Làm sao để hết sổ mũi nhanh, trả lại cảm giác thoải mái, sảng khoái cho bạn? Cùng tham khảo những thông tin bổ ích dưới đây
Nguyên nhân gây chảy nước mũi
Bình thường hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc thuộc đường hô hấp. Trên bề mặt lớp biểu mô này được bao phủ lớp thảm nhầy có chức năng bảo vệ nhờ tác dụng giữ bụi bẩn, vi khuẩn rồi vận chuyển ra phía sau và xuống họng. Khi lớp biểu mô trong hốc mũi bị kích thích bởi thời tiết, hóa chất, viêm nhiễm, dị vật, các khối u lành hoặc ác tính... làm cho các tuyến chế tiết nằm trong lớp biểu mô tăng sản xuất dịch tiết nhiều hơn mức độ bình thường, từ đó gây ra hiện tượng chảy nước mũi.
Chảy nước mũi làm cho người bệnh khó chịu do làm giảm lượng không khí lưu thông trong mũi, bệnh nhân không tự tin khi giao tiếp vì cứ phải xì mũi hoặc khịt khạc thường xuyên. Hiện tượng chảy nước mũi có thể tự hết nhưng cũng có thể để lại những biến chứng do không điều trị kịp thời như viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm họng, viêm thanh khí phế quản...
Xử trí ban đầu tại nhà khi bị chảy nước mũi
Nếu nước mũi chảy ra trước có màu trắng trong, bạn chỉ cần nhỏ nước muối 0,9% ngày 4-5 lần, mỗi bên mũi 3-4 giọt. Khi nước mũi đã chuyển sang màu vàng xanh, lúc này bệnh nhân cần phải được thăm khám bởi thầy thuốc tai mũi họng để xác định chính xác mức độ, nguyên nhân gây bệnh giúp cho việc dùng thuốc an toàn và hợp lý.
Dù không khí có khô đến đâu, có lạnh đến đâu đi nữa, mũi vẫn phải làm cho không khí đủ ấm (vừa bằng với thân nhiệt) và ẩm (bằng độ ẩm của cơ thể) trước khi vào đến phổi; nếu không, phổi sẽ bị hư hại.
Tại sao mũi có thể làm được chuyện này, khi chiều dài của khí quản từ mũi đến phổi chỉ dài trên dưới hai tấc tay?
Trên đường từ lỗ mũi vào phổi, không khí phải đi qua 2 buồng trống nằm hai bên cánh mũi và phía dưới mắt. Tại những buồng trống này có các tuyến tiết ra nước mũi để làm không khí đủ ẩm khi vào đến phổi.
Các tuyến này mỗi ngày trung bình tiết ra chừng 2 lít nước mũi để giữ ẩm cho các cơ trong mũi, miệng, cổ họng và các buồng không khí nói trên.
Thông thường, nước mũi chảy dọc xuống theo vách sau của mũi và cổ họng, kế đó được đánh văng lên do một số tế bào mỏng như chỉ (các tế bào này lúc nào cũng phe phẩy qua lại, có công dụng như một cây chổi quét dọn những vật có thể làm nghẽn lối không khí lưu thông; đồng thời, các nhu động này cũng làm nước mũi bay hơi để làm ẩm không khí).
Sổ mũi rất phổ biến ngày nay
Trong những mùa không khí quá khô, chất đờm trong cổ họng bị khô lại và trở nên dính như keo. Chất này làm nhu động phe phẩy của những tế bào hình sợi chậm lại (một số loại vi khuẩn cũng có khả năng làm các tế bào này bị tê liệt, không phe phẩy được).
Khi đó, nước mũi sẽ đọng lại thành vũng ở vách sau của mũi, không khí ra vào mạnh thường tạo nên tiếng kêu sột soạt, và như thế là bạn đã bị sổ mũi.
Bây giờ bạn đã biết được nước mũi ở đâu mà chảy ra hoài như vậy; giai đoạn kế tiếp là tìm cách ngăn chặn chúng bằng những phương pháp sau đây:
Rửa mũi bằng nước muối
Nước mũi đọng lại thành chất keo thường là nguyên nhân của chứng sổ mũi. Vì thế, bạn nên rửa chất keo này bằng nước muối để các tế bào hình sợi có thể hoạt động bình thường trở lại.
Hãy pha nửa thìa cà phê muối vào 1/4 lít nước (tương đương với khoảng 2/3 lon bia). Bạn có thể dùng dụng cụ nhỏ giọt hoặc một chai thuốc nhỏ mũi đã hết, cho nước muối vào đó, ngửa mặt lên cho nước muối có thể chảy vào mũi. Kế đó xịt nước muối vào mũi; trong lúc xịt, nhớ hít nhẹ để giúp nước muối vào mũi sâu hơn.
Bạn sợ nước muối vào mũi sẽ tạo cảm giác khó chịu? Không đâu, dung dịch nước muối được pha như trên có nồng độ gần bằng nồng độ muối trong cơ thể, và bạn sẽ cảm thấy nó giống như nước mũi, nước miếng của chính bạn, hoàn toàn không chút khó chịu nào. Mỗi lần rửa mũi, nên xịt chừng vài ba lần, sẽ thấy có hiệu quả.
Súc miệng bằng nước muối
Cũng với dung dịch nước muối pha sẵn với nồng độ như trên (nửa thìa cà phê muối trong 1/4 lít nước), hãy ngậm một ngụm vào miệng, rồi ngửa cổ lên cho nước muối chảy vào cổ họng. Đừng nuốt, hãy tống hơi lên cho nước muối bị đẩy ngược trở lại, tạo nên tiếng động trong cổ họng.
Nước muối vào cổ họng có công dụng rửa bộ phận phát âm trong đó. Khi bạn thổi hơi lên nhiều, một phần nước muối bị tống ngược lên mũi và rửa cho mũi sạch hơn.
Uống nhiều nước
Việc uống nhiều nước có thể giúp cuốn trôi đi một số đờm hay nước mũi còn đọng lại trong cổ họng, giúp bạn ít phải đằng hắng hơn. Nên uống nước ấm có pha chút chanh là tốt nhất. Có thể pha thêm đường hay mật nếu không quen với vị chua của chanh.
Đừng ăn cay
Có lẽ bạn từng có cảm giác nước mũi chảy ra khi ăn quá cay. Các chất cay như tiêu, ớt, mù tạt, càri... có tác dụng kích thích nước mũi chảy ra nhiều hơn.
Đừng uống sữa
Khi bị sổ mũi vì vi khuẩn xâm nhập đường hô hấp, không nên uống sữa bò vì nó sẽ cung cấp chất dinh dưỡng, giúp cho các vi khuẩn này sống mạnh, sống lâu và sinh sản mau lẹ hơn. Trong sữa bò có rất nhiều chất lactose, một loại đường được các vi khuẩn rất ưa thích. Đồng thời, những thực phẩm làm từ sữa như kem cũng không nên ăn nhiều.
Có phải bạn thường sổ mũi khi lo nghĩ nhiều?
Một số người thường bị sổ mũi hay nghẹt mũi khi buồn phiền hay lo lắng nhiều. Bác sĩ Jerold tại Đại học y khoa Washington cho biết, hệ thần kinh đảm nhiệm việc điều hành và giữ ấm đường hô hấp.
Khi một người lo lắng hay buồn phiền, thần kinh hệ thường không hoàn thành được nhiệm vụ này. Nếu bạn để ý thấy chuyện này có xảy ra cho mình, hãy cố quên đi sự buồn phiền bằng cách tìm những chuyện vui!
Chỉ dùng thuốc khi cần thiết
Các dược phẩm thuốc bán tự do ngoài hiệu thuốc tây dưới cái tên nasal decongestant (thuốc trị nghẹt mũi), antihistamine (thuốc trị dị ứng, thường có công dụng làm mũi ngưng chảy nước) tuy có thể làm bạn dễ chịu hơn nhưng cũng không nên uống thường xuyên vì chúng có thể gây lệ thuộc thuốc.
Thuốc decongestant loại xịt hay nhỏ vào mũi chỉ có thể dùng tối đa 3 ngày, việc dùng lâu hơn có thể gây biến chứng ngược, thường làm mũi bị bít kín lại. Thuốc antihistamine có thể gây chứng buồn ngủ, bần thần; không nên uống lúc lái xe hoặc điều khiển máy móc nguy hiểm.
Ngăn ngừa bằng máy phun hơi ẩm
Khi trời khô, chúng ta phải hít vào không khí quá khô ráo và việc này thường dẫn đến chứng sổ mũi hay nghẹt mũi. Tốt nhất là trong phòng ngủ nên có một máy phun hơi ẩm loại tự động (humidipier). Loại này thường tự phun hơi ẩm lên lúc không khí trở nên khô, ngăn ngừa được chứng sổ mũi, nghẹt mũi.
Hướng dẫn cách trị bệnh sổ mũi nước
Khi thời tiết trở mùa lạnh hoặc khi tới những mùa cúm, cơ thể chúng ta dễ dàng nhạy cảm và chịu sự ảnh hưởng của sự thay đổi đột ngột với nhiệt độ môi trường. Nếu sức đề kháng của bạn yếu, bạn sẽ dễ dàng bị cảm và chảy nước mũi. Nếu bạn dễ bị dị ứng, bạn sẽ mang theo mình một căn bệnh viêm mũi lâu dài. Dù bệnh của bạn xuất phát từ nguyên nhân nào cũng đều có cách chữa trị. Hầu hết các phương pháp chữa trị tại nhà là giải pháp tạm thời.
1. Mua thuốc cảm lạnh nếu chảy nước mũi là do cảm lạnh hoặc do sự xâm nhập của virus vào cơ thể.
Thuốc sẽ có tác dụng làm khô chất nhờn, loại bỏ chảy nước mũi của bạn. Nhưng phải nhớ là đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng và tuân theo hướng dẫn của bác sĩ đấy nhé! Không là thuốc sẽ có tác dụng phụ.
2. Sử dụng thuốc xịt mũi.
Loại thuốc này có sẵn trong bất kỳ cửa hàng thuốc. Khi bạn mắc bệnh sổ mũi, các mô bên trong mũi của bạn sưng lên. Thuốc xịt mũi giúp giảm các vấn đề về sưng mô, qua đó cải thiện mũi của bạn để nó hoạt động tốt hơn. Bạn chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi cho một vài ngày. Nếu sử dụng lâu hơn, chúng có thể làm căn bệnh của bạn trầm trọng thêm.
3. Ngủ với một độ ẩm trong phòng.
Nếu bạn ngủ trong phòng có nhiều độ ẩm, sẽ giúp cho chất nhầy trong mũi của bạn mỏng đi và bạn thở dễ dàng hơn.
4. Trộn 1 muỗng cà phê muối với 1 chén nước ấm, cho chúng vào một chay nước nhỏ mắt.
Nghiêng đầu của bạn và nhỏ vài giọt vào mũi của bạn. Khi bạn hít thở sâu, giải pháp này sẽ giúp làn sạch mũi của bạn. Lặp lại quá trình nhiều lần để hoàn toàn làm sạch mũi của bạn. Bạn cũng có thể mua một bình này tại một cửa hàng thuốc.
5. Lấy một mảnh nhỏ của rễ gừng, vắt và uống nước được trích xuất từ gốc.
Khắc phục bằng cách này có thể làm tăng lưu thông mũi và giảm chất nhầy. Lặp lại quá trình 3-4 lần một ngày để ngăn chặn chảy nước mũi của bạn.
6. Nếu bạn bị dị ứng với bất cứ thứ gì trong nhà, thì hãy đem nó đi ngay, đặt chổ khác nơi mà bạn không thường xuyên tiếp xúc với nó.
7. Hãy giữ cho mũi của bạn tránh thời tiết lạnh, bằng cách uống trà thảo dược thiên nhiên, điều này có thể giúp ngăn chặn bệnh sổ mũi.
Sự ấm áp của trà có thể ấm lên các cơ quan của cơ thể bạn, bao gồm các phần của cổ họng và mũi của bạn.
Biện pháp khắc phục chứng chảy nước mũi do cảm cúm?
Không gì khó chịu hơn mỗi khi bạn bị cảm lạnh hay cảm cúm thì chúng thường kèm theo các triệu chứng sổ mũi, chảy nước mũi. Làm sao để khắc phục đây? Trong thời gian chưa tới được bác sĩ, bạn có thể áp dụng những cách khác nhau sau để ngăn chặn chứng chảy nước mũi tạm thời:
Sử dụng kháng histamin
Thuốc chứa histamin ngăn ngừa chứng chảy nước mũi hiệu quả. Tuy nhiên, bạn hãy lựa chọn một loại thuốc kháng histamin không gây buồn ngủ nếu bạn thấy cần phải uống thuốc vào ban ngày.
Dùng thuốc trị cảm lạnh
Hãy hỏi ý kiến bác sỹ và mua thuốc trị cảm lạnh nếu chảy nước mũi do cảm lạnh hoặc vi rút. Thuốc sẽ làm khô chất nhờn, loại bỏ chứng chảy nước mũi của bạn. Bạn cũng nên thực hiện theo đúng hướng dẫn cụ thể về cách sử dụng thuốc.
Sử dụng thuốc xịt mũi
Hãy xịt thuốc vào mũi nếu bạn quá nghẹt thở vì nước mũi chảy nhiều. Khi bạn bị chảy nước mũi, các mô bên trong mũi sẽ bị sưng lên. Khi ấy, thuốc xịt mũi sẽ giúp giảm sưng và cải thiện tình trạng khó chịu của bạn.
Bạn chỉ nên sử dụng thuốc xịt mũi một vài ngày. Nếu sử dụng lâu hơn hoặc lạm dụng thuốc sẽ có thể làm trầm trọng thêm vấn đề.
Làm ẩm không khí
Hãy làm việc hoặc ngủ với một máy làm ẩm không khí trong phòng để cảm thấy dễ chịu hơn. Không khí khô sẽ làm bạn đau mũi, không khí ẩm giúp chất nhờn giảm dần.
Xông mũi bằng nước muối
Hòa tan 1 muỗng cà phê muối với 1 ly nước ấm trong một cái bát. Nghiêng đầu và hít một vài giọt nước muối vào mũi của bạn.
Khi bạn hít thở sâu, các dung dịch nước muối sẽ chảy vào mũi. Lặp lại quá trình này nhiều lần để hoàn toàn làm sạch mũi. Bạn cũng có thể sử dụng xịt muối biển để làm sạch hốc mũi.
Ngậm gừng
Nhai một lát mỏng gừng tươi. Vị cay nóng của gừng sẽ giúp tăng lưu thông đường thở và giảm chất nhầy ở mũi. Nhai gừng 3-4 lần một ngày để chặn đứng chứng chảy nước mũi của bạn
(st)