Món ăn ngon ở Hà Giang lạ miệng, khó quên

seminoon seminoon @seminoon

Món ăn ngon ở Hà Giang lạ miệng, khó quên

19/04/2015 09:40 AM
447

Món ăn ngon ở Hà Giang lạ miệng, khó quên. Hà giang không chỉ được biết đến là một tỉnh miền núi với nhiều phong cảnh hùng vĩ, phong tục tập quán, những lễ hội phong phú, những dãy núi đá cao thật cao mà ở đây chúng ta còn thấy đó là một mảnh đất với nhiều sản vật của tự nhiên rất hấp dẫn và một trong những điểm hấp dẫn du khách đó chính là văn hóa ẩm thực là những món ăn được làm từ nhiều nguồn nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên, trở thành món ăn lạ miệng, thú vị và ấn tượng đặc biệt chỉ có ở cao nguyên vùng cao Hà Giang.


Khi đặt chân tới bất cứ đâu, ta đều không quên tìm hiểu và thưởng thức những món ăn ngon đặc sản của vùng đất đó. Hà Giang cũng không phải là ngoại lệ, bởi nơi đây tập chung rất nhiều những sản vât tự nhiên hấp dẫn mà không nơi nào có được, những sản phẩm từ thiên nhiên qua bàn tay của đồng bào dân tộc vùng cao đã trở thành những món ăn không thể thiếu trong đời sống của họ và đã trở thành điểm hấp dẫn những ai đến với mảnh đất này. Những sản phẩm từ thiên nhiên ấy, đều được khởi đầu từ những sẩn phẩm hoang dã và dần dần chúng được đồng bào đem về nhà nuôi trồng và thuần dưỡng thành sản phẩm phục vụ đời sống hàng ngày của họ. Những động vật từ hoang dã được đem về chăn nuôi thành những vật nuôi gần gũi với người dân vùng cao. Cũng có những loại động vật được đồng bào bảo vệ ngay tại trong rừng, trên núi cao thành những loại sản vật quý và hiếm. Thiên nhiên đã dành cho nơi đây không ít những ưu ái, con người nơi đây đã không bỏ lỡ việc giữ gìn và phát huy hết những gì mà thiên nhiên đã ban tặng.

Trước đây đồng bào chỉ biết sử dụng những thứ sẵn có mà không nghĩ tới việc phát triển chúng phục vụ lâu dài cho đời sống của họ. Nhưng giờ đây, người dân vùng cao dần tiếp thu những kiến thức được hướng dẫn cách chăm sóc và phát triển sản phẩm từ thiên nhiên thành sản phẩm phục vụ nhu cầu không chỉ ở tại địa phương mà cả những thực khách từ xa tới cùng thưởng thức. Những sản vật mà thiên nhiên ban tặng cho mảnh đất này không góp phần làm tôn lên vẻ đẹp cùng sức hấp dẫn của cao nguyên vùng cao.

Không ít người khi nói tới vùng cao đều nhắc tới một món ăn rất lạ miệng và thú vị. Một trong những món ăn đặc sản ấy là Thắng Cố, bởi nguyên liệu chế biến món ăn và cách chế biến độc đáo, đây là món ăn truyền thống của dân tộc Mông ở các huyện vùng cao Hà Giang cùng nhiều miền núi khác của phía bắc. Thắng cố tiếng địa phương có nghĩa là canh thịt được chế biến từ nguồn nguyên liệu tổng hợp của dê, bò: toàn bộ đầu, chân, các loại thịt bạc nhạc và nội tạng. món ăn hấp dẫn một phần không thể thiếu đó là gia vị đặc biệt từ các loại thảo dược và được ninh nhừ. Món ăn sẽ càng thú vị hấp dẫn hơn nữa nếu ăn trong thời tiết lạnh, ăn cùng với mèn mén, bánh ngô và rượu ngô uống bằng bát, tư thế ngồi cũng đặc biêt đơn giản là ngồi xổm thưởng thức mới tạo cảm giác ngon và ấm cúng. Thắng cố không chỉ là món ăn ngon, thể hiện sự khéo léo và sành ăn mà đó còn là nét đẹp văn hóa rất đặc trưng của đồng bào dân tộc Mông. Ấm cúng và hấp dẫn với món Thắng Cố vùng cao nguyên. điểm thu hút khách du lịch cùng thưởng thức và khám phá.

Đặc sản vùng cao có thể từ nhiều nguồn nguyên liệu sẵn có trong thiên nhiên, cũng có thể được chế biến từ ngay những sản phẩm đồng bào ta gieo trồng và chăm sóc. Mèn mén là món ăn được chế biến từ nguồn cây trồng của đông bào vùng cao – cây ngô. Đây là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của đồng bào. Nguyên liệu rất đơn giản nhưng khi qua bàn bàn tay chế biến của đồng bào nơi đây thì nó đã trở thành món ăn vô cùng độc đáo và thơm ngon, bùi ngậy, ăn rất ngon và no lâu. Mèn mén được chế biến rất dễ dàng nhưng khi thưởng thức món ăn, để cảm nhận được hết hương vị độc đáo của nó ta phải thưởng thức món ăn theo đúng quy tắc hợp lý thì mới cảm nhận được hết sự độc đáo, hấp dẫn của món ăn này. Đặc biệt khi ăn mèn mén không thể thiếu bát nước canh kèm theo; có thể là canh rau cải, canh bí hay canh gà. Cách thưởng thức món ăn này của đồng bào dân tộc Mông là ăn từ từ và thưởng thức cùng với một số loại món ăn khác kèm theo, để tránh bị ngẹn vì đây là loại thức ăn khô. Món ăn thật đơn giản nhưng sự tinh tế qua cách thưởng thức món ăn đã mang lại một cảm giác đậm đà và khó quên.

Đông Văn một vùng đất chỉ có đá và đá lại khiến du khách không khỏi ngạc nhiên khi thưởng thức món đặc sản là Thịt bò khô. Được chế biến từ nguyên liệu chính là thịt bò ngon và tươi, sau đó là công đoạn quan trọng nhất là tẩm ướp gia vị. Việc tẩm gia vị phải đúng và đặc biệt là vừa đủ lượng. Sau khi tiến hành tẩm nêm gia vị thịt bò sẽ được đem treo lên nóc bếp hong khói với nhiệt độ vừa đủ, thịt được treo với thời gian khoảng 4 – 6 tháng. Thịt bò càng treo lâu càng ngót, thường 3kg thịt bò tươi sau khi treo khô một thời gian chỉ còn khoảng 1kg thịt khô. Thịt bò khô có thể dùng chế biến nhiều món ăn ngon và đơn giản như: dùng thịt bò khô thái miếng mỏng xào với củ và lá tỏi non, hay xào với su su, súp lơ v.v. ngoài ra vói món ăn này sau khi khô có thể vùi trong than củi ròi đem ra đập và xé nhỏ là có thể dùng được, với cách chế biến này nó sẽ trở thành món đồ nhậu hấp dẫn và sẽ còn lôi cuốn hơn khi thưởng thức chúng cùng với thứ đồ uống là rượu ngô được chính đồng bào làm ra. Đây là món ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao và thực sự trở thành một đặc sản không thể thiếu của vùng núi đá Đồng Văn.

Cùng một loại thực phẩm nhưng qua cách chế biến khác nhau thì món ăn cũng khác nhau và tạo nên sức hấp dẫn khá riêng biệt của ẩm thực vùng cao. Thịt lợn hun khói là một trong những món ăn như thế, thường vào mùa đông người dân mới chọn được miếng thịt ba chỉ ngon đẻ chế biến món ăn này. Từ miếng thịt ba chỉ, qua sự khéo léo, kinh nghiệm họ đã cho ra một món ăn lạ miệng. Sau khi được tẩm ướp đầy đủ gia vị thịt sẽ được treo trên khu đốt lửa cho tới khi khô. Khi mang xuống dùng miếng thịt gần như đã chín hẳn chỉ cần chế biến qua là có thể dùng ngay. điều đặc biệt là mùi vị của thịt hun khói rất thơm, ngon mà không tạo cảm giác ngấy, cung không có mùi hôi cay nồng của khói bếp, miếng thịt không bị nát, rất săn và chắc. Thịt hun khói cũng có thể được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn: có thể luộc, xào, kho cùng củ cải hay nướng cũng rất thơm ngon. Khi thưởng thức món thịt hun khói của đồng bào dân tộc ở Hà Giang ta sẽ có cảm nhận về hương vị của núi rừng của thiên nhiên. Thịt hun khói đã trở thành đặc trưng và hơn thế là món ăn không thể thiếu trong bữa ăn các gia đình người Thái, Mông, Mường, Tày v.v. Nhất là trong ngày lễ tết nhà nào cũng có món thịt treo nóc bếp. Đây cũng là món ăn truyền thống của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Hà Giang.

Tuy không phải là vùng đất của lúa, gạo nhưng những món ăn được chế biến từ gạo của vùng núi cao cũng thật độc đáo vì nó còn được kết hợp với những sản vật mà chỉ có ở vùng núi cao. Cháo ấu tẩu là một món ăn như thế. Được chế biến từ một loại thuốc quý cùng gạo nếp cái hoa vàng của đồng bào dân tộc vùng cao. Được chế biến khá cầu kỳ và cẩn thận: củ ấu tẩu ngâm kỹ với nước vo gạo sau một đêm, rửa sạch và ninh khoảng 4h đồng hồ, ngôn còn phụ thuộc vào gia vị và nước dùng ninh từ xương chân giò lợn, cháo còn được bổ xung thêm các loại gia giảm khác như: hành, rau thơm, một chút thịt băm nhỏ và trứng gà tạo nên sức hấp dẫn vô cùng độc đáo và thơm ngon. Cháo ấu tẩu không chỉ là một món ăn đơn thuần mà nó còn là món ăn có tác dụng như một loại thuốc quý có tác dụng giải cảm, dãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương và đặc biệt nó có tác dụng xua tan mệt mỏi và tinh thần thoải mái. Cháo có vị hơi đắng nhưng lại rất thơm ngon với mùi thơm của nếp cái hoa vàng cùng vị bùi ngậy của ấu tẩu. Đây là món ăn mang hương vị riêng của các dân tộc miền núi phía Bắc nói chung và của cao nguyên đá nói riêng.

Bên cạnh món cháo ấu tẩu, món cơm lam cũng được coi là món ăn khá thú vị khiến nhiều người không thể không ghé qua thưởng thức và cảm nhận hương vị đăc biệt của nó. Cơm lam là món ăn truyền thống và mang đặc trưng của dân tộc Tày – Thái, các nguyên liệu chế biến món ăn này khá đơn giản: gạo nếp, thân ống tre non, mỗi ống tre chặt bỏ một đầu ống, đầu ống còn lại như một cái đáy nồi. Gạo nếp vo sạch, rắc một chút muối trộn đều cho gạo vào ống tre, nước đổ vừa xấp với mặt gạo. Miệng ống hở được nút bằng lá dong tươi hoặc lá chuối. Ống cơm sau khi chuẩn bị xong được hơn trên ngọn lửa hoặc đống than hồng, từ từ xoay đi xoay lại trong khoảng 1h hoặc hơn tùy thuộc vào lượng cơm và ống cơm nhiều hay ít. Khi chín mùi thơm của cơm nếp sẽ dậy lên tỏa khắp không gian. Đặc biệt trước khi dùng ống cơm sẽ được bóc bỏ lớp vỏ tre bên ngoài vì nó đã ngả mầu đen. Bóc tiếp phần vỏ trắng trong cùng lúc này ta sẽ thấy hình thành một món cơm đặc biệt mang hình chiếc ống đặc. Mùi vị của cơm lam là sự hòa quyện của cơm nếp thơm, cùng với ống nướng và mùi lá dong (hoặc lá chuối). Mùi vị của cơm lam sẽ ngon hơn khi được ăn cùng muối vừng hoặc cá suối nướng. Đặc sản vùng cao hấp dẫn không phải chỉ vì nó lạ mà còn ở chính cách thưởng thức khá độc đáo của đồng bào.

Ngoài những đặc sản đó khi tới Hà Giang ta cũng có thể được thưởng thức rất nhiều các sản vật là đặc sản đặc trưng chỉ có ở nơi cao nguyên mảnh đất địa đầu tổ quốc đoa là: Lạp sườn treo gác bếp là một món ăn được chế biến có phần khác biệt và cầu kỳ hơn các món lạp sườn làm của vùng đồng bằng. Là món ăn có thể được sử dụng quanh năm mà chất lượng không bị ảnh hưởng. Khi ăn có mùi vị thơm ngon của thịt, độ dai của lòng, đọ đậm đà của gia vị: vị cay, vị ngọt, vị đặm v.v. đặc biệt có mùi vị của khói bếp nhưng không nồng, tất cả tạo nên món lạp sườn hấp dẫn mạng lạị cảm giác ngon miệng cho du khách. Món măng đắng cuốn thịt, manưg phải là măng vầu, luộc chín rồi lạng móng sao cho vừa cuốn miếng thịt, là đặc sản của đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Bên cạnh đó Hà Giang còn là quê hương của các lọa thực vật quý: chè Shan, hồng không hạt, mật ong hoa bạc hà, cam sành, thảo quả v.v… tất cả như đã có thương hiệu và uy tín trên thị trường trong nước và được nhiều du khách dành nhiều tình cảm ưu ái lựa chọn làm quà biếu cho người thân và bạn bè khi đến với Hà Giang.

Không phải nơi đâu cũng được thiên nhiên ban tặng cho những sản phẩm quý hiếm và không phải nơi đâu cũng có những món ẩm thực đặc biệt và mang vẻ hoang dã như cao nguyên Hà Giang. Không dừng lại ở việc cung cấp thức ăn phục vụ cho cuộc sống hàng ngày, đồng bào các dân tộc nơi đây còn không ngừng phát huy và trao đổi kinh nghiệm chế biến những món ăn hấp dẫn thu hút nhiều du khách tới thăm và thưởng thức đặc sản chỉ có ở Hà Giang.







Đến Hà Giang ăn cháo ấu tẩu


Trong củ ấu tẩu có một lượng chất độc nếu không có kinh nghiệm hoặc sử dụng không đúng sẽ dễ gây ngộ độc cho người ăn. Ngoài ra, để “lấy độc trị độc” người dân tộc Mông thường đem ngâm củ ấu tẩu với rượu để thoa ngoài da, trị đau lưng, nhức xương. Và, nếu ai vô tình uống phải loại rượu đó thì toàn thân sẽ bị co giật, không cấp cứu kịp thời có thể gây chết người.

Đến với Hà Giang – miền cực Bắc tổ quốc, du khách không những được chiêm ngưỡng núi non hùng vĩ mà còn được thưởng thức nhiều món ăn ngon, lạ mà chỉ nơi đây mới có. Cháo ấu tẩu là một trong số những của ngon vật lạ đó.

Cháo là vị thuốc như của… Thị Nở

Ngoài những cư dân sở tại, còn lại phần đông là khách du lịch lên đây. Theo bà Nguyễn Thị Hương (ngoài 60 tuổi), chủ quán thì cháo ấu tẩu được chế biến từ gạo nương và chân giò lợn nấu với củ ấu tẩu tạo thành món ăn độc đáo. Món cháo bắt nguồn từ một vị thuốc của đồng bào vùng cao.

Bà Hương kể, củ ấu tẩu được người Mông trồng nhiều trên núi, khi mới đào về củ có màu đen, vẻ ngoài gần giống như củ ấu ở vùng đồng bằng. Độc là thế nhưng lạ thay, vị thuốc này đã được chế biến thành món ăn ngon, độc đáo lại có tác dụng chữa bệnh. Tuy vậy, vị chủ quán này cũng khuyên, mỗi tuần chỉ nên ăn một đến hai lần thì tốt. Bà Hương cho biết, xưa kia món này được đồng bào Mông dùng làm thuốc giải cảm như tô cháo hành của Thị Nở “trị bệnh” Chí Phèo vậy. Về sau người ta thêm một số thực phẩm, gia vị khác để nấu thành cháo “đặc sản”.



Có gạo nương và nếp cái hoa vàng

Nấu cháo ấu tẩu cũng cầu kỳ và nhiều công đoạn, trước tiên củ ấu tẩu phải ngâm kỹ trong nước vo gạo một đêm, đem ninh tới khi chúng mềm, bở tơi ra. Tiếp đến lấy gạo tẻ (loại gạo trồng trên nương), trộn thêm ít nếp cái hoa vàng cho cháo đặc sánh. Rồi bột củ ấu tẩu được nấu lẫn gạo và nước dùng ninh từ chân giò lợn trong vòng 3 – 4 giờ. Múc ra bát, rắc thêm hành, tiêu, rau mùi, trứng gà và thịt nạc thăn băm nhỏ lên, dậy mùi thơm ngay lập tức. Cháo ấu tẩu có màu nâu đậm, ăn thấy hơi đăng đắng, ngai ngái, bùi bùi, nếu lần đầu thấy hơi “nhát gan” nhưng ăn được một lần rồi lại… quen hơi. Bao nhiêu là vị từ đắng, bùi, dẻo đến vị ngọt nước xương ninh cùng với hương thơm cho cảm giác lạ miệng và hấp dẫn.

Theo kinh nghiệm dân gian thì cháo ấu tẩu có tác dụng giãn gân cốt, giảm đau cơ, nhức xương, xua tan mệt mỏi với người đi đường xa; khi ăn cùng lá tía tô lại có tác dụng giải cảm tốt. Ngoài ra, một số người còn rỉ tai: đây là cháo “ông ăn bà khen”.

Đến Hà Giang, bạn có thể thưởng thức cháo ấu tẩu suốt bốn mùa. Dân gian cho rằng, cháo chữa bệnh tốt vào ban đêm khi chúng ta ngủ, nên các hàng cháo ở Hà Giang thường đông khách tới tận khuya và đặc biệt cháo chỉ bán vào buổi tối. Ngồi trong quán nhỏ nơi phố xuýt xoa với tô cháo ấu tẩu nóng hổi, thơm ngát, thêm một chút rượu ngô mềm môi thật thú vị.


Rêu nướng trong ẩm thực người Tày


Mỗi dân tộc đều có một nền ẩm thực phong phú và đa dạng. Người dân tộc Tày ở Hà Giang cũng vậy, nhưng có lẽ món ăn quý hơn cả có thể kể đến món ngon từ rêu. Nó được coi là một đặc sản trong ẩm thực nơi đây bởi món ngon từ rêu vừa ngon lại rất tốt cho sức khỏe.

Lâu nay, rêu đá chỉ được coi là một loại thủy sinh không nhiều tác dụng. Nhưng đối với người dân tộc Tày ở xã Xuân Giang tỉnh Hà Giang, thì rêu đá được coi là đặc sản trong ẩm thực của họ.

Các món ăn được chế biến từ rêu đá còn được gọi là quẹ. Đây là một món ăn vừa ngon, vừa bổ, lại có hương vị rất riêng.

Theo người dân địa phương, khi đi tìm rêu, họ thường chọn những bãi rêu lớn, bởi ở đó rêu vừa nhiều, vừa ngon. Rêu tươi đem về được vò đập thật kỹ cho sạch nhớt phù sa, sau đó có thể chế biến thành nhiều món.

Chị Hoàng Thị Cấp - Xã Xuân Giang, Quang Bình, Hà Giang cho biết: “Khi vớt, phải đứng ở dưới suối, nước cứ chảy từ trên xuống và lấy tay quơ ngang lấy, những cái nào non nhất thì mình cầm được còn cái già thì nó vẫn bám ở đá. Rêu chỉ sống trong 7 ngày, khi nó mọc lên 3 - 4 ngày là đi vớt được rồi, còn quá 7 ngày nó trở thành màu trắng bệch và không ăn được nữa”.

Rêu suối tuy nhiều, nhưng những loại rêu ngon rất ít và rêu ăn được có theo mùa, bởi vậy đối với bà con nơi đây rêu cũng là một món ăn quý. Rêu có thể được chế biến thành nhiều món như rêu rán, rêu khô nhưng độc đáo nhất vẫn là món trộn với các loại gia vị rồi đem nướng.

Theo chị Hoàng Thị Cấp, sau khi xé tơi rêu thì trộn các gia vị như sả, lá mùi tàu, lá răm, lá hẹ và có thể cho 1-2 hạt dổi vào để cho thơm cùng với muối, mì chính, cần cái gì thì mình cho vào tùy theo khẩu vị của từng gia đình, sau khi trộn xong gói lá rồi nướng trên than bếp.

Khi nướng, người ta không phải xoay nhiều lần mà nướng chín một bên, sau đó nướng tiếp bên còn lại. Khi dùng hai ngón tay bấm thấy mềm là quẹ đã chín. Vì rêu ăn được theo mùa nên ngoài việc chế biến rêu tươi, người ta còn phơi khô rêu, cất lên gác bếp để làm món ăn dự trữ. Chỉ có khách quý mới được đãi món rêu khô trên gác bếp. Rêu nướng không chỉ là món ăn được nhiều đồng bào dân tộc ưa thích, mà còn có khả năng chữa nhiều bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, ổn định huyết áp và tăng cường sức đề kháng.  

Người Tày ở Hà Giang làm món bún vịt


Làm bún vịt rất kỳ công, do một người lớn tuổi trong gia đình phụ trách, thường là mẹ hay con dâu cả. Khi các món ăn phụ khác đã xong mà món bún vịt chưa xong thì coi như chưa bắt đầu phá cỗ ăn rằm.

Làm bún mà kỳ công như làm bánh, ăn cùng với nước luộc béo ngậy của những chú vịt nuôi thả ở suối, đó là món "đặc sản" của người Tày ở Hà Giang vào rằm tháng 7, một trong hai ngày lễ lớn nhất trong năm của tộc người này.

Sau Tết Nguyên Đán thì rằm tháng 7 là lễ lớn nhất của người Tày ở Hà Giang. Rằm tháng 7 hay dân tộc Tày còn gọi là “Chỉn chất”, đây là ngày mà con cháu đi làm xa về đoàn tụ gia đình, thăm họ hàng. Để có ngày rằm ấm cúng mỗi gia đình đều phải chuẩn bị từ những tháng trước, như nuôi vịt, phơi lá, phơi chuối khô để làm bánh... trong đó không thể thiếu các món ăn truyền thống như bún vịt, bánh chuối, măng, núc nác nộm... mà đáng nhớ nhất là món bún vịt.

Làm bún vịt rất kỳ công, do một người lớn tuổi trong gia đình phụ trách, thường là mẹ hay con dâu cả. Khi các món ăn phụ khác đã xong mà món bún vịt chưa xong thì coi như chưa bắt đầu phá cỗ ăn rằm.

Những con vịt được nuôi từ sau Tết, luôn được thả ra bờ suối, tới tháng 7 âm đã mập mạp, chéo cánh, đấy là những con vịt ngon nhất. Sau khi chế biến sẽ lấy nước luộc vịt chan bún.

Khó nhất trong món này đó chính là làm bún... phải huy động mọi lực lượng trong nhà tham gia, từ giã bột, ép bún...

Người ta dùng gạo tẻ hạt đều, không dẻo quá, đi xát thành bột khô, nhào nặn với một lượng nước vừa đủ, nặn thành những viên bột to khoảng bát tô, sau đó cho vào nước sôi, luộc khoảng 15 phút, với một nửa bột chín và bột sống.

Đem những viên bột đó đi giã nhuyễn, sao cho bột sống và chín quyện với nhau. Đây là khâu mất nhiều công sức nhất, vì thế thường được giao cho người trẻ trong gia đình làm, nhất là các anh con rể. Qua đó cũng đánh giá được con rể là người cẩn thận hay không khi xem qua độ nhuyễn của bột.
Khuôn làm bún, do các gia đình tự chế nên trông rất đơn giản. Người ta nặn bột thành viên, thả vào khuôn. Những sợi bún tròn, mịn sẽ hình thành qua khuôn này, thả xuống nồi nước sôi, luộc khoảng 5 phút sẽ chín.
Những sợi bún tròn, mịn
Một tô bún vịt ngon là sự hòa quyện của nước chan béo ngậy, những sợi bún dài, mềm, mịn. Món này ăn kèm với thịt vịt, các loại rau thơm như lá hẹ, rau mùi.


Đến Hà Giang thưởng thức thắng dền trên Đồng Văn

Ai lên Đồng Văn (Hà Giang) cũng muốn một lần thưởng thức thắng cố. Thắng cố chỉ ăn trong những phiên chợ. Còn thắng dền, giữa thị trấn hun hút gió mùa đông mà được ngồi bên bếp lửa ăn bát thắng dền, thật không có gì ấm áp và thú vị bằng.

Tối ở Đồng Văn, chúng tôi hay hẹn nhau: “Lát đi ăn thắng dền nhé!”. Đây là một món ăn chơi của người Hà Giang nói chung và là món ăn “gọi bạn” quây quầy bên nhau nói riêng ở thị trấn Đồng Văn những đêm đông giá rét. Sau bữa tối với nhiều đặc sản Đồng Văn từ thịt gác bếp đến xúc xích lợn, thưởng thức một bát thắng dền ấm bụng quả là một lựa chọn thanh tao, hợp lý.

Thắng dền trông giống bánh trôi tàu ở Hà Nội, giống bánh cống phù ở Lạng Sơn, được làm từ bột gạo nếp, có thể làm chay hoặc bọc nhân đậu đỗ. Mỗi viên bột được nặn to hơn đầu ngón tay cái chút xíu, cho vào nồi nước dùng luộc, đến khi nổi lên chủ quán sẽ dùng muôi vớt ra. Thắng dền thơm ngon hay không là ở bát nước dùng, được pha bởi hỗn hợp ngọt ngào của đường, béo ngậy của nước cốt dừa và cay cay của gừng đun nóng. Có thể rắc thêm vừng hoặc lạc cho món ăn thêm bùi. Khách ăn thường bỏ một hai viên thắng dền vào ngậm trong miệng một lúc, ngấm cái vị ngọt béo của nước đường, vị cay se se của gừng tươi, vị bùi ngậy của vừng lạc.

Ngồi chuyện phiếm bên bát thắng dền cùng bạn bè, hỏi chuyện vợ chồng chủ quán và cánh thanh niên đi chơi tối, để hiểu thêm cuộc sống đồng bào nơi địa đầu cực Bắc, bạn tôi còn mang nước cốt táo mèo, rượu vodka ra pha với tabasco cay xè để thưởng thức cùng món quà dân dã. Đêm như dài ra với bao câu chuyện về Phó Bảng, Sủng Là, Mã Pì Lèng, Săm Pun vời vợi...

Nhẩn nha, nhẩn nha, vài chục viên thắng dền đã hết từ bao giờ. Lại chìa bát chờ chủ quán nặn mẻ thắng dền khác. Giá chỉ 5.000 đồng/bát, nhưng ăn đến đâu luộc đến đó, không phải vội vàng. Ấy thế mà có tối đông khách, cũng làm hết vài cân bột gạo. Đám khách ngồi khuya không làm chủ quán nản lòng, hai vợ chồng lại tỉ mẩn nặn thêm hai bát thắng dền, luộc chín, chờ khách vừa ăn vừa rì rầm trò chuyện.../.




Thịt trâu, lợn gác bếp đặc sản Hà Giang

Thịt trâu gác bếp là món ăn đặc sản thường thấy trong bữa ăn của người Thái đen. Món thịt này thường được làm từ bắp của những chú trâu, bò nhà thả rông trên các vùng núi đồi Tây Bắc.

Khi làm, người ta lóc các thớ thịt ra thành từng miếng kiểu con chì và thái dọc thớ, rồi hun bằng khói của than củi từ các núi đá.
Với miếng thịt trâu thành phẩm, mùi khói gần như vẫn còn nguyên, song lại không gây khó chịu. Các kỹ thuật chế biến đều là bí quyết gia truyền, song sản phẩm khá thuần nhất. Người làm dùng cách tẩm ướp thịt với các gia vị khác như ớt, gừng, đặc biệt là mắc khén – một loại hạt tiêu rừng của người dân tộc thiểu số vùng cao Tây Bắc.

Các gia vị này thậm chí còn thấy nguyên trên từng thanh thịt. Miếng thịt khô nhưng vẫn giữ nguyên mùi vị đặc trưng, nhất là độ ngọt của thớ thịt. Khi ăn người ta xé nhỏ dọc theo thớ, có thể ăn ngay hoặc được coi là món nhậu chính uống cùng rượu ngô. Món này được chế biến hoàn toàn tự nhiên, không có chất bảo quản nhưng vẫn để dự trữ được khoảng 1 tháng.

Ngày nay, khi mức độ giao lưu văn hoá giữa các dân tộc ngày một phát triển, thịt trâu gác bếp không chỉ bó hẹp trong bữa ăn của người Thái mà theo chân những vị khách đến khắp mọi miền. Cũng vì thế, cách thưởng thức nó mỗi nơi một khác.

Nếu người Thái thưởng thức đặc sản của mình thay cho thức ăn mặn, đặc biệt vào những dịp mưa, lũ hoặc những ngày giáp hạt, thiếu ăn… thì nay, món ăn này có thể trở thành món nướng hoặc ăn với lẩu. Tuy nhiên, những hương vị đặc sắc của thịt trâu nướng chỉ nguyên vẹn khi lấy trực tiếp từ gác bếp, vẫn còn mùi khói, vị cay của ớt, vị nồng nồng của mắc khén.




Một số địa chỉ cho bạn tham khảo




Hà Giang:
Món Cháo Ấu Tẩu nổi tiếng ở TX Hà Giang , quán nằm đối diện với Điện Lực tỉnh Hà Giang , rất ngon và đặc sắc mà chỉ có ở đây mới có.

Món Thắng cố chỉ có vào các phiên chợ ở thị trấn Đồng Văn tỉnh Hà Giang.

Ăn tối ở Hà giang có quán lẩu bên bờ sông Miện

Ăn sáng bún chả gần chợ Quản Bạ ( HTX Thuốc Q bạ - trên đường đôi)

Yên Minh: Quán ăn trưa Hải Yến ở cổng chợ, có bán thịt hun khói và lạp sườn hun khói nhưng chỉ có vào mùa lạnh, ai mua mang về thì nhớ hỏi cách chế biến. Quán này lâu đời nhất ở đây, bây giờ có mở thêm 1-2 quán ở đối diện.

Phó Bảng : có duy nhất 1 quán cơm bán cho xe tải, nói chung không ngon miệng lắm và không phục vụ muộn, sau 1h30 là hết cơm.


Đồng Văn: Có 2 quán cơm đều khá ngon, quán Bà Lan ở ngay bên hông chợ , và quán Nhị Tiến đối diện chợ. Cá nhân em thích quán Nhị Tiến hơn, có nhiều món lạ, khách tour cũng hay vào đây, nên đặt cơm trước vì sau 7h là họ sẽ báo hết cơm.

Quán bà Lan được bác Hoanbquan đặc biệt thích, có món thịt xá xíu đặc trưng.

Khi ở Đồng Văn, các bạn nên đặt chủ quán cơm thẳng đường phố cổ ra (cách KS Khải Hoàn vài chục mét, phía bên kia dường) quay một chú heo sữa. Đảm bảo cả phố sẽ nuốt nước miếng ừng ực cả buổi chiều! Buổi tối các bác bụp sướng phải biết!

Ăn sáng tại quán bánh cuốn đối diện chợ Đồng Văn ( ngon tuyệt)

1. Nhà hàng KS Hương Trà
19 Nguyễn Trãi, Thành phố Hà Giang, Hà Giang
Sở hữu một vị trí đẹp và thuận tiện nhà hàng đã trở thành điểm dừng chân của nhiều du khách.

2. Nhà hàng KS Yên Biên
Thành phố Hà Giang, Hà Giang
Đến với nhà hàng bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon, hấp dẫn, với phong cách phục vụ chu đáo, nhà hàng sẽ làm hài lòng mọi thực khách.

3. Nhà hàng KS Phương Đông
Tổ 19 , Thành phố Hà Giang, Hà Giang
Đến với nhà hàng bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon, hấp dẫn, với phong cách phục vụ chu đáo, nhà hàng sẽ làm hài lòng mọi thực khách.

4. Nhà hàng KS Hoàng Anh
Tổ 15 , Thành phố Hà Giang, Hà Giang
Đến với nhà hàng bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon, hấp dẫn, với phong cách phục vụ chu đáo, nhà hàng sẽ làm hài lòng mọi thực khách.

5. Nhà hàng Minh Hiếu
12 , Thành phố Hà Giang, Hà Giang
Đến với nhà hàng bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon, hấp dẫn, với phong cách phục vụ chu đáo, nhà hàng sẽ làm hài lòng mọi thực khách.

6. Nhà hàng Bồng Lai
Tổ 1 , Thành phố Hà Giang, Hà Giang
Đến với nhà hàng bạn sẽ được thưởng thức các món ăn ngon, hấp dẫn, với phong cách phục vụ chu đáo, nhà hàng sẽ làm hài lòng mọi thực khách.




Món ăn truyền thống của Hà Nội
Món ăn truyền thống của Hải Phòng
Món ăn truyền thống của Malaysia
Món ăn truyền thống của Campuchia
Món ăn truyền thống của Canada
Món ăn truyền thống của người Hoa



(st)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý