Chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây đơn giản hiệu nghiệm. Những năm gần đây, số lượng người mắc đái tháo đường ngày càng tăng, trẻ hoá độ tuổi. Nguyên nhân một phần do lối sống, ít vận động của con người. Bài thuốc bằng lá cây được nhiều người ưa chuộng.
LÁ CÂY CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG
Lá Lược Vàng chữa trị biến chứng tiểu đường thật kì diệu.
Bài báo "Lược vàng quý hơn vàng" trên báo Người cao tuổi số Xuân Tân Mão có đưa tin: "Bảo bối của người bệnh tiểu đường". Sau bài báo đó, đã có nhiều vị quan tâm gọi điện tới tôi như muốn xác minh sự thật về Lược vàng chữa trị biến chứng tiểu đường.
GS-TS KH Hoàng Tích Huyền cũng rất ngạc nhiên khi biết tin tôi chỉ dùng lá cây Lược vàng đã chữa khỏi những biến chứng nghiêm trọng của căn bệnh tiểu đường. Mặc dầu không mắc bệnh tiểu đường, năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng ngày 16-4-2011, Giáo sư đã cất công dẫn một số bệnh nhân từ Hà Nội lên tận quê tôi ở Trung Giã, Thái Nguyên, với mong muốn tận mắt chứng kiến con bệnh, nghe tôi tường trình lại toàn bộ quá trình diễn biến các biến chứng tiểu đường cùng cách sử dụng lá cây Lược vàng đẩy lùi được căn bệnh hiểm nghèo. Với mong muốn không để bạn đọc phải vất vả tìm đến tôi, nay tha thiết mong báo Người cao tuổi cho đăng bài viết dưới đây để ai có yêu cầu thì có thể tham khảo kinh nghiệm dùng Lược vàng để chữa trị biến chứng tiểu đường.
Trước khi báo tin vui này đến bạn đọc có cùng cảnh ngộ, tôi rất khốn khổ khi phải sống chung với một loại chứng bệnh nan y - bệnh tiểu đường. Thay mặt gia đình, tôi xin thành tâm tỏ lời biết ơn sâu sắc tới Báo Người cao tuổi. Nhờ báo Người cao tuổi giới thiệu Lược vàng có thể chữa trị bệnh hiểm nghèo trong chuyên mục "Tự làm bác sĩ", đã giúp tôi có bảo bối tự cứu mình thoát khỏi sự hành hạ khổ sở, có lúc như muốn chết bởi những biến chứng tai quái của căn bệnh tiểu đường.
Tôi là Đỗ Trọng Bằng, giáo viên của Trường phổ thông cấp II, xã Trung Thành, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên, chuyên giảng dạy môn Ngữ Văn từ 36 năm nay. Vào cuối tháng 4 năm 2011, tôi nghỉ hưu. Nhờ cây Lược vàng, đã giúp tôi thoát khỏi lưỡi hái tử thần, giành lại được sức sống khỏe mạnh, vui tươi như ngày nay.
Thời kì đầu tôi bị bệnh tiểu đường
Ban đầu, bệnh tiểu đường khởi phát trong người, tôi có cảm giác bồn chồn, rạo rực… khó chịu. Đến năm 1999, những cảm giác như vậy đã xuất hiện thường xuyên hơn ngày này sang ngày khác. Cơ thể có tình trạng khát nước, đi tiểu nhiều, thi thoảng lại xuất hiện những cơn đói một cách khác thường.
Kể từ đó tôi bị mất ngủ, ban đầu, hằng tuần thường có một hai đêm chỉ ngủ được khoảng 2 tiếng. Đến năm 2002, tôi bắt đầu bị chảy máu chân răng. Các răng bị lung lay, mắt mờ đến mức không nhận ra địa hình trước mặt mình, đi lại dễ bị vấp ngã.
Bạn bè và người thân đã cảnh báo có thể tôi đã mắc bệnh tiểu đường. Tôi cao gần 1,7 m, năm 1999-2000, thể trọng 74,6 kg. Vậy mà, chỉ 3 năm sau, thể trọng đã tụt xuống 61 kg. Nhiều thầy cô giáo cùng dạy học đều biết rõ căn bệnh quái ác đã ái ngại và lo lắng cho tôi.
Chữa trị biến chứng bệnh tiểu đường tại Bệnh viện ở Hà Nội
Tháng 4 năm 2002, tôi điều trị tại Bệnh viện Nội tiết T.Ư ở Hà Nội. Sau 10 ngày chữa trị, tôi xin xuất viện để điều trị ngoại trú theo đơn thuốc của Bệnh viện. Năm 2006, bệnh tiểu đường biến chứng vào tim. Tôi về Bệnh viện Bạch Mai để khám và xin phác đồ điều trị ngoại trú. Đến năm 2008-2009, tôi phải vào Bệnh viện Mắt T.Ư xin thuốc điều trị biến chứng vào mắt.
Kiểm tra, siêu âm, thử máu và điều trị cho thấy:
Tôi bị bệnh tiểu đường với mức độ nặng, Bệnh viện nội tiết T.Ư xác định chỉ số đường huyết khi đó là 27 mmol/l. Kèm theo các biến chứng như mắt trái mờ, chỉ còn: 0,7/10, mắt phải còn lại: 4/10; Hai chi bị chứng tắc mạch, đau buốt, tê bì từ đầu gối trở xuống, lòng bàn chân thâm tím với nhiều mảng đen. Từ năm 2006 trở đi các kẽ chân thường xuyên rỉ nước vàng. Số lần tiểu tiện trong đêm thường từ 5-6 lần, ban ngày từ 10-12 lần. Các đốt sống cổ và bả vai trái cho đến khuỷu tay trái đau nhức, tay trái hoạt động khó khăn. Đến năm 2006 thì tại bả vai trái nhiều khi đau nhức như có mủ bên trong.
Biến chứng của bệnh tiểu đường đã ảnh hưởng đến tim mạch. Triệu chứng của bệnh mạch vành nặng thêm. Trước năm 2005, tôi không thể đi lên được tầng 2. Điều trị bằng thuốc Tây một thời gian, tôi đã dần đi lên được tầng 2, nhưng tim đập ghê gớm. Động mạch chi, động mạch cảnh bị vữa xơ, vôi hóa; Mỡ máu cao, không ổn định. Huyết áp thường xuyên ở mức 170/110 mmHg.
Từ 2002 đến năm 2010, tôi đã kiên trì chữa bệnh theo phác đồ điều trị của các Bệnh viện ở Hà Nội với mong muốn nhanh chóng thanh toán được nỗi khổ do biến chứng tiểu đường hành hạ. Hằng ngày tôi thường phải dùng tới 15 loại thuốc điều trị khác nhau, thuốc điều trị tiểu đường 7- 8 loại, thuốc điều trị tim mạch có 7 loại.
Những năm tháng ấy, gia đình đã tạo điều kiện để tôi dùng thuốc ngoại, mua ngoài với mức chi phí hằng tháng từ 2 - 3 triệu đồng. Dùng thuốc ngoại, mức đường huyết có ổn định, nhưng các biểu hiện của biến chứng không hề thuyên giảm. Đồng thời với việc chữa trị bệnh tiểu đường, tôi còn tìm đến 6 thầy thuốc y học dân tộc để chữa trị đốt sống cổ và bả vai, nhưng tình trạng đau nhức đó vẫn không sao đẩy lui được.
Do bệnh trạng nghiêm trọng, nên đêm nào cũng vậy, tôi không bao giờ ngủ quá 2-3 tiếng. Xem sách, đọc báo, sau khoảng 15 phút thì bị ù tai. Những năm tháng ấy tai họa của biến chứng tiểu đường đã hành hạ cuộc sống và lao động thường nhật, tâm hồn và thể xác như là thứ đi mượn. Có lúc, gia đình đã nghĩ tới chuyện tôi không thể sống nổi...
Lược vàng chữa khỏi biến chứng tiểu đường
Đang trong quá trình điều trị tốn kém, biến chứng tiếp tục phát triển theo chiều hướng xấu đi, bỗng tháng 4 năm 2010, tôi nhận được tin Lược vàng có thể chữa trị được một số bệnh hiểm nghèo từ Báo Người cao tuổi. Thế là tôi xin lá Lược vàng về tự chữa bệnh.
Ngày 13-5-2010, tôi bắt đầu nhai lá Lược vàng. Tuần đầu tiên, vừa dùng Lược vàng, tôi vừa dùng viên thuốc Diamicron ổn định đường huyết, nhưng giảm bớt 1 viên. Tuần thứ 2, tôi giảm tiếp viên thuốc thứ 2. Đến tuần thứ 3 tôi giảm nốt viên thứ 3. Ngừng 1 tuần, tôi không dùng Lược vàng và Diamicron. Hết tuần đó, kiểm tra đường huyết không thấy có thay đổi so với kết quả kiểm tra trước ngày 13-5-2010. Từ đó trở đi tôi chỉ dùng Lược vàng trị bệnh. Tôi kiên trì nhai sống nuốt cả bã lá cây Lược vàng trước bữa ăn hàng ngày chừng 20 phút, mỗi lần 3 lá (mỗi lá dài khoảng 20 -25 cm nếu lá ngắn thì tăng số lá). Đồng thời với việc sử dụng Lược vàng, tôi duy trì chế độ ăn uống phù hợp như kiêng kị ăn mỡ động vật, mỗi tuần ăn vài bữa thịt nạc, ăn cá, tép và rau đậu v.v...
Trong quá trình dùng Lược vàng, tôi đã lắng nghe những diễn biến trong cơ thể và ghi chép lại. Kết quả cho thấy, chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng Lược vàng những triệu chứng như mắt mờ, chân tê bì, chân răng chảy máu, răng lung lay bắt đầu thuyên giảm. Sau 2 tuần các triệu chứng thuyên giảm rõ rệt, sau 4 tuần thì biến mất. Tình trạng đau nhức ở đốt sống cổ và bả vai cũng chấm dứt.
Dùng Lược vàng được một thời gian, cứ ăn xong bữa tối là tôi thấy buồn ngủ. Sau một tháng, đi lên gác không thấy khó khăn. Sau 2 tháng rưỡi, tôi đã bỏ được toàn bộ số thuốc Tây còn lại dùng điều trị tim mạch. Các biến chứng tiểu đường trong tôi đều đã khỏi. Nay chỉ số đường huyết thường duy trì ở mức giống hệt như khi tôi dùng thuốc Tây, 6,4-6,8 mmol/1ít (tháng 5 năm 2011).
Từ ngày chữa khỏi những biến chứng tiểu đường, đến nay tôi vẫn nhai đều Lược vàng với liều 6 lá/ngày, chia 3 lần. Cứ dùng như vậy được 2 tuần lễ thì tôi lại ngưng một tuần, sau đó lại tiếp tục. Đến tháng 10-2010, cơ thể tôi tăng lên 68 kg. Dịp tết Tân Mão tôi đã 70 kg. Bây giờ tôi đọc sách bình thường, đi lên tận gác 3 không mệt mỏi, có thể lao động, chơi bóng đá 30 phút. Mỗi đêm, tôi ngủ được 6 tiếng, rất sâu và không còn đi tiểu đêm. Thời gian khoảng 8 năm bị biến chứng tiểu đường, sinh hoạt tình dục vợ chồng hoàn toàn bị gián đoạn, đến nay đã phục hồi.
Ngày 16-4-2011, khi chia sẻ kinh nghiệm chữa bệnh tiểu đường bằng lá cây Lược vàng với GS Hoàng Tích Huyền và mấy vị từ Hà Nội lên, tôi đã kể lại, trước khi bị bệnh, tôi là vận động viên bóng đá của trường, nặng trên 70 kg. Sau khi chữa khỏi các biến chứng tiểu đường, tôi dùng thuốc bổ dưỡng, cũng không dùng thêm bất cứ phương thức chữa trị nào khác. Chỉ có dùng lá cây Lược vàng, ăn uống bình thường, tuy vẫn phải kiêng kị một số thức ăn đối với bệnh nhân tiểu đường. Chứng tỏ Lược vàng ngoài tác dụng chính là chữa bệnh, còn có tác dụng bổ dưỡng nâng cao sức khỏe. Khi tôi lâm bệnh, bạn bè ái ngại, nay họ mừng, có người bảo: "Đúng là tôi đã được trời cứu".
Sau bài báo "Lược vàng quý hơn vàng" trong số xuân Tân Mão của Báo Người cao tuổi, rất nhiều độc giả gọi điện hỏi đôi điều cụ thể. Tôi đã bộc bạch: "Tôi chỉ dùng lá cây Lược vàng mà chữa khỏi những biến chứng của bệnh tiểu đường như vậy đó. Tôi chưa sử dụng tới thân cây và vòi của cây Lược vàng, bởi tôi không biết dùng rượu. Để có lá cây Lược vàng dùng đều đặn hàng ngày, tôi đã chọn ngày thời tiết nắng ráo, lá cây Lược vàng không đọng nước, hái khoảng 100 - 120 lá, xếp gọn vào trong túi ni-lông rồi buộc kín lại và đem cất vào ngăn chứa rau trong tủ lạnh. Dùng đến đâu, lấy ra đem rửa sạch. Làm theo trình tự như vậy, tôi thấy lá Lược vàng có thể giữ được đến ngày thứ 17 vẫn dùng tốt.
Chữa khỏi biến chứng tiểu đường trong tôi bằng lá cây Lược vàng là một sự thật kì điệu. Tuy nhiên, trong sự kì diệu ấy đang còn ẩn chứa biết bao nhiêu điều huyền bí mà bản thân tôi không sao hiểu nổi.
Tôi rất mong các cơ quan chức năng, các nhà khoa học vào cuộc, để giúp cho người dân từng bước hiểu biết được tác dụng tích cực của cây Lược vàng, từ đó thiết thực góp phần nâng cao sức khỏe cho người dân ngay tại gia đình, đặc biệt là cho những người nghèo ở xa thành thị và bệnh viện như tôi…
Điều trị bệnh tiểu đường bằng cây cỏ sữa
.
|
Cây cỏ sữa.ảnh: discovery |
Theo đó, nhóm tác giả gồm Tiến sĩ Hoàng Lê Sơn, Tiến sĩ Lê Thị Lý, Trần Thị Phương Dung, Vũ Thị Lệ Quyên, Trịnh Xuân Quý đã công bố kết quả nghiên cứu bước đầu về thuốc điều trị bệnh tiểu đường từ cây cỏ sữa. Đây là một loại cây mọc phổ biến ở nông thôn Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu cho thấy: chiết xuất của Cây cỏ sữa lá nhỏ có thể làm giảm đường huyết lên tới 48% ở mô hình chuột tiểu đường gây ra bằng STZ/NAD và 43,8% ở mô hình chuột tiểu đường gây ra bằng MSG. Chính vì thế, chiết xuất của Cỏ sữa lá nhỏ có tiềm năng lớn trong việc điều trị tiểu đường, một căn bệnh có xu hướng gia tăng trong xã hội hiện này. Trong quá trình làm việc, nhóm nghiên cứu ứng dụng những phương pháp hiện đại nhằm rút ngắn thời gian chế tạo thuốc và hạ giá thành sản xuất so với mẫu chứng và thuốc điều trị tiểu đường hiện hành.
Trái cây cải thiện bệnh tiểu đường
Theo trang tin healthmeup.com, các bác sĩ giới thiệu một số loại trái cây thân thiện với bệnh nhân tiểu đường.
Bưởi đỏ: là sự lựa chọn lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường. Nên ăn nửa quả bưởi mỗi ngày.
Quả mâm xôi: hàm lượng cao chất chống ô xy hóa có trong quả mâm xôi tốt cho bệnh nhân tiểu đường. Ngoài ra, quả mâm xôi cung cấp nhiều chất xơ và các vitamin khác nhau.
Dưa hấu: là nguồn dồi dào vitamin B và C, cũng như kali, beta-carotene và lycopene.
Trái anh đào: chứa nhiều chất chống ô xy hóa song lại có hàm lượng carbohydrate và mức đường huyết thấp, rất phù hợp cho người bị tiểu đường. Bạn có thể ăn 12 trái anh đào mỗi ngày.
Quả đào: đây là nguồn phong phú vitamin A và C. Quả anh đào có hàm lượng carborhydrate thấp nhưng lại giàu chất xơ và kali.
|
|
Mơ: với hàm lượng carbohydrate thấp, chất xơ cao, dồi dào vitamin A, quả mơ là lựa chọn tuyệt vời cho bệnh nhân tiểu đường.
Táo: khi ăn táo, bạn không nên bỏ vỏ vì vỏ táo rất giàu chất chống ô xy hóa. Táo còn là nguồn dồi dào chất xơ và vitamin C.
Kiwi: ăn kiwi giúp bổ sung nhiều chất xơ, kali và vitamin C cho cơ thể. Kiwi cũng có hàm lượng carbohydrate thấp, cần thiết cho bệnh nhân tiểu đường. Một trái kiwi mỗi ngày sẽ giúp cải thiện sức khỏe của bạn.
Lê: chứa nhiều chất xơ, kali và ít carbohydrate, quả lê nên là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn uống của những ai bị tiểu đường.
Cam: ăn cam cũng là sự lựa chọn thông minh của bệnh nhân tiểu đường. Cam chứa nhiều vitamin C, kali, song lại có hàm lượng carbohydrate thấp.
Một số cây thuốc điều trị tiểu đường
Các dược liệu thiên nhiên:
Nhân sâm: Trong tổng glycosit Nhân sâm có ginsenin – có tác dụng giảm đường. Liều lượng lớn (100mg/kg) có tác dụng rõ rệt, khi ngừng thuốc còn duy trì hiệu quả được thêm 1 – 2 tuần.
Khổ qua: Chất lấy ra từ Khổ qua có tác dụng tương tự như insulin.
Phiên thạch lựu: Thành phần giảm đường của lá là Flavon glycosit. Ngoài tác dụng giảm đường còn có tác dụng hạ huyết áp, giảm mỡ.
Hạt quả vải: Giảm đường huyết và giảm mạnh hàm lượng glucogen.
Sơn dược: Mỗi ngày uống 250g nước thuốc sắc, uống lâu dài có công hiệu giảm đường.
Râu ngô: Uống 50g nước râu Ngô có thể giảm triệu chứng của bệnh tiểu đường.
Hoàng kỳ: Dùng trị bệnh tiêu khát.
Câu kỳ tử: Có thể làm thành rau ăn mỗi ngày có thể dùng 6 – 12g.Trong quả có betain, axit ascorbic, axit nicotianic. Câu kỷ tử có tác dụng làm hạ đường huyết. Có thể ngâm rượu dùng làm thuốc hạ đường huyết. Cách ngâm như sau: Khởi tử 600g; Rượu 2 lít (rượu 35 –
40o). Giã nhỏ Khơi tử, cho rượu vào ngâm 2 tuần trở lên sau đó lọc lấy rượu để uống; ngày uống 1 – 2 chén con.
Bột Bí đỏ: Mỗi ngày dùng 30g, dùng trong 1 – 3 tháng; dùng càng lâu càng có hiệu quả tốt.
Con lươn: Bệnh nhân tiểu đường mỗi ngày nên ăn 60 – 90 g lươn, ăn trong 3 – 4 tuần, đường huyết, đường niệu giảm.
NHỮNG THỰC PHẨM NGƯỜI BỊ TIỂU ĐƯỜNG NÊN TRÁNH
Đái tháo đường, còn gọi là bệnh tiểu đường hay Bệnh dư đường, là một nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa cacbohydrat khi hoóc môn insulin của tụy bị thiếu hay giảm tác động trong cơ thể, biểu hiện bằng mức đường trong máu luôn cao; trong giai đoạn mới phát thường làm bệnh nhân đi tiểu nhiều, tiểu ban đêm và do đó làm khát nước.
Bệnh tiểu đường là một trong những nguyên nhân chính của nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình là bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương, hoại thư…
Với số lượng gia tăng của bệnh tiểu đường, các chuyên gia chỉ ra rằng, cần có một sự hiểu biết chính xác về bệnh tiểu đường và hạn chế một số loại thực phẩm, bởi vì chế độ ăn uống bị ảnh hưởng trực tiếp tới người bệnh và làm thay đổi lượng đường trong máu.
Dưới đây là những thực phẩm mà bệnh nhân tiểu đường nên tránh:
Trái cây khô
Thực tế trái cây khô có chứa chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng nhưng nó lại có hàm lượng lượng đường tự nhiên rất cao, khiến lượng đường trong máu của người bị bệnh tiểu đường càng tăng cao. Vì vậy, người bị bệnh tiểu đường nên tránh trái cây khô.
Nước trái cây
Thực tế, các loại trái cây giàu chất xơ rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường nhưng nước trái cây thì ngược lại. Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng.
Nước ép trái cây chứa nhiều dinh dưỡng hơn so với soda và các đồ uống có đường khác, nhưng các loại nước ép chứa hầu hết lượng đường có trong trái cây, do đó nếu uống nhiều nước trái cây sẽ làm lượng đường trong máu tăng nhanh chóng (Ảnh minh họa)
Gạo
Gạo trắng là một thực phẩm chủ yếu trong chế độ ăn uống hàng ngày. Nhưng đối với những người mắc bệnh tiểu đường, gạo trắng có thể làm bệnh tiểu đường của họ trầm trọng hơn vì nó làm cho hàm lượng đường trong máu tăng nhanh hơn. Do vậy, người mắc bệnh tiểu đường có thể ăn gạo lứt và các loại thực phẩm ngũ cốc vì chúng làm giảm dần lượng đường glucose trong máu.
Mật ong
Mật ong là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe của con người, mật ong có thể làm giảm bớt táo bón, đẹp da… Nhưng mật ong có chứa đến 40% hàm lượng đường và đường mật ong khiến cơ thể dễ dàng hấp thụ trực tiếp, do vậy, bệnh nhân tiểu đường cành tránh mật ong càng nhiều càng tốt.
Đường mía
Vị ngọt của đường mía rất nhiều người đáng nhớ, mặc dù nó làm giảm cơn khát, nhưng nó chứa chủ yếu là glucose, fructose và sucrose, cung cấp cho cơ thể. Đây là những thực phẩm có hại cho bệnh tiểu đường, vì vậy bệnh nhân cần xem xét một cách cẩn thận trước khi ăn.
Chất béo và kẹo
Chất béo và kẹo cần được hạn chế nếu bạn đang mắc căn bệnh tiểu đường. Chất béo có thể khiến lượng đường trong cơ thể tăng đột biến và làm bạn tăng cân. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì kẹo làm loại thực phẩm cấm kỵ hàng đầu, bởi chúng có quá nhiều đường.
Thức ăn nhanh, thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thức ăn nhanh, chế biến sẵn như khoai tây chiên, mì gói, bánh rán, bánh ngọt… thường có nhiều chất béo trans. Chất béo trans làm tăng cholesterol xấu, giảm cholesterol tốt, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, bệnh tiểu đường. Người mắc bệnh tiểu đường nên lựa chọn những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh như cá hồi, các loại hạt, bơ, dầu ô liu hay dầu thực vật.
Sữa
Đối với các bệnh nhân tiểu đường thì các chế phẩm từ sữa như sữa béo, kem, pho mát,… là những thực phẩm cấm kỵ. Do đó, người bị bệnh tiểu đường nên chọn sữa tách béo, pho mát có hàm lượng chất béo thấp.
Bỏng ngô
Các chuyên gia chỉ ra rằng, bỏng ngô không thích hợp cho bệnh nhân tiểu đường, vì bỏng ngô là loại thực phẩm giàu tinh bột, cộng với chiên, nên càng cần cấm kỵ trong chế độ ăn uống của người bị bệnh tiểu đường.
Rượu
Khi bệnh nhân uống rượu và ăn một số thức ăn có đường thì lượng đường trong máu lập tức tăng cao không khống chế được. Còn khi thường xuyên uống rượu mà không ăn thức ăn thì làm chậm quá trình phân giải đường nguyên chất ở gan, làm lượng đường trong máu giảm xuống, xuất hiện triệu chứng đường máu thấp. Vì vậy, bạn nên hạn chế uống rượu cho dù bạn có bị bệnh tiểu đường hay không và người bị tiểu đường thì càng nên tránh uống rượu.
Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi
Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường
(ST)