Cách chọn máy ghi âm tốt như dân chuyên nghiệp. Dù ngày nay điện thoại di động, máy nghe nhạc MP3, máy xem phim MP4... đều có chức năng ghi âm nhưng không thể thay thế được hoàn toàn máy ghi âm chuyên nghiệp.
CÁCH CHỌN MÁY GHI ÂM TỐT
Máy ghi âm: Chỉ nên chọn loại "prồ"!
Ưu điểm của máy ghi âm chuyên nghiệp là thời lượng ghi nhiều, dung lượng chứa file âm thanh lớn, âm thanh thu được rõ, chuẩn và không lẫn tạp âm.
Khi chọn mua máy ghi âm chuyên nghiệp, cần chú ý các đặc điểm dưới đây:
- Chế độ V.O.R: Còn gọi là chức năng ghi hướng âm (Voice Operated Recording). Chức năng này chỉ có ở máy ghi âm chuyên nghiệp. Ngoài việc lọc tạp âm khá tốt, V.O.R sẽ giúp máy tự ngưng hoạt động khi nguồn phát âm chính dừng lại. Nhờ đó, file ghi âm “sạch” hơn, không chiếm nhiều dung lượng và người nghe không mất nhiều thời gian để nghe lại.
- Loa ngoài: Trong trường hợp không có máy tính để chép file ghi âm vào để nghe lại, bạn nên chọn loại máy ghi âm có loa ngoài và tính năng nghe lặp hoặc đánh dấu vị trí cần nghe. Đừng quên hỏi người bán về chiếc tai nghe đi kèm máy.
- Dung lượng: Đừng lo về dung lượng của máy ghi âm vì đa số máy hiện nay đều có thời lượng ghi âm từ 8 - 32 giờ.
- Ghi âm qua cổng Line in: Hầu hết các loại máy ghi âm chuyên nghiệp đều có tính năng (cổng Line in) ghi âm trực tiếp từ đường dây điện thoại bàn hoặc từ các thiết bị phát âm khác như radio, tivi, đầu đĩa... Muốn sử dụng, bạn phải mua một thiết bị đấu nối đi kèm (bán riêng). Khi ghi âm bằng tính năng này, chất lượng file âm thanh thu được y hệt với nguồn phát âm vì tín hiệu được truyền qua dây dẫn.
Ngoài ra, trong quá trình sử dụng, bạn có thể chép các file nhạc dạng WAV, MP3, WMA vào máy ghi âm để nghe hoặc dùng máy để lưu dữ liệu như một USB.
Lựa chọn máy ghi âm
Ghi âm chuyên dụng
Nếu bạn là nhà báo hoặc những người cần sử dụng máy ghi âm thường xuyên với chất lượng âm thanh cao, nên chọn máy ghi âm chuyên dụng. Những loại máy này cho phép ghi âm liên tục vài chục tiếng đồng hồ với chất lượng âm thanh rất chuẩn. Phổ biến nhất hiện nay là máy của Hàn Quốc vì chất lượng tốt, mẫu mã thon, đẹp và giá khoảng trên một triệu đồng.
Cao cấp hơn là hàng của Nhật Bản. Một số model máy ghi âm chuyên dụng mới với những tính năng ưu việt đều có thể ghi âm trên 30 tiếng liên tục, có chức năng ghi âm chồng lên các tập tin, ngắt đoạn, cài đặt giờ phát và xử lý tệp tin trên máy vi tính. Các loại máy này còn cho phép chèn tập tin vào giữa hai tập tin khác tạo thành một đoạn ghi âm hoàn chỉnh. Giá của các loại máy này tương đối cao, từ 1,3 - 4,7 triệu đồng.
Hiện nay trên thị trường có nhiều loại máy ghi âm chuyên dùng ghi âm các cuộc điện thoại và có thể kết nối với máy tính để quản lý toàn bộ hệ thống điện thoại. Một vài dòng máy có khả năng ghi âm, ngăn ngừa các cuộc gọi đến và đi.
Các loại máy này còn có khả năng lưu trữ các file ghi âm với đầy đủ thông số như thời gian gọi, ngày tháng, số điện thoại gọi đến hoặc đi. Đặc biệt có loại ghi âm được 64 line điện thoại đồng thời, tích hợp chức năng chuyển đổi file ghi âm sang định dạng WAV. Máy ghi âm loại này cũng có thể sử dụng để ghi âm cho các cuộc hội thảo. Các loại máy này thường dùng pin AAA với thời gian hoạt động của pin từ 15 giờ trở lên.
Ghi âm “n trong 1”Máy ghi âm đa chức năng “n trong 1” đang thu hút giới trẻ. Sản phẩm này có tính năng máy ghi âm, nghe nhạc MP3, MP4, nghe FM, lưu dữ liệu, thậm chí cả quay camera.
Nhân viên bán hàng của cửa hàng thiết bị âm thanh số 43 Hàng Bài, Hà Nội cho biết: “Máy ghi âm tích hợp MP3, MP4 của Trung Quốc bán rất chạy bởi mẫu mã đa dạng, đẹp và giá cả rất...sinh viên”. Chỉ từ 280.000 - 520.000đ, bạn có thể sở hữu một chiếc máy ghi âm kèm chức năng MP3, nếu có thêm chức năng nghe FM thì cộng thêm 20.000đ.
Đặc điểm nổi trội của máy ghi âm Trung Quốc là mẫu mã rất bắt mắt. Có loại giống như chiếc USB bình thường, có loại thon hơn với nhiều màu sắc, một số loại mỏng, dẹt như một chiếc Ipod xịn, cũng có nhiều máy được thiết kế như chiếc điện thoại Nokia 7260. Máy của Trung Quốc, lại tích hợp nhiều chức năng như vậy thì chất lượng ghi âm thực sự chuẩn và cũng tương đối tốt. Tuy nhiên, những loại máy này thường hay bị hỏng giắc cắm tai nghe, mất màn hình trong khi thời gian bảo hành chỉ từ một đến ba tháng tùy cửa hàng.
Vì vậy, nếu có thể, bạn nên chọn các loại máy của Hàn Quốc có giá trên 2 triệu đồng vừa có thể ghi âm vừa nghe nhạc MP3, WMA, tự động ghi âm theo giọng nói, kết nối với máy điện thoại để bàn.
Mặt hàng mới nhất và được giới trẻ yêu thích nhất hiện nay là máy ghi âm tích hợp MP4 có thể xem video trực tiếp trên màn hình 1,2 - 2,6 inches. Bạn cũng có thể copy ảnh vào máy và xem trên màn hình.
Các loại máy trên dùng pin AAA hoặc sạc trực tiếp bằng nguồn điện. Dung lượng bộ nhớ thường từ 128 - 512MB.
Cách chọn máy ghi âm kỹ thuật số
Hiện nay nhu cầu sử dụng thiết bị ghi âm kỹ thuật số ngày càng cao, do tính chất phục vụ công việc, học tập thuận tiện và hiệu quả. Tuy nhiên, trên thị trường có rất nhiều loại máy ghi âm kỹ thuật số, đa dạng về kiểu dáng, chất lượng và phong phú về giá cả. Do vậy, người mua phải cân nhắc mục đích sử dụng để có thể lựa chọn loại máy ghi âm phù hợp.
Dòng máy chuyên nghiệp
Nếu là người sử dụng thường xuyên với yêu cầu chất lượng âm thanh cao, đồng thời phải đáp ứng được các tiêu chí như chức năng ghi âm nhanh chóng, thời gian ghi âm liên tục đến vài chục giờ… nên chọn các thương hiệu đến từ Malaysia, Nhật Bản hay Singapore. Đây là những dòng sản phẩm nổi tiếng với chất lượng âm thanh chuẩn, có khả năng loại trừ tạp âm rất tốt, kiểu dáng chuyên nghiệp, với mức giá khoảng trên 1,8 triệu đồng.
Các dòng máy cao cấp hiện nay thường tích hợp thêm các tính năng phụ trợ khá hữu ích, như kết nối ghi âm điện thoại cố định, nghe lại lặp từng đoạn... Đáng chú ý là tính năng tự động chuyển về chế độ chờ khi không có âm thanh (còn gọi là ghi âm thông minh – VOR), giúp tối ưu hóa thời lượng pin và không gian bộ nhớ.
Một tính năng đặc biệt khác là ghi âm trợ thính, thiết bị sẽ đóng vai trò như một microphone. Khi hoạt động, ngoài tập tin âm thanh được lưu vào bộ nhớ trong, máy cho phép xuất trực tiếp âm thanh đó ra loa ngoài, hoặc qua ngõ line-out, cho phép kết nối vào các dàn thu âm, máy tính để xử lý. Đối với những người khiếm thính, việc duy nhất là gắn tai nghe và lúc đó, thiết bị trở thành một máy trợ thính khá tốt.
Máy ghi âm đa dụng
Dòng sản phẩm này đang được giới học sinh, sinh viên sử dụng nhiều. Sản phẩm thường có tính năng ghi âm, nghe nhạc, lưu dữ liệu, với mẫu mã đa dạng phong phú, màu sắc đẹp mắt lại có mức giá vừa phải. Các sản phẩm xuất xứ Trung Quốc có giá từ 500.000 đến 700.000 đồng.
Tuy nhiên, các sản phẩm này thường được các cửa hàng nhỏ bảo hành một đến ba tháng, chất lượng không đảm bảo và thường có nguồn gốc không rõ ràng, hoặc hàng nhái của các thương hiệu lớn về máy ghi âm chuyên nghiệp như Sony, Olympus, JVJ, Cenix...
Tùy vào tính năng chuyên nghiệp, người sử dụng nên chọn các dòng sản phẩm có thương hiệu nằm ở phân khúc giá rẻ, dao động trong khoảng 800.000 đồng đến dưới một triệu đồng. Các sản phẩm chính hãng thường dễ dàng tìm thấy tại các siêu thị điện máy, có thời gian bảo hành tới 2 năm và có trung tâm bảo hành tại Việt Nam.
Các sản phẩm này được phân chia thành hai loại: chuyên nghiệp và tích hợp. Loại chuyên chỉ tập trung vào tính năng ghi âm, còn loại đa năng có kèm nghe nhạc MP3, FM, lưu trữ...
Chính yếu tố đa năng cộng với giá thành chấp nhận được (khoảng 500 nghìn đồng) đã giúp các loại máy tích hợp thu hút rất nhiều người tiêu dùng, đặc biệt là tầng lớp sinh viên, các bạn trẻ - những người thích nhiều cái mới lạ nhưng lại không có nhiều tiền.
Tuy nhiên, nếu xem xét về mặt chất lượng thì bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định mua các sản phẩm “n trong 1” này. Sự đa năng làm suy giảm khá nhiều chất lượng của từng tính năng, điển hình là ghi âm. Bạn không thể có nhiều lựa chọn về cách thức hoạt động và chất lượng của nó. Còn nếu muốn nâng cao hơn thì bạn phải đầu tư nhiều tiền hơn.
Trong khi đó, các loại máy ghi âm chuyên nghiệp sẽ hoàn toàn chinh phục người dùng bởi khả năng và chất lượng chuyên dụng: hiệu chỉnh mức độ nhạy cảm của micro thu âm, lựa chọn mức chất lượng âm thanh, chỉ ghi âm khi có tín hiệu để tiết kiệm dung lượng lưu trữ... Tất nhiên giá thành của các máy ghi âm chuyên nghiệp khá cao (giá thấp nhất cũng khoảng 1 triệu đồng).
Những lưu ý sau đây sẽ giúp bạn có thể chọn được một chiếc máy ưng ý:
Mục đích sử dụng: Bạn hãy bắt đầu lựa chọn sản phẩm cho mình bằng việc xác định rõ ràng mục đích sử dụng của bạn là gì.
Thời gian ghi âm: Hầu hết các loại máy ghi âm hiện nay đều cho thời gian ghi âm khá lâu, trung bình từ 12 giờ đến 22 giờ (có thể lên đến 76 giờ theo quảng cáo của sản phẩm). Tuy nhiên, hãy thử ghi âm ở chất lượng tốt nhất để xem thời gian tối đa là bao nhiêu.
Dung lượng lưu trữ: Càng lớn càng tốt. Đối với các máy ghi âm đa chức năng, do bạn còn dùng vào nhiều việc khác nên yêu cầu về dung lượng khá cao. Còn với máy ghi âm chuyên nghiệp thì dung lượng không phải là vấn đề quan trọng lắm. Tất nhiên dung lượng lớn vẫn tốt hơn và giá thành theo đó cũng sẽ cao hơn.
Các tính năng và khả năng kết nối: Hãy xem xét khả năng hiệu chỉnh cách thức hoạt động và chất lượng ghi âm, hỗ trợ chế độ VOR (chỉ ghi âm khi có tín hiệu), hỗ trợ quản lý tập tin và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh đó là kết nối trực tiếp với máy vi tính (thông qua cổng USB), tai nghe và micro ngoài.
Dùng pin sạc: Pin sạc cung cấp năng lượng ổn định hơn và tiết kiệm tiền hơn so với các loại pin thông thường khác.
Màn hình hiển thị và các nút bấm: Các máy ghi âm kỹ thuật số hiện đại luôn phải có màn hình LCD hiển thị các thông tin về hoạt động của sản phẩm giúp người sử dụng dễ dàng thao tác.
THAM KHẢO THÊM
Tư vấn cách chọn mua iPhone cũ.
Việc sử dụng điện thoại “secondhand” giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí, nếu không dùng nữa bán lại cũng không mất giá. Vậy người mua cần có những kinh nghiệm gì khi sắm cho mình chiếc điện thoại đã qua sử dụng.
Rẻ là yếu tố hàng đầu để người tiêu dùng khi quyết định mua điện thoại cũ. Giá của 1 chiếc điện thoại đã qua sử dụng không cố định, phụ thuộc nhiều vào khả năng “làm giá” của người bán và sự am hiểu của người mua.
Vấn đề đặt ra là nhiều người không biết cách “xem” điện thoại cũ, sợ dính hàng “dựng”, hang “đóng lại”,….Người viết bài sẽ cùng bạn “đảo” quà 1 vòng thị trường bán iphone cũ để có thể chọn ra 1 chiếc điện thoại ưng ý nhất.
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều đơn vị bán sản phẩm iphone cũ với nhiều giá cả và chính sách bảo hành khác nhau. Nhưng ngoài việc tin vào chính sách của cửa hàng, chúng ta cũng phải tự tay kiểm tra những yếu tố cơ bản như sau:
Thử nghiệm cảm quang
Một vấn đề với iPhone là cảm quang, bạn có thể kiểm tra xem cảm quang còn tốt hay không bằng cách thực hiện một cuộc gọi, sau đó đưa tay vào vùng cảm quang. Nếu màn hình tắt chứng tỏ cảm quang vẫn còn tốt tương tự như khi bạn đưa lên tai để nghe điện.
Điểm chết
Thử nghiệm bằng cách tắt máy sau đó mở máy lại, trên màn hình khởi động của iPhone chỉ có logo quả táo còn xung quanh là màn hình tối. Nếu máy có điểm chết, bạn có thể dễ dàng phát hiện khi nhìn thấy những điểm xanh lá cây, điểm đỏ, điểm tím...
Hoặc bạn cũng có thể mở chức năng camera, sau đó lấy tay gí sát vào camera, màn hình sẽ chỉ có một màu tối duy nhất và bạn có thể phát hiện điểm chết.
Cảm ứng
Mở menu chính và chọn, giữ nguyên biểu tượng (icon) sau đó di chuyển ngón tay khắp màn hình. Nếu trong quá trình di chuyển mà icon này bị tuột ra thì chứng tỏ đã có một số chỗ bị liệt trên màn hình cảm ứng.
Di chuyển icon ứng dụng để thử cảm ứng
Thử camera
-Camera trước, sau, đèn flash, quay video, cảm biến xoay.
Ghi âm
Mở chức năng ghi âm, sau đó thổi vào, nếu kim ghi âm dao động thì chứng tỏ chức năng ghi âm vẫn còn tốt.
Các vấn đề khác
Cần lưu ý máy iPhone cũ dễ bị bụi bám, nút Home và nút Power (nguồn điện) của iPhone thường bị liệt và không được nhạy. Nên bạn thử nhấn vài lần để xem độ nhạy của nút.
Bạn cũng nên thử độ nhạy của wifi, thử đứng cách điểm phát wifi khoảng 3,4m xem máy bắt sóng có nhạy không?
Kiểm tra Serial number
Đối với các sản phẩm của Apple thì dãy ký tự Serial Number mới là quan trọng nhất khi bạn muốn kiểm tra nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Dãy ký tự này không những có thể cung cấp chính xác cho biết những thông tin cần thiết về cấu hình của máy, màu sắc, thời hạn bảo hành,... mà còn có thể cung cấp thông tin khá đầy đủ về nơi sản xuất, thời gian sản xuất và thậm chí là số thứ tự sản xuất của sản phẩm trong tuần. Nếu có điều kiện, bạn có thể lấy số serial number của sản phẩm bằng cách truy cập vào biểu tượng Settings > General > About và kiểm tra thông tin của máy tại website: https://selfsolve.apple.com/agreementWarrantyDynamic.do ?
Ý nghĩ các phiên bản iPhone
-Trên đây chúng ta đã kiểm tra được các bước cơ bản khi mua iPhone cũ, bên cạnh các vấn đề trên, nhiều bạn cũng thắc mắc các phiển bản: ZA, ZP, LL, J, TH,….có nghĩ gì, chúng khác gì nhau,…?
- +Mã ZA phân phối tại Singapore
+Mã ZP phân phối tại Hong Kong
+Mã CA phân phối tại Canada
+Mã XA phân phối tại Úc
+Mã LL phân phối tại Mỹ
+Mã J phân phối tại Nhật.
*Lưu ý*: Tất cả các hàng mang mã khác nhau chỉ thể hiện nơi phân phối khác nhau, không phải nơi sản xuất của hàng hóa. Nơi sản xuất đều xuất phát từ nhà máy Foxconn Trung Quốc, vì vậy chất lượng sản phẩm là như nhau, không có sự khác biệt.
Sau đây là cách bạn có thể kiểm tra nơi phân phối sản phẩm của mình:
Bạn vào phần Settings > General > About > Model
Bạn chỉ cần lưu ý những chữ số cuối cùng của dãy. Mã LL ở đây thể hiện sản phẩm này được phân phối tại Mỹ
Về mặt chất lượng, không có sự khác biệt về mặt chất lượng giữa các sản phẩm KH & ZA, ZP, XA,…
Quan trọng hơn cả khi mua iPhone cũ là chính sách bảo hành, đổi trả sản phẩm. Nó thể hiện được cam kết của cửa hàng đối với chất lượng sản phẩm bán ra.
Hy vọng với bài viết này, các bạn sẽ chọn được cho mình chiếc điện thoại cũ ưng ý nhất !
Kinh nghiệm chọn ampli karaoke
Cách chọn mua đàn Organ ưng ý nhất
Cách chọn đàn Piano cũ không bị hớ
Cách chọn mua đàn Piano tinh ý nhất
Cách chọn loa cho máy tính ưng ý nhất
Cách chọn kèm Harmonica kinh nghiệm
Cách chọn loa và ampli hoàn hảo nhất
(ST)