Origamic Architecture (OA) và pop-up cards là 1 loại biến thể của loại hình nghệ thuật Kirigami xuất xứ từ Nhật Bản. Cùng tham khảo những hướng dẫn làm thiệp Origamic architecture nhé
Dạy làm thiệp origamic
1. Giới thiệu chung:
II. Dụng cụ và vật liệu:
Có rất nhiều loại dụng cụ để hỗ trợ làm OA và thiệp pop-up. 1 số dụng cụ tiêu biểu
1. Giấy cứng màu trắng hoặc nhiều màu.
2. Giấy thông thảo Nhật Bản (washi paper) .
3. Dao cắt : Dao X-acto (nếu ko có bạn có thể thay bằng dao rọc giấy hoặc dao mổ)
4. Tấm đệm để lót (cutting mat)
5. Thước thép
6. Kéo
7. Keo đa năng /băng keo
8. Dụng cụ hỗ trợ gấp giấy như folding bone , burnisher , nhíp đầu nhọn…
Đầu tiên bạn cần 1 pattern(mẫu) hoặc 1 mẫu thiết kế. Bạn có thể lấy chúng từ sách , internet hoặc tự thiết kế cho mình.
1. Chuyển mẫu sang giấy làm thiệp:
Nếu bạn lấy từ internet , bạn có thể in trực tiếp mẫu lên giấy. Nếu bạn lấy từ sách , hãy photo lại sang giấy làm thiệp.
2. Nhận dạng các nét:
- Nét cắt : có dạng 1 đường thẳng liền nét trên mẫu ( _______ )
- Nét gấp lồi : có dạng 1 đường chấm chấm hoặc đường màu đỏ trên mẫu ( . . . . .)
- Nét gấp lõm : có dạng 1 đường đứt nét hoặc đường màu xanh trên mẫu ( _ _ _ _ )
3. Cắt :
- Cắt đứt hoàn toàn các nét cắt.
- Cắt nhẹ (nửa độ dày của giấy) các nét gấp. (bỏ qua bước này nếu làm bước 4)
- Khi gặp 1 góc nhọn thì nên cắt 2 nét hướng cùng chiều vào góc để có 1 góc hoàn hảo và tránh nhăn giấy.
4. Tạo nét gấp:
Dùng các dụng cụ hỗ trợ gấp giấy để tạo nét.
5. Gấp:
- Nhớ là các mẫu hầu hết được thiết kế mặt trái nên khi bắt đầu gấp , bạn phải lật lại mặt phải để gấp.
các bạn thử nhìn mẫu trên và làm thử thì sẽ hiểu nguyên tắc của nó ( làm sao có thể gập phẳng chiếc thiệp lại khi mở ra nó lại dựng lên là được)
PHÍM ĐÀN NÈ
Hướng dẫn làm thiệp Origamic Architecture (hướng dẫn tiếng Việt)
Origamic Architecture (OA) và pop-up cards là 1 loại biến thể của loại hình nghệ thuật Kirigami xuất xứ từ Nhật Bản. (Kirigami là loại hình cắt giấy thành những bông hoa tuyết nhiều hoa văn đẹp mắt).
OA được phát triển bởi ông Masahiro Chatani vào những năm 1980. Ông Chatani và Keiko Nakazawa từng xuất bản nhiều quyển sách hướng dẫn làm những tác phẩm tuyệt mỹ này. Bên cạnh 2 tác giả này , cũng có nhiều người tạo nên nhiều tác phẩm ấn tượng nữa.
Hầu hết các mẫu OA được thiết kế khi mở ra đến nửa là xem được (90°). Loại OA này đòi hỏi kỹ thuật gấp và cắt giấy. Vd của loại này là thiệp pop-up.
Một loại nữa được thiết kế xem được khi mở ra hoàn toàn (180°). Loại này đòi hỏi kỹ thuật gấp , cắt và dán giấy.
Loại ít phổ biến nhất là mẫu xem được khi giấy mở ra 360°.
Và 1 loại nữa ít được nhắc đến là dạng 0° , chỉ bằng việc cắt giấy và lồng các mảnh giấy vào nhau , bạn có thể tạo nên những bức tranh nhiều màu sắc.
OA thường được thiết kế thành những kiến trúc/tòa nhà đồ sộ , tuy nhiên cũng có những loại mẫu khác.
Tuyệt diệu thay khi mở đôi giấy bình thường ra thì xuất hiện một kiến trúc tuyệt mỹ đáng ngạc nhiên.
Dụng cụ và vật liệu:
Có rất nhiều loại dụng cụ để hỗ trợ làm OA và thiệp pop-up. Ở đây KBB chỉ liệt kê 1 số dụng cụ tiêu biểu và cần thiết thôi. (* : ko cần thiết lắm).
1. Giấy cứng màu trắng hoặc nhiều màu.
2. Giấy thông thảo Nhật Bản (washi paper) (*) .
3. Dao cắt : Dao X-acto (nếu ko có bạn có thể thay bằng dao rọc giấy hoặc dao mổ)
(Hoành tráng chưa nè :
)
4. Tấm đệm để lót (cutting mat)
5. Thước thép
6. Kéo (*)
7. Keo đa năng /băng keo
8. Dụng cụ hỗ trợ gấp giấy như folding bone , burnisher , nhíp đầu nhọn… (*)
Cách làm thiệp OA 90° :
Đầu tiên bạn cần 1 pattern(mẫu) hoặc 1 mẫu thiết kế. Bạn có thể lấy chúng từ sách , internet hoặc tự thiết kế cho mình.
1. Chuyển mẫu sang giấy làm thiệp:
Nếu bạn lấy từ internet , bạn có thể in trực tiếp mẫu lên giấy. Nếu bạn lấy từ sách , hãy photo lại sang giấy làm thiệp.
2. Nhận dạng các nét:
- Nét cắt : có dạng 1 đường thẳng liền nét trên mẫu ( _______ )
- Nét gấp lồi : có dạng 1 đường chấm chấm hoặc đường màu đỏ trên mẫu ( . . . . .)
- Nét gấp lõm : có dạng 1 đường đứt nét hoặc đường màu xanh trên mẫu ( _ _ _ _ )
3. Cắt :
- Cắt đứt hoàn toàn các nét cắt.
- Cắt nhẹ (nửa độ dày của giấy) các nét gấp. (bỏ qua bước này nếu làm bước 4)
- Khi gặp 1 góc nhọn thì nên cắt 2 nét hướng cùng chiều vào góc để có 1 góc hoàn hảo và tránh nhăn giấy.
4. Tạo nét gấp:
Dùng các dụng cụ hỗ trợ gấp giấy để tạo nét.
5. Gấp:
- Nhớ là các mẫu hầu hết được thiết kế mặt trái nên khi bắt đầu gấp , bạn phải lật lại mặt phải để gấp.
– Nét gấp lồi(mountain fold line):
– Nét gấp lõm(valley fold line) :
– Gấp xong bạn xếp thiệp lại và kẹp trong quyển sách hay cái gì đó để giữ nếp.
6. Dán sản phẩm vào 1 tờ giấy làm bìa , vậy là bạn đã hoàn tất 1 tấm thiệp pop-up/OA rồi.
(KBB tổng hợp , lược dịch từ nhiều nguồn)
p/s : hình đầu blog là chùa một cột do ông Rene Bui (một việt kiều tại Pháp) tái hiện lại một hình ảnh danh lam thắng cảnh nổi tiếng của Việt Nam.
Hướng dẫn làm thiệp 3D valentine đẹp
Hướng dẫn làm thiệp 3D handmade tuyệt đẹp
Hướng dẫn làm thiệp sinh nhật handmade xinh xắn
Hướng dẫn làm thiệp sinh nhật 3D cực độc
Cách làm thiệp sinh nhật hình bánh kem cực độc đáo
Cách làm thiệp giấy cuộn
Cách làm quà sinh nhật tặng người yêu dễ thương
(st)