Thu hái, chế biến và bảo quản cafe
Yêu cầu đầu tiên đối với việc thu hái cà phê là hái đúng tầm chín. Để có cà phê chất lượng cao nhất thiết phải có quả chín đỏ hay vừa chín, không hái quả xanh. Không để quả chín nẫu hay khô trên cây. Nếu có lẫn những loại này thì cần bỏ ra phơi riêng.
Trong sản phẩm thu hoạch số quả chín hoặc vừa chín nhất là 95%, trừ đợt thu hoạch lần cuối tỷ lệ có thể thấp hơn.
Hái cà phê bằng cách dùng ngón tay bứt quả, không tuốt cành, không bứt cả chùm đối với cà phê chè. Phải bảo vệ cành, lá, nụ tránh ảnh hưởng tới vụ sau. Không để quả cà phê lẫn vào trong đất dễ bị nhiễm nấm bệnh.
Cà phê hái xong phải chế biến ngay. Nếu không kịp phải trải quả cà phê trên nền gạch cho thoáng mát, không quá dày 30 – 40 cm. Không ủ đống cà phê làm cho quả cà phê nóng và lên men. Không giữ cà phê hái về quá 24giờ.
Bao bì đựng sản phẩm cà phê quả tươi và phương tiện vận chuyển phải sạch, không có mùi phân bón, mùi hoá chất…
Chế biến và bảo quản cà phê thóc.
Có hai phương pháp chế biến: Chế biến khô và chế biên ướt. Với cà phê chè hầu hết là dùng phương pháp chế biến ướt và cả một phần cà phê vối cũng chế biến theo phương pháp ướt (hoặc nửa ướt) nếu có yêu cầu của khách hàng.
Cà phê vối Tây Nguyên, do mùa thu hoạch thường là mùa khô nên người ta áp dụng chế biến khô để tận dụng năng lượng mặt trời.
Chế biến ướt: Cà phê sau khi hái về phải chọn lọc loại riêng quả xanh, quả khô, loại bỏ cành lá rụng và đất đá… Quả cà phê chín được đưa vào máy xát tươi để tách vỏ qủa ra. Nhân cà phê đã tách vỏ quả, còn vỏ trấu gọi là cà phê thóc.
Cà phê thóc phải loại bỏ lớp nhớt bên ngoài vỏ trấu. Đó là giai đoạn ngâm và rửa. Vì thế người ta gọi phương pháp này là chế biến ướt. Và cà phê chế biến theo phương pháp này “cà phê rửa”.
Cà phê thóc loại bỏ lớp nhớt bên ngoài và được rửa sạch là cà phê thóc ướt. Cà phê này qua phơi sấy cho khô, có độ ẩm dưới 10 – 12% gọi là cà phê thóc sấy khô.
Nếu cà phê quả tươi là nguyên liệu (đầu vào) của quá trình chế biến ướt thì sản phẩm cà phê thóc khô là đầu ra của quá trình này.
Cà phê thóc khô qua quá trình xát khô, loại bỏ vỏ trấu, đánh bóng ( loại bỏ vỏ lụa dính bên ngoài nhân cà phê) sẽ thu được cà phê nhân. Cà phê nhân còn qua phân loại mới trở thành cà phê thương phẩm cho việc buôn bán.
Chế biến khô: Quả cà phê đưa về không xát tươi mà đưa ra phơi khô cho đến khi độ ẩm xuống còn 12 – 13 %. Thường 1 mẻ cà phê phơi khô mất 25 -30 ngày. Đưa cà phê phơi khô vào xát bằng máy xát khô cà phê, loại bỏ vỏ qủa, vỏ trấu khô ta được cà phê nhân thành phẩm.
Ngoài hai phương pháp trên, ở nước ta thường áp dụng phương pháp chế biến nửa ướt. Ở phương pháp này, người ta xát tươi quả cà phê bằng loại máy xát tươi kèm theo đánh sạch một phần nhớt rồi mang phơi, không ủ len men và rửa sạch hoàn toàn.
Xử lý nước thải và vỏ quả cà phê trong quá trình chế biến: Ở nhiều nơi đã xảy ra tình trạng nước thải từ các xưởng chế biến đọng lại phát sinh hôi thối làm ô nhiễm môi trường.
Theo kết quả nghiên cứu phương pháp phát triển cà phê bền vững của dự án PPP người ta có thể gom nước thải và xử lý. Bã thải trong chế biến nên dùng ủ phân hữu cơ sinh học hoặc đưa vào hầm ủ khí.
Ngăn ngừa hình thành nấm mốc và nhiễm khuẩn độc tố OTA (Ochratoxyn A), thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
Nội dung chủ yếu của vấn đề này là hạn chế việc để cà phê nhiễm khuẩn thông qua khâu thu hái chế biến. Không để quả cà phê, cà phê thóc tiếp xúc trực tiếp với đất cát hoặc ở những nơi gần các loại chất thải như phân gia súc, cống rãnh…
Cà phê thành phẩm đưa vào bảo quản phải đảm bảo đã được phơi sấy đạt đến độ ẩm 11 -12 % và không để cà phê khô bị ướt trở lại. Giảm tỷ lệ tạp chất trong cà phê thành phẩm xuống mức thấp nhất, tối đa không quá 0,5 %.
Cách bảo quản cà phê thóc và cà phê nhân
Bảo quản cà phê thóc và cà phê nhân là một khâu rất quen thuộc và không kém phần quan trọng tại các nông hộ hay các cơ sở dự trữ cà phê.
Hạt cà phê nhân Arabica
Nếu bà con không thực hiện việc bảo quản đúng cách sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng và giá cả của hạt cà phê khi tham gia thị trường.
1 - Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình bảo quản:
- Độ ẩm của hạt cà phê và môi trường xung quanh
- Nhiệt độ của khối cà phê và môi trường xung quanh
- Độ thông thoáng không khí trong khối cà phê
2 - Các phương pháp thường dùng:
Bảo quản ở trạng thái khô :
- Phơi nắng
- Sấy bằng không khí nóng
- Sấy bằng không khí khô
- Dùng hoá chất hút nước như H2SO4, CaCl2 …
Bảo quản ở trạng thái thoáng gió tích cực :
Cơ sở của phương pháp bảo quản thoáng gió tích cực là lợi dụng độ hổng của khối hạt cà phê mà quạt không khí khô và mát vào khối hạt nhiều lần, với mục đích làm giảm được nhiệt độ và độ ẩm của khối hạt cà phê.
Không khí thổi vào khối hạt cần đáp ứng các điều kiện sau:
- Không khí phải được quạt đều trong toàn bộ khối hạt.
- Cần đảm bảo đủ lượng không khí khô và mát để thực hiện được mục đích làm giảm nhiệt độ và độ ẩm của khối hạt.
- Chỉ quạt khi độ ẩm của không khí ngoài trời thấp, nghĩa là sau khi quạt độ ẩm của khối hạt phải giảm xuống.
- Nhiệt độ không khí ngoài trời phải thấp hơn nhiệt độ của khối hạt.
Bảo quản ở trạng thái nhiệt độ thấp :
Ở nhiệt độ thấp thì hoạt động sống của hạt cà phê, vi sinh vật, côn trùng… đều bị hạn chế. Phương pháp được tiến hành bằng cách quạt không khí lạnh và không khí khô vào khối hạt cà phê. Do độ dẫn nhiệt của hạt cà phê kém nên không khí lạnh được giữ lại trong khối hạt một thời gian dài, hạn chế được các hoạt động sống của hạt cà phê giúp khối hạt cà phê được bảo quản được lâu.
Với điều kiện thời tiết ở nước ta thường không áp dụng được phương pháp này, tuy nhiên có thể lợi dụng một số ngày lạnh và khô của mùa đông.
Bảo quản kín :
Bảo quản kín hay còn gọi là bảo quản thiếu hay không có mặt O2. Khi thiếu O2 thì các quá trình hô hấp của các cấu tử sống gần như chấm dứt hoàn toàn, nó chuyển sang hô hấp hiếu khí. Hoạt động sống của các hệ vi sinh vật bị ngừng trệ vì trong khối hạt cà phê chủ yếu là vi sinh vật hiếu khí, trùng bọ bị tiêu diệt. Giảm khí O2 bằng cách có thể bổ sung vào khối hạt một lượng CO2 còn O2 mất đi do quá trình hô hấp của các cấu tử sống trong khối hạt cà phê.
Do đặc tính lý học cũng như sinh lý của cà phê nhân thay đổi khác với cà phê thóc nên trong bảo quản cà phê nhân quá trình bất lợi xảy ra nhanh hơn, độ bền bảo quản kém hơn cà phê thóc vì lớp vỏ trấu, lớp vỏ lụa có tính chất bảo vệ bị bóc đi, hạt cà phê tiếp xúc trực tiếp với môi trường nên chế độ bảo quản và kiểm tra chất lượng cà phê khắt khe hơn so với cà phê thóc. Hiện nay thường dùng các phương pháp sau để bảo quản.
Bảo quản trong bao : (bao tải, bao vải…) Đây là phương pháp phổ biến được áp dụng nhiều. Khi bảo quản cần phải chú ý các điểm sau:
- Độ ẩm cà phê nhân đưa vào bảo quản phải nhỏ hơn 13 %
- Tạp chất trong cà phê càng ít càng tốt, đối với cà phê cấp I , II phần trăm tạp chất < 0,5 %
- Chọn kho ẩm có cách nhiệt, ẩm tốt
- Phải sát trùng và vệ sinh kho sạch sẽ trước khi xếp bao
- Không xếp trực tiếp xuống nền và sát tường: cách nên 0,3 m, cách tường 0,5m.
- Để tránh hiện tượng nén chặt các bao do sức nén của tải trọng các bao phía trên, cứ sau 3 tuần phải đảo thứ tự xếp bao một lần.
Đỗ thành đống rời : thực chất là bảo quản rời trong các xilô. Để tiết kiệm bao bì và bảo quản thời gian lâu hơn, người ta thường bảo quản cà phê nhân trong các xilô bằng tôn, bằng bê tông, hoặc bằng gỗ tốt khép kín. ưu điểm của phương pháp này là ngoài việc tiết kiệm bao bì và tăng thời gian bảo quản còn tiết kiệm được thể
Bảo quản và pha cà phê đúng cách
Bạn đã biết bảo quản và pha cà phê đúng cách? Xin mách với bạn một vài mẹo nhỏ để có ly cà phê ngon.
Sử dụng cà phê
Có rất nhiều loại cà phê đóng gói sẵn bán trên thị trường, cà phê ngon nhất vẫn là loại vừa rang và xay khoảng từ một tới hai ngày. Sau một tuần trở đi, chất lượng cũng như hương thơm của cà phê sẽ giảm dần, ngay cả khi bạn cất giữ cẩn thận.
Trong quá trình rang, xay, nhà sản xuất phải thêm vào cà phê một lượng dầu nhất định nhằm tăng thêm phần đậm đà. Lượng dầu này khi để lâu sẽ tạo thành mùi khó chịu, làm giảm hương thơm cũng như mùi vị đặc trưng của cà phê.
Bảo quản
Không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh. Trong tủ lạnh, cà phê sẽ hấp thụ mùi vị từ các sản phẩm khác, mất đi hương thơm riêng.
Cách pha
Hãy cất giữ cà phê trong hộp có nắp đậy thật kín, để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.
Khi pha cà phê hãy tuân thủ theo quy tắc 1:3 nghĩa là cà phê một thì nước ba. Trung bình cứ một muỗng cà phê thì tương đương với ba muỗng nước.
Không nên bảo quản cà phê trong tủ lạnh. Trong tủ lạnh, cà phê sẽ hấp thụ mùi vị từ các sản phẩm khác, mất đi hương thơm riêng.Hãy cất giữ cà phê trong hộp có nắp đậy thật kín, để nơi thoáng mát, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời.Hãy cho cà phê vào phin, châm một chút nước sôi, đợi một phút cho cà phê ngấm nước và nở đều, sau đó mới cho tiếp phần nước còn lại. Làm như thế cà phê sẽ đặc và thơm ngon hơn
Cách bảo quản cà phê:
3. Tận dụng bã cà phê:
Bã cà phê chớ nên bỏđi mà phí, hãy cho vào bồn rữa chén, xả nước cho trôi. Bã cà phê làm mất mùi hôi ở bồn và làm sạch dầu mỡ bám ở ống thoát nước.
Mùi hành tỏi, mùi tanh của cá, của tôm sau khi bạn nấu ăn sẽ phải lép vế trước một ít bã cà phê thoa lên tay.
Bã cà phê rất hiệu quả trong việc loại bỏ mùi hôi tủ lạnh. Cách làm rất Đơn giản, bạn chỉ cần đặt bã cà phê khô trong một vài cái bát nông, vàđặt các bát này trên các ngăn kệ khác nhau trong tủ lạnh. Để như vậy một vài ngày, bã cà phê sẽ hấp thụ hết mùi hôi khó chịu trong tủ lạnh của bạn.
Bí quyết bảo quản trà và cà phê
I. Bí quyết với cà phê
1. Mua cà phê nguyên hạt
Các chuyên gia và những người am hiểu về cà phê đều khẳng định rằng cách duy nhất để pha chế một tách cà phê ngon chính là phải chọn mua cà phê còn nguyên hạt và xay chúng ngay trước khi pha. Sự ô-xy hóa làm cho cà phê nhanh chóng mất đi hương vị. Loại cà phê xay sẵn sẽ có thời gian tiếp xúc với không khí nhiều hơn nên chất lượng cũng sẽ giảm sút đi nhiều.
2. Mua vừa đủ dùng
Cũng giống như phần lớn các loại thực phẩm khác, độ tươi mới của cà phê luôn là một trong những yếu tố quyết định chất lượng của chúng. Những nhà cung cấp cà phê khuyến cáo chỉ nên mua lượng cà phê đủ dùng trong một đến hai tuần theo nhu cầu, tối đa không quá một tháng. Nếu không pha cà phê thường xuyên, không nên chọn mua loại cà phê đã được đóng gói sẵn với trọng lượng lớn. Hương vị của chúng sẽ không thể thơm ngon nếu để lâu quá hai tháng.
3. Bảo quản cà phê ở nơi khô, mát và kín hơi
Bốn “kẻ thù” của cà phê đã được xác định là không khí, hơi ẩm, hơi nóng và ánh sáng. Để bảo vệ hạt cà phê, bạn cần mở bao bì và cho chúng vào những chiếc lọ, hộp kín hơi và mờ đục nhằm ngăn chặn ánh sáng, để lọ cà phê tránh xa hơi nóng cũng như những nơi có độ ẩm cao.
4. Để đông lạnh cà phê nếu muốn dùng chúng lâu hơn một tháng
Trong trường hợp có quá nhiều cà phê và không thể dùng chúng hết trong vòng hai tuần, bạn nên tách phần dư thừa riêng ra và cho chúng vào các túi nhựa dùng để giữ đông lạnh thực phẩm, hàn kín miệng túi để ngăn ngừa không khí lọt vào rồi cho chúng vào tủ đông. Biện pháp này có thể giúp bảo quản cà phê lâu hơn một tháng.
II. Bí quyết với trà
1. Giữ cho trà luôn khô
Giống như cà phê, trà không phù hợp với sự ẩm ướt. Khi tiếp xúc với hơi ẩm, trà sẽ xuất hiện nấm mốc. Do đó, để giữ cho trà (cả trà khô và trà túi lọc) không bị mốc, nên cho chúng vào các lọ, hộp kín hơi, tránh xa những nơi có độ ẩm cao. Tuyệt đối không được bảo quản trà trong tủ lạnh.
2. Bảo vệ trà khỏi ánh sáng, hơi nóng và không khí
Khi những lá trà tiếp xúc với các yếu tố như ánh sáng, hơi nóng và không khí, chúng sẽ mất đi màu sắc, hương vị và cả những lợi ích cho sức khỏe. Không được để trà trong những chiếc lọ làm bằng thủy tinh hoặc nhựa không có nắp mà cần chọn những vật đựng có độ kín hơi và mờ đục, chắn được ánh sáng. Đồng thời, nên đặt chúng ở những nơi khô ráo, mát mẻ.
3. Bảo quản trà tránh xa các loại mùi
Các loại trà khô hay túi lọc đều có xu hướng hấp thu các mùi xung quanh chúng. Những nơi bảo quản các loại thảo mộc hoặc gia vị có mùi mạnh, hăng cay sẽ không phải là chỗ phù hợp để bảo quản trà.
Cho trà vào trong những chiếc lọ kín hơi chính là cách tốt nhất để ngăn chúng không hấp thu những mùi mạnh và giữ được hương thơm của lá trà.
Mẹo từ cà phê
Café là loại thức uống được nhiều người Việt Nam ưa chuộng, nó không chỉ giúp tinh thần tỉnh táo mà còn có thể có những tác dụng khác.
1. Cách thử bột cà phê thật hay giả:
Cho một nhúm cà phê nhỏ lên mặt nước. Sau vài phút nếu bột cà phê nổi không chìm thì là thật. Ngược lại chìm hoặc hòa tan trong nước thìđó là giả hoặc đã pha trộn.
(ST)