Cách bảo quản xe đạp điện đúng cách để xe luôn bền đẹp

Hoaibui2395 Hoaibui2395 @Hoaibui2395

Cách bảo quản xe đạp điện đúng cách để xe luôn bền đẹp

19/04/2015 09:59 AM
2,463

Cách bảo quản xe đạp điện đúng cách để xe luôn bền đẹp. Bảo quản xe đạp điện đúng cách giúp cho xe đạp điện chạy bền hơn chạy được lâu hơn sử dụng cũng thuận tiện hơn. Sau đây là những phương pháp bảo quản xe đạp điện thuông thường:





CÁCH BẢO QUẢN XE DẠP ĐIỆN ĐÚNG CÁCH NHẤT

Bảo quản xe đạp điện đúng cách

Nạp điện khi xe gần hết điện

Nạp điện thường xuyên ngay cả khi không dùng đến xe trong một thời gian dài

Nếu không sử dụng lâu ngày thì nên cũng nên cho xe chạy không tầm 10 đến 15"

Nên đạp xe những chỗ đông người và những chỗ đi chậm, và những lúc bắt đầu đi để bảo vệ động cơ và bình, đồng thời để cho.

- Không nên đem xe đến những nơi  sửa chữa không chuyên nghiệp mà hãy đến nơi bảo hành của công ty khi xe có những biểu hiện hỏng hóc.

- Trường hợp người tiêu dùng vận hành xe đến cạn bình ắc quy thì phải nạp điện liền ngay khi có thể để dảm bảo tuổi thọ của bình

- Khi dừng xe phải tắt nguồn và lấy chìa khoá ra khỏi xe


Vận hành, sử dụng xe đạp điện thế nào cho đúng cách?

  Sự tăng trưởng nóng của hoạt động kinh doanh xe đạp điện cũng đặt người sử dụng trước những vấn đề về an toàn khi vận hành, bảo quản và không phải ai cũng sử dụng xe đạp điện đúng cách.

Điều mà các nhà kinh doanh nhắc nhở người sử dụng xe đạp điện khi mua và dùng là phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng sản phẩm khi dùng để tránh những lỗi không đáng có.

Một thợ kỹ thuật của cửa hàng bán xe đạp điện trên phố Nguyễn Lương Bằng – Quận Đống Đa cho biết, khi sử dụng xe đạp điện có rất nhiều điều cần phải lưu ý như bình ắc quy, tay phanh, tay ga, vị trí của động cơ, hệ thống điện, mô tơ, mạch điều khiển... Bệnh thường gặp ở xe đạp điện là bình ắc quy yếu điện, bộ sạc không nạp và tay ga bị kẹt hay lỏng chấu, cả những trường hợp bình điện không sạc được.

Các thợ xửa xe đạp điện nói rằng, xe do một số nhà sản xuất Trung Quốc sản xuất dù nhiều mẫu mã bắt mắt, giá rẻ hơn cả xe nội địa nhưng chất lượng bình đa số không tốt. Có người thích kiểu dáng xe đạp điện Trung Quốc nên mua về rồi phải thay bình xịn vào mất khoảng 800.000 đồng, tính ra chi phí cũng tương đương với các loại xe nội địa. Ngoài ra, xe Trung Quốc lại rất kén linh kiện thay thế. Bình ắc quy Trung Quốc rất dễ bị rã chì và đóng cặn chì dưới đáy bình. Hiện tượng này sẽ làm giảm thời gian sử dụng của bình sau khi sạc.

Hãy bảo quản xe đạp điện đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất

Hãy bảo quản xe đạp điện đúng cách để đạt hiệu quả cao nhất

Theo các chuyên viên kỹ thuật, các loại xe đạp điện động cơ được gắn ở bánh xe có lợi hơn về lực nhưng khi va chạm dễ ảnh hưởng đến động cơ. Với xe có động cơ đặt trong hộp giảm tốc (phía dưới yên xe) được bảo vệ nên khó vỡ. Bộ phận hay hỏng nhất là ăcqui, do vậy trong quá trình sử dụng không nên để "hết hơi" mới sạc. Người sử dụng cũng nên nạp điện hằng ngày, kể cả khi không chạy, nếu một ăc qui bị hư sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các ăc qui còn lại, lúc đó có thể sẽ phải thay tất cả.

Khi mua xe cũng nên quan sát và hỏi rõ thông tin về hệ thống điện, ăcqui, vị trí đặt môtơ và mạch điều khiển. Vị trí động cơ cũng khá quan trọng vì khi trời mưa hoặc bị ngập, nước vào trong động cơ dễ làm hỏng xe. Bộ điều tốc để thấp dưới gầm xe khi ngập nước dễ bị hỏng. Các cửa hàng khuyến cáo nếu phải tải nhiều như lên dốc, chở nặng nên tắt động cơ và... đạp. Nên đạp lấy đà trước khi bật động cơ sẽ giúp máy của xe bền hơn. 

Về bình điện của xe đạp, anh Thanh, chủ một cửa hàng bình ắc quy ở chợ Tân Thành cho biết, bình ắc quy ở xe đạp điện của Trung Quốc rất dễ bị rã chì và đóng cặn chì dưới đáy bình. Hiện tượng này sẽ làm giảm thời gian sử dụng của bình sau khi sạc. Khi xe đạp điện bị hỏng, chi phí để mua linh kiện thay thế rất đắt. Cụ thể,  một chiếc xe đạp điện phải sử dụng ít nhất 3 bình ắc quy với giá trung bình 400 nghìn đồng/bình, mỗi lần thay thế ắc quy cho một chiếc xe đạp điện phải tốn hơn 1 triệu đồng. Giá linh kiện đắt nhưng chất lượng có bảo đảm hay không thì người dân rất khó thể kiểm tra được.

Người dùng xe đạp điện cần sạc ắc quy đúng cách

Người dùng xe đạp điện cần sạc ắc quy đúng cách

Một chủ cửa hàng sửa chữa xe đạp điện ở TP. Hải Dương cho biết: Trung bình một tháng, cửa hàng tôi sửa cho 50 chiếc xe đạp điện, xe máy điện bị hỏng. Nhiều khách hàng ở các huyện lân cận cũng mang xe lên sửa. Xe chủ yếu bị hỏng bình ắc quy, tay ga hoặc IC do nhiều nguyên nhân như: mua phải hàng không bảo đảm chất lượng, sử dụng, bảo quản xe không đúng cách... Ví dụ, xe đạp điện trung bình chỉ cho phép chở với trọng lượng 80 kg, nhưng thực tế, nhiều khi phải chở 2 - 3 người. Do chở quá tải nên bình ắc quy rất nhanh hỏng.

Tính an toàn của xe đạp điện cũng là một câu hỏi lớn. Nhiều loại xe đạp điện hiện có thể chạy với tốc độ lên đến 35km/h, tương đương với vận tốc trung bình của một chiếc xe máy. Trong khi bộ phanh xe đạp điện chỉ bảo đảm an toàn khi xe chạy với vận tốc tối đa là 25 km/h. Thực tế cho thấy, nhiều xe đạp điện chạy trong thành phố với vận tốc 25 - 30 km/h. Với tốc độ chạy như vậy, độ an toàn của bộ phanh không cao, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Đặc biệt, người dùng xe đạp điện cần phải đội mũ bảo hiểm đúng cách như đi mô tô, xe máy, nếu không sẽ bị cảnh sát giao thông “tóm” rồi “phạt”.

bảo quản xe đạp điện đúng cách

Bảo quản xe đạp điện đúng cách giúp cho xe đạp điện chạy bền hơn chạy được lâu hơn sử dụng cũng thuận tiện hơn.

sau đây là những phương pháp bảo quản xe đạp điện thuông thường:

Nạp điện khi xe gần hết điện

Nạp điện thường xuyên ngay cả khi không dùng đến xe trong một thời gian dài

Nếu không sử dụng lâu ngày thì nên cũng nên cho xe chạy không tầm 10 đến 15"

Nên đạp xe những chỗ đông người và những chỗ đi chậm, và những lúc bắt đầu đi để bảo vệ động cơ và bình, đồng thời để cho.

- Không nên đem xe đến những nơi  sửa chữa không chuyên nghiệp mà hãy đến nơi bảo hành của công ty khi xe có những biểu hiện hỏng hóc.

- Trường hợp người tiêu dùng vận hành xe đến cạn bình ắc quy thì phải nạp điện liền ngay khi có thể để dảm bảo tuổi thọ của bình

- Khi dừng xe phải tắt nguồn và lấy chìa khoá ra khỏi xe.


Cách lau chùi bảo dưỡng xe đạp

Thời gian để tra dầu định kỳ thì nên theo hướng dẫn loại dầu mình dùng, với Finish Line thì 200 miles, với dầu tím Purple Extreme thì 400 miles mới phải tra lại.


Vệ sinh xích thì hiện nay có bộ hộp vệ sinh xích sẽ đơn giản và sạch hơn, không văng ra khắp nhà.


Hiện có loại chai xịt bảo vệ xích của bên motor (loại xe phân khối lớn xích trần) dùng cũng rất tốt giá rẻ hơn Fishing line, đó là Liquy Moly Racing Chain Lube (của Đức) chỉ 165.000đ/bình 250ml.


Loại này dung tích lớn hơn, và là loại xịt nên tiết kiếm hơn rất nhiều so với Fishing line.


Giá thì Fishing line dao động từ 170.000 - 250.000/120 ml tuỳ nơi bán.

Chỉ cần nhìn hình là bạn biết cách như thế nào nhé:


THAM KHẢO THÊM:

Cách lựa chọn xe đạp điện?




Một số lựa chọn khi mua xe đạp điện

Xe đạp điện đang được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Nhưng trên thị trường, hiện mới có xe đạp điện Trung Quốc và xe đạp điện trong nước tự sản xuất được bày bán phổ biến. Giữa hai loại xe đạp điện, khi lựa chọn, người mua nên chú ý những đặc điểm gì?
hinh anh dep
Xe Việt Nam giá rẻ nhưng...

Mặc dù các loại xe đạp điện của Việt Nam và Trung Quốc về cấu tạo đều như nhau, cùng có trọng lượng khoảng 37-38 kg/chiếc. Xe đạp điện Việt Nam được thiết kế với hai giảm xóc trước, ắc quy đặt dọc theo khung xe đạp điện. Loại này tháo ra được nhưng lại chỉ gá bằng hai cá nhựa, nếu tháo ra lắp vào nhiều rất dễ gẫy. Toàn bộ càng sau vẫn giữ nguyên thiết kế của các loại xe đạp điện truyền thống, không có giảm xóc sau. Khi đi xe đạp điện vào những đường xấu sẽ rất đau lưng. Hệ thống điện không có đèn xinhanh, không có đèn phanh, đèn pha được thiết kế rất nhỏ, không đảm bảo độ sáng. Chỗ để chân rất hẹp và cao, khi ngồi xe đạp điện rất mỏi. Bánh xe đạp điện hơi nhỏ, vành nan hoa cỡ 600 (loại to) nên xấu. Hệ thống phanh của xe đạp điện vẫn theo kiểu má phanh cao su (cho phanh trước) và phanh bát (cho phanh sau). Như vậy nếu đi xe đạp điện ở tốc độ 25 km/giờ, khi phanh độ an toàn không cao. Hơn nữa phần xích của xe đạp điện được thiết kế theo kiểu xích trần, không phù hợp với thời tiết, đường sá Việt Nam.

Xe Trung Quốc ăn khách vì hình thức?

Xe Trung Quốc khá bắt mắt do được thiết kế theo cấu trúc của những xe đạp điện địa hình, tạo một dáng xe đạp điện khoẻ và chắc chắn, phảng phất dáng dấp của chiếc xe đạp điện máy. Xe có hai giảm xóc trước và sau. Riêng giảm xóc sau được thiết kế bằng một giảm xóc cối ở giữa rất khỏe hoặc bằng hai phuộc nhún hai bên, khi vận chuyển xe đầm hơn, giảm được độ xóc khi đi vào đường xấu, phù hợp với địa hình đường Việt Nam.

Bánh xe đạp điện được thiết kế theo kiểu bánh mập (của xe địa hình), vành bằng gang đúc cỡ 480 (loại nhỏ). Loại vành nhỏ này sẽ thuận tiện hơn cho phụ nữ và người già khi sử dụng. Bình ắc quy được thiết kế ở bên trong, không lộ ra ngoài hoặc được lắp ngay dưới yên, rất thuận tiện khi xạc điện hay tháo ra, lắp vào.

Toàn bộ hệ thống đèn được thiết kế rất hiện đại với cụm đèn pha và đèn xi-nhan thiết kế liền. Công tắc đèn pha, đèn xinhan... được bố trí ở hai bên tay lái rất thuận tiện khi điều khiển. Mặt trên là công tơ mét có đèn báo điện của bình ắc quy, báo tốc độ khi xe đang chạy. Phía sau xe là cụm đèn hậu, đèn báo phanh, đèn xi-nhan được bố trí rất gọn và hợp lý.

Yên xe đạp điện được thiết kế như các loại yên xe máy, có thể chở thêm người. Hệ thống phanh được thiết kế theo kiểu phanh đĩa kết hợp với phanh bát, khi xe chạy ở tốc độ cao sử dụng phanh sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, xe Trung Quốc cũng thiết kế xích trần, không có hộp xích.

Một điểm nữa là xe Trung Quốc lại được kết cấu rất kín nước. Do vậy khi đi trời mưa hoặc bị ngập, nước vào trong động cơ dễ làm hỏng xe. Bộ điều tốc để thấp dưới gầm xe khi ngập nước dễ bị hỏng.

Lưu ý khi lựa chọn

Hiện nay, có loại xe đạp điện động cơ được gắn ở bánh xe, nhưng có loại lại đặt ở dưới yên xe. Nếu động cơ đặt ở bánh xe thì có lợi hơn về lực nhưng khi va chạm (bị cong vành) có thể sẽ ảnh hưởng đến động cơ. Còn những xe động cơ đặt trong hộp giảm tốc (phía dưới yên xe) được bảo vệ, khó vỡ.

Hiện tại, xe đạp điện chia làm hai loại động cơ chính: Loại có cổ góp và loại không có cổ góp. Loại có cổ góp hiện đại hơn, mới hơn nhưng hay bị hỏng hơn. Có thể phân biệt bằng cách: Từ động cơ ra có hai dây là loại có cổ góp, còn từ động cơ ra có khoảng 7 dây là loại không có cổ góp. Khả năng thay thế của loại không có cổ góp là rất khó, vì các linh kiện loại này dễ hỏng hơn do chủ yếu là loại linh kiện điện tử.

Loại có cổ góp: Thích hợp với xe chạy tốc độ cao, đồng bộ hơn.

Loại không có cổ góp: Có hiệu suất cao, không phụ thuộc vào độ ẩm, 2-3 năm mới phải thay chổi than một lần (giá chổi than khoảng 10.000). Bộ điều khiển này có thể làm được, loại này phù hợp với xe chạy tốc độ chậm.

Cách chăm sóc, bảo dưỡng

Trong xe đạp điện, bộ phận hay hỏng nhất là ắc quy, nếu dòng phóng ra của ắc quy luôn giữ ở mức bằng 1/10 dung lượng đã nạp thì ắc quy sẽ có độ bền cao. Do vậy, trong quá trình sử dụng không nên đi hết ắc quy, không nên để ắc quy cạn kiệt mới nạp ắc quy.

Không nên đi xe khi ắc quy thấp hơn giới hạn cho phép. Nạp điện hàng ngày, kể cả không chạy cũng phải nạp điện, nếu để lâu không nạp điện dễ hỏng ắc quy. Nếu ắc quy đã sử dụng không để quá 3 tháng, ắc quy chưa sử dụng không để quá 6 tháng. Nếu hỏng một ắc quy bên trong sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hai ắc quy còn lại, lúc đó có thể sẽ phải thay cả ba ắc quy (giá thay ắc quy khoảng 700.000-800.000 đồng/bình).

Nên ngắt dòng điện khi lên quá cao, trong trường hợp phải tải nhiều như lên dốc phải ngắt dòng điện bằng cách đạp.

Những loại xe đạp điện được thiết kế bộ điều tốc ở dưới gầm xe rất dễ bị ẩm nước dẫn đến hỏng, do vậy khi mua về nên tháo ra và sau đó nhỏ nến vào tất cả giắc cắm và đầu ra, vào của nguồn điện.

Hiện trên thị trường có 3 loại xe đạp điện: loại xe nhiều người quan tâm nhất của Trung Quốc giá khoảng 4 - 5 triệu đồng/chiếc. Loại xe đạp điện thứ hai là xe second-hand của Nhật nhưng còn khoảng 80%, giá khoảng 5 - 6 triệu đồng/chiếc. Loại xe đạp điện thứ ba là xe mới, được sản xuất trong nước giá bán 3,5 - 4 triệu đồng/chiếc.




Cách lựa chọn xe đạp điện bền đẹp và sành điệu
Kinh nghiệm du lịch Angko
Sử dụng và bảo quản tủ lạnh để tiết kiệm điện năng
Kinh nghiệm du lịch bụi Paris
Cách bảo quản hải sản tươi sống
Cách chọn xe đạp thể thao phù hợp với bạn
Cách bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh
Sử dụng vào bảo quản máy giặt đúng cách




(ST)

Hỏi đáp, bình luận, trả bài:
Một ngày em đi học vua đi vừa về là hết 25km.nhưng bin xe điện vẫn không hết.nhưng em vẫn nạp điện để an toàn.vậy có ảnh hưởng tới tuổi thọ của bình không?
hơn 1 tháng trước - Thích (10) - Trả lời
Được bạn ạ, khi xe gần hết điện nạp là ok. Ngay cả khi xe không xử dụng cũng chú ý nạp điện nhé!
xe đạp điện của em trung bình 1 ngày đi khoảng 17km. e vẫn sạc điện hàng ngày cho xe. chỉ có những đợt nghỉ hè, nghỉ tết,... khoảng nửa tháng ko sử dụng và cũng ko sạc. được ~ nửa năm thì xe chỉ còn đi tối đa 16km là hết điện (lúc mới mua em được công ty tư vấn là xe đi được tối đa 40km). sự hao hụt bình acquy nhanh chóng như vậy có bình thường ko? có thể do những nguyên nhân gì và nếu cần thay bình acquy thì chi phí hết khoảng bao nhiêu ạ?
hơn 1 tháng trước - Thích (14) - Trả lời
Ko biết vì sao mà khi vừa mua xe xong, rồi đi dưới mưa, lúc cắm chìa khóa xe vào rồi khởi động thì xe kêu ra tiếng gi kì lắm. Ai giúp em với
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Ko biết vì sao mà khi vừa mua xe xong, rồi đi dưới mưa, lúc cắm chìa khóa xe vào rồi khởi động thì xe kêu ra tiếng gi kì lắm. Ai giúp em với
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
Ko biết vì sao mà khi vừa mua xe xong, rồi đi dưới mưa, lúc cắm chìa khóa xe vào rồi khởi động thì xe kêu ra tiếng gi kì lắm. Ai giúp em với
hơn 1 tháng trước - Thích - Trả lời
*địa chỉ email của bạn được bảo mật

Hot nhất
Top xink
Bộ sưu tập
Chợ xink
Thanh lý