐ cao huyết áp là dùng nguồn protein dễ chuyển hóa thành năng lượng. Ví dụ, thịt là thực phẩm giàu protein nhưng chỉ nên dùng thịt nghèo (thịt nạc) vừa có tác dụng duy trì năng lượng lại hạn chế mỡ không có lợi. Nếu là nguồn protein trong sữa, nên dùng sữa tách mỡ có hàm lượng đường thấp. Ngoài ra có thể dùng luân phiên đậu, trứng, thịt gia cầm để bổ sung nguồn protein cho cơ thể.
Trước khi áp dụng bất kỳ cách ăn uống tiết thực nào cũng nên tư vấn chuyên môn để tránh dùng sai thực phẩm, tạo ra những phản ứng bất lợi cho cơ thể. Cuối cùng nên nhớ mọi sự lạm dụng về dưỡng chất đều không tốt, tuy vậy có thể dùng mọi dưỡng chất khác nhau nhưng chỉ dùng ở mức vừa phải.
5. Chú ý về ăn nhẹ buổi tối
Một trong những giải pháp tốt về ăn uống đối với người ĐTĐ cao huyết áp là nên ăn nhiều bữa trong ngày ăn, ăn nhẹ vào buổi tối trước khi đi ngủ nhằm ngừa giảm đường huyết. Để làm được điều này trước tiên nên chọn các món ăn nhẹ thích hợp, trọng tâm đến các loại hoa quả, chế biến thành món xalát, như táo dâu tây, quả lựu, nhóm quả mọng, mận đào, thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để duy trì năng lượng, giúp cơ thể khử độc.
Ngoài ra có thể dùng sữa, sữa chua có hàm lượng mỡ thấp làm từ đậu nành, củ quả nguyên chất hoặc ăn nhẹ bằng các món cháo cá, thịt. Đối với các món bánh nên dùng bánh mì, bơ lạc, bánh làm từ ngô, hoặc kết hợp ăn thực đơn từ nhiều loại hạt nguyên chất và cuối cùng nên nhớ chỉ ăn nhẹ trước khi đi ngủ.
Mướp đắng - Chữa tiểu đường, huyết áp cao
Ở nước ta, mọi người thường xắt lát quả mướp đắng chưa già, ngâm vào nước muối để giảm chất đắng, đem nấu canh hay làm món xào hoặc nhồi thịt xay vào ruột quả mướp rồi đem nấu canh.
Phân tích thành phần dinh dưỡng cho thấy, mướp đắng có: Protein 0,9%; lipit 0,1%; hydratcacbon 0,2% và nhiều vitamin, khoáng chất: vitamin A (mg) 0,04; B1 0,05%; B2 0,03%; Canxi 22%; Kali 26%; Magiê 16%; Sắt 0,9%.
Theo Đông y, mướp đắng tính hàn, vị đắng, không độc, nếu được dùng thường xuyên sẽ giúp giảm các bệnh ngoài da, làm cho da dẻ mịn màng. Theo y học hiện đại, mướp đắng có tác dụng diệt vi khuẩn và virus, chống lại các tế bào ung thư, hỗ trợ đắc lực cho bệnh nhân ung thư đang chữa bằng tia xạ. Ngoài ra, mướp đắng còn có tác dụng dược lý sau:
- Chống các gốc tự do là nguyên nhân gây lão hoá và phát sinh các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tổn thương thần kinh, viêm đường tiết niệu, tiểu đường…
- Tăng oxy hoá glucose, ngăn chặn sự hấp thu glucose vào tế bào. Ức chế hoạt tính các men tổng hợp glucose.
- Có tác dụng sinh học giống insulin, giúp cơ thể tăng tiết insulin, rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường dạng 2.
- Chữa ho, mụn trứng cá (uống trong và bôi ngoài) và rôm sảy (uống trong và bôi ngoài, khi khô thì tắm).
Cách chế: Mướp đắng tươi 200g cắt nhỏ, sắc 3 lần với nước, mỗi lần lấy 1 bát, tất cả cô lại còn 1 bát, chia làm 3 – 4 lần uống (hoặc cả uống trong, bôi ngoài) trong ngày. Trẻ em dùng nửa liều trên.
Chữa tiểu đường dạng 2 mới mắc (khi chưa phải dùng tân dược), phối hợp với các loại sulfamid chữa tiểu đường dạng 2 để tăng tác dụng giảm liều và giảm tác dụng phụ của thuốc. Ngoài ra, nước sắc quả mướp đắng tươi cũng giúp phòng chống các bệnh tim mạch, thần kinh, ung thư, lão hoá, giảm tác hại của tia xạ với người bệnh.
Cách chế: Quả mướp đắng tươi rửa sạch, để ráo nước, cắt nhỏ (bỏ hạt) cho vào máy xay sinh tố xay nhỏ, sau đó cho vào túi vải sạch đã tiệt trùng bằng cách luộc sôi 15 phút vắt lấy nước, đun sôi 15 phút (nước 1). Bã cho thêm nước (1kg quả tươi ban đầu thì cho 500ml nước) đun sôi, để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 2). Bã lại cho thêm nước (1kg quả tươi ban đầu thì cho 300ml nước) đun sôi để nhỏ lửa trong 15 phút, lấy ra để nguội, vắt lấy nước (nước 3). Bỏ bã, gộp cả nước 1, nước 3 đun sôi trong 15 phút.
Chia liều: Nếu ban đầu có 1kg quả tươi thì chia nước vắt thành 10 liều, mỗi ngày uống 1 liều ngay sau bữa ăn. Phần còn lại bảo quản trong tủ lạnh để dùng dần.
* Chữa say nắng: Dùng mướp đắng 60g, cuống lá sen 30g, đậu ván trắng 30g, sắc nước uống trong ngày để chữa say nắng phát sốt. Nếu trường hợp bị nhẹ chỉ cần dùng 15g mướp đắng đã bỏ lõi phơi khô, sắc nước uống.
* Chữa đau răng: Dùng mướp đắng 1 quả, đường kính trắng 60g. Mướp đắng rửa sạch, bỏ lõi, giã nhuyễn cho vào đường trộn đều. Sau 2 giờ, vắt lấy nước cốt uống. Bài thuốc này chữa đau răng do nắng nóng hay ăn nhiều chất cay nóng hiệu quả.
* Chữa tăng huyết áp: Dùng mướp đắng tươi 60 – 80g, rau cần 200g, sắc nước uống trong ngày, liên tục 7 – 10 ngày (một liệu trình) chữa tăng huyết áp.
- Mướp đắng 150g thái nhỏ, gạo tẻ 30 – 50g. Cho gạo vào nồi đổ nước, đun sôi một lúc rồi cho mướp đắng vào nấu thành cháo. Mỗi ngày ăn 2 lần khi cháo còn ấm. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả.
- Mướp đắng tươi 60 – 80g (hoặc 30 – 40g khô), thái nhỏ, hãm nước sôi, uống thay trà trong ngày. Cũng có thể dùng mướp đắng phơi hoặc sấy khô, tán thành bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10g bằng nước đun sôi. Bài thuốc này chữa đái tháo đường hiệu quả.
Lưu ý: Mướp đắng có tính lạnh nên những người tỳ vị hư hàn ăn dễ bị đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa vì vậy không nên dùng nhiều. Khi dùng mướp đắng (ở mọi dạng chế biến), không được dùng huyền sâm hoặc các chế phẩm có huyền sâm.
nha đam thảo mộc trị bệnh tiểu đường và cao áp huyết
Khá nhiều loại cây cỏ quanh ta có tác chữa bệnh và làm đẹp đến không ngờ... và lô hội là một trong số đó.
Lô hội là cây thảo sống nhiều năm, lá màu xanh lục, không cuống, mọc sít nhau, dày, mẫm, hình 3 cạnh, mép dày, có răng cưa thô. Loại cây này có khá nhiều tên gọi khác nhau, nhưng phổ biến nhất là lô hội và nha đam.
Chắc hẳn cũng không phải là ngẫu nhiên mà ngày càng có nhiều hãng mỹ phẩm, thực phẩm, đồ uống nổi tiếng liên tục đưa nha đam vào các sản phẩm của mình. Vậy còn chần chừ gì nữa, hãy cùng tìm hiểu về các tác dụng tuyệt vời của loài thảo mộc này nhé:
1. Chăm sóc da và dưỡng tóc
Lô hội có tác dụng làm giảm sự lão hoá của da, chất nhầy của gel lô hội có khả năng thấm ướt, tạo ẩm độ giúp da dễ đàn hồi, giảm bớt nếp nhăn. Chất gel này có tác dụng kích thích sự tổng hợp collagen và sợi elastin, có tác dụng ngăn chặn sự lão hóa của làn da.
Chất gel trong cây lô hội còn có tác dụng trị mụn và nhanh chóng làm liền vết thương do bị bỏng, vết phồng rộp, bị thương do bị côn trùng cắn và mẩn ngứa, bảo vệ da trước tác hại của ánh nắng mặt trời.
Bạn có thể tự chế kem dưỡng da với dịch lô hội như sau:
Dùng lòng trắng trứng gà tươi cho vào một bát sạch, đánh thành bọt, thêm 5 – 10 giọt dịch lô hội vào đánh đều, nếu chưa sử dụng bạn nên đậy kín và bỏ vào tủ lạnh.
Trước khi đi ngủ, rửa mặt sạch, dùng loại kem này bôi đều lên da mặt, sau khoảng 15 – 20 phút thì rửa sạch bằng nước ấm, rồi xoa nhẹ, massage da mặt vài phút. Làm khoảng 2 – 3 lần /tuần. Cũng có thể dùng loại kem này bôi lên da đầu và tóc lấy khăn trùm lại để khoảng 10-15 phút, sau đó gội sạch bằng nước ấm và dầu gội thường.
Để phục hồi mái tóc hư tổn do việc sử dụng nhiều loại hóa chất, bạn hãy làm theo cách sau đây: Trộn lô hội với sữa tươi và bôi lên tóc khoảng nửa giờ trước khi đi tắm. Hãy kiên trì thực hiện, bạn sẽ cảm nhận những hiệu quả bất ngờ.
Nếu muốn có một làn da đẹp bạn có thể dùng gel lô hội làm mặt nạ. Lấy lá tươi, rửa sạch bằng nước có chlorine loãng. Tách vỏ xanh, sau đó nghiền hoặc giã nhuyễn để lấy gel rồi sử dụng.
Hãy rửa sạch mặt và đắp lên một lớp gel mỏng, nằm yên chừng 15 – 20 phút rồi rửa sạch lớp gel này đi. Mỗi tuần chỉ được đắp 2- 3 lần. Phụ nữ có thai, người cao tuổi không dùng mặt nạ theo cách này.
Để trị mụn: Mỗi ngày dùng 200g lá lô hội tươi rửa sạch, cắt bỏ gai hai bên, dùng dao inox rạch trên lá nhiều hình vuông bằng con cờ nhỏ rồi cắt rời ra, thêm 50g đường cát, 2 muỗng canh mật ong, đá đập nhỏ... để ăn. Bạn cũng có thể dùng 500 ml nước cốt lô hội, 200 ml mật ong trộn đều, để vào tủ lạnh dùng dần. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 3 muỗng canh trước bữa ăn.
Tiếp đến, hãy lấy nước vo gạo để lắng, bỏ nước trong bên trên (liều lượng tùy dùng trong ngày), dùng muỗng nạo lấy nhựa nhớt bên trong lá (bằng với lượng nước vo gạo). Trộn đều hai thứ đó. Buổi tối trước khi đi ngủ lau mặt cho sạch, rồi thoa dung dịch trên lên mặt, thoa cho đều, để vậy đến sáng, rửa lại bằng nước ấm.
2. Dưỡng mắt
Nếu mắt bị mỏi, khô, mi mắt nặng, nổi quầng thâm, bạn chỉ việc cắt 2 lát lô hội, bỏ lớp vỏ xanh bên ngoài rồi đắp bề có chất dịch lên mắt, nằm yên trong 15 phút. Sau đó bạn sẽ thấy mắt dịu mát dễ chịu, vùng da quanh mắt cũng trở nên mềm mại hơn. Quầng thâm quanh mắt giảm, giúp đôi mắt khoẻ đẹp hơn.
3. Làm mềm môi, chống nứt nẻ
Vào mùa hanh khô, đôi môi của bạn thường hay bị nứt nẻ. Đừng quá lo lắng, hãy dùng gel lô hội bôi lên môi để "tìm lại" bờ môi mọng đỏ và mềm mại.
4. Trị chứng "nguyệt san" bất thường
"Nguyệt san" bất thường là chứng bệnh thường gặp và gây ra nhiều rắc rối đối với phụ nữ. Để khắc phục không khó, bạn hãy nấu sôi nước lô hội và thêm một chút đường để tạo thành nước siro. Uống nước này khoảng một tuần.
5. Chống béo phì
Ngoài những công dụng nêu trên, các nhà khoa học đã chỉ rằng, trong lô hội có chứa chất Aloin, rất hiệu nghiệm trong việc giảm cân. Vì vậy, nếu muốn giảm cân hiệu quả cao bạn đừng quên bổ sung nước ép lô hội vào thực đơn của mình.
6. Chữa bệnh xơ gan cổ chướng
Lấy một nắm nha đam gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nửa lít mật ong nguyên chất. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều, lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn), mỗi lần uống chừng 20 ml (1 muỗng canh).
Uống liên tục nhiều tháng bệnh sẽ thuyên giảm khả quan hoặc khỏi hoàn toàn. Lưu ý, người bệnh gan tuyệt đối không được uống rượu.
7. Chữa bệnh tiểu đường và cao áp huyết
+ Cách thứ nhất: Lấy một nắm lá lô hội gọt bỏ phần có gai hai bên lá, nấu sôi để nguội. Tất cả bỏ vào máy sinh tố xay đều lấy nước uống 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
+ Cách thứ hai: Lấy một nắm lá Aloe Vera nấu sôi để nguội. Uống nước và ăn lá đã nấu chín, 1 ngày 3 lần (15 phút trước bữa ăn). Mỗi lần dùng khoảng 1 muỗng canh.
+ Cách thứ ba: Mỗi ngày lấy 1 hay 2 lá Aloe Vera gọt vỏ, ăn sống. Ăn mỗi ngày 3 lần trong nhiều tháng sẽ có kết quả khả quan.
Những người bị huyết áp mà không bị tiểu đường thì có thể ăn với đường nguyên chất hoặc đường phèn. Người bị tiểu đường nhưng áp huyết cao thì ăn với muối.
8. Trị viêm loét dạ dày
Uống gel tươi của lá lô hội. Cứ vài giờ uống một muỗng canh gel tươi lúc bụng không có thức ăn sẽ làm lành vết viêm loét dạ dày. Tuy nhiên, không được uống quá 400mg gel tươi/ngày.
Ăn uống chữa bệnh huyết áp cao đúng cách
Chữa bệnh huyết áp cao bằng thuốc nam an toàn
Tác dụng chữa bệnh của quả đậu bắp
Tác dụng chữa bệnh của cây hoàn ngọc
5 món sinh tố giúp phòng trị cao huyết áp
Tác dụng chữa bệnh của cây chuối hột
Công dụng của lá cây sa kê
(ST)