Cùng tham khảo những hướng dẫn làm phim với CyberLink PowerDirector nhé. Đây cũng chính là phần mềm biên tập video hàng đầu và được trang bị động cơ render video nhanh nhất thế giới hiện nay.
Nếu bạn có ý định tự làm đĩa phim ngày tết từ những video quay hay ảnh chụp bằng điện thoại, máy ảnh để gửi tặng mọi người, CyberLink PowerDirector 10.0 là sự lựa chọn tuyệt vời. Đây cũng chính là phần mềm biên tập video hàng đầu và được trang bị động cơ render video nhanh nhất thế giới hiện nay.
Trên hộp thoại xuất hiện khi khởi động CyberLink PowerDirector 10 Ultra, bạn sẽ thấy ba biểu tượng dưới trường Select an editor mode gồm: Full Feature Editor (biên tập video trong giao diện chứa đầy đủ tính năng giống phiên bản trước), Easy Editor (biên tập video theo từng bước trong giao diện cho dân tay mơ), Slideshow Creator (tạo video dạng trình diễn ảnh). Bên phải trường Select the project’s aspect ratio là hai tỷ lệ màn hình ứng với video xuất ra (mặc định là 16:9).
Tạo đĩa phim tết từ video và ảnh có sẵn 1. Trước tiên, bạn bấm biểu tượng Easy Editor. Trên cửa sổ xuất hiện, tại thẻ 1. Souce, bạn bấm và chọn lệnh Import Media files để nhập những file video/ảnh ưa thích (nên chọn theo trình tự thời gian sao cho hợp lý), hoặc Import a Media folder để nhập nguyên thư mục chứa file video/ảnh.
CyberLink PowerDirector 10 Ultra hỗ trợ hầu hết định dạng video và ảnh thông dụng nhất.
Phía dưới góc phải là biểu tượng (xóa tất cả file video và ảnh vừa nhập) và (xóa những file video/ảnh mà bạn đánh dấu chọn). Khi chọn được những file video và ảnh cần thiết, bạn bấm Next. Ở cửa sổ 2. Style, bạn chọn kiểu nền cho dự án video đang tạo. Mặc định chỉ có Broadway, Original (không có hiệu ứng), Fast Motion (phát nhanh hình ảnh) và Slow Motion (phát chậm hình ảnh), song bạn có thể bấm biểu tượng Download more templates để liên kết đến trang web directorzone, đăng nhập bằng tài khoản CyberLink hoặc Facebook để tải về (bấm nút DOWNLOAD > Download) và cài đặt thêm ba kiểu nền khác (bấm đôi vào file .dzs). Xong, bạn bấm Next.
Chuyển sang cửa sổ 3. Adjustment, bạn chọn các file nhạc nền (mp3, wav, wma, m4a) cho dự án video thông qua biểu tượng . Bạn nên chọn các bản nhạc nền có thời lượng vừa khớp với các file video.
Tiếp đó, bạn điều chỉnh con chạy dưới Mix audio level between music and the video’s audio để xác lập độ lớn âm lượng ưu tiên cho âm thanh gốc của video hay nhạc nền. Nếu kéo về phía More music thì nhạc nền sẽ to hơn, còn nếu kéo về phía More video thì âm thanh gốc sẽ to hơn.
Dưới trường Specify the movie duration là ba tùy chọn chỉ định thời lượng cho dự án video: Original duration (giữ như mặc định), Set output duration (tự tay nhập vào thời lượng), Fit duration to background music (tự động làm khớp thời lượng video với nhạc nền). Xong, bạn bấm Next để bắt đầu tạo phim.
Lúc hoàn tất, bạn duyệt trước nội dung phim tạo ra trong cửa sổ 4. Preview. Nếu muốn duyệt phim dưới dạng 3D, bạn bấm biểu tượng 3D, chọn chế độ tương ứng với màn hình và loại kính 3D đang có. Khi đã ưng ý với đoạn phim vừa tạo, bạn bấm Next.
Tại cửa sổ 5. Production tích hợp ba biểu tượng: Produce Video (xuất phim thành định dạng ưa thích), CreateDisc (tạo đĩa phim 2D hoặc 3D),Advanced Editing (chuyển sang cửa sổ biên tập video nâng cao). 2. Muốn đĩa phim của mình chất lượng hơn, bạn chọn Advanced Editing và bấm Finish, sau đó xử lý video theo ý thích.
Cắt ngắn video Dẫu quay video bằng điện thoại di động hay máy ảnh, chắc chắn sẽ có những đoạn mà bạn muốn bỏ bớt khỏi video do hình ảnh bị giật hoặc rung khi lia máy chẳng hạn. CyberLink PowerDirector 10 Ultra cung cấp cho bạn hai chế độ cắt video khác nhau để lựa chọn: Trim (cắt sao chỉ giữ lại một đoạn video ưa thích) và Multi Trim (hỗ trợ cắt nhiều đoạn khác nhau trong video). Bạn nên áp dụng phương pháp Multi Trim.
Đầu tiên, bạn nhấp chuột vào video muốn cắt trên Timeline rồi bấm biểu tượng Multi Trim. Trong hộp thoại mở ra, bạn kéo con chạy (trên dưới đều được) đến điểm đầu của đoạn muốn lấy, rồi bấm nút (Mark in) phía dưới để đánh dấu. Tiếp đến kéo con chạy tới điểm kết thúc của đoạn muốn lấy và bấm nút (Mark out) để đánh dấu.
Bạn thực hiện thao tác tương tự trên để đánh dấu chọn những đoạn muốn giữ lại khác trong video. Xong, bấm OK để chương trình xén thành nhiều đoạn mới.
Nâng cao chất lượng video Ngoài biểu tượng Magic Fix có khả năng tự động nâng cao chất lượng cho hàng loạt video trên Timeline, bạn có thể tự tay điều chỉnh chất lượng cho từng video thông qua biểu tượng Fix / Enhance. Ở hộp thoại xuất hiện sau khi bấm biểu tượng này, bạn sẽ thấy bảy tùy chọn: Lighting Adjustment (điều chỉnh độ sáng), Stabilizer (làm hình ảnh ổn định hơn), Video Denoise (giảm nhiễu cho hình ảnh), Audio Denoise (giảm bớt tạm âm), Video Enhancement (tăng độ sắc nét cho hình ảnh), Color Adjustment (tinh chỉnh màu sắc), White Balance (điều chỉnh độ cân bằng trắng).
Bạn đánh dấu chọn tính năng muốn áp dụng, điều chỉnh con chạy sang trái (giảm cường độ) hoặc phải (tăng cường độ), rồi xem kết quả trong khung trình chiếu bên phải. Để so sánh chất lượng video trước và sau khi áp dụng các tính năng nêu trên, bạn đánh dấu tùy chọn Compare video qualities in split preview. Lúc này, khi bấm nút Play để duyệt qua video, phần bên phải màn hình sẽ hiển thị hình ảnh sau khi áp dụng, còn phần bên trái là hình ảnh gốc. Xong xuôi, bạn bấm nút Apply to All. Một số tinh chỉnh khác
Ngoài nâng cao chất lượng video, chương trình còn cho phép bạn phát video theo chiều đảo ngược (Video in Reverse), xén gọn khung hình (Video Crop), thay đổi tốc độ phát (Video Speed), Video Rotation(xoay khung hình video theo nhiều góc độ, rất cần thiết nếu bạn lỡ đặt ống kính trái chiều khi quay phim). Bạn chọn video trên Timeline cần xử lý, rồi bấm biểu tượng Power Tools để khai thác bốn tính năng này.
Lồng hiệu ứng chuyển cảnh vào video Thanh công cụ bên trái tích hợp các biểu tượng để bạn lồng “đủ thứ” vào video như hiệu ứng đặc biệt, chữ, phụ đề, hoạt cảnh,… Với phim ngày tết thì đáng chú ý nhất vẫn là hiệu ứng chuyển cảnh giữa hai video liền kề. Để áp dụng hiệu ứng chuyển cảnh, đầu tiên bạn nhấp vào biểu tượng Transition Room (hoặc nhấn F8), rồi duyệt qua danh sách tất cả hiệu ứng chuyển cảnh một lượt. Nếu thích hiệu ứng nào, bạn nhấp chuột vào hiệu ứng đó, rồi kéo thả nó vào vị trí ngăn cách giữa hai video liền nhau (hay giữa video và ảnh kề nhau) trên Timeline. Xong, bấm nút Play để xem thử hiệu ứng chuyển cảnh ra sao trong đoạn video.
Cứ thế bạn tiếp tục chèn những hiệu ứng chuyển cảnh khác vào vị trí ngăn cách giữa từng cặp video (hay video và ảnh) còn lại. Lưu ý: Với CyberLink PowerDirector 10 Ultra, trong nhánh Transition Room, Effect Room, PiP Objects Room, Particle Room, Title Room nằm ở dãy bên trái đều có thêm mục 3D để bạn lồng đối tượng, chữ hay hiệu ứng 3D vào đĩa phim của mình. Còn trong Audio Mixing Room xuất hiện nút Normalize hỗ trợ cân bằng âm lượng cho tất cả bản nhạc nền. 3. Lúc biên tập video xong, bạn chọn thẻ Create để tạo đĩa phim 2D hoặc 3D. Bạn chọn kiểu nền có sẵn tại nhánh Menu Preferences (hoặc bấm biểu tượng Download template để liên kết đến trang web directorzone, tải về và cài thêm các kiểu nền khác), rồi thay đổi dòng chữ xuất hiện lúc bắt đầu đĩa trên kiểu nền.
Sau đó, bạn xác định loại đĩa 2D (2D Disc) hoặc 3D (3D Disc) muốn xuất bản là VCD, DVD, AVCHD hoặc Blu-ray, chế độ hiển thị video là 4:3 (màn hình bình thường) hoặc 16:9 (màn hình dạng wide), chất lượng video, định dạng video, số kênh âm thanh (2.1 hoặc 5.1).
Cuối cùng, bạn nút Burn in 2D hoặc Burn in 3D để chuẩn bị ghi đĩa phim.
Trong hộp thoại hiện ra, bạn điền nhãn cho đĩa trong hộp Disc volume label, số lượng đĩa cần ghi trong hộp Number of copies. Kế đó, bạn bấm nút và chọn tốc độ ghi đĩa ở hộp bên phải trường Recording speed (không nên chọn tốc độ tối đa để tránh tình trạng rớt đĩa), rồi bấm OK. Bây giờ, bấm nút Start Burning để bắt đầu quá trình tạo và ghi đĩa. Thời gian diễn ra nhanh hay chậm phụ thuộc vào thời lượng và định dạng của toàn bộ video cũng như tốc độ ghi đĩa. Nếu ghi đĩa DVD, đôi khi bạn phải chờ trên dưới hai giờ thì mới được chiêm nghiệm thành quả. Bạn có thể đánh dấu tùy chọn Shut down PC after burning is complete để chương trình tự động tắt máy sau khi ghi đĩa hoàn tất, rồi tranh thủ làm việc khác.
Tạo đĩa phim trình diễn ảnh ngày tết Trên hộp thoại xuất hiện sau khi khởi động CyberLink PowerDirector 10 Ultra, bạn bấm biểu tượng Slideshow Creator.
Ở cửa sổ 1. Souce, bạn bấm và chọn Import Images Files (nhập những hình ảnh chụp tết ưa thích), hoặc Import an Image Folder (nhập nguyên thư mục chứa ảnh tết), rồi bấm Next.
Chuyển sang cửa sổ 2. Style & Music, bạn chọn một kiểu nền ưng ý trong khung phía trên: Outer Space (hình ảnh bay không gian vũ trụ bao la), Motion (hình ảnh chuyển động từ trên xuống), Normal (chuyển cảnh bình thường), Camera (hình ảnh nằm trong khung), Time-Lapse (làm các hình ảnh chuyển động với tốc độ cao, tạo cảm giác như thời gian hay vạn vật di chuyển nhanh hơn).
Tiếp đến, bạn bấm biểu tượng phía dưới và tìm chọn file nhạc nền cho đoạn phim trình diễn ảnh. Nếu thích, bạn có thể bấm nút Music Preferences hiện ra đểnghe lại hay cắt xén file nhạc, rồi bấm OK. Xong, bấm Next.
Tại cửa sổ 4. Preview, CyberLink PowerDirector 10 cho phép bạn duyệt lại đoạn phim trình diễn ảnh dưới dạng 2D hoặc 3D. Ngoại trừ Time-Lapse, với một trong bốn kiểu nền còn lại, chương trình sẽ tự động làm khớp thời gian trình diễn các ảnh với bản nhạc nền do bạn chọn.
Nếu trước đó chọn Time-Lapse, bạn cần bấm nút Customize phía dưới góc trái để thiết lập số khung hình trong phim (hay tổng thời lượng video) ở mục Duration of each image, rồi bấm OK.
Sau đó, bạn bấm Next, nhấp chọn một trong ba biểu tượng Produce Video (xuất thành nhiều định dạng file video), Create Disc (tạo đĩa phim trình diễn ảnh) hoặc Advanced Editing (chuyển sang chế độ biên tập video nâng cao) tại cửa sổ 4. Production, rồi bấm Finish.
Hướng dẫn làm phim hoạt hình trực tuyến
Hướng dẫn làm phim hoạt hình bằng flash
Hướng dẫn làm phim hoạt hình đơn giản
Cách làm ô mai me cay cực ngon và chữa bệnh
Cách làm ô mai sấu cực ngon
Cách làm ô mai mơ cam thảo thơm ngon
Cách làm o mai sấu bao tử ngon hảo hạng
Cách làm ô mai chua ngọt đơn giản hấp dẫn vô cùng
(st)