Hệ thống nâng đỡ tử cung của phụ nữ cũng tương tự như ở các động vật có vú giống cái. Dây chằng tử cung với phần dưới của cột sống và khung chậu; nó đủ sức nâng đỡ tử cung khi không mang thai. Hệ thống nâng đỡ này đã phát triển từ giai đoạn đầu tiến hoá của các loài có vú, khi tất cả đều đi bằng 4 chân. Cấu trúc này nâng đỡ rất hiệu quả, giúp bào thai treo trên cột sống nằm ngang một cách thăng bằng.
Tuy nhiên, khi loại người đi trên 2 chân lẽ ra tử cung phải được treo lên xương vai thì mới hiệu quả. Nhưng việc này không xảy ra vì muôn loài có khuynh hướng thích ứng, hơn là sửa đổi, cấu trúc giải phẫu học với điều kiện sống và hành vi mới.
Vì thế, khi mang thai, sức nặng của bào thai sẽ kéo tử cung trễ xuống, kéo dây chằng – tử cung theo một góc lệch so với phần cuối cột sống.
Đây là nguyên nhân gây đau lưng, một trong những triệu chứng thường gặp nhất trong thai kỳ, nhất là ở 3 tháng cuối khi thai đã lớn. Tình trạng này còn có thể dẫn đến hậu quả sa tử cung khi lớn tuổi.
Buồng trứng
Nằm2 bên tử cung, mỗi buồn trứng có hình bầu dục và có kích thước tương đương với quả hạch. Lúc mới sinh, buồng trứng đã có đủ số trứng (noãn) để sử dụng suốt đời; các noãn này lần lượt chín vào ngày rụng trứng (phóng noãn) với tần suất khoảng 1 tháng âm lịch 1 lần từ khi dậy thì cho đến lúc mãn kinh. Hai buồng trứng nối với đáy tử cung bằng một ống mềm, h���p, gọi là vòi trứng.
Vòi trứng
Kích thước vòi trứng thay đổi suốt chiều dài, nơi nhỏ nhất khoảng 0,4mm. Vòi trứng là đường đi của trứng chín để vào gặp tinh trùng. Đầu tiếp xúc buồng trứng của vòi trứng có các tua vòi. Buồng trứng và các tua vòi nằm trong một đám chất dịch hình thành phía sau tử cung, ở đáy ổ bụng (các hình minh hoạ thường vẽ buồng trứng và vòi trứng nằm sang 2 bên, như hình dưới, để dễ xem). Trứng chín thường rơi vào đám dịch này và sau đó đi vào vòi trứng gần nhất. Sau khi bị vòi trứng “bắt” được, chúng sẽ nằm ở đoạn 2/3 ngoài của vòi trứng trong 2-3 ngày đầu, sau đó sự co bóp của vòi trứng sẽ làm trứng di chuyển vào lòng tử cung.
Đây là cơ quan rỗng có thành cơ dày, có kích thước và hình dạng như quả lê. Tử cung nằm ở cuối âm đạo và có thể ngả ra trước (70% trường hợp) hay ngả ra sau (30% trường hợp).
Vi nhung mao
Đây là các nhúm cực nhỏ lót khắp mặt trong vòi trứng (xem hình trê(. Sự co bóp của vòi trứng sẽ đẩy trứng đi dần về phía tử cung.
Bạn có biết
Trứng (noãn) có thể thụ tinh trong vòng 24 giời sau khi nó di chuyển vào phần hẹp hơn của vòi trứng. Khả năng sinh sản của phụ nữ đạt đỉnh vào năm 24 tuổi.Các cặp vợ chồng giao hợp mà không dùng biện pháp tránh thai, 25% sẽ có thai trong vòng 1 tháng, 60% có thai trong vòng 6 tháng, 75% có thai trong vòng 9 tháng, 80% có thai trong vòng 12 tháng và 90% có thai trong vòng 18 tháng.
Buồng trứng rụng trứng theo những chu kỳ trong suốt tuổi sinh nở của phụ nữ. Vào ngày thứ 5 của chu kỳ kinh 28 ngày, khoảng 20 trứng bắt đầu chín bên trong những túi đầy dịch gọi là nang noãn. Khoảng ngày thứ 14, một nang noãn sẽ phát triển vượt trước các nang khác và vỡ ra để phóng thích trứng chín. Các nang còn lại sẽ teo dần và chết, sau cùng được tái hấp thu, trong khi nang vỡ sẽ phát triển thành hoàng thể.
Suốt nửa chu kỳ sau của chu kỳ kinh, hoàng thể sản xuất progesterone, chất này sẽ làm nội mạc tử cung dầy và mềm hơn để chuẩn bị đón trứng thụ tinh. Nếu không được thụ tinh, trứng sẽ chết và bị phân huỷ, còn hoàng thể sẽ teo lại. Sự sút giảm đột ngột lượng progesterone sẽ làm bong lớp nội mạc tử cung, gây ra hiện tượng hành kinh. Mỗi lần một người chỉ rụng 1 trứng, nhưng có phụ nữ có khuynh hướng rụng nhiều trứng, dẫn đến hiện tượng đa thai. Rụng trứng xảy ra một cách ngẫu nhiên ở 1 trong 2 buồn trứng.
(St)