Khắc phục tình trạng rụng tóc cho bạn luôn tự tin. Khi bị rụng tóc quá nhiều, chúng ta thường mất hẳn sự tự tin về diện mạo của mình và luôn tìm cách che lại phần tóc đã mất bằng những sợi tóc ít ỏi còn lại, thậm chí hình thành một thói quen đội nón thường xuyên.
Nguyên nhân và những phiền toái do rụng tóc gây raVậy, thay bằng việc che chắn tạm thời, sao bạn không tìm cho mình một phương pháp cải thiện hiệu quả tình trạng rụng tóc này?
Theo các chuyên gia da liễu, rụng tóc có thể xảy ra ở cả nam và nữ, do một số nguyên nhân cơ bản như: rối loạn nội tiết tố estrogen ở phụ nữ giai đoạn sau sinh và tiền mãn kinh; người làm việc căng thẳng, đặc biệt với nam giới; người bị suy nhược cơ thể hoặc do lạm dụng mỹ phẩm, thuốc nhuộm tóc, nấm da đầu...
Chị Nhàn, 33 tuổi, ở quận Thủ Đức - TPHCM nói: “Sau khi sinh cháu thứ hai, tóc tôi bỗng nhiên rụng rất nhiều, rồi cứ thưa dần mà chẳng thấy tóc mọc thêm, đến nỗi gần như bị hói phần đỉnh đầu, tôi đành phải đội mũ hoặc bịt khăn kín khi ra ngoài. Điều này khiến tôi vô cùng mất tự tin, hoang mang và lo lắng. Tôi đã đến bác sĩ da liễu khám thì được biết tôi bị rụng tóc là do rối loạn nội tiết tố nữ giai đoạn sau sinh, cộng thêm những căng thẳng trong cuộc sống hằng ngày nên tóc tôi mới bị yếu và dễ gãy rụng như vậy”.
Nặng hơn trường hợp của chị Nhàn, anh Lợi, 42 tuổi, ở quận Tân Bình - TPHCM kể: Sau một lần bị bệnh, anh cảm thấy cơ thể suy yếu rõ rệt, từ đó tóc anh cứ rụng dần rồi lan ra từng đám lớn trên đỉnh đầu và sang hai bên. Anh đã tìm nhiều cách chữa trị nhưng không mang lại hiệu quả khiến anh rất lo lắng.
Khắc phục tóc rụng.
Khi tóc bị rụng nhiều, bạn nên điều chỉnh sinh hoạt bản thân cho hợp lý hơn:
- Chế độ ăn uống đủ chất: Ăn nhiều rau xanh; tăng cường chất sắt bằng cách ăn thịt đỏ (thịt bò, thịt lợn nạc), uống viên sắt (phần lớn chất sắt tích trữ trong cơ thể sẽ tạo thành pheritin, protein hỗ trợ việc sản sinh tế bào tóc và chống rụng tóc); bổ sung kẽm (có nhiều trong gan, sò, thịt đỏ, cá, óc, trứng) vì kẽm có tác dụng định mức chuẩn tỷ lệ chất bã nhờn, chống một số chất độc, kim loại nặng, cho một mái tóc khỏe và sạch.
- Tránh tình trạng quá căng thẳng, stress: Hậu quả của stress không chỉ thể hiện ở hiện tượng rụng tóc mà còn làm xấu làn da, da bị sần, có đốm và mẩn ngứa.
- Chăm sóc tóc đúng cách: Không dùng lược quá cứng, không chải tóc quá nhiều lần trong ngày. Ngay cả gội đầu nhiều lần trong ngày, sấy tóc, để tóc ướt mà đi ngủ hoặc ra nắng không che tóc cũng làm gia tăng các tổn thương. Lưu ý, người bị rụng tóc cần dùng loại dầu gội đặc hiệu chứa vitamin và các chiết xuất từ thực vật, kích thích nuôi dưỡng da đầu và chân tóc.
- Nên dùng các sản phẩm hỗ trợ: bên cạnh việc thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cũng nên sử dụng các loại sản phẩm hỗ trợ chống rụng tóc. Bởi vì, quan trọng nhất là phải tăng cường cung cấp dưỡng chất cho tóc từ bên trong, các dưỡng chất này được hệ tuần hoàn đưa đến và hấp thu qua các nang tóc nằm sâu dưới da đầu giúp tóc con mọc khỏe đồng thời làm cho tóc mềm mại không bị xơ cứng hay gãy rụng. Thực phẩm chức năng viên nang Green Hair là một gợi ý hữu ích.
Bạn đang tìm cách để khắc phục tóc rụng? Bạn không thể tìm ra phương án nào hiệu quả? Bạn hãy thử làm theo những gợi ý dưới đây và kiểm chứng tác dụng ngăn rụng tóc hiệu quả nhé
Bạn đang tìm cách để khắc phục tóc rụng?
1. Ủ tóc: Hãy ủ tóc (không quá nóng) bằng bất kỳ loại dầu tự nhiên nào như dầu ôliu, dầu dừa, dầu hạt cải tinh luyện. Sau đó massge da đầu nhẹ nhàng. Đội mũi tắm lên và ủ trong 1 giờ sau đó gội lại bằng dầu gội đầu. Cách này hay được các chị em phụ nữ sử dụng để khắc phục tóc rụng
Ủ tóc hay được các chị em phụ nữ sử dụng để khắc phục tóc rụng.
2. Lô hội (nha đam) loại thuốc tuyệt diệu của thiên nhiên chữa trị được các loại bệnh nám da, trị mụn và ngay cả khắc phục tóc rụng. Cách trị rụng tóc này đặc biệt hiệu quả nếu bạn chăm chỉ thực hiện. Lấy nha đam, cắt phần thịt bên trong đắp lên da đầu, nhất là chỗ tóc rụng nhiều nhất, bạn có thể đắp trước khi ngủ để cho đến sáng, lấy ra rồi gội đầu sạch, còn không thì bạn để khoảng 30 phút cũng có hiệu quả cao. Đắp lô hội 2 lần mỗi tuần, làm đều trong vòng 2-3 tháng bạn sẽ thấy đây là
Lô hội (Nha đam) – loại thuốc tuyệt diệu của để khắc phục tóc rụng.
3. Các chất chống oxi hóa: Trà xanh có rất nhiều chất chống oxy hóa. Hãy bôi trà xanh ấm (pha 2 túi trà trong một cốc nước) lên da dầu và giữ trong 1 giờ sau đó gội sạch. Vì trà xanh chứa các chất chống oxi hóa nên có thể ngăn ngừa rụng tóc và tăng cường sự phát triển của tóc và khắc phục tóc rụng.
4. Tinh dầu từ thiên nhiên: Trước khi gội đầu khoảng 2 – 3 tiếng, xoa tinh dầu từ vỏ bưởi, vỏ chanh, cam… lên tóc. Gội và xả sạch với nước ấm, vừa khắc phục tóc rụng mà tóc lại thơm mượt.
5. Tập thiền: Một trong những nguyên nhân gây rụng tóc đó là stress và căng thẳng. Do đó tập thiền sẽ giúp giảm stress, căng thẳng và khôi phục sự cân bằng hormon trong cơ thể, thúc đẩy quá trình khắc phục tóc rụ
5 biện pháp tự nhiên ngăn ngừa rụng tóc
Hầu hết các sản phẩm chăm sóc tóc hỗ trợ đều gây thiệt hại thêm cho tóc của bạn. Do đó, sẽ tốt hơn nếu bạn ngăn chặn rụng tóc bằng những biện pháp tự nhiên.
Với phương pháp tự nhiên, tóc sẽ không bị thiệt hại nặng nề, lại kích thích mọc tóc trở lại và đồng thời để bảo vệ tóc khỏi những hư hại.
Dầu gội đầu chứa Palmetto
Đây là một thảo mộc đã được tìm thấy rất hiệu quả trong việc phòng chống rụng tóc. Bởi vì loại thảo mộc này giúp ngăn chặn việc sản xuất các hormon DHT (dihydrotestosterone) – 1 loại hoóc môn gây ra sự rụng tóc ở một số người.
Có rất nhiều loại dầu gội và các sản phẩm chăm sóc tóc có chứa Palmetto và bạn có thể sử dụng chúng để ngăn chặn rụng tóc cho mái tóc của mình.
Dầu ô liu
Một cách khác thoát khỏi nỗi ám ảnh rụng tóc và giúp tóc mọc trở lại là thoa dầu ô liu dưỡng tóc thường xuyên.
Để nhận được kết quả tốt nhất, bạn hãy trộn mật ong với một muỗng cà phê của quế cùng dầu ô liu nóng và thoa chúng trên mái tóc. Hãy để hỗn hợp trên lưu lại trên tóc khoảng 15 phút rồi sau đó xả sạch lại với nước ấm. Đây là một trong những phương pháp tự nhiên tốt nhất để phòng chống rụng tóc.
Dầu lô hội
Ngoài Palmetto và dầu ôliu, áp dụng thoa dầu lô hội cũng là một giải pháp cho mái tóc nếu bạn đang ở tình trạng này.
Bạn có thể áp dụng thoa nguyên dầu lô hội trực tiếp trên tóc hoặc mua gel lô hội có bán sẵn trên thị trường. Với cách này, bạn thoa gel lô hội cho mái tóc và sau đó xả sạch tóc với nước lạnh.
Ăn kiêng cân bằng
Cũng giống như cơ thể, tóc rất cần những dưỡng chất cần thiết để trở nên khỏe đẹp và bóng mượt. Vì vậy, xây dụng một chế độ ăn uống cân bằng là cách tốt nhất để loại bỏ các vấn đề rụng tóc.
Một số loại thực phẩm thiết yếu mà bạn nên ăn hàng ngày để phục hồi tóc bị rụng như khoai tây, đậu, nho khô, trứng, hải sản, mầm đậu...
Ngoài ra, bạn nên xem lại chế độ ăn uống của mình xem đã cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết từ nhiều loại thực phẩm như rau quả, hạt, quả, hạt, … cho tóc chưa? Bởi vì các chất dinh dưỡng cần thiết, uống bổ sung vitamin sẽ rất hữu ích khắc phục chứng rụng tóc đấy.
Áp dụng thêm một số mẹo ngăn ngừa rụng tóc khác
Ngoài các biện pháp tự nhiên bạn nên làm theo để thoát khỏi rụng tóc, có rất nhiều mẹo nhỏ khác ngăn ngừa rụng tóc mà bạn nên lưu ý. Ví như:
* Tránh sử dụng các sản phẩm có hại cho tóc như thuốc nhuộm tóc, máy sấy tóc, dụng cụ uốn tóc….một cách thường xuyên vì những sản phẩm này có nguy cơ khiến tóc bị hư hại rất cao. Nếu bạn muốn thay đổi màu hoặc kiểu tóc hãy chắc chắn rằng bạn bạn nhuộm, ép tóc phải cách ít nhất khoảng 6-8 tuần mỗi lần nhuộm.
* Lựa chọn sản phẩm chăm sóc tóc cẩn thận bằng cách tránh sử dụng dầu gội vì dầu gội thường được sản xuất bằng hóa chất mạnh có thể gây hại đến tóc, dẫn đến rụng tóc. Do đó, sẽ tốt hơn nếu bạn sử dụng dầu gội làm từ các loại thảo mộc và các sản phẩm tự nhiên khác để thay thế.
* Hạn chế những căng thẳng cho tóc bằng cách bỏ thuốc lá và không uống nhiều rượu để ngăn rụng tóc.
* Nếu rụng tóc do sự hấp thụ một số loại thuốc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để có thể khuyên bạn nên thay thế bằng một số thuốc khác khi chữa trị các vấn đề về sức khỏe
Khắc phục tình trạng rụng tóc ở nam giới
Đối với nam giới, một mái tóc đẹp sẽ thể hiện được tinh thần và phong độ của họ. Kể từ khi việc chăm sóc sắc đẹp của nam giới được coi trọng thì nhiều đấng nam nhi đều mong có mái tóc đẹp, chắc khỏe để tạo cho mình hình ảnh một người đàn ông quyến rũ và tràn đầy khí thế.
Nhưng thực tế đôi khi lại trái ngược với ước muốn vì không ít người bị rơi vào tình trạng tóc rụng và sói đầu mà nguyên nhân có thể là sử dụng các sản phẩm chăm sóc tóc chưa hợp lý.
Chu kỳ tăng trưởng của tóc
Tóc cũng giống như cơ thể con người, cũng trải qua giai đoạn sinh ra và mất đi. Nếu muốn sở hữu một mái tóc chắc khỏe, bóng mượt thì nam giới nên nắm chắc được chu kỳ tăng trưởng của tóc và lựa chọn các sản phẩm chăm sóc tóc cho hợp lý.
Thời kỳ tăng trưởng của một sợi tóc kéo dài từ hai đến sáu năm, sau đó sẽ bước vào giai đoạn “suy kiệt”. Giai đoạn này kéo dài thêm được từ hai đến ba năm, cho đến khi sợi tóc này rụng hẳn và được thay thế bằng một sợi tóc mới khác (khoảng ba tháng). Một gốc tóc sẽ được tái sinh từ bảy đến chín sợi tóc rồi mới đến điểm kết thúc.
Trung bình, trên đầu của mỗi người có khoảng 100.000 sợi tóc. Mỗi ngày tóc dài thêm khoảng 0,35mm nhưng có khoảng 50 -100 sợi tóc bị rụng. Nếu sau khi chải đầu hoặc tắm mà tóc dính đầy trên lược và trên bồn tắm, hoặc sau khi ngủ dậy thấy tóc dính đầy trên gối thì đó là dấu hiệu tóc bị rụng nhiều. Còn khi tóc rụng quá mức hay rụng thành từng mảng thì chứng rụng tóc đã xảy ra. Có thể thực hiện thao tác nhỏ này để kiểm tra sức khỏe của tóc: cầm một nắm tóc nhỏ, khoảng 15 hay 20 sợi, đặt giữa ngón cái và ngón trỏ và kéo từ từ. Nếu có vài sợi tóc bị rụng tức là mái tóc đang yếu, thậm chí có thể đã mắc chứng rụng tóc.
Nguyên nhân rụng tóc
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng nếu hormone nam giới tiết ra không đều thì sẽ làm rụng tóc vì có sự biến đổi testosterone thành dihydrotestosterone (DHT) bởi yếu tố men 5-alpha reductase. DHT là hormone nhóm steroid nên nếu không có cholesterol thì không thể có DHT. DHT sẽ gắn vào một thụ thể kích thích tố nam, gây nên những tác dụng phức tạp và khác biệt.
Nang tóc của những người bị rụng tóc do di truyền hay mẫn cảm với nồng độ kích thích tố nam bình thường thì có hiện tượng dư thừa DHT, do đó sự mọc tóc bị ngăn cản. Điều đáng chú ý là sự gia tăng biến đổi testosterone thành DHT có tác dụng trái ngược trên nang tóc ở các vùng khác, làm cho lông mọc nhiều ở những nơi mẫn cảm với kích thích nam tố như mặt, ngực và bụng. Tóm lại, cholesterol tăng cao làm hẹp các mạch máu cực nhỏ ở da đầu nên tóc bị rụng và lượng DHT lớn ra thì tóc không mọc được nữa.
Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác như áp lực công việc quá lớn, hút thuốc, uống rượu, hấp thụ nhiều dầu mỡ… cũng sẽ dẫn đến bệnh rụng tóc. Điều đáng buồn là một khi tóc bị rụng, dù cố gắng dùng đủ biện pháp khắc phục thì hiệu quả mang lại cũng rất khiêm tốn. Vì thế nam giới nên có ý thức chủ động phòng chống căn bệnh này trước khi chúng phát sinh.
Cách phòng chống
Phương pháp điều trị tốt nhất là cân bằng hormone nam tính trong cơ thể. Bên cạnh đó, có thể sử dụng những sản phẩm chống rụng tóc có nhãn hiệu đã được kiểm duyệt và có uy tín trên thị trường để thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu và giải tỏa áp lực cho cơ thể. Áp lực càng ít thì nguy cơ rụng tóc cũng ít đi. Hiện nay, trên thị trường có ba loại thuốc điều trị, giúp mọc tóc trở lại là Placebo, Minoxidil (dưới nhãn hiệu Rogain) và Zhangguang.
Cả ba loại thuốc này tuy không đáp ứng được đầy đủ mong muốn của khách hàng nhưng có công dụng điều hòa sự lưu thông máu và tăng cường quá trình lưu thông máu tại các chân tóc, kích thích cho tóc mọc nhanh hơn. Ngoài ra, cũng nên dùng sản phẩm bảo vệ tóc khi đi ở ngoài trời lâu để giúp cho tóc không bị khô khi tiếp xúc với tia tử ngoại và cân bằng độ pH cho tóc. Lúc gội đầu nên chú ý massage nhẹ nhàng da đầu để thúc đẩy sự tuần hoàn máu.
Cần lưu ý rằng quá trình tuần hoàn máu không tốt sẽ dẫn đến hậu quả là vùng da đầu không nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng và từ đó dẫn đến tình trạng rụng tóc.
Việc có một chế độ dinh dưỡng hợp lý với đầy đủ protein, hydrat cacbon, vitamin và các khoáng chất cũng rất quan trọng nhằm giúp mái tóc được chắc khỏe.
Người có tóc thưa mà còn mắc bệnh rụng tóc thì phải chú ý lựa chọn những sản phẩm chăm sóc tóc có thể thúc đẩy da đầu khỏe mạnh. Không nên quá lạm dụng gel để định hình tóc vì nó có thể gây nguy hại cho tóc và khiến bệnh rụng tóc nặng hơn.
Rụng tóc ở trẻ em
Rụng tóc ở trẻ em, nguyên nhân và cách khắc phục.
Nếu bé xuất hiện những mảng hói trên đầu, nguyên nhân có thể do việc bé nằm cùng một vị trí trong thời gian dài hoặc do phần đầu của bé chịu sự cọ sát với bề mặt xe đẩy. Những mảng hói cũng có thể xuất hiện nhiều hơn khi đầu của bé va chạm với cũi.
Một số nguyên nhân rụng tóc khác có thể gặp ở bé dưới 1 tuổi là:
- Những mảng hói có màu đỏ, bong ra từng mảng, có thể bé bị nhiễm trùng hoặc mắc nấm da đầu.
- Nếu bạn buộc tóc cho bé quá chặt thì rụng tóc trường hợp này gọi là hói tóc do tác động đến thể chất của bé.
- Một số loại thuốc như hypothyroidism hoặc hypoituarism có thể là nguyên nhân gây rụng tóc cho bé.
Hiện tượng rụng tóc ở bé sơ sinh là tương đối bình thường. Bé có xu hướng rụng tóc nhiều trong 6 tháng đầu đời.
Tóc bé có 2 giai đoạn cơ bản là: Thời kỳ phát triển (kéo dài khoảng 3 năm) và Thời kỳ ngừng phát triển (kéo dài khoảng 3-6 tháng hoặc hơn). Sau đó, tóc bé sẽ tự rụng. Những yếu tố như căng thẳng, ốm sốt, thay đổi hormone có khả năng thúc đẩy tóc bé rụng nhanh và nhiều hơn.
1. Khi còn trong bụng mẹ, lượng hormone sinh dục của bé ở mức cao, do chịu tác động từ cơ thể mẹ. Sau khi chào đời, lượng hormone trong cơ thể bé sụt giảm một cách tự nhiên và khiến tóc bé rụng nhiều, thậm chí có thể bị hói. Yếu tố này lý giải tình trạng rụng tóc tương tự sau sinh với nhiều người mẹ.
2. Nếu bạn phát hiện ra những đường hói tóc (theo rãnh hoặc mảng) trên đầu bé, thì nên lưu ý đến tư thế nằm của bé. Nhóm bé có thói quen nằm ngủ cùng một tư thế (hoặc dựa đầu quá nhiều vào chiếc ghế dành cho bé) thường bị rụng tóc nhiều ở những mảnh da đầu này.
3. Thói quen chùm mũ cho bé quá kín; Buộc tóc cho bé quá chặt; Bé thích dùng tay kéo tóc; Bé phải sử dụng thuốc; Bé dùng mỹ phẩm không phù hợp… cũng làm tăng nguy cơ rụng tóc ở bé.
4. Một chế độ dinh dưỡng nghèo nàn, thiếu hụt chất sắt, chất kẽm hoặc bé đang phải đối mặt với một chứng bệnh nào đó. Trường hợp này, bạn nên tăng cường dinh dưỡng đồng thời đưa bé đi khám. Bởi vì, một số trường hợp, rụng tóc ở bé có liên quan đến tình trạng còi xương. Bé còi xương còn kèm theo một số biểu hiện khác như ra mồ hôi trộm, hay quấy khóc, ngủ không ngon giấc, đầu bẹt…
Lưu ý: Nếu bé bị rụng tóc đi kèm triệu chứng đóng vảy trắng trên da đầu (đôi khi có những vệt đỏ ở mảng da đầu bị hói), có thể bé bị nhiễm nấm, chàm. Trường hợp này bạn nên cho bé đi khám sớm.
Nhiều bậc cha mẹ quyết định dùng dầu massage chỗ hói cho bé với mục đích bé nhanh mọc tóc. Tuy nhiên, cách làm này không thực sự mang lại hiệu quả vì trong vòng 6 tháng đầu đời, tóc bé sẽ rụng và mọc lại tự nhiên bất chấp bạn có dùng loại dầu dưỡng nào cho bé hay không
Hướng xử trí
Nếu nguyên nhân gây rụng tóc ở bé là do hormone thì bạn không cần làm gì cả. Bạn nên chờ đợi và kiểm tra tình trạng rụng tóc của bé có tiến triển tốt hơn trong thời gian tới.
Nếu những mảng hói trên đầu xuất phát từ việc bé nằm cùng một vị trí, bạn thử điều chỉnh lại tư thế ngủ cho bé (gồm cả giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm). Nếu bạn thường cho bé nằm ngửa (với một bên đầu chạm vào thành cũi), bạn nên điều chỉnh đầu bé theo một hướng khác. Lưu ý là bé có thể tự quay đầu về hướng quen thuộc khi ngủ trong cũi hoặc duy trì tư thế ngủ mà bé thoải mái. Do đó, bạn nên thường xuyên kiểm tra để điều chỉnh vị trí ngủ hợp lý cho bé.
Nếu nguyên nhân rụng tóc ở bé là do gãy tóc, bạn nên tránh những tác động từ môi trường bên ngoài (bao gồm cả việc chải tóc cho bé thật nhẹ nhàng). Phần lớn tóc ở bé đều yếu và mảnh hơn của người lớn.
Bạn có thể đưa bé đi khám, nhất là sau 6 tháng tuổi mà bé còn bị rụng tóc nhiều. Phần lớn các trường hợp rụng tóc ở bé là không đáng lo ngại nhưng bác sĩ sẽ đảm bảo việc trị liệu khi có sự cố với việc rụng tóc của bé; chẳng hạn, bé mắc nấm da đầu, có thể phải chỉ định dùng thuốc.
Khắc phục tình trạng rụng tóc sau sinh
Chứng rụng tóc sau khi sinh con khiến chị em phụ nữ cảm thấy rất phiền lòng và lo lắng. Điều này có nguy hiểm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ và khắc phục tình trạng này.
Thời điểm rụng tóc sau sinh
Hiện tượng rụng tóc thường xảy ra trong khoảng từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 7 sau khi sinh, bắt đầu từ khu vực thái dương và vùng gần thóp. Lượng tóc rụng đi ở mỗi người là khác nhau. Đặc điểm là rụng từ chân tóc, khiến chân tóc sau khi rụng không rõ ràng ranh giới làm tóc trên đầu trở nên thưa thớt.
Hiện tượng rụng tóc có thể kéo dài hơn nếu các bà mẹ không quan tâm tới việc chăm sóc tóc, lượng tóc mất đi có thể tới 20 – 30%
Rụng tóc sau sinh khiến chị em thấy thật lo lắng
Nguyên nhân gây bệnh
Rụng tóc ở phụ nữ sau sinh chủ yếu là do nội tiết ở sản phụ gây ra. Ở người khỏe mạnh cứ cách 5 năm lại thay đổi toàn bộ tóc 1 lần, do bình thường việc thay tóc được tiến hành theo giai đoạn và chia theo khu vực nên chúng ta không dễ nhận ra. Tốc độ thay tóc của phụ nữ liên quan đến lượng estrogen trong cơ thể, khi lượng estrogen cao, tốc độ thay tóc sẽ chậm lại, khi lượng estrogen thấp thì tốc độ thay tóc sẽ nhanh hơn.
Trong thời gian mang thai lượng estrogen tiết ra tăng so với bình thường, tuổi thọ của tóc được kéo dài. Khi đứa bé ra đời, hàm lượng estrogen bắt đầu giảm để phục hồi lại trạng thái cân bằng bình thường như trước khi mang bầu, do đó sẽ có hiện tượng rụng tóc sau sinh.
Rụng tóc sau sinh còn liên quan đến yếu tố tinh thần. Một số sản phụ rơi vào tinh thần bất an khi sinh con gái hoặc phải gánh chịu những áp lực tinh thần từ nhiều phía dẫn đến rối loạn chức năng vỏ não, rối loạn thần kinh thực vật và chức năng thần kinh kiểm soát tóc và máu, giảm cung cấp máu cho da đầu làm cho tóc thiếu dinh dưỡng dẫn đến rụng tóc.
Một số chị em do ăn uống đơn điệu trong thời gian mang bầu, không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho cơ thể mẹ và thai nhi. Thời gian ở cữ lại lo béo phì ảnh hưởng đến vóc dáng nên ăn uống kiêng khem, thiếu chất… vì thế tóc dễ bị gãy rụng.
Chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả giúp hạn chế tình trạng rụng tóc sau sinh.
Có thể phòng ngừa
Ăn nhiều rau xanh và các sản phẩm từ đỗ sẽ giúp giảm rụng tóc
Để phòng ngừa hoặc giảm thiểu hiện tượng rụng tóc sau sinh, chị em cần giữ tinh thần thật thoải mái, vui vẻ trong thời gian mang bầu và sau sinh. Cần chú ý chế độ ăn uống cân bằng, ăn ít đồ ngọt, ăn nhiều rau xanh, hoa quả, đồ hải sản, các loại đậu, trứng… để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể và tóc. Tốt nhất là đến khám các bác sĩ da liễu để có hướng điều trị sớm khi xuất hiện hiện tượng rụng tóc quá nhiều.
Hỏi đáp liên quan
Làm thế nào để ngăn rụng tóc
Hỏi: Hiện em đang là sinh viên, là nữ. Em bị rụng tóc nhiều, tóc rụng kiểu thưa dần đều chứ không phải rụng theo từng cụm, nó không mọc tóc con được nên giờ tóc rất mỏng và chỉ còn 1/3 so với trước đây. Em rất hoang mang, không tự tin vì mái tóc của mình. Như vậy em bị bệnh gì và dùng thuốc gì được? ( huyentrang81091@gmail.com )
Trả lời:
Bạn Trang thân mến!.
Tóc có thể rụng do nhiều lý do, không nhất thiết cứ phải do bệnh gây nên và cũng không nhất thiết phải dùng thuốc mới cải thiện được tình trạng rụng tóc của bạn. Để xác định được nguyên nhân và giải pháp cho trường hợp của bạn cần phải xác định lại một số vấn đề như sau:
Thứ nhất : hiện tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào, có quá yếu mệt không, có bị stress do việc học hành, thi cử… không, có phải mới ốm nặng hoặc phải phẫu thuật lớn gì không?
Thứ hai : cần kiểm tra xem bạn có bị các bệnh như nấm, viêm da đầu, suy tuyến giáp trạng…không. Nếu có thì sau khi điều trị hết bệnh, tóc sẽ mọc trở lại.
Thứ ba : hiện bạn có đang sử dụng thuốc gì không? Một số loại thuốc có thể gây rụng tóc như thuốc pha loãng máu, thuốc chống suy nhược, thuốc chữa bệnh huyết áp cao, viên tránh thai và thuốc chứa vitamin A liều cao…, một số trường hợp tóc cũng rụng do tương tác thuốc. Thường thì sau khi ngừng sử dụng, tóc sẽ mọc lại.
Ngoài ra bạn có thường xuyên thay đổi kiểu tóc bằng các dụng cụ nhiệt hay hóa chất không? Có hay vặn, xoắn, cột tóc quá chặt không?
Ngăn ngừa rụng tóc
Để giảm tóc rụng, bạn cần đối chiếu, kiểm tra lại xem mình nằm trong trường hợp nào để tìm ra biện pháp ngăn rụng tóc hữu hiệu nhất.
Trong trường hợp thứ nhất, bạn nên tăng cường dinh dưỡng trong ăn uống, bồi bổ sức khỏe. Tóc vẫn hay rụng khi cơ thể quá yếu, thiếu dinh dưỡng hoặc stress. Khi sức khỏe hồi phục thì tóc sẽ mọc lại như trước. Nhớ ăn đều, đủ ba bữa, không bỏ bữa, đặc biệt là bữa sáng. Nếu có ăn kiêng thì vẫn phải đảm bảo lượng dinh dưỡng cần thiết, đặc biệt là các chất cần thiết cho tóc như như biotin_ giúp tái tạo nang tóc mới , tạo chân tóc khoẻ mạnh và hỗ trợ quá trình tạo tế bào tóc nhanh (có nhiều trong sữa, thịt, gan, thận, men bia) , sắt_ tạo máu, giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng tới nuôi dưỡng tóc và da đầu (trong thịt đỏ, cải xoong, rau bina, cải xoăn, ngũ cốc, lòng đỏ trứng), silicat_ tăng độ đàn hồi, cho tóc chắc khỏe (có trong các loại ngũ cốc nguyên cám, dưa leo), kẽm_ kích thích tóc tăng trưởng, giúp các nang tóc gắn kết với nhau chắc chắn hơn giúp tóc khỏe hơn (trong cá hồi, thịt đỏ, trứng, thịt cóc, ngao sò, ngũ cốc, rau xanh ), các loại vitamin B_ giúp cho chân tóc chắc khỏe, ngăn ngừa rụng tóc (trong thịt gà tây, cá, mầm lúa mỳ, nội tạng, ngũ cốc, lòng đỏ trứng), vitamin E, D…Đặc biệt, do tóc được cấu tạo chủ yếu bởi protein, thiếu protein, tóc sẽ chậm phát triển. Với trường hợp tóc mọc chậm như bạn thì một chế độ ăn giàu đạm là rất cần thiết. Bạn có thể bổ sung bằng các loại thịt, cá, trứng, sữa, đậu… Về điều trị, có thể uống bepanthen, biotin, vitamin C, B1, B6…
Ngoài ra không thức quá khuya và hạn chế sử dụng các chất kích thích cũng là một biện pháp giúp tóc bạn giảm rụng. Bạn cũng có thể tập thiền, yoga…để tinh thần được thư thái, nhẹ nhõm hơn.
Trường hợp bạn thường xuyên gây tổn hại cho tóc bằng những tác nhân vật lý, hóa học, cơ học thì nên dừng ngay những hoạt động này nếu không muốn tình trạng tóc của mình tệ hơn. Hãy đảm bảo mỗi lần nhuộm và uốn tóc, ép tóc cách nhau sáu tháng, nên để tóc khô tự nhiên, nếu sấy không nên để quá gần, quá nóng khiến tóc dễ rụng (các dụng cụ làm tóc bằng nhiệt khác cũng tương tự) . Ngoài ra, không nên gội đầu quá thường xuyên gây ảnh hưởng đến lớp dầu tự nhiên bảo vệ tóc và da đầu. Khi gội nhớ xoa bóp nhẹ nhàng, chú ý gội kĩ, sạch không để dầu thừa dính lại trên tóc cũng không nên tùy tiện thay đổi loại dầu gội. N ên dùng loại lược thưa để chải tóc và chải nhẹ nhàng, không buộc tóc, vặn xoắn tóc quá chặt, tránh kéo tóc quá căng.
Bạn cũng nên kiểm tra xem nếu da đầu có nhiều vảy trắng mịn dễ bong (còn gọi là gàu), rất ngứa, có thể có sẩn mụn mủ, vỡ đóng vảy tiết ở da đầu thì rất có thể bạn đã mắc bệnh viêm da tiết bã nhờn ở đầu. Trường hợp da đầu bạn có những mảng viêm đỏ, tóc bị gãy, nhìn kĩ thấy chân tóc được bao bởi lớp vảy trắng thì có thể bạn bị nhiễm nấm. Có thể điều trị bằng Nizoral 200 mg/ ngày hoặc Sporal 200 mg/ngày, uống 7 – 10 ngày và bôi tại chỗ như clotrimazol, terbinafin kèm loại dầu gội đầu chứa ketoconazole như Nizoral, kelog…tùy từng trường hợp. Đây là hai bệnh thường gặp gây rụng tóc. Bạn cũng có thể kiểm tra thêm xem cơ thể có dấu hiệu gì bất thường không để sớm phát hiện bệnh nếu có.
Trên đây là những nguyên nhân phổ biến gây rụng tóc và những biện pháp khắc phục. Chúc bạn sớm cải thiện được tình trạng tóc của mình.
Mẹo hay chữa rụng tóc
Nguyên nhân gây rụng tóc ở nam giới
Làm sao để hết bị rụng tóc -
Bị rụng tóc sau khi sinh
Nguyên nhân gây rụng tóc ở phụ nữ
Trẻ bị rụng tóc vành khăn
(st)