Làm sao để hết stress nhanh chóng

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Làm sao để hết stress nhanh chóng

19/04/2015 06:03 AM
342

Làm sao để hết stress nhanh chóng cho bạn luôn bình yên, hạnh phúc? Cùng tham khảo những thông tin dưới đây để có thể loại bỏ stress nhanh và hiệu quả nhé



Tại sao chúng ta cảm thấy stress?

Phản ứng stress của cơ thể hoạt động giống như thiết bị báo động. Nó được thiết kế để ứng phó với sự xuất hiện đột ngột của một nguy hiểm nào đó. Thay vì dùng tiếng động, hệ thống cảnh báo nội bộ thông báo bằng cách tạo ra những phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Hệ thống thần kinh giao cảm sẽ tăng tiết cortisol và adrenaline vào tim, tuần hoàn máu và ôxy tăng lên ở chân và tay, tạo ra phản ứng “sẵn sàng chiến đấu” cho phép chúng ta đối đầu hay thoát khỏi sự nguy hiểm. Phản ứng tự nhiên này vô cùng cần thiết, nhưng nếu quá mức hoặc vô hiệu thì thật nguy hiểm.


Kiểm soát phản ứng stress như thế nào?

Yếu tố gây stress có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, có thể là tắc đường, một cuộc tranh luận không có hồi kết, nhưng hệ thần kinh thường không phân biệt được một sự đe dọa về thể lực hay tinh thần hay cảm xúc.

Điều quan trọng là thay đổi nhận thức và làm sáng tỏ nguyên nhân gây stress. Khi đó, phản ứng cũng sẽ thay đổi theo. Thư giãn là một biện pháp tốt để giảm stress.

“Nghiện” stress ?

Bạn đang vắt kiệt mình cho công việc? Bạn chỉ tìm thấy chính mình trong guồng quay công việc với cảm giác làm để duy trì và luôn trong tình trạng bận rộn.

Hệ thống năng lượng trong cơ thể chúng ta chỉ hoạt động tốt nhất khi chúng ta bật-tắt nó chủ động.

 “Cuộc sống không phải là một cuộc chạy đua đường trường mà nó là một loạt các quãng chạy nước rút”.

Đây là nguyên lý tiêu hao năng lượng tối đa theo chu kỳ dựa trên sự hồi phục. Điều này có nghĩa, nếu biết dành thời gian nghỉ ngơi, bạn sẽ đạt được kết quả tốt hơn ở công việc tiếp sau đó.

Rối loạn giấc ngủ được hiểu thế nào?


Rối loạn giấc ngủ là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, mọi giới do nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh biểu hiện dưới ba hình thái chủ yếu là mất ngủ, ngủ nhiều và rối loạn nhịp thức ngủ.

Mất ngủ:

Ở những người này, việc đi vào giấc ngủ và duy trì nó trở nên khó khăn, làm cho thời gian ngủ ít đi và chập chờn không sâu. Chứng mất ngủ đa phần liên quan đến tình trạng căng thẳng, lo âu, trầm cảm và các bệnh rối loạn tâm thần khác, đôi khi là triệu chứng của một bệnh thực thể.

Tuy nhiên, nếu chỉ mất ngủ thoảng qua một vài hôm thì không thể coi là rối loạn giấc ngủ, chỉ khẳng định bệnh khi mất ngủ xảy ra ít nhất 3 lần/tuần, trong thời gian ít nhất là một tháng.

Tình trạng mất ngủ kéo dài làm bệnh nhân lo lắng, sợ hãi thậm chí trầm cảm và hậu quả là càng mất ngủ hơn.

Chứng rối loạn cảm xúc?

Nhiều trở ngại trong cuộc sống hàng ngày sẽ dẫn tới các thay đổi về cảm xúc và hành vi. Điều quan trọng là cần phải phân biệt được giữa các thay đổi về hành vi thông thường do tâm trạng căng thẳng hàng ngày gây ra với các dấu hiệu cho thấy các vấn đề nghiêm trọng hơn. Các vấn đề trở nên đáng quan tâm hơn khi những vấn đề đó có tính c


Phương pháp để loại bỏ stress


Làm thế nào để vực dậy tinh thần, khơi lại niềm tin vào bản thân và giải tỏa những cơn stress đang vây quanh bạn? Bạn hãy thử làm theo mẹo sau đây:

Hãy trút bỏ stress theo cách tích cực


Mỗi cá nhân có thể lựa chọn một phương cách riêng của mình để giải tỏa stress, tuy nhiên, đừng lựa chọn cách tiêu cực như uống rượu giải sầu hay quát tháo chồng/vợ con/nhân viên mà hãy tìm những phương pháp tích cực hơn. Nếu bạn thích viết nhật ký, hãy “nhồi nhét” tất cả chuyện gây stress hàng ngày của bạn vào sổ nhật ký, rồi sau đó đọc lại chúng. Như thế, bạn sẽ bình tĩnh hơn để đối diện với những điều khiến bạn stress, từ đó tìm ra phương hướng giải quyết thích hợp.

Bạn cũng có thể mua một chồng đĩa sành rẻ tiền, đóng kín phòng riêng và trút bỏ nỗi áp lực của công việc bằng cách… ném bể đĩa. Nỗi stress của bạn hẳn sẽ vơi bớt phần nào theo từng chiếc đĩa bể tan tành. Tin tôi đi, mẹo vặt này sẽ giúp bạn được giải tỏa không ngờ, khiến đầu óc bạn nhẹ nhàng sảng khoái hẳn. Đơn giản và hưởng thụ hơn, bạn có thể ngâm mình trong bồn nước ấm với bọt xà phòng thơm sau khi đi làm về, đấy cũng là cách giảm stress hiệu quả.

Học cách từ chối

Nhiều người tự tạo stress cho bản thân do ôm đồm quá nhiều việc. Bạn phải học cách trình bày với sếp rằng bạn không phải là người duy nhất có thể đảm nhiệm việc này – nếu sếp luôn muốn giao việc cho bạn. Còn nếu bạn chính là sếp, hãy chia bớt công việc cho nhân viên, hướng dẫn họ và tin tưởng họ, thay vì cứ lo ngay ngáy rằng họ sẽ không làm được việc để rồi lại ôm việc vào mình và lại stress.

Giữ cho bản thân thoải mái ngoài giờ làm việc cũng là điều quan trọng để tránh stress, ví như nếu bạn không thích tiếng TV ồn ào, hãy tắt nó đi. Nếu hôm ấy bạn không muốn đi làm bằng xe máy khói bụi, hãy gọi taxi. Đừng để gánh nặng chạy đua với thời gian đè lên vai bạn mà hãy thử sống chậm lại, mỗi tuần một ngày thôi cũng được. Một khi bạn giữ được trạng thái cân bằng trong cả công việc lẫn cuộc sống, stress sẽ phải từ bỏ bạn.


Hãy rộng lượng

Dù bạn luôn nhìn thấy khuyết điểm của nhân viên hay người nhà, thậm chí là sai lầm của chính bạn, hãy mở lòng ra với mọi người và cả bản thân mình. Bạn có quyền giận dữ khó chịu, nhưng bạn không thể khắc phục sai lầm chỉ bằng sự giận dữ, mà chỉ càng làm mọi việc rối tung thêm. Hãy bình tĩnh, rộng lượng và vị tha. Mọi người sẽ luôn quý trọng đức tính này của bạn và càng gần gũi bạn hơn, chỉ có stress là phải chạy xa khỏi bạn, tôi cam đoan thế!

4. Thắt chặt các mối quan hệ
“Ba cây chụm lại nên hòn núi cao,” trong cuộc khủng hoảng, các bạn hãy tựa vào đồng nghiệp, già đình và bạn bè để đứng vững. Chia sẻ nỗi lo, niềm hy vọng, kinh nghiệm giải quyết vấn đề để nhận lại những lời khuyên bổ ích chính là cách tốt nhất để giải tỏa stress và giúp bản thân cũng như công ty giữ vững tay chèo, vượt qua sóng cả. Đừng bao giờ xem thường tình cảm, mối quan hệ của mọi người đối với mình, bởi không ai có thể sống và làm việc một mình cả, nhất là trong thời đại kết nối toàn cầu hiện nay. Bạn hãy thắt chặt quan hệ với đồng nghiệp, bạn bè và người thân, biết đâu bạn sẽ tìm được sự hỗ trợ tích cực và hiệu quả từ họ!



Nâng cao kỹ năng để giải quyết tốt công việc

Bạn stress vì cảm thấy bế tắc trong cơn khủng hoảng? Có thể vì tình hình chung quá khó khăn, nhưng cũng có thể một phần vì bạn chưa trang bị cho mình đủ kỹ năng phù hợp để có thể ứng dụng, từ cách quản lý thời gian, nhân viên cho đến việc kinh doanh thời khủng hoảng. Hãy học hỏi nhiều hơn nữa, từ tình hình thực tế, từ kinh nghiệm của những nhà lãnh đạo nổi tiếng, và từ những khóa học nâng cao kỹ
năng thiết thực. Thực tế cho thấy, việc ứng dụng kỹ năng quản lý phù hợp có thể giải quyết hầu hết các vấn đề, dù là thời khủng hoảng hay lúc phồn vinh.


Việc gì cũng giải quyết được


Thật khó khăn để một vị giám đốc điều hành nói với người khác về áp lực công việc của chính mình. Nhưng nên nhớ, giãi bày sẽ giúp tìm ra lối thoát cho công việc đang bế tắc.

Hãy thử thư giãn với các thú vui mới, ném mình vào các cuộc đua tài thể thao. Đó chưa hẳn là cách giải quyết tốt nhất, nhưng có thể tạo niềm cảm hứng mới ngoài công việc.

 Massage thư giãn

Thư giãn là chìa khoá để giảm stress. Hãy đốt sáp thơm, và bắt đầu thực hiện các thao tác xoa bóp. Massage không chỉ giúp tinh thần thư thái sau một ngày làm việc căng thẳng, mà còn tạo điều kiện để cơ bắp được thả lỏng, huyết mạch được lưu thông.

Không nhất thiết phải ra tiệm mới có thể massage. Chỉ cần bàn tay vợ yêu chăm sóc, với những thao tác nhẹ nhàng cũng mang lại hiệu quả cao, giúp ngủ dễ dàng hơn.

 Chăm sóc giấc ngủ

Một vài người cho rằng không nhất thiết phải quá lo lắng về chuyện ngủ nghê. Nhưng giấc ngủ rất quan trọng, giúp tái tạo sức khoẻ thể chất cũng như tinh thần. Ngủ tốt mới có thể đưa ra các quyết định sáng suốt. Ngủ tốt cũng giúp xua tan cơn mệt mỏi sau một chuyến bay dài.

 Tự cho phép mình hài hước

Một câu nói đùa nhẹ nhàng có thể phá tan băng giá và khiến những người xung quanh thấy dễ chịu hơn. Tất nhiên, không nên khiên cưỡng, chỉ đơn giản là để mọi người xung quanh thấy rằng không phải lúc nào bạn cũng quá nghiêm trọng hoá vấn đề.

Sống lành mạnh

Nên có chế độ ăn uống hợp lý, tập những bài thể dục nhẹ nhàng cùng gia đình. Tránh thuốc lá và rượu, bởi nó có thể dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ, kể cả ung thư.

Có hậu phương vững chắc

Thật là may mắn nếu bạn có một người vợ (hoặc chồng) luôn ủng hộ và biết cảm thông, chia xẻ với khó khăn của chồng (hoặc vợ). Ngược lại, cơn stress sẽ càng tăng nếu người bạn đời luôn cau có, khó chịu với công việc của chồng (vợ).

Học cách giao việc

Nên nhớ bạn không phải là người duy nhất có thể làm được việc. Tất nhiên, đôi khi tự mình làm còn dễ hơn là hướng dẫn người khác thực hiện sao cho đúng ý. Hãy tìm những đồng nghiệp và nhân viên mà bạn có thể tin tưởng giao phó công việc.

Dồi dào về tài chính

Có tiền trong tay sẽ giúp vượt qua nhiều nỗi lo lắng, muộn phiền, nhất là trong trường hợp công việc của bạn đổ bể hay bạn cần trang trải tiền công cho nhân viên.

"Niêm yết và huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu sẽ giúp bạn thoát ra hoàn cảnh khó khăn và đầy áp lực. Bạn sẽ không còn phải nơm nớp lo trả nợ ngân hàng", Scott Crump khuyên.

Thiền

Đây không phải là liệu pháp dành riêng cho các nhà sư. Lúc thức, não người liên tục làm việc, suy nghĩ. Chỉ cần thiền trong vài phút, nhất là vào lúc sáng sớm, có thể giúp đầu óc minh mẫn.

Lên kế hoạch cho những kỳ nghỉ cùng gia đình

Đừng chờ đợi cho tới khi mình có thời gian mới đi nghỉ. Hãy chủ động tạo ra khoảng thời gian rảnh rỗi cho riêng mình. Đó là cơ hội để thoát khỏi công việc bận rộn thường ngày, dành thời gian cho gia đình và quan trọng hơn hết là để xả hơi, thư giãn. Nên nhớ, đã đi nghỉ thì hãy quẳng hết công việc ở nhà.


Xem phim hài

Xem phim hài sẽ giúp trung tâm não hưng phấn, khiến tâm trạng bạn thư thái hơn, mọi căng thẳng, mệt mỏi sẽ tan biến.

Tiếng cười sẽ giúp bạn nâng cao tinh thần và là liều thuốc tốt nhất giúp bạn đối diện với những áp lực trong cuộc sống.

Hãy chọn một vài món khoái khẩu như khoai tây chiên, bánh quy giòn, bắp rang bơ, phô mai, sôcôla, kem… hay bất cứ thứ gì có thể làm bạn cảm thấy vui miệng khi xem phim nhé.

Tuy nhiên, có một quy tắc bất thành văn là ăn nhiều đồ ăn này, nhất là trong hoàn cảnh xem phim lúc đêm khuya sẽ dễ dẫn đến tăng cân lắm đấy. Vậy nên, hãy chọn thời điểm xem và đồ ăn phù hợp nhé.

 Đảm bảo luôn có một giấc ngủ sâu

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng ngủ từ 7-8 tiếng trong 1 đêm sẽ giúp bạn nạp lại năng lượng và giảm nguy cơ bị stress.

Stress khiến não bạn căng thẳng dẫn đến mất ngủ. Vì vậy, bạn không nên uống cafe sau bữa tối, tránh tập thể dục 2 tiếng trước khi đi ngủ. Ngoài ra, để có một giấc ngủ sâu, bạn không nên đặt tivi, máy vi tính, hay các thiết bị giải trí khác trong phòng ngủ.

Nếu áp dụng những biện pháp này mà vẫn bị mất ngủ, bạn nên đến gặp bác sĩ.

 Ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ


7 cách giảm stress để kéo dài sự trẻ trung

Thường xuyên ăn các thực phẩm có nhiều chất xơ sẽ rất tốt cho sức khỏe của tim và giúp bạn giảm nguy cơ bị stress. Chất xơ giúp hạ lượng đường trong máu, giúp máu lưu thông tốt, nhờ đó bạn luôn cảm thấy khỏe mạnh, tinh thần nhẹ nhàng thư thái.

Bạn có thể dễ dàng bổ sung chất xơ qua các loại rau, củ, quả trong bữa ăn hàng ngày như: các loại hạt ngũ cốc, táo, cam, quýt và các loại rau xanh.

Đi dạo và tập yoga


Khi áp lực cuộc sống bộn bề gây ra stress, bạn hãy cố gắng dành từ 1-2 giờ để đi dạo hoặc tập yoga nhé!


Sự vận động nhẹ nhàng hoặc ngồi thiền sẽ làm cho tinh thần bạn được thư giãn, thoải mái, nhịp tim đập đều đặn hơn, lượng máu lưu thông và tuần hoàn tốt hơn… Tất cả những điều đó sẽ đánh tan mọi mệt mỏi, lo âu, căng thẳng của bạn.

Ngắm nhìn thiên nhiên

Thay vì nhốt mình trong căn phòng nghẹt thở, thiếu ánh sáng và không khí, bạn hãy mở cửa sổ để đón nhận luồng không khí mới, trong lành nhé. Điều đó thực sự có tác dụng để bạn thư giãn.

Nghiên cứu cho thấy khi mức stress gia tăng, việc ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên sẽ giúp đưa nhịp tim trở lại bình thường một cách nhanh chóng hơn. Chuyên gia tâm lý học tại Đại học Washington đã nhận định rằng: “Chúng ta sẽ trở nên tốt hơn về tâm thần và thể chất khi chúng ta gắn kết với thiên nhiên”.

 Tha thứ

Bạn nên cố gắng tha thứ cho ai đó dù họ đã khiến bạn đau lòng đến mức nào. Vì việc này sẽ phóng thích năng lượng tiêu cực và là cách giảm stress rất hiệu quả. Bạn nên trút bỏ nỗi tức giận để chỉ giữ lại nguồn năng lượng tích cực.

Hãy hít thở sâu

Trị liệu bằng hương thơm không chỉ có ở các spa, mà ở bất cứ đâu bạn cũng có thể làm được. Hương thơm của hoa nhài hay tinh dầu hương thảo… có thể giúp bạn có một trạng thái thoải mái hơn.

Hít thở sâu trong những loại nước hoa có thể làm giảm nồng độ của các hormone cortisol sẽ hạn chế những suy nghĩ tiêu cực

Tăng cường vận động, viết nhật ký, liệt kê ra những lo lắng, tập yoga... là những cách giúp giảm căng thẳng hiệu quả.

Trong cuộc sống, ai cũng gặp phải những vấn đề khiến bản thân phải căng thẳng, mệt mỏi. Nếu không kiểm soát được mức độ căng thẳng này, mọi chuyện sẽ càng tồi tệ hơn và ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn.

Một nghiên cứu tại trường Đại học của Trường Y khoa Rochester cho thấy, những người bị căng thẳng công việc nhiều thường có chỉ số khối cơ thể (BMI) cao hơn so với nhân viên ở các vị trí ít căng thẳng.

Nghiên cứu khác từ Đại học Tel Aviv ở Israel cho thấy người làm việc có mức độ căng thẳng cao có nhiều khả năng phát triển bệnh tiểu đường loại 2. Một nghiên cứu từ Đại học California tại San Francisco cũng cho thấy, các yếu tố gây ra sự căng   thẳng có thể làm tăng hoặc thậm chí gây ra các rối loạn về da như bệnh vẩy nến, bệnh chàm.

Tham gia một lớp yoga

Yoga không chỉ giữ cho cơ thể thon gọn mà còn cải thiện tính linh động, dẻo dai. Ngoài ra nó cũng giúp bạn đối phó với sự căng thẳng và các chứng viêm. Mức độ viêm mãn tính cao được gắn liền với các vấn đề sức khỏe như bệnh tim mạch, hen suyễn và trầm cảm.

Một nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học bang Ohio cho thấy, những người tập yoga thường xuyên sẽ có mức độ viêm nhiễm ít hơn và có khả năng kiểm soát, chịu được các yếu tố gây stress cao hơn. 

Tập yoga có thể giúp giảm stress hiệu quả. Ảnh: theyogalounge

Tập yoga có thể giúp giảm stress hiệu quả. Ảnh: theyogalounge

Ngủ đủ giấc

Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), ngủ đủ giấc có thể giúp cải thiện sức khỏe và giúp bạn ít căng thẳng hơn.

Ngủ không đủ giấc và căng thẳng có thể là một vòng luẩn quẩn. Việc căng thẳng, mệt mỏi suốt cả ngày dễ khiến bạn mất ngủ. Và việc thiếu  ngủ có thể làm bạn  mệt mỏi, căng thẳng vào ngày hôm sau.

Một nghiên cứu năm 2010 tại Học viện giấc ngủ Calyton cho thấy, những người bị stress mãn tính có thời gian ngủ ngắn hơn và chất lượng ngủ cũng rất thấp. 

Liệu pháp trò chuyện

Các liệu pháp tâm lý thường được sử dụng như một công cụ quản lý stress, nhằm giảm bớt các triệu chứng căng thẳng và lo âu. Trò chuyện có thể là một liệu pháp hữu ích, trong đó, bệnh nhân và nhà tâm lý trị liệu thảo luận về các vấn đề của bệnh nhân và cùng nhau sửa chữa các vấn đề đang bị suy nghĩ tiêu cực hoặc bị bóp méo.

Trong liệu pháp trò chuyện, có nhiều phương pháp khác nhau, chẳng hạn như liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), liệu pháp hành vi biện chứng (DBT) và liệu pháp nhóm. Tất cả đều có điểm chung là nhằm mục đích giúp bệnh nhân đối phó với những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực và giúp họ thay đổi tích cực để đối phó tốt hơn với sự căng thẳng hàng ngày.


Tăng cường vận động

Tập thể dục có thể giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol. Cortisol là một hoóc môn được sản sinh từ tuyến thượng thận trong thời gian căng thẳng, khi bạn cảm thấy lo lắng, giận dữ hoặc sợ hãi. Cortisol có thể làm tăng huyết áp, tăng mức đường huyết và giảm khả năng miễn dịch của cơ thể, có thể  gây tổn thương nhiều cơ quan.

Theo Debbie Mandel, tác giả của "Turn On Your Inner Light: Fitness for Body, Mind and Soul, tập thể dục giúp đốt cháy cortisol, do đó làm cho chúng ta khỏe mạnh và hạnh phúc hơn. Tập thể dục cũng kích thích tuyến yên của não bộ giải phóng endorphins, chất dẫn truyền thần kinh có hiệu quả cao, giúp cơ thể hạn chế được các tác động tiêu cực của stress.

CDC khuyến cáo thực hiện các hoạt động tăng cường cơ bắp, nên để các nhóm cơ chính như chân, hông, lưng, bụng, ngực, vai và cánh tay vận động bằng các bài tập phù hợp.

Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Điều đó có vẻ là nhiều nhưng tính ra, chỉ cần đi bộ nhanh 10 phút, 3 lần một ngày trong 5 ngày mỗi tuần là đã có 150 phút hoạt động với cường độ vừa phải, hiệu quả.

Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Ảnh: fitnessgoop

Nên đảm bảo tập thể dục ít nhất 2,5 giờ đồng hồ mỗi tuần. Ảnh: fitnessgoop

Tập thiền 

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy những lợi ích tích cực của thiền định, giúp giảm căng thẳng, giảm huyết áp, giảm bớt cảm giác đau đớn và thậm chí ngăn ngừa tái phát ở những bệnh nhân bị trầm cảm.

Một nghiên cứu tại Đại học Emory ở Atlanta cho thấy rằng thiền giúp ta nâng cao những nhận thức về tinh thần và kiểm soát suy nghĩ của bản thân trong khi tập trung vào hơi thở, có thể điều trị các rối loạn như rối loạn thiếu tập trung và hiếu động thái quá.

Có nhiều phương pháp thiền khác nhau. Thiền không dừng lại ở việc bạn phải ngồi bắt chéo chân và đọc thần chú để xả stress. Một số phong cách thiền định tập trung vào việc làm thanh lọc tâm hồn, khuyến khích việc tăng cường những hình ảnh và suy nghĩ tích cực, đối xử tốt với bản thân và mọi người xung quanh.

Những người có vận động hạn chế cũng có thể thiền trong khi ngồi trên ghế hoặc thậm chí khi nằm.


Cười nhiều và thường xuyên

"Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ", tiếng cười là loại thuốc hiệu quả để trị bệnh căng thẳng. 

Một nghiên cứu tiến hành tại Đại học Loma Linda, Mỹ, phát hiện ra rằng những người tham gia xem một đoạn video hài hước sẽ giảm "hoóc môn stress" cortisol và giảm epinephrine. Những người này cũng có sự gia tăng đáng kể endorphins, tăng cường các cảm xúc hưng phấn, tăng miễn dịch và giảm trầm cảm.

Tiếng cười không chỉ giúp chúng ta đối phó với sự căng thẳng hay nỗi đau tinh thần mà nó còn giúp hạn chế các cơn đau thể xác. Các nhà nghiên cứu tại Đại học Oxford ở Anh phát hiện ra rằng tiếng cười có thể kích thích giải phóng các endorphin, có tác dụng giảm đau rất hiệu quả. 

Dành thời gian liệt kê những lo lắng

Sẽ rất tốt nếu những người hay lo lắng quá nhiều dành ra một khoảng của thời gian để suy nghĩ về những điều đáng lo ngại, những điều đang làm phiền họ.

Mỗi ngày nên dành ra một khoảng thời gian để liệt kê ra những vấn đề khiến bạn lo lắng, nêu ra những vấn đề giải quyết được và không giải quyết được. Tuy nó không thể giúp con người ngừng lo lắng hoàn toàn nhưng có thể giúp họ trì hoãn và hạn chế các lo lắng. Điều này cho phép con người kiểm soát tốt hơn thói quen bực bội, cáu kỉnh của họ và tập trung vào những công việc lý tưởng, tích cực hơn.

Đừng phàn nàn

Phàn nàn về những gì bạn căng thẳng có thể có vẻ giống như một ý tưởng tốt, nhưng một nghiên cứu trước đây cho thấy việc giải tỏa về các vấn đề của bạn cho bạn bè không phải luôn luôn là hữu ích.

Nghiên cứu này được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu từ Đại học Kent ở Anh. Những người tham gia nghiên cứu cảm thấy ít hài lòng với hoàn cảnh của họ hơn so với trước khi họ nói chuyện với một người bạn về những thất bại, rắc rối của họ.

"Phàn nàn không phải là một chiến lược hiệu quả cho bất cứ ai cố gắng để đối phó với căng thẳng mỗi ngày, cho dù họ có phải là người cầu toàn, có xu hướng muốn mọi thứ phải hoàn hảo hay không", nhà tâm lý học xã hội Brad J. Bushman, giảng dạy tại Đại học bang Ohio cho biết.

Thay vào đó, hãy thử một hoặc tất cả ba chiến lược giúp mọi người đối phó với những thất bại, đó là chấp nhận, hài hước và tích cực tái định hình, có nghĩa là tìm kiếm một cái gì đó tốt đẹp trong một tình huống khác căng thẳng.

Massage

Massage không chỉ giúp bạn thư giãn và giảm căng thẳng cơ bắp, nó cũng có thể ảnh hưởng tích cực đến nồng độ hoóc môn trong cơ thể.

Các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Y tế Cedars-Sinai ở Los Angeles cho thấy rằng sau khi được massage 45 phút, những người tham gia đã giảm mức độ "hoóc môn stress" cortisol và giảm vasopressin, một loại hoóc môn đóng một vai trò quan trọng trong các hành vi hung hăng, xung đột.


Viết nhật ký

Theo Viện Y tế Quốc gia (NIH), viết nhật ký cũng có thể làm giảm căng thẳng. Khi bạn đang cảm thấy mệt mỏi, kiệt quệ, việc ghi lại cảm xúc của bạn có thể giúp bạn kiểm soát được mọi thứ và phân tích tình hình tốt hơn. Thậm chí, nó có thể cung cấp cho bạn một hướng mới, sắc sảo hơn để giải quyết các vấn đề.

Việc đọc lại nhật ký giúp bạn nhận ra những điều bản thân cần phải thay đổi để ngăn chặn kịp thời những điều không tốt, nhưng căng thẳng gây ảnh hưởng đến bạn trong tương lai. 

Viết nhật ký cũng là cách hay giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh: newdaynewlesson

Viết nhật ký cũng là cách hay giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ảnh: newdaynewlesson


Các hoạt động cảm xúc

Oxytocin, được biết đến với tên gọi "hoóc môn âu yếm" hay "hoóc môn tình yêu", có thể giúp giảm mức độ căng thẳng. 

Một số nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng oxytocin làm giảm căng thẳng và lo lắng trong môi trường xã hội. Trong một nghiên cứu năm 2007, các nghiên cứu đã tiến hành cách ly một loại chuột đồng ra khỏi bố mẹ, anh chị em của chúng. Những con chuột bị cô lập bắt đầu có dấu hiệu của sự căng thẳng, lo lắng và những triệu chứng này giảm bớt sau khi chúng đã được tiêm oxytocin. 

Cơ thể tự nhiên sản xuất oxytocin trong các hoạt động liên quan đến tình dục, tình cảm, khi phụ nữ sinh sản và cho con bú. Đồng thời, "hoóc môn tình yêu" này cũng có thể tiết ra trong những tiếp xúc vật lý đơn giản, chẳng hạn như một cái ôm thân thiện hoặc những va chạm, âu yếm. Thậm chi, việc chơi với một chú chó cưng cũng có thể tăng mức độ oxytocin, theo một nghiên cứu công bố trong tạp chí, theo một nghiên cứu được công bố trong các tạp chí Hormones and Behavior.


Stress là một hiện tượng phổ biến trong xã hội hiện đại. Gần như mỗi chúng ta không còn nhiều thời gian để dành riêng cho chính mình, ngay cả những lúc chúng ta đang ngồi thư giãn. Dù bạn là ai,  bạn đang làm gì, bạn đang ở đâu thì tất cả chúng ta đều phải đối mặt với những khó khăn, thách thức và những tình huống căng thẳng.

Nếu stress không được kiểm soát, nó có thể tác động xấu đến sức khỏe của chúng ta. Stress làm tổn thương chức năng của hệ miễn dịch, nó có thể gây ra các bệnh như cảm lạnh, cúm, mệt mỏi, rối loạn tim mạch, già trước tuổi…Mặt khác, stress còn làm tăng nhịp tim, huyết áp, đường glucoza, adrenalin, cortiso (lượng cortiso cao khiến cơ thể có nguy cơ mắc chứng chảy máu não nguy hiểm) và phá hủy ôxy của cơ thể. Học cách kiểm soát stress hiệu quả sẽ mang lại cho bạn sự thoải mái về tinh thần, cường tráng và khỏe mạnh.

Dưới đây là những cách tốt nhất để bạn có thể giảm stress và thư giãn cơ thể

11 cách thư giãn và giảm stress hiệu quả - Sức Khỏe - Chăm sóc sức khỏe - Dinh dưỡng và sức khỏe - Sức khỏe gia đình


Căng thẳng, mệt mỏi là điều thường gặp trong cuộc sống hiện đại

Suy nghĩ

Suy nghĩ là cách tuyệt vời không chỉ giúp bạn giảm stress mà còn giúp bạn thư giãn cơ bắp. Các nhà khoa học đã nghiên cứu cho thấy rằng việc suy nghĩ có thể giảm thiểu huyết áp, áp lực và làm tăng nồng độ endorphin (một hóa chất trong não kích thích và tạo cảm giác dễ chịu). Bạn thường xuyên ngồi làm việc trong một không gian tĩnh lặng, thoải mái, bạn hãy nhắm mắt lại và tập trung suy nghĩ một điều gì đó, hít thở sâu và tĩnh tâm. Sự suy nghĩ sẽ đưa lại nguồn năng lượng mới và tích cực. Suy nghĩ và làm như thế trong khoảng 10 phút sẽ giúp bạn xua tan mọi căng thẳng.

Tập luyện cơ thể

Mỗi ngày bạn cần dành từ 30 -60 phút cho việc tập luyện thể dục, rèn luyện cơ thể. Chẳng hạn như đi bộ, hít thở không khí trong lành, chơi thể thao…

Thi vị hóa cuộc sống

Hãy trở nên lạc quan và yêu đời khi bạn đứng trước mọi việc. Vào ngày nghỉ cuối tuần, bạn có thể cùng người thân đi picnic, thăm quan những danh lam thắng cảnh trước khi bắt đầu một tuần làm việc mới.

Hãy đề ra thời gian biểu cho riêng mình

Bạn có thể để đồng hồ báo thức đánh thức bạn vào mỗi buổi sáng vào một giờ nhất định, hãy thường xuyên ăn sáng. Bạn sẽ thức dậy đúng giờ và có một thói quen sinh hoạt đều đặn. Đa số mọi người đều thú nhận rằng “Nếu như đi làm mà không ăn sáng, tôi thường bị đau đầu và rất dễ bị stress”.

Đi du lịch

Hãy biết cách tận hưởng và cảm nhận những thay đổi của thế giới xung quanh mình. Khi có điều kiện, bạn hãy đi du lịch trong và ngoài nước cùng với người thân và bạn bè.

Những thắng cảnh đẹp cùng với con người mới, phong tục tập quán mới sẽ kích thích trí tò mò và sự quan sát của bạn. Nó là phương pháp tốt nhất để thay đổi tâm trạng chán chường và căng thẳng của bạn sau những ngày tháng làm việc căng thẳng.

Tung bóng

Bạn có thể cầm 3 hay nhiều trái bóng trên tay rồi tung và hứng. Khi bạn tung lên và hứng được những trái bóng đang bay lơ lửng, bạn sẽ cảm nhận sự thoải mái giống như bạn vừa làm được một điều kỳ diệu vậy. Bạn hãy cứ thử xem nào!

Hãy phục tùng các giác quan của bạn

Bạn hãy tạo cho mình một thói quen làm việc gì đó đúng giờ và đều đặn mỗi ngày. Ví dụ như: Sau giờ làm việc căng thẳng, bạn có thể cắm một ngọn nến trên bàn ăn, ngắm một bông hồng trước bữa ăn, chơi một trò chơi để giải tỏa sự căng thẳng của bạn.

Hãy cười thật nhiều

Hãy cười thật to, thoải mái và sảng khoái nếu có thể, mọi sự mệt mỏi, căng thẳng sẽ tan biến. Bạn hãy học cách hài hước và đừng tiết kiệm nụ cười, nó chính là “10 thang thuốc bổ” của bạn đấy.

Đừng ngần ngại dựa dẫm vào người khác

Khi bạn cảm thấy stress, bạn nên có một chỗ dựa, cần có một người để sẻ chia. Bạn hãy tìm đến những người bạn, những người thân yêu nhất để bạn được chia sẻ và nhận những lời khuyên của họ. Họ sẽ vỗ về, an ủi và có thể là liều thuốc tốt nhất với bạn lúc đó.

Lưu lại những hình ảnh gây cho bạn thích thú

Bạn có thể lưu lại những khoảnh khắc, những câu nói yêu thương của những người thân hay một hình ảnh ấn tượng sâu sắc trong tâm hồn bạn. Mỗi khi nhớ lại, bạn sẽ tìm thấy sự đồng cảm và ý nghĩa.

Hãy tự thỏa mãn mình

Mỗi khi công việc hiện tại làm bạn cảm thấy mệt mỏi và stress dồn nén, hãy “cưng chiều” bản thân mình bằng cách thưởng cho mình một thú vui, niềm đam mê nào đó. Bạn đừng bắt mình phải phục tùng theo một chế độ cứng nhắc, khắt khe nào nếu như thời điểm thực hiện chưa phù hợp. Hãy thử “phá lệ” một lần xem.


Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ


Đối với cuộc sống hiện đại ngày nay thật khó để có thể tránh bị stress hoàn toàn. Hầu như, ta phải đối diện với nó mỗi giờ, mỗi phút và trong mỗi vấn đề phát sinh hàng ngày.

Stress xuất hiện và như trêu chọc,quấy phá hầu hết các nhân viên văn phòng cũng như các ông chủ lớn, không chừa một ai. Và trong thực tế, thật đáng mừng khi các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng có những biện pháp giảm stress tuy cũ nhưng thật sự hiệu quả.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Tiến sĩ Davis Posen, chuyên gia về sự căng thẳng, và Tiến sĩ Kathleen Hall, chuyên gia về sự căng thẳng và là Giám đốc điều hành The Stress InstituteThe Mindful Living Network, đã giúp giải mã các cách thức giảm stress và tìm câu trả lời về sự hiệu quả của các cách thức này.

Cùng điểm qua vài cách giúp bạn giảm stress và thử xem mức độ hiệu quả của từng cái nhé.

Co bóp

Sự thật thứ nhất: cách thức thể dục nhẹ với quả banh nhỏ cổ điển này thật sự có thể giúp bạn làm giảm căng thẳng hiệu quả. Khi đang căng thẳng, cơ thể của bạn cũng sẽ bị đưa vào thế gồng mình mà không hề hay biết, các dây thần kinh căng cứng ra và làm bạn dễ cảm thấy mệt mỏi. Một động tác thể dục nhỏ với quả banh, sẽ khiến cơ thể bạn thư giãn và thoải mái hơn. Tuy nhiên, theo Posen, đây cũng chỉ là cách thức chữa cháy tạm thời cho thần kinh cũng như tâm lí của bạn trước những căng thẳng.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Khóc

Đối với nhiều người, cảm giác bị choáng ngợp, bế tắc với cảm xúc sẽ khiến họ lâm vào bức bối, và cơ thể căng ra như dây đàn có thể bị đứt bất cứ lúc nào. Hãy khóc để cảm xúc được tuôn trào ra. Việc rơi vài dòng nước mắt sẽ giúp giải thoát các yếu tố căng thẳng từ cơ thể của bạn. Đừng cố nén những giọt nước mắt khi chúng chỉ khiến bạn cảm thấy tiêu cực hơn và u sầu nhiều hơn.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Nhảy

Đây có thể là cách giải phóng năng lượng tuyệt vời khi bạn bị căng thẳng. Âm nhạc, sự vận động, và sự vui vẻ sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái và vui tươi hơn rất nhiều.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Nói

Khi bạn bị vào trạng thái ức chế cảm xúc,hãy sử dụng những lời nói. “Hãy đưa ra khỏi lồng ngực của bạn những khó chịu, bạn cũng sẽ đồng thời đẩy những cảm xúc tiêu cực ra ngoài, tiêu tan những năng lượng căng thẳng không đáng có”

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Viết - Vứt

Quá trình viết ra những suy nghĩ tức giận (hoặc căng thẳng) có thể giúp bạn giải tỏa đi những cảm xúc tiêu cực. “Bạn không cần lo lắng về chữ viết, chính tả, ngữ pháp – chỉ đơn giản là viết ra cho vơi bớt sự giận dữ”, theo Posen. Bước quan trọng trong lá thư này là: Viết ra và hãy chắc chắn bạn sẽ không đọc lại một lần nữa. Việc đọc lại cũng giống như bạn đang nuốt lại những căng thẳng một lần nữa, đó là điều không nên.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Thở

Cụm từ này nghe có vẻ sáo rỗng, nhưng "Hít thở sâu" có thể là điều cuối cùng bạn muốn nghe khi bạn cảm thấy bực bội, nóng nảy. Việc hít thở sâu giúp đẩy mạnh khí oxy trong phổi, và nó như một phản ứng giúp cơ thể thư giãn hiệu quả. Một khi bạn tìm hiểu một bài tập thở, việc thực hành sẽ làm bạn cảm thấy sự căng thẳng sẽ bị đẩy lùi.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Nhìn

Cứ như một phép thôi miên, việc ngắm nhìn những nhịp điệu đều đặn, nhẹ nhàng của con lắc sẽ giúp bạn quên đi những lo âu, căng thẳng, phiền muộn. Điều này giúp tâm trí bạn thoải mái và bình tĩnh hơn.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ

Tập thể dục

Việc tập thể dục hoặc chơi một môn thể thao giúp làm tăng chức năng tinh thần của bạn. Điều này không chỉ giúp bạn đổ mồ hôi, cơ thể khỏe mạnh,mà còn có được một sức khỏe tinh thần khỏe mạnh.

Những cách giảm stress hiệu quả chưa bao giờ cũ





Cách giảm stress hiệu quả
Chuối giảm stress
Các cách giải tỏa stress hiệu quả nhất
Cách xả stress giúp bạn vui sống thả ga -
Làm sao để giảm cảm giác thèm ăn cho người .
Loại bỏ stress bằng 5 giác quan
Căng thẳng khi mang thai



(st)


Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý