Làm sao để bé hết ọc sữa nhanh chóng? Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là tình trạng do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ.
Vì dịch trong dạ dày là dịch acid, trong khi thực quản lại hơi kiềm nên những dịch trào lên như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thực quản, lâu dần có thể gây viêm thực quản khiến trẻ sợ khi bú. Bên cạnh đó, dịch trào lên miệng nhiều có thể khiến trẻ dễ bị hít phải và đưa vào phổi gây viêm phổi hít do dịch dạ dày. Đôi khi trẻ bị tím do ọc sữa vì dịch acid dạ dày kích thích dây thần kinh dọc theo thực quản và gây ức chế hô hấp khiến trẻ ngưng thở. Do đó trào ngược dạ dày thực quản rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Bệnh này nếu điều trị tốt sẽ khỏi hoặc khi trẻ được ăn dặm với thức ăn đặc thì các triệu chứng sẽ giảm dần rồi biến mất
Nguyên nhân bé ọc sữa
Tình trạng ọc sữa khá phổ biến ở bé sơ sinh nên các mẹ dễ có tâm lý chủ quan.
Tình trạng ọc sữa hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, đó là tình trạng do vòng van giữa thực quản và dạ dày không đủ mạnh để cản thức ăn trong dạ dày trào lên thực quản và đôi khi trào ra miệng của trẻ. Bé bị ọc sữa có thể do sinh lý, cũng có thể do bệnh lý gây ra.
Ọc sữa do sinh lý
Ở trẻ nhỏ, nhất là trong giai đoạn 1-2 tháng đầu, sự phát triển và hoạt động của đường tiêu hóa chưa được hoàn chỉnh nên dễ có những khiếm khuyết trong quá trình tiêu hóa thức ăn, trong đó có sự tác động của các van không được đồng bộ cũng như không giữ được tác dụng của van một chiều. Cũng cần nói thêm, trong quá trình bú, trẻ có thể nuốt hơi theo vào dạ dày, kết hợp với tư thế của trẻ sau khi bú đặt nằm ngang (bằng đầu) hay nghiêng bên phải. Trong tình trạng đó, hơi và sữa trong dạ dày - với tư thế nằm không đúng ở trẻ - môn vị ở dưới đóng quá chặt, còn tâm vị ở trên lại lỏng lẻo sẽ là cơ hội đẩy sữa ngược trở lên qua tâm vị và ọc sữa ra ngoài. Đây gọi là hiện tượng ọc sữa sinh lý.
Nếu bé bị ọc sữa nhiều, mẹ cần đưa bé đi khám ngay. (Ảnh minh họa).
Phòng ngừa bệnh ọc sữa sinh lý
Đối với trẻ bú mẹ: Nên cho bú bầu ngực bên trái trước (bé mới bú nên lượng sữa trong dạ dày còn ít, có thể nằm nghiêng phải). Sau đó, chuyển bé sang bú ngực bên phải (lúc này dạ dày bé đã nhiều sữa, cần nằm nghiêng trái). Như vậy, sữa sẽ dễ dàng xuống dạ dày mà không gây trào ngược. Không nên cho trẻ bú quá lâu, trung bình 10 phút cho ti thứ nhất và 20 phút cho ti thứ hai, bú trên 30 phút không có lợi cho trẻ (nuốt hơi, mệt, rối loạn thèm bú/ghiền ti, chênh lệch thời gian bú).
Đối với trẻ bú bình: Luôn giữ bình sữa hơi nghiêng để đầu núm vú cao su luôn đầy sữa. Không để bình sữa nằm ngang trong khi bú, tránh tình trạng bé bú hơi trong bình sữa.
Khi cho bú, không nên để bé quấy khóc vì như vậy, bé có thể nuốt nhiều hơi, gây căng dạ dày. Sau khi bú xong, cần bế bé theo tư thế thẳng, ngực áp vào một bên ngực mẹ, mặt kê lên vai mẹ rồi vỗ nhẹ lưng cho ợ hơi. Sau đó, hãy nhẹ nhàng đặt bé nằm nghiêng bên trái, kê gối hơi cao.
Cho bé bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.
Trường hợp nếu bé bị ọc sữa kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám!
Ọc sữa do bệnh lý
Thông thường trẻ lớn sau 7-8 tháng tuổi thì hiện tượng ọc sữa do sinh lý giảm dần và không còn nữa. Ngoài độ tuổi này, trẻ vẫn còn ọc sữa mà không rõ lý do nào khác thì cần phải đi khám chuyên khoa nhi để xem xét.
Về điều này, bác sĩ Nguyễn Hoài Nam (Bệnh viện ĐH Y Dược TP.HCM) khuyến cáo: “Tất cả các trẻ nói chung, nếu ọc sữa và kèm theo một số biểu hiện khác thường, có thể gặp trong những bệnh lý sau: các dị tật ở đường tiêu hóa như hẹp thực quản, hẹp tá tràng là khi trẻ có biểu hiện ọc sữa liên tục mặc dù không bú cũng ọc, hoặc ói ra rồi bú, bú xong lại ói ra; một số bệnh đường tiêu hóa tắc ruột, lồng ruột hay gặp ở những trẻ sau 3 tháng tuổi, trẻ đột nhiên ói, đang bú bình thường bỗng nhiên khóc thét lên, ưỡn bụng, bụng có thể nổi phồng lên… cần phải xử trí cấp cứu càng sớm càng tốt'.
Làm sao để bé hết ọc sữa
Việc phòng và điều trị trào ngược cho trẻ rất quan trọng với nhiều bước:
- Sau khi cho trẻ bú xong cần bế đứng trẻ lên và vỗ lưng trẻ để trẻ ợ hơi được, mục đích giảm lượng hơi mà trẻ nuốt phải trong dạ dày cũng dễ gây kích thích trẻ ói.
- Khi trẻ nằm cần cho trẻ nằm cao đầu, cũng như thân mình phía trên để tránh trào ngược, nếu trẻ bị ọc sữa thì nghiêng trẻ sang 1 bên ngay để không bị hít vào phổi, tuyệt đối tránh bế xốc trẻ lên khi ói vì sẽ làm tăng nguy cơ trào dịch ói vào phổi.
- Cho trẻ bú chậm, ít một và nhiều lần trong ngày nhằm tránh làm căng dạ dày trẻ quá mức, có thể cho trẻ dùng thêm các loại sữa dễ đông đặc khi vào dạ dày thì sẽ tránh được việc trào ngược.
- Sử dụng các thuốc chống trào ngược và bảo vệ thực quản như Motilium, Primperan, Omeprazol, Gel de Polysilen… theo hướng dẫn của bác sĩ khám và điều trị.
- Trong 1 số trường hợp trào ngược nặng nề quá gây viêm phổi thường xuyên hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ thì có thể phải can thiệp phẫu thuật nhằm sửa chữa lại van giữa thực quản và dạ dày. Trường hợp nếu bé bị ọc sữa kéo dài, bạn nên đưa bé đi khám!
Ọc sữa hay còn gọi là nôn trớ là một triệu chứng rất hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, nhất là trong 6 tháng đầu, do dạ dày của bé nằm ngang, cơ thắt môn vị mạnh hơn co thắt tâm vị nên mỗi khi dạ dày co bóp sữa dễ bị trào ra ngoài. Khi bé biết ngồi, biết đứng, biết đi hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần.
Hiện tượng nôn trớ này nếu không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của bé, có nghĩa là bé vẫn khỏe mạnh, lên cân đều thì không có gì phải lo lắng. Nhưng nếu bé nôn liên tục, ảnh hưởng đến sự phát triển thì cần phải đi khám và điều trị.
Theo bạn nói đã đi khám và điều trị nhiều lần mà không khỏi nhưng không biết bạn khám ở đâu và điều trị thuốc gì? Cháu phải được khám bởi bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa Nhi khoa để loại trừ các nguyên nhân nôn do bệnh lý đường tiêu hóa.
Nếu chỉ là nôn trớ sinh lý bạn chỉ cần chia nhỏ bữa ăn, không ép bé khi bé không muốn ăn nữa, khi ăn xong không đặt trẻ nằm ngay mà bế vác bé, vỗ nhẹ sau lưng khi bé ợ hơi mới đặt nằm đầu cao 30 độ nghiêng về 1 bên để tránh tình trạng bé nôn ra thức ăn trào vào khí quản gây sặc.
Khi bé tròn 5 tháng tuổi bạn có thể cho ăn nước cháo pha sữa cũng làm giảm tình trạng nôn, còn bây giờ có thể dùng sữa dành cho trẻ nôn trớ.
Ngoài ra cũng có thể cho trẻ uống thêm men tiêu hóa, uống kẽm vì thiếu kẽm cũng là nguyên nhân gây nôn ở trẻ.
Cách chữa cho trẻ khỏi ọc sữa
Thật khó khăn khi cho con uống sữa, vậy mà cứ uống xong lại bị trào ra ngoài hét. Bị như vậy hoài rất ảnh hưởng đến sức khoẻ của trẻ. Nếu gặp phải như vậy các mẹ đừng lo lắng nhé. Các mẹ hãy thử làm các biện pháp sau cho trẻ.
2. Nhai cơm gạo lức và muối mè rồi cho bé ăn vài lần cũng hết.
Chia sẻ kinh nghiệm
Hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà tôi được 1 tháng tuổi, bé hay vặn mình kèm ọc sữa, khi vặn mình thì đỏ mặt, vặn mình cả ngay lẫn đêm, bé được 4kg. Xin bác sĩ cho biết bé bệnh gì và cách điều trị? (Quỳnh Như - Thủ Dầu Một, Bình Dương),
Trả lời
Qua thư bạn mô tả bé có những triệu chứng vặn mình, đỏ mặt, kèm ọc sữa nhưng không nói rõ bé ọc sữa một ngày mấy lần, bé bú và có lên cân tốt không, bé có được phơi nắng mỗi sáng chưa, bé có hay quấy khóc không…
Bình thường đa số trẻ sơ sinh sau khi sanh vài tuần có hiện tượng vặn mình sinh lý và sẽ hết khi trẻ qua 3 tháng tuổi nhưng đảm bảo trẻ vẫn bú, ngủ và lên cân tốt.
Bé bị vặn mình kèm theo hiện tượng ọc sữa nhiều lên mũi có khả năng là bé bị trào ngược dạ dày thực quản.
Bạn nên cho bé bú ít nhiều lần, sau bú không nên cho bé nằm ngay, vác bé lên vai khi nào bé ợ lên rồi mới để bé nằm xuống, cho bé nằm đầu cao. Nếu các triệu chứng trên không giảm bạn nên cho bé khám để được điều trị
Làm sao để trẻ nhanh biết đi
Làm sao để trẻ hết nhút nhát
Làm sao để trẻ chịu ăn
Làm sao để trẻ ngủ ngon vào ban đêm
Làm sao để trẻ hết giật mình khi ngủ
Làm sao để hết đờm cho bé nhanh nhất
(st)