Thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất

19/04/2015 06:02 AM
344



Thuốc chữa bệnh tiểu đường hiệu quả nhất. Insulin là một hormon quan trọng, giúp cơ thể hấp thu glucose - một trong những thành phần chính cung cấp năng lượng cho con người.









  THUỐC CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ NHẤT



Tiểu đường và việc điều trị bằng insulin

Vai trò của Insulin

Những người bị mắc tiểu đường tuýp 1 thường không sản sinh đủ lượng insulin trong cơ thể vì vậy phải có insulin thay thế. Nếu như không cung cấp đủ insulin thay thế thì những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ bị đường trong máu cao và cơ thể chuyển sang đốt cháy các chất béo dự trữ. Liên tục trong một vài ngày như thế sẽ dẫn đến nhiễm axit tiểu đường và tính mạng bị đe doạ.

Còn ngược lại nếu quá nhiều insulin thì sẽ khiến đường trong máu thấp, dẫn tới bệnh hypoqlycaemia (ngất xỉu, hôn mê). Triệu chứng phổ biến là da nhợt nhạt, hay sửng sốt bàng hoàng, run rẩy, đổ mồ hôi, nhịp tim đập nhanh, hay đói, hay lo lắng và mắt bị mờ đi. Trong một số trường hợp có thể dẫn đến mất ý thức, hôn mê, co giật.

Tiểu đường tuýp 2 thì không thiếu sự sản sinh insulin nhưng các tế bào cơ thể ngày càng tăng cường đề kháng, làm giảm ảnh hưởng của insulin. Trong những năm đầu, cơ thể bù đắp được insulin đề kháng bởi sản sinh insulin từ tuyến tuỵ. Tuy nhiên, những năm tiếp theo thì tuyến tuỵ không còn khả năng bù đắp được nữa và khoảng 25% người mắc tiểu đường tuýp 2 cuối cùng vẫn cần phải điều trị bằng insulin.

Đặc điểm

Có 4 loại insulin chính dùng để tiêm và loại insulin thường dùng sẽ phụ thuộc vào sự thích nghi của từng người và lối sống của họ

- Loại insulin có tác dụng ngắn: Ví dụ loại Actrapid và Velosulin bắt đầu có hiệu quả từ 30 - 60 phút đầu và kéo dài từ 6 - 8 tiếng. Loại insulin aspart, insulin lispro và insulin qlulisine thì có tác dụng sau 15 phút và kéo dài trong 4 tiếng.

- Loại insulin có tác dụng trung bình: Loại này có hiệu quả sau 1 - 2 giờ đầu và kéo dài từ 10 - 14 tiếng như Humulin I và Insulatard.

- Insulin có tác dụng lâu: Bắt đầu có tác dụng sau 1 đến 2 tiếng và kéo dài 24 tiếng. Đó là loại insulin zinc suspension, protamine zinc insulin hoặc insulin qlarqine và insulin detemir.

- Insulin pha trộn: là loại được trộn lẫn giữa insulin có tác dụng ngắn và loại có thời gian trung bình với tỷ lệ khác nhau như 30/70 hoặc 50/50 như loại NovoMix 30, Humulin M3, Insuman comb và Humaloq Mix25.

Sản phẩm insulin nuốt khí được bắt đầu áp dụng ở Hoa Kỳ vào tháng 8/2006. Nó có tác dụng ngắn, hiệu quả sau 10 đến 20 phút và kéo dài 6 tiếng.

Cách sử dụng

Có 3 chế độ:

1. Liều lượng hai lần một ngày cho loại có tác dụng ngắn và trung bình

- Dùng trước bữa ăn sáng và ăn tối

- Liều lượng insulin tác dụng ngắn có hiệu quả vào buổi sáng và tối

- Loại trung bình có hiệu quả vào buổi chiều và đêm.

- Hai loại insulin này rất thích hợp khi trộn lẫn với nhau

2. Dùng 3 lần trong một ngày

- Sử dụng loại có tác dụng ngắn và trung bình trước bữa ăn sáng

- Loại tác dụng ngắn dùng trước bữa ăn tối

- Loại tác dụng trung bình dùng trước khi đi ngủ

3. Liều lượng dùng nhiều lần trong ngày

- Loại insulin có tác dụng ngắn được sử dụng trước mỗi bữa ăn

- Loại trung bình và loại có tác dụng lâu được sử dụng trước khi đi ngủ.

Có nhiều loại chế độ sử dụng khác nhau ví dụ bệnh tiểu đường đối với một số người già có thể tiêm hàng ngày loại insulin có tác dụng lâu.

Điều trị bằng truyền insulin đôi khi được sử dụng đối với người trẻ bị mắc tiểu đường.

Những loại tiêm phức tạp ngày càng được ưa sử dụng vì chúng có tính linh hoạt và giống loại insulin tự nhiên trong cơ thể.

Tuy nhiên chế độ ăn uống và liều lượng sử dụng thuốc phụ thuộc vào từng cá nhân nên bạn phải cùng bác sĩ tìm ra sự kết hợp giữa thuốc và chế độ ăn để điểu chỉnh được lượng đường trong máu một cách tốt nhất.

Mục đích điều trị insulin

Mục đích điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin không giống nhau đối với mỗi người.

Ở những người trẻ, trung tuổi với mong muốn kéo dài tuổi thọ thì việc điều trị bệnh tiểu đường tốt sẽ làm giảm những biến chứng trong thời gian dài. Nhưng điều này đòi hỏi bác sĩ phải giám sát chặt chẽ và cơ thể có thích nghi với bệnh tiểu đường hay không.

Điều chỉnh mức độ đường glucose trong máu ở tiếu đường tuýp 1 tốt nhất ở mức từ 4mmol/l đến 7mmol/l.

Với người già hoặc những người mắc bệnh nặng có thể không thích hợp để điều trị bằng insulin thay thế vì vậy cần điều chỉnh các triệu chứng tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu xuống mức 10mmol/l sẽ khiến bệnh nhân không còn cảm giác khát nước hoặc muốn đi tiểu.

Cách sử dụng

Có 3 chế độ:

1. Liều lượng hai lần một ngày cho loại có tác dụng ngắn và trung bình

- Dùng trước bữa ăn sáng và ăn tối

- Liều lượng insulin tác dụng ngắn có hiệu quả vào buổi sáng và tối

- Loại trung bình có hiệu quả vào buổi chiều và đêm.

- Hai loại insulin này rất thích hợp khi trộn lẫn với nhau

2. Dùng 3 lần trong một ngày

- Sử dụng loại có tác dụng ngắn và trung bình trước bữa ăn sáng

- Loại tác dụng ngắn dùng trước bữa ăn tối

- Loại tác dụng trung bình dùng trước khi đi ngủ

3. Liều lượng dùng nhiều lần trong ngày

- Loại insulin có tác dụng ngắn được sử dụng trước mỗi bữa ăn

- Loại trung bình và loại có tác dụng lâu được sử dụng trước khi đi ngủ

Có nhiều loại chế độ sử dụng khác nhau ví dụ bệnh tiểu đường đối với một số người già có thể tiêm hàng ngày loại insulin có tác dụng lâu.

Điều trị bằng truyền insulin đôi khi được sử dụng đối với người trẻ bị mắc tiểu đường.

Những loại tiêm phức tạp ngày càng được ưa sử dụng vì chúng có tính linh hoạt và giống loại insulin tự nhiên trong cơ thể

Tuy nhiên chế độ ăn uống và liều lượng sử dụng thuốc phụ thuộc vào từng cá nhân nên bạn phải cùng bác sĩ tìm ra sự kết hợp giữa thuốc và chế độ ăn để điểu chỉnh được lượng đường trong máu một cách tốt nhất.

Insulin tiêm

Insulin được khử hoạt tính bởi enzym tiêu hoá trong ruột mà không phải do tuyến nước bọt ở miệng vì vậy insulin thường được sử dụng để tiêm dưới da và thường tiêm ở bắp đùi, mông, bụng hoặc trên cánh tay. Loại kim dùng để tiêm rất nhỏ và sau khi đã quen bạn có thể tự tiêm lấy hoặc hỏi những người bị mắc tiểu đường, họ sẽ dạy bạn cách tiêm.

Lưu ý:

- Bạn nên sử dụng loại insulin có tác dụng ngắn tiêm dưới da bụng

- Loại trung bình và lâu thì tiêm ở đùi

- Loại insulin trộn lẫn có thể tiểm ở cả đùi và bụng.

- Nên luân phiên vị trí tiêm để tránh chỗ bị tiêm nhiều làm mô mỡ sẽ dầy lên gây chai cứng da và đau

- Tập thể dục sau khi tiêm có thể sẽ làm tăng tốc độ insulin chảy trong máu.

Insulin nuốt khí

Insulin nuốt khí đã được dùng để điều trị tiểu đường nhưng nó không phù hợp và phổ biến cho tất cả mọi người.

Chỉ có loại insulin tác dụng ngắn được dùng còn hầu hết những người mắc tiểu đường tuýp 1 sẽ vẫn cần phải tiêm insulin có tác dụng trung bình và lâu.

Insulin nuốt khí không thể sử dụng cho những người hút thuốc, bị bệnh về phổi như hen suyễn vì nó ảnh hưởng lâu dài đến phổi.

Viện sức khoẻ và lâm sàng quốc gia (NICE) đã khuyến cáo cho những người nào nên sử dụng loại insulin nuốt khí như những người mắc bệnh bồn chồn, ám ảnh hoặc những người mắc vấn đề dài dẳng với chỗ bị tiêm.

Mục đích điều trị insulin

Mục đích điều trị bệnh tiểu đường bằng insulin không giống nhau đối với mỗi người.

Ở những người trẻ, trung tuổi với mong muốn kéo dài tuổi thọ thì việc điều trị bệnh tiểu đường tốt sẽ làm giảm những biến chứng trong thời gian dài. Nhưng điều này đòi hỏi bác sĩ phải giám sát chặt chẽ và cơ thế có thích nghi với bệnh tiểu đường hay không.

Điều chỉnh mức độ đường glucose trong máu ở tiếu đường tuýp 1 tốt nhất ở mức từ 4mmol/l đến 7mmol/l.

Với người già hoặc những người mắc bệnh nặng có thể không thích hợp để điều trị bằng insulin thay vì vậy cần điều chỉnh các triệu chứng tiểu đường bằng cách giảm lượng đường trong máu xuống mức 10mmol/l sẽ khiến bệnh nhân không còn cảm thấy bị khát nước hoặc muốn đi tiểu.

Trị bệnh tiểu đường bằng insulin từ rau diếp

Các nhà khoa học Mỹ đã tạo ra được insulin từ rau diếp để trị bệnh tiểu đường. Sau những thử nghiệm thành công trên chuột, loại insulin này đang được thử nghiệm trên con người, mở ra cơ hội điều trị cho bệnh nhân tiểu đường loại 1. Bằng kỹ thuật biến đổi gien, nhóm nghiên cứu đã tạo ra được các tế bào thực vật có chứa insulin từ rau diếp và cây thuốc lá để thử nghiệm trên chuột mắc bệnh tiểu đường. Nghiên cứu này được thực hiện bởi giáo sư Henry Daniell, thuộc Trường Đại học Central Florida, và các cộng sự. Nhóm nghiên cứu đã đưa các tế bào thực vật đông khô của cây thuốc lá hoặc rau diếp có chứa insulin dưới dạng bột vào cơ thể chuột mắc bệnh tiểu đường. Khi các tế bào này tiến vào ruột chuột, vi khuẩn đang sống ở đó sẽ phân hủy các thành tế bào và insulin thoát ra sẽ được đưa dần dần vào máu.

Sau 8 tuần lễ thử nghiệm, các chuyên gia nhận thấy nồng độ đường glucose trong máu và nước tiểu chuột đã trở lại mức an toàn, và các tế bào beta trong tuyến tụy của chuột đã sản xuất được insulin ở mức độ cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, nhằm tiết kiệm chi phí và tránh những phản ứng bất lợi có thể phát sinh từ thuốc lá, nhóm nghiên cứu hiện chỉ sử dụng insulin từ rau diếp biến đổi gien trong các thử nghiệm mà thôi. Theo nhóm nghiên cứu, loại insulin này cũng có khả năng giúp ngăn chặn bệnh viêm tuyến tụy ở chuột có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sau khi thu được kết quả đáng phấn khởi trên chuột, giáo sư Daniell cho biết nhóm của ông đang thử nghiệm loại insulin này trên con người. Để có thể kiểm soát liều lượng một cách cẩn thận, các chuyên gia đã cho bệnh nhân uống insulin dưới dạng bột được chứa trong các viên nang. Bệnh tiểu đường loại 1 là một bệnh tự miễn, trong đó hệ miễn dịch của cơ thể tấn công, phá hủy insulin và các tế bào beta trong tuyến tụy có nhiệm vụ sản xuất insulin – chất cần thiết cho việc chuyển hóa đường, tinh bột và các thực phẩm khác thành năng lượng để cung cấp cho cơ thể. Hiện nay, theo giáo sư Daniell: “Liệu pháp dành cho bệnh nhân tiểu đường loại 1 chỉ mang tính nhất thời. Họ phải thường xuyên theo dõi nồng độ đường trong máu và nước tiểu. Họ phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Do đó, nếu có một liệu pháp lâu dài cho bệnh nhân thì đó là một điều rất thiết thực”. Nếu thử nghiệm trên con người đạt kết quả tốt, nghiên cứu này sẽ mở ra cơ hội điều trị cho hàng triệu bệnh nhân trên thế giới và giúp tiết kiệm đáng kể chi phí trong cuộc chiến chống bệnh tiểu đường – căn bệnh có thể dẫn đến nguy cơ đau tim, suy thận, đột quỵ và mù lòa. Trong một báo cáo đăng trên tạp chí Plant Biotechnology (Công nghệ Sinh học thực vật), nhóm nghiên cứu cho rằng việc tạo ra insulin ở cây trồng là một sự thay thế rẻ tiền và hiệu quả cho các phương thức sản xuất insulin theo tiêu chuẩn. Giáo sư Daniell phát biểu: “Nghiên cứu này có thể tạo ra một sự thay đổi lớn lao và đầy ý nghĩa, bởi vì hiện nay chưa có loại thuốc nào để điều trị cho bệnh nhân tiểu đường loại 1”.

Insulin.jpg

Hiện nay, bệnh nhân tiểu đường loại 1 phải tiêm insulin nhiều lần trong ngày. Do đó, rất cần một liệu pháp lâu dài cho bệnh nhân.(Ảnh: diakine.com)

CÁC CÁCH CHỮA BỆNH TIỂU ĐƯỜNG HIỆU QUẢ KHÁC

Thuốc Đông y có thể tham khảo các bài thuốc kinh nghiệm sau:


+ Phương 1: Giáng đường thang
- Thành phần : Bắc sa sâm 50g, Sinh địa 30g, Tri mẩu 20g, Mạch đông 30g, Hoa phấn 50g, Sinh mẫu lệ 40g, Hoàng liên 15g, Phục linh 25g, Cam thảo 10g.
- Cách dùng : Sắc uống, mỗi ngày 01 thang, phân 2 lần uống.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 33 ca, hiệu quả rõ 13 ca, có hiệu 8 ca, hiệu suất 90%
+ Phương 2 : Bổ âm cố sáp thang
- Thành phần: Sinh địa, Huyền sâm, Đan bì, Liên tu mỗi vị 20g, Hoa phấn, Huỳnh kỳ, Long cốt, Mẫu lệ mỗi vị 30g, Câu kỉ tử 18g, Sơn thù 15g, Ngũ vị tử 10g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 01 thang.
- Chứng thích ứng: Tiểu đường
- Hiệu quả điều trị: Trị liệu 60 ca, khỏi hoàn toàn 55 ca, chuyển biến tốt 2 ca, hiệu suất 95%

+ Phương 3 : Bệnh tiểu đường dùng Thắng Cam Thang
Sơn thù 30g, Ngũ vị tử, Ô mai, Thương truật mỗi vị 20g, thêm nước 2 lít, sắc còn 1 lít, ngày 1 thang, phân 3 lần uống ấm trước bửa ăn.

+ Phương 4 : Bệnh tiểu đường dùng Quyết minh tử
Bệnh tiểu đường lấy Quyết minh tử, sao qua, sắc nước, thay trà uống mọi lúc, hiệu quả tốt.

+ Phương 5 : Bệnh tiểu đường dùng Hạ khô thảo
Bệnh tiểu đường mỗi ngày dùng Hạ khô thảo 10g, sắc nước uống, có hiệu quả.

+ Phương 6 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch truật
Cho thỏ và chuột bạch uống nước sắc Bạch truật, tiến hành thực nghiệm giáng thấp đường huyết, kết quả chứng minh Bạch truật có hiệu quả giáng thấp đường huyết. Bạch truật có danh dược là Lợi niệu. Mổi ngày người bệnh tiểu đường lấy 10g sắc đặc uống, có hiệu quả.

+ Phương 7 : Bệnh tiểu đường dùng Sơn dược  
Bệnh tiểu đường lấy Sanh sơn dược chưng chín, mỗi lần trước bửa ăn dùng 100g, uống lâu, hiệu quả điều trị tốt.

+ Phương 8 : Bệnh tiểu đường dùng Bạch thược và Cam thảo
Bệnh tiểu đường lấy Bạch thược 77,5g và Cam thảo 3,8g, dùng 360ml nước sắc còn 1 nửa, là liều lượng của 1 ngày phân 3 lần uống. Phương này từ xưa tới nay là diệu phương trị khỏi bệnh tiểu đường lâu ngày không chữa khỏi.

+ Phương 9: Giáng đường thang
- Thành phần: Hoàng kỳ, Cát căn, Sơn dược đều 30g, Thương truật 6g, Bạch truật 9g, Huyền sâm 15g, Hoa phấn 60g, Phục linh 20g.
- Cách dùng: Sắc uống, mỗi ngày 1 thang.
- Ghi chú: Yếu điểm biện chứng phương này là uống nhiều, ăn nhiều, tiểu nhiều, đại tiện lỏng, lưỡi nhạt, rêu lưỡi dày cáu bẩn. Phương này có thể châm chước gia Sa sâm 20g, Thái tử sâm 30g, Bạch thược 15g.
- Hiệu quả điều trị: Dùng phương này điều trị 15 ca,hiệu quả rõ 12 ca, chuyễn biến tốt 2 ca, vô hiệu 1 ca, hiệu suất 93,3%

+ Phương 10:
- Chủ trị: Bệnh tiểu đường.
- Thành phần: Bán chi liên 30g.
- Cách dùng: Sắc nước bỏ bã, phân 2 ~3 lần uống.
Cần tư vấn thầy thuốc trước khi sử dụng bài thuốc!

Bệnh nhân tiểu đường cần có Chế độ ăn hạn chế thịt mỡ, ăn nhiều rau, ít trái cây,  sữa không đường, ít (hay không béo), hay sữa đậu nành, yaourt. Hạn chế uống rượu, bia.

Tập thể dục dưỡng sinh, thái cực quyền, đi bộ điều độ. Tránh lao động nặng, lao động quá sức, thức khuya.

Uống Nha Đam trị bệnh tiểu đường

Tôi bị bệnh tiểu đường đã 5 năm. Hàng tháng đi xét nghiệm máu tại Ban Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, bác sĩ cho biết lượng đường trong máu tương đối cao, nên cho thuốc Tây uống thường xuyên nhưng vẫn không giảm.

Hỏi thăm bạn bè cùng bệnh tiểu đường, đều nói, hiện nay trên thế giới chưa có thuốc đặc trị nào chữa trị tận gốc, mà cứ dùng thuốc Tây bác sĩ cho để uống cầm cự và học cách “chung sống” suốt đời với bệnh này. Cần luyện tập và tích cực kiêng kem ăn uống giảm chất ngọt, mỡ động vật thì có thể hạn chế phát triển của bệnh, nếu không bệnh sẽ biến chứng, gây hậu quả nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.

Tháng 1 - 2011, tôi đi xét nghiệm máu, lượng đường trong máu tăng lên 11,5 mmoI/1, phải điều trị tại bệnh viện 15 ngày, lượng đường trong máu giảm xuống 6,7 mmoI/1. Tôi rất mừng. Nhưng đến tháng 5 năm 2011, thấy hiện tượng đi tiểu nhiều lần và uống nhiều nước vẫn khát. Đi xét nghiệm lại nước tiểu, lượng đường trong mỡ lên 8,5 mmoI/1. Tôi lo lắng quá.

May thay đọc báo Hồn Việt số 46, tháng 5-2011, có bài của ông Nguyễn Gia Nùng, ở khu C31, chung cư Vĩnh Phúc - Nha Trang bị bệnh tiểu đường đã 10 năm, lượng đường trong máu lên đến 16,36 mmoI/1. Ông Nùng tìm hiểu biết, Đông y có nhiều loại thuốc trị bệnh này, nhất là dùng lá nha đam (ở Quảng Bình ta còn gọi là lá Long Tu hoặc lá Lô Hội), đã uống và có hiệu quả rất tốt.

Tôi dùng đúng như cách hướng dẫn của ông Nùng, mua lá nha đam về, gọt bỏ vỏ xanh, lấy phần ruột cho vào máy ép hoa quả, nghiền ra thành nước, uống mỗi ngày hai cốc loại trung bình (cốc uống bia) vào hai buổi sáng và tối.

Sau 15 ngày, tôi đi xét nghiệm, lượng đường trong máu giảm xuống còn 5,5 mmoI/1. Các bác sĩ đều phấn khởi, như vậy là lượng đường trong máu của tôi đã trở lại bình thường dưới 6,0 mmoI/1. Tôi tiếp tục mua lá nha đam về uống thêm 2 tháng nữa, đến ngày 26-8-2011 đi xét nghiệm lại lượng đường trong máu xuống còn 5,1 mmoI/1. Thế là quá tốt.

Theo lời khuyên của Đông Y, tôi vẫn tiếp uống thêm một tháng nữa để có thể chữa bệnh tiểu đường tận gốc. Nếu dừng lại nửa chừng khi tái phát, việc chữa trị sẽ khó khăn hơn...

Về cây nha đam (Long Tu) ở Quảng Bình, tôi có trồng, nhưng lượng cây không nhiều và lá nhỏ, dùng không đủ trong 3 tháng (vì mỗi ngày cần một kg lá xanh). Tôi phải nhờ mua ở Nha Trang 10.000 đồng hoặc ở Đà Nẵng 12.000 đồng một kg về uống liên tục mới có tác dụng.

Vậy xin mách với các bạn “đồng bệnh tương liên” có thể dùng cây nha đam để chữa bệnh tiểu đường, vừa đơn giản, vừa có hiệu quả cao.

(Kinh nghiệm được chia sẻ bởi bác Lại Văn Ly, 83 tuổi (TK6, phường Đồng Phú, TP Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình))



Mướp đắng trị tiểu đường

Bà Nguyễn Thị Phượng (Quận Thanh Xuân, Hà Nội) mắc chứng cao huyết áp. Vài năm trước, bác điều trị cao huyết áp bằng thuốc hạ áp là chủ yếu. Việc điều trị bệnh theo phương pháp tây  y chỉ là tình thế trước mắt, bệnh không khỏi chỉ giảm ngay lúc uống thuốc.

Mang căn bệnh mạn tính trên người, có lúc bà Phượng cảm thấy chán nản không muốn dùng thuốc. Một lần, bà Phượng về quê ở Thạch Thất, Hà Nội, nghe bà kêu than về căn bệnh tiểu đường kèm cao huyết áp gây chóng mặt, mệt mỏi. Người em cậu của bác giới thiệu một vài cây thuốc nam có thể trồng ở nhà để phụ việc chữa bệnh như cây mướp đắng, cây lô hội…

Mướp đắng và lô hội ngoài chợ chẳng thiếu thứ gì nhưng việc tự trồng và chăm sóc lấy quả sạch, rau ngon giúp người sử dụng yên tâm hơn phần nào. Nghe người em mách về thuốc, bà Phượng xin hạt mướp đắng và cây lô hội về trồng ở nhà.

Ngay cạnh cổng nhà có một ô đất trống, bà Phượng mua thêm đất dinh dưỡng về thả hạt mướp đắng vào đất và đến mua hè dây mướp đắng ngoi lên mái cổng ra quả đều. Không chỉ trồng mướp đắng, bà Phượng mua thêm thùng xốp trông cây lô hội ở trên sân thượng. Mỗi cây cây lôi hội đẻ nhánh nhanh chóng nên một thời gian sau bà Phượng có thể hái cành lô hội để sử dụng.

Về mùa hè, bà lấy mướp đắng phơi khô nấu nước uống còn mua đông uống nước cây lô hội. Mỗi ngày bà lại uống nước lá thay trà. Gần hai năm nay, cây lô hội và mướp đắng không thể thiếu trong nhà. Nhờ có những bài thuốc ở cây vườn nhà bà Phượng tự kiểm soát được căn bệnh béo phì và huyết áp của mình.

Trong buổi gặp gỡ những thành viên của hội người cao tuổi phường, bà Phượng vui vẻ “khoe” thành tích chăm sóc sức khỏe của mình với những người bạn trong giới người cao tuổi. Cách làm này của bà được rất nhiều người ưa thích nhất là khi có sự tư vấn của bác sĩ về tác dụng của từng loại cây thuốc.

Nhiều cây thuốc quý hỗ trợ điều trị

Bác sĩ Nguyễn Văn Long, khoa khám bệnh Bệnh viện Lão Khoa Trung ương kể lại những buổi đi trò chuyện với các cụ già trong hội người cao tuổi. Điều được nhiều cụ quan tâm là ăn già để kiểm soát được bệnh của mình thay vì uống thuốc gì. Đứng trước băn khoăn của nhiều cụ về những bài thuốc nam trong dân gian, bác sĩ phải cặn kẽ tư vấn về tác dụng của từng loại cây thuốc trong vườn nhà và cách dùng sao cho phù hợp với các loại bệnh của người già khác nhau.

Ví dụ với bệnh mỡ máu, cao huyết áp thì việc sử dụng mộc nhĩ hàng ngày rất tốt cho bệnh nhân.

Hay như trường hợp của bà Phượng, bà mắc chứng đái tháo đường kèm theo huyết áp cao nên việc uống nước lô hội, mướp đắng hàng ngày giúp bà ổn định đường huyết. Các nhà khoa học đã phát hiện trong quả mướp đắng có ít nhất 3 nhóm thành phần hóa học, trong đó có charantin có tác dụng hạ đường huyết và những tác dụng khác có lợi cho việc điều trị bệnh đái tháo đường.

“Những loại cây thuốc lá, thuốc dân gian có tác dụng rất tốt trong việc điều trị bệnh của người già nhưng nó chỉ là những cây phụ trợ không thể thay thế thuốc điều trị” – bác sĩ Long cho biết.

Cụ ông Trình Ngọc Thỏa (Văn Giang, Hưng Yên) mắc chứng kiết lị. Ở tuổi già chứng bệnh này cũng khiến nhiều cụ ăn không ngon, ngủ không yên. Nhưng với ông Thỏa trong vườn nhà cây ổi được ông quý và nâng niu chăm có nhiều.

Bụng dạ ông không tốt, mỗi khi ăn thức ăn lại lại bị sôi bụng và tiêu chảy. nhiều lần dùng thuốc không khỏi ông phải kết hợp với búp ổi điều trị. Mỗi lần đau bụng ông nhai khoảng 10 đến 20 búp ổi rồi uống thêm thuốc khoảng 30 phút sau ông cắt được cơn đau kiết lị.

Hay trường hợp cây bạc hà cũng là một bài thuốc tốt giúp các cụ chống lại những cơn ho khan. Lá bạc hà nhai giúp mát cổ, long đờm. Trong mọi trường hợp đối với người già nếu không cần thuốc họ có thể tận dụng những cây trong vườn để kiểm soát sức khỏe của mình.


Món ăn giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Canh khổ qua: Khổ qua 100 g. Rửa sạch khổ qua, xắt lát, cho vào nồi, đổ nước vừa phải nấu thành canh. Chia canh ra 2 lần ăn trong ngày. Công hiệu của món này làm giảm đường huyết, phù hợp trong chứng tiểu đường  bị nhẹ.

Cháo ý dĩ (bo bo), hoài sơn (củ mài):  Bột hoài sơn 50 g, ý dĩ 25 g. Cho 2 vị này vào nồi, đổ đủ nước hầm nhừ thành cháo loãng. Chia ra làm 2 buổi, ăn khi cháo đang còn nóng trong ngày. Công hiệu của món này là ích thận, kiện tì nên thích hợp với người bị bệnh tiểu đường do bị thận hư.

Canh đậu đỏ, bí đao: Đậu đỏ và bí đao lượng đủ ăn trong một bữa. Cho đậu đỏ vào cùng nước nấu gần chín, sau mới cho bí đao vào nấu nhừ, uống nước và ăn hết cái, ngày ăn 2 lần, có thể dùng thường xuyên. Công hiệu của món này là lợi tiểu, giải độc nên thích hợp trong bệnh tiểu đường sinh sưng phù, da ghẻ lở, mụn nhọt khó lành.

Nấm xào thịt nạc: Nấm tươi 250 g, thịt lợn nạc 50 g, dầu mè 25 g, rượu gạo một chút, muối vừa đủ. Rửa sạch nấm, thịt lợn nạc xắt lát, cho vào xào chung với dầu mè, nêm gia vị vừa ăn. Dùng làm thức ăn trong bữa cơm. Công hiệu của món này là dưỡng khí, bổ huyết, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

tiểu đường, bệnh tiểu đường, bệnh, bài thuốc, món ăn, thuốc điều trị



Cháo cà rốt: Cà rốt tươi 100 g, gạo dẻo 150 g. Rửa sạch cà rốt, xắt miếng, nấu chung với gạo dẻo thành cháo nhừ. Ăn cháo vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món này là kiện tì, lý khí, giáng trọc, giảm mỡ. Thích hợp với bệnh tiểu đường có kèm theo mỡ máu cao, tì vị không điều hòa, bụng trướng khó chịu.

Cháo sâm, thiên môn đông: Nhân sâm 6 g, thiên môn đông 30 g, gạo lứt 100 g. Cho gạo lứt vào nồi đổ nước vừa nấu thành cháo. Khi cháo gần nhừ thì cho nhân sâm cùng thiên môn đông đã xắt lát mỏng vào và tiếp tục nấu nhừ thành cháo. Chia ra 2 lần, ăn vào buổi sáng và chiều. Cần phải ăn liền trong 7 – 10 ngày. Công hiệu của món này là ích khí, dưỡng tâm nên thích hợp với bệnh tiểu đường bị kèm theo bệnh mạch vành tim, tâm khí bất túc.

Cháo đào nhân: Đào nhân 10 đến 15 g, gạo dẻo 100 g. Giã nát đào nhân ép lấy nước, bỏ bã, cho vào nồi đổ cùng gạo, nước vừa đủ, nấu nhỏ lửa đến nhừ thành cháo là được. Chia ra ăn vào buổi sáng và chiều. Cần ăn vài ngày liền. Công hiệu của món ăn này là hoạt huyết hóa ứ, thích hợp với người mắc bệnh tiểu đường bị kèm thêm bệnh vành tim, khí trệ, huyết ứ.

Cháo hà thủ ô: Hà thủ ô 30 – 60 g, sơn dược (khoai mài) 40 g, táo đỏ 3 – 5 quả, gạo tẻ thơm 100 g. Nấu kỹ nhỏ lửa hà thủ ô và sơn dược, gạn lấy nước cho gạo và táo đỏ vào nấu nhừ thành cháo, chia ra ăn 2 lần vào buổi sáng và chiều. Công hiệu của món này là tư bổ can, thận, ích khí, dưỡng âm. Thích hợp cho người mắc bệnh tiểu đường kèm theo bệnh vành tim và can, thận đều hư.

Gà ác hoàng kỳ: Hoàng kỳ sống 30  – 50 g, gà ác 1 con. Gà thịt làm sạch lông, bỏ lòng, cho gà cùng hoàng kỳ nấu sôi nhỏ lửa, sau đó vớt bỏ hết váng, để thêm một lúc thì vớt nốt xác hoàng kỳ ra, cho mắm, muối vừa miệng. Dùng mỗi ngày 1 thang này, cần ăn từ 3 đến 10 ngày liền. Công hiệu của món này là ích khí dưỡng tâm, rất có công hiệu với người mắc bệnh tiểu đường mà tâm hư, thận hư, ra mồ hôi trộm.

Cháo hải sâm: Hải sâm 15 g, gạo trắng 30 g. Làm sạch hải sâm, xắt miếng nhỏ, sau cho vào cùng gạo đổ nước nấu nhừ thành cháo. Ăn vào buổi sáng, ngày 1 thang. Cần ăn 3 – 5 ngày liền. Công hiệu của món này là hoạt huyết, hóa ứ, lý khí, dứt đau. Thích hợp với bệnh tiểu đường kèm theo viêm tuyến tiền liệt, huyết ứ.


Chữa bệnh tiểu đường bằng mật ong

Bài 1: Hoàng tinh 30g, đậu đen 30g, mật ong 10g. Ngâm hoàng tinh và đậu đen với 1.500ml nước trong 10 phút rồi dùng lửa nhỏ ninh nhừ trong 2 giờ, sau đó cho mật ong vào trộn đều, ăn mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 bát nhỏ.

Công dụng: Bổ trung ích khí, cường thận ích vị, dùng rất tốt cho những người bị bệnh tiểu đường có thể chất gầy yếu.

Bài 2: Bột hoàng liên, bột thiên hoa phấn, sữa bò, nước ép ngó sen, sinh địa và gừng tươi, mật ong lượng vừa đủ. 7 vị trộn đều thành dạng cao rồi uống với nước ấm.

Công dụng: Dưỡng âm, thanh nhiệt, sinh tân, dùng cho người mắc bệnh tiểu đường có biểu hiện háo khát nhiều.

Bài 3: Lê tươi 750g, mật ong 100g. Lê rửa sạch, gọt vỏ, bỏ hạt, ép lấy nước rồi hòa với mật ong uống.

Công dụng: Tư âm thanh nhiệt, nhuận phế chỉ khái, dùng rất tốt cho những người bị viêm phế quản mạn tính. Tăng huyết áp, tiểu đường thể âm hư táo kết với các biểu hiện người gầy, hay có ảm giác sốt về chiều, lòng bàn tay và bàn chân nóng, môi khô họng khát, đại tiện táo, tiểu tiện đỏ, chất lưỡng đỏ khô, không hoặc ít rêu. Những người hay bị rối loạn tiêu hóa, đi lỏng mạn tính không nên dùng bài này.

Bài 4: Mận 5 quả, mật ong 25g, sữa bò tươi (không đường) 100g. Mận rửa sạch, bỏ hạt, thái đem nấu với mật ong và sữa bò trong ít phút rồi ăn cái uống nước.

Công dụng: Than can ích vi, sinh tân nhuận táo, dùng cho những người bị bệnh tiểu đường đại tiện bí kết.

Bài 5: Nước ép ngó sen 150g, nước ép sinh địa, mật ong 150g. Cả 3 thứ cho vào nồi cô nhỏ lửa cho đến khi thành dạng cao, đựng trong lọ kín dùng dần. Mỗi ngày ăn 2 lần, mỗi lần 15g.

Công dụng: Tư âm chỉ huyết, thông lâm nhuận táo, giáng đường huyết.

Bài 6: Trứng gà tươi 5 quà đập vào bát rồi đổ 150ml dấm ăn, quấy đều. Sau khoảng 60 giờ lại đổ thêm 250ml dấm ăn và 250ml mật ong, đánh kỹ sẽ được một hỗn hợp dịch dấm trứng. Uống mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 15ml.

Bài 7: Tủy dê 54g, mật ong 54g, cam thảo 30g. Tất cả đem sắc với 600ml nước, sau đó bỏ bã, cô lại thành dạng cao, chia ăn vài lần.

Công dụng: Dưỡng âm, sinh tân, nhuận táo, theo sách Thiên kim yếu phương bài này chuyên dùng để chữa trị chứng tiêu khát.

Ngoài ra, trong quá trình bào chế và sản xuất các dạng thuốc thành phẩm, đặc biệt là thuốc hoàn, để diều trị bệnh tiểu đường, mật ong cũng được sử dụng khá rộng rãi. Có thể nói mật ong là tá dược dính chủ yếu dùng trong viên tễ với nhiều ưu điểm không những có lợi cho kỹ thuật bào chế như dễ dính, dễ tan, có lợi cho quá trình bảo quản... mà còn là chất điều vị khá tốt, giá trị dinh dưỡng cao, làm tăng tác dụng kiện tỳ, bổ khí, hiệp đồng tác dụng với các thuốc khác có trong thành phần viên tễ để làm tăng hiệu lực của thuốc.

Hiện nay, một số đông dược thành phẩm của y học cổ truyền được dùng để điều trị bệnh tiểu đường như lục vị địa hoàng hoàn, kim quỹ thận khí hoàn, nhân sâm cố bản hoàn, tiêu khát hoàn, ngọc tuyền hoàn, thanh vị tiêu khát hoàn, sinh tân tiêu khát hoàn... đều có sử dụng mật ong làm phụ liệu. Tuy nhiên, vẫn cần phải nhắc lại là: vì trong mật ong có một lượng nhất định glucose cho nên trong quá trình sử dụng nhất thiết không được lạm dụng và phải hết sức cảnh giác với loại mật ong "rởm" được sản xuất bằng cách cho ong ăn đường hoặc pha thêm đường để tăng lợi nhuận.



.


Ăn kiêng cho người tiểu đường
Thức ăn cho người bị bệnh tiểu đường
Người bị bệnh tiểu đường nên ăn gì?
Thực phẩm cho người mắc bệnh tiểu đường
Bệnh tiểu đường và chế độ ăn khoa học đủ dinh
Món ăn trị bệnh tiêu chảy -
Lời khuyên cho nguời bị bệnh tiểu đường
Món ăn chữa bệnh tiểu đường mau khỏi

Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường







(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý